intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để dưa hấu phát triển to, đều và màu sắc đẹp

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

208
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưa hấu là loại trái cây ăn ngon, thơm, mát, bổ. Những trái to đẹp có giá trị thương phẩm cao hơn nhiều so với trái nhỏ. Muốn có trái dưa hấu to, đều, mầu sắc hấp dẫn, cần chú ý trong vấn đề canh tác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để dưa hấu phát triển to, đều và màu sắc đẹp

  1. Để dưa hấu phát triển to, đều và màu sắc đẹp Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Dưa hấu là loại trái cây ăn ngon, thơm, mát, bổ. Những trái to đẹp có giá trị thương phẩm cao hơn nhiều so với trái nhỏ. Muốn có trái dưa hấu to, đều, mầu sắc hấp dẫn, cần chú ý trong vấn đề canh tác. Tuyển trái Tuyển trái là công việc quan trọng trong khâu chăm sóc. Để có trái dưa hấu to chỉ nên để mỗi dây một trái. Vào khoảng 40 - 45 ngày sau gieo (trái bằng quả chanh) nên tiến hành tuyển chọn trái để lại. Nên chọn trái thứ 3 trên dây chính, khoảng ở vị trí lá thứ 15 - 20 (hoa cái thứ 3 - 4) nếu dây dưa quá tốt, nên chọn trái ở vị trí lá thứ 20 - 24 sẽ cho trái tốt hơn. Trường hợp dây chính không chọn được có thể chọn trái trên dây nhánh ở vị trí lá thứ 8 - 12. Chọn để trái trên dây mập nhanh, trái đầy đặn, cuống to, dài, có nhiều lông tơ thẳng, bầu noãn to, không sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn. Sau khi chọn được trái, cắm que làm dấu và tỉa bỏ tất cả các trái còn lại trên dây, đồng thời theo dõi để tỉa các trái ra sau. Việc loại bỏ những hoa cái, trái non xấu hoặc ở những vị trí không thích hợp giúp cho trái được tuyển lớn nhanh, không bị méo. Lót kê trái Khi trái lớn bằng trái cam, nếu giống dưa tròn, trái phát triển trong mùa nắng nên sửa trái cho đúng để trái nhận được ánh sáng đầy đủ, đồng đều. Trong mùa mưa nên để trái nằm ngang, lót kê trái để tránh trái tiếp xúc với mặt đất ẩm
  2. ướt, sẽ làm cho trái dễ bị thối. Chỉ nên để trái đứng khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch. Trong quá trình phát triển, thỉnh thoảng dỡ trái để mầu vỏ đồng đều đẹp và trái không bị thối do sâu bệnh hay do nằm lâu trên đất ẩm. Tưới nước Vào giai đoạn mang trái, cây cần cung cấp nước đầy đủ, nếu thiếu nước trong giai đoan này, trái sẽ nhỏ, kém phát triển. Tuy nhiên, cần cung cấp nước đều đặn để trái tăng trưởng thuận lợi, tránh tình trạng khi thì khô hạn, lúc thì tưới nước quá nhiều, sẽ làm trái dễ bị nứt. Khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch, giảm từ từ lượng nước và ngưng hẳn năm ngày trước khi thu hoạch, để giúp dưa ngọt, chắc và giữ nước được lâu. Nên tưới nước xa gốc để nhử rễ mọc lan rộng và tăng dần lượng nước tưới theo sự phát triển của cây. Tuyệt đối không tưới ngay gốc và trên lá vì làm cho cây dễ bị bệnh. Nên tưới nước vào buổi sáng, để sau khi tưới, nhiệt độ của đất tăng dần lên do ánh sáng mặt trời, rễ phát triển nhanh hơn, đồng thời ruộng dưa mau khô, hạn chế bệnh lá. Dinh dưỡng Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trọng lượng và phẩm chất trái dưa hấu. Phân đạm giúp cây tăng trưởng nhanh, trái mau lớn. Tuy nhiên, bón nhiều đạm, dưa phát triển thân lá mạnh, cây sum sê chống chịu sâu bệnh kém, trái chín chậm, tích nước nhiều, vị nhạt và không giữ được lâu sau thu hoạch. Giai đoạn sắp thu hoạch trái cây rất cần phân kali để thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường trong trái khi chín làm trái ngọt, thịt chắc có "cát", vỏ cứng, dễ vận chuyển. Vì vậy, cung cấp kali vào giai đoạn này giúp trái chín nhanh và có mầu sắc đẹp.
  3. Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng thứ cấp và vi lượng cũng cần được chú ý. Lượng phân hóa học trung bình cho. 1.000m2 dưa hấu khoảng 20-23kg đạm + (30 - 35kg) DAP + 17kg KCl. Nếu bón phân hỗn hợp NPK (16-16-8) tương đương với 100kg. Ngoài lượng phân hóa học, cần bón lót phân hữu cơ như phân chuồng, phân tôm, cá hay phân dơi sẽ làm tăng phẩm chất trái. Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở giai đoạn trái. Mặc dù thuốc có tác dụng làm tích nước, trái mau lớn, nhưng thịt trái thường bị úng nước, thối rữa khi chín và còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, cần theo dõi phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại giai đoạn trái như: bệnh thán thư, sâu ăn tạp, đục trái...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2