Nói chung, ngôn ngữ báo chí cần phải ngắn. Ngôn ngữ chính luận thường dài.<br />
1. CÂU NGẮN<br />
«Câu ngắn thường có đặc điểm rõ ràng, sáng sủa, thích hợp với việc miêu tả những<br />
hoạt động, những sự kiện dồn dập cùng xuất hiện. Âm điệu của câu ngắn mang tính chất khẩn<br />
trương, mạnh mẽ. »<br />
[Bùi Tất Tươm chủ biên, 1995, 231]<br />
Ví dụ :<br />
Đi đầu quân. Đi đầu quân<br />
Tất cả cho tiền tuyến! Mau lên đi !<br />
Hỡi các anh trai làng !<br />
(Hoàng Việt, Lá xanh)<br />
Câu ngắn thích hợp cho việc khẳng định hay phủ định một ý kiến nào đó trong văn<br />
bản chính luận.<br />
Trong văn xuôi tiếng Việt, nhà văn Nguyễn Công Hoan và Chủ tịch Hồ Chí Minh là<br />
những người thích viết câu ngắn.<br />
2. CÂU DÀI<br />
«Câu dài thường có cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều thành phần câu, thích hợp với<br />
việc miêu tả một khung cảnh rộng lớn, những suy tưởng, cảm xúc kéo dài, những độc thoại<br />
trữ tình tha thiết. »<br />
[Bùi Tất Tươm chủ biên, 1995, 231]<br />
Câu dài có sức tải lớn, dùng để diễn tả những lý lẽ cần được trình bày cụ thể. Vì vậy<br />
nó xuất hiện nhiều trong phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ khoa học.<br />
<br />
135<br />
<br />
PHẦN IV<br />
CÁC PHÉP TU TỪ CỦA TIẾNG VIỆT<br />
CHƯƠNG I<br />
CÁC PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM<br />
Là những phép tu từ sử dụng chất liệu ngữ âm để tạo ra hiệu quả diễn đạt đặc biệt.<br />
Những phép tu từ ngữ âm thường được sử dụng: tượng thanh, điệp thanh, điệp âm,<br />
điệp vần, hài âm.<br />
I. TƯỢNG THANH (ONAMATOPOEIA)<br />
1. Khái niệm<br />
Tượng thanh là phép tu từ mô phỏng âm thanh của thực tế bằng cách dùng những yếu<br />
tố ngữ âm có dáng vẻ tương tự.<br />
Gió đập cành tre khua lắc cắc<br />
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.<br />
(Hồ Xuân Hương, Hang cắc cớ)<br />
2. Phân loại<br />
Có hai loại: tượng thanh trực tiếp và tượng thanh gián tiếp.<br />
2.1. Tượng thanh trực tiếp<br />
Tượng thanh trực tiếp là cách thức biểu hiện âm thanh thực tế bằng từ tượng thanh.<br />
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh, như: ầm ầm, loong coong, tí tách, cộp, bịch,<br />
bốp, ... Mỗi từ tượng thanh đều liên quan đến một âm thanh nhất định, như tiếng mưa rơi lộp<br />
bộp, tiếng trống thì thùng, tiếng đồng hỗ gõ tích tắc, tiếng lợn kêu eng éc.<br />
Cùng một âm thanh trong thực tế nhưng cách mô tả âm thanh đó lại khác nhau giữa<br />
các ngôn ngữ.<br />
L. Uspenski viết: “Hãy lấy một con vịt bình thường làm ví dụ người Nga chúng ta cho<br />
rằng con vịt này nó kêu kriskrja, còn theo người Pháp tiếng kêu của con vịt ấy phải là kuen –<br />
kuen” (3, 61 – 62) (Tất nhiên người Việt lại nghĩ con vịt ấy kêu cạc cạc).<br />
Ngay trong cùng một ngôn ngữ có thể có những từ tượng thanh khác nhau diễn đạt<br />
cùng một nội dung hay với những nội dung gần nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Việt để diễn đạt<br />
tiếng kêu của gà có từ cục tác, tục tác; tiếng kêu của vịt: cạc cạc, quạc quạc; tiếng khóc trẻ<br />
con: oa oa, oe oe v.v…<br />
Trong tiếng Hán, từ tượng thanh còn gọi là từ tự thanh (từ giống với âm thanh), là từ<br />
loại đặc thù trong tiếng Hán, không thuộc thực từ cũng không thuộc hư từ.<br />
Trong tiếng Việt, từ tượng thanh rất phong phú (khoảng 700 từ) và được xếp vào từ<br />
loại tính từ.<br />
Từ tượng thanh làm cho việc biểu đạt ngôn ngữ thêm sinh động, hình tượng.<br />
<br />
136<br />
<br />
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột<br />
Om sòm trên vách bức tranh gà.<br />
Chí cha chí chát khua giầy dép<br />
Đen thủi đen thui cũng lượt là.<br />
(Tú Xương, Xuân)<br />
Xét về ngữ pháp, từ tượng thanh có thể dùng độc lập để tạo thành một câu đặc biệt.<br />
Róc rách! Róc rách! Nước luồn qua khóm trúc<br />
Lá rơi! Lá rơi! Xoay tròn nước cuốn trôi<br />
(Hoàng Việt, Nhạc rừng)<br />
Khi tham gia vào trong câu với những từ khác, từ tượng thanh có thể làm vị ngữ, bổ<br />
ngữ, định ngữ, trạng ngữ. Ví dụ:<br />
+ Làm vị ngữ:<br />
Tiệc bày thưởng tướng, khao binh,<br />
Om thòm trống trận, rập rình nhạc quân.<br />
(Nguyễn Du. Truyện Kiều)<br />
+ Làm bổ ngữ:<br />
Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt, Chị Dậu rón rén bưng lên một bát<br />
lớn đến chỗ chồng nằm.<br />
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)<br />
Từ tượng thanh thường dùng nhiều trong khẩu ngữ hoặc văn viết mang tính miêu tả.<br />
Ví dụ:<br />
Mưa đến rồi, lẹt đẹt … lẹt đẹt … mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên<br />
nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng tượng được là mưa kéo<br />
đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ là bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước<br />
xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt<br />
lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa<br />
trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của<br />
những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập<br />
bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ ….<br />
(Tồ Hoài, Mưa rào)<br />
Trong ngôn ngữ nghị luận hoặc thuyết minh thường không dùng loại từ này.<br />
2.2. Tượng thanh gián tiếp<br />
Tượng thanh gián tiếp là cách thức mô phỏng, tái hiện âm thanh thực tế bằng một ấn<br />
tượng, biểu tượng âm thanh qua nhịp điệu, tiết tấu của câu thơ, câu văn. Ví dụ:<br />
Cúc cu! Cúc cu!Chim rừng ca trong nắng<br />
Im nghe! Im nghe!Ve rừng kêu liên miên<br />
Rừng hát gió lay trên cành biếc<br />
Lao xao! Rì rào!Dòng suối uốn quanh làn nước trôi trong xanh<br />
(Hoàng Việt, Nhạc rừng)<br />
<br />
137<br />
<br />
II. ĐIỆP THANH<br />
1. Khái niệm<br />
Điệp thanh là phép tu từ tạo ra sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại thanh điệu<br />
của âm tiết nhằm mục đích tăng sức biểu cảm cho câu thơ, câu văn. Ví dụ:<br />
Tài cao phận thấp chí khí uất,<br />
Giang hồ mê chơi quên quê hương.<br />
(Tàn Đà, Thăm mả cũ bên đường)<br />
2. Phân loại<br />
2.1. Điệp thanh bằng<br />
Đây là kiểu điệp thanh thường gặp. Nói chung, khi các tiếng có thanh bằng lặp lại thì<br />
diễn tả một cái gì đó bằng phẳng, êm ái, dàn trải, du dương, nhẹ nhàng, . . Ví dụ :<br />
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời<br />
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.<br />
(Xuân Diệu, Nhị hồ)<br />
2.1. Điệp thanh trắc<br />
Kiểu điệp thanh này ít gặp. Khi các tiếng có thanh trắc lặp lại thì diễn tả một cái gì đó<br />
khúc mắc, trắc trở, gập ghềnh, . . . Ví dụ :<br />
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối<br />
Vài miếng đêm u uất lẫn trong cành<br />
Mây theo chim về dãy núi xa xanh<br />
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.<br />
(Xuân Diệu, Tương tư chiều)<br />
2.3. Điệp cùng một thanh<br />
Trường hợp này rất hiếm gặp. Tuỳ theo thanh được điệp mà ý nghĩa của câu thơ (văn)<br />
sẽ mang âm điệu buồn bã, nặng nề, mệt nhọc, gập ghềnh, khúc khuỷu hoặc thanh thoát, bay<br />
bổng, … Ví dụ:<br />
Trời buồn làm gì trời rầu rầu,<br />
Anh yêu em xong anh đi đâu?<br />
Lắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc,<br />
Một bụng một dạ một nặng nhọc.<br />
Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi,<br />
Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi.<br />
Thương thay cho em căm thay anh,<br />
Tình hoài càng ngày càng tầy đình.<br />
(Lê Ta, Tình hoài)<br />
III. ĐIỆP PHỤ ÂM ĐẦU<br />
1. Khái niệm<br />
Điệp phụ âm đầu là phép tu từ tạo ra sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại âm đầu<br />
của ấm tiết nhằm mục đích tăng tính tạo hình và biểu cảm cho câu thơ. Ví dụ:<br />
Những luồng run rẩy rung rinh lá<br />
<br />
138<br />
<br />
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh<br />
(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới)<br />
Phụ âm đầu, tự bản thân, có một giá trị tạo hình, biểu cảm nhất định do cơ cấu ngữ âm<br />
của nó. Cho nên giá trị tu từ của phép điệp âm do đặc tính ngữ âm của phụ âm được lặp lại.<br />
2. Phân loại<br />
Có hai loại:<br />
+ Trùng điệp phụ âm đầu<br />
+ Điệp phụ âm đầu theo từng nhóm.<br />
2.1. Trùng điệp phụ âm đầu<br />
Đây là kiểu điệp thường gặp. Có thể là dạng điệp liên tiếp hoặc điệp gián cách. Ví dụ:<br />
+<br />
Thông reo bờ suối rì rào<br />
Chim chiều chíu chít ai nào kêu ai<br />
(Tố Hữu, Tiếng hát đi đày)<br />
+<br />
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt<br />
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe<br />
(Nguyễn Khuyến, Thu ẩm)<br />
2.2. Điệp phụ âm đầu theo từng nhóm<br />
Đây là hình thức điệp rất hiếm gặp. Ví dụ:<br />
Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi!<br />
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên<br />
(Tố Hữu, Nước non ngàn dặm)<br />
IV. ĐIỆP VẦN<br />
1. Khái niệm<br />
Điệp vần là phép tu từ tạo ra sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết<br />
có phần vần giống nhau nhằm tăng sức biểu hiện và nhạc tính cho câu thơ.<br />
Lá bàng đang đỏ ngọn cây<br />
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời<br />
Mùa đông còn hết em ơi<br />
Mà con én đã gọi người sang xuân!<br />
(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)<br />
Điệp vần nhất thiết phải gắn với điệp nguyên âm, nhưng ngược lại thì không đúng.<br />
Theo luật thơ, kiểu điệp vần này được gọi là điệp « vần liền » (vần gieo trong nội bộ<br />
một câu thơ).<br />
Tố Hữu là nhà thơ rất hay dùng hình thức điệp vần liền với nhiều kiểu khác nhau.<br />
2. Phân loại<br />
Có ba loại: (a) điệp vần móc xích, (b) điệp vần gián cách, và (c) điệp vần theo dãy<br />
<br />
139<br />
<br />