
168 | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2024
...................................................................................................................................................................................
SỐ HÓA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH VỚI PYTHON
TRẦN VŨ DIỄM THÚY*
Tóm tắt: Bài viết đánh giá ngôn ngữ lập trình Python như là công cụ hỗ trợ hiệu quả
trong giảng dạy tiếng Anh. Với nỗ lực đóng góp vào công cuộc số hóa trong giáo dục nói
chung và giảng dạy nói riêng, bài viết nhằm nêu lên những lợi thế của ngôn ngữ lập trình
Python và thách thức mà giảng viên/giáo viên tiếng Anh phải đối mặt khi làm việc với Python.
Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra một vài ví dụ cụ thể với mã (code) Python thực hiện trên Google
Colaboratory (Colab) minh họa cho sự ứng dụng của Python trong việc làm phong phú tài liệu
giảng dạy.
Từ khóa: Python, Colab, giảng dạy tiếng Anh.
1. LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển vũ bão của công nghệ số trong thời đại hiện nay đã tạo ra nhiều thay đổi
lớn trong nhiều lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế… Trong giáo dục, công nghệ cụ
thể là AI (artificial intelligence: trí tuệ nhân tạo) đã đóng vai trò then chốt trong việc đổi mới
cách thức dạy và học, đặc biệt là trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ. Trong bối cảnh đó, ngôn
ngữ lập trình Python - với cú pháp trực quan và ngôn ngữ gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên của
loài người - càng ngày càng được sử dụng rộng rãi [8]. Python nổi lên như một công cụ đầy
tiềm năng trong việc nâng cao hiệu quả dạy ngôn ngữ, đặc biệt là giảng dạy bộ môn tiếng Anh.
Sơ khai, Python được dùng chủ yếu hỗ trợ các giáo viên ngành Công nghệ thông tin dạy các
khái niệm lập trình cơ bản. Tuy nhiên, từ khi các thư viện NLTK
*
, TensorFlow
†
, Pytorch
‡
ra
đời, Python lại được ứng dụng rộng rãi trong việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên, khoa học tính toán,
và khoa học dữ liệu [8]. Từ đây, các giảng viên/giáo viên (gọi tắt là GV) tiếng Anh có thêm
nhiều cơ hội tiếp cận cách thức soạn bài học và bài tập tương tác một cách dễ dàng, thuận tiện,
* TS, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh; Email: thuytvd@huflit.edu.vn
*
NLTK (Natural Language Toolkit) là một thư viên mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ lập trình
Python. Thư viện này cung cấp một bộ công cụ và chương trình để xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural
Language Processing - NLP) một cách thống kê và biểu tượng, chủ yếu tập trung vào tiếng Anh.
†
TensorFlow là một thư viện mã nguồn mở vô cùng mạnh mẽ và linh hoạt, được Google phát triển
phục vụ cho việc xây dựng và huấn luyện các mô hình học máy, đặc biệt là học sâu (deep learning).
Nó cung cấp một nền tảng vững chắc cho các nhà khoa học dữ liệu và các nhà phát triển để tạo ra các
ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến.
‡
Pytorch là một thư viện mã nguồn mở, được xây dựng trên nền tảng Python, chuyên dùng để phát
triển các ứng dụng học máy, đặc biệt là học sâu. Nó được biết đến với tính linh hoạt, dễ sử dụng và
hiệu suất cao, giúp các nhà khoa học dữ liệu và các nhà phát triển nhanh chóng xây dựng và triển khai
các mô hình phức tạp.