
NGÔN NGỮ HỌC TÍNH TOÁN: NHỮNG XU HƯỚNG MỚI, TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC | 423
...................................................................................................................................................................................
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỊCH MÁY THỐNG KÊ
TRONG BÀI TOÁN DỊCH VĂN BẢN
CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM SANG CHỮ HÁN NÔM
NGÔ THÁI PHỤNG* - ĐẶNG MINH NHỰT**
Tóm tắt: Chữ viết được xem là đại diện cho ngôn ngữ bởi nó in đậm dấu vết chặng
đường mà một dân tộc đã đi qua. Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ chữ Hán Nôm và chữ Quốc
Ngữ là hai chữ viết đặc trưng nhất và có gốc gác Việt Nam nhất. Nếu chữ Quốc Ngữ là chữ
viết chính thức hiện nay và được xem như một minh chứng cho độc lập và chủ quyền của quốc
gia này, thì chữ Hán Nôm lại được xem như chữ viết đầu tiên của riêng người Việt sau gần
1.000 năm Bắc thuộc và là nền tảng mở đường cho chữ Quốc Ngữ sau này. Vì vậy, việc phục
sinh và duy trì để giá trị tinh thần ấy không bị thất truyền là vô cùng quan trọng. Chúng tôi
mong muốn tạo điều kiện cho người Việt Nam hiện đại tiếp cận đến giá trị tinh thần xa xưa ấy
dễ dàng hơn thông qua việc cung cấp hướng phát triển cho bài toán dịch ngược từ chữ Quốc
Ngữ sang chữ Hán Nôm. Bài báo này ứng dụng và khảo sát mô hình dịch máy thống kê Moses
trong bài toán dịch ngược. Ngữ liệu huấn luyện bao gồm 26.000 cặp câu Quốc Ngữ - Hán Nôm
song song được thu thập từ các văn bản truyện, thơ, văn, bản tụng… trên trang web
nomfoundatinon.org. Kết quả cho thấy mô hình baseline của Moses đem lại được kết quả ổn
định hơn so với một mô hình dịch ngược state-of-the-art (SOTA) khác hiện nay. Điều này mở
ra thêm hướng phát triển hứa hẹn đối với mô hình Moses để phục vụ cho bài toán dịch ngược
này. Từ khóa: dịch ngược, chữ Quốc Ngữ, chữ Hán Nôm, dịch máy thống kê, Moses SMT,
xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
I. GIỚI THIỆU
Có thể nói rằng nền văn hoá Việt Nam luôn có bước chuyển mình sâu đậm qua mỗi
thời kì mà một chữ viết mới xuất hiện. Hiện nay, Tiếng Việt - hay còn được gọi là Chữ Quốc
Ngữ - là ngôn ngữ và chữ viết chính thức mà dân tộc Việt Nam từ tận sau năm 1882 cho đến
thời điểm hiện tại đều sử dụng rộng rãi trong giao tiếp, ghi chép thường ngày và cả trong học
thuật, hành chính. Tuy nhiên, chữ Hán Nôm vẫn là một loại chữ viết mang giá trị tinh thần và
giá trị văn hoá cao của người Việt bởi nó là kết tinh của tiếng Việt cổ và chữ Hán nhưng không
làm mất đi gốc gác của người Việt xưa. Vì vậy, bên cạnh sự cần thiết của việc dịch từ chữ Hán
Nôm sang chữ Quốc Ngữ để khai thác giá trị và kiến thức của người xưa, việc dịch ngược
* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP. HCM; Email: ntphung21@apcs.fitus.edu.vn
** Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP. HCM; Email: dmnhut22@apcs.fitus.edu.vn