
134 | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2024
...................................................................................................................................................................................
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG GIẢNG DẠY
TIẾNG PHÁP DÀNH CHO NGƯỜI HỌC MỚI BẮT ĐẦU
TRỊNH BÍCH THỦY*
Tóm tắt: Kể từ thời kì dịch Covid-19 gây khó khăn cho quá trình dạy và học ở mọi
cấp bậc, trên cương vị là nhà nghiên cứu và giảng viên trực tiếp hỗ trợ sinh viên, chúng tôi
nhận thấy rằng trí tuệ nhân tạo, thông qua các công cụ như phần mềm học ngôn ngữ, trợ lý ảo,
và các ứng dụng di động, đã mang lại những cơ hội mới trong việc cá nhân hóa lộ trình học
tập và tăng cường tương tác giữa người học và ngôn ngữ. Thông qua bài báo cáo này, chúng
tôi mong muốn truyền tải những kinh nghiệm thực tiễn trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo
trong giảng dạy từ vựng, ngữ pháp, đối thoại, hướng dẫn tự kiểm tra đánh giá và đánh giá
thường xuyên dành cho sinh viên mới bắt đầu học tiếng Pháp. Bài viết cũng phân tích những
thách thức và hạn chế trong việc triển khai công nghệ này, như sự phụ thuộc vào dữ liệu và
các vấn đề liên quan đến bảo mật.
Từ khóa: giảng dạy tiếng Pháp, ngữ pháp, từ vựng, người học mới bắt đầu, trí tuệ nhân
tạo
I. Mở đầu
Ngày nay, đặc biệt kể từ sau thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao về phương pháp giáo dục hiệu quả, linh hoạt.
Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại tiềm năng lớn trong việc cải thiện quá trình học tập, đặc biệt là
trong việc giảng dạy ngôn ngữ. Chúng tôi trên cương vị giảng viên và nhà nghiên cứu tại Khoa
Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận thấy
tính cấp thiết của việc tìm hiểu phương pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo để đáp ứng nhu cầu của
người học hiện nay.
Người học hiện nay đang làm việc với chúng tôi đa phần là những sinh viên đầu vào
tiếng Anh, tức họ mới chỉ vừa bắt đầu học tiếng Pháp khi bước vào bậc đại học. Những sinh
viên này gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận một ngôn ngữ mới, tuy vậy họ đã từng tiếp
xúc với nhiều loại công nghệ khác nhau từ khi đang ở trường phổ thông. Vì lý do này, họ luôn
bày tỏ mong muốn được tiếp cận với những phương pháp học tập mới mẻ, thân thiện và hiệu
quả hơn nữa.
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trí tuệ nhân tạo đại diện
cho một tiến bộ công nghệ lớn có thể cách mạng hóa các phương pháp giảng dạy truyền thống.
* TS, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Email: trinhthuy211296@gmail.com