intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương chi tiết môn học: Thẩm định giá trị thương hiệu

Chia sẻ: Cuoc Cuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

142
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương chi tiết môn học: Thẩm định giá trị thương hiệu với ục tiêu giúp sinh viên nắm được những thuật ngữ chuyên môn, kiến thức cơ bản nhất về thương hiệu và thẩm định giá trị thương hiệu; nắm được các văn bản pháp luật liên quan đến thẩm định thương hiệu; nguyên tắc quy trình, báo cáo và chứng thư liên quan đến thẩm định giá thương hiệu;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương chi tiết môn học: Thẩm định giá trị thương hiệu

  1. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Tên môn học: Thẩm định giá trị thương hiệu 2. Giảng viên : Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang GV Nguyễn Thị Hồng Thu 3. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo : Chính quy 4. Thời lượng: 3 tín chỉ (45 tiết) 5. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước) Marketing căn bản Nguyên lý thẩm định giá 6. Mô tả môn học Thương hiệu là tài sản vô hình của một doanh nghiệp. Mặc dù giá trị của tài sản vô hình này rất khó xác định tuy nhiên thương hiệu thường có sức sống lớn và là tài sản tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp. Trên thế giới, hoạt động thẩm định giá trị thương hiệu đã xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ 20. Ở Việt Nam, nhu cầu thẩm định giá thương hiệu mới chỉ xuất hiện gần đây và xuất phát từ tiến trình cổ phần hóa và tư nhân hóa ở Việt Nam. Ngày nay nhu cầu thẩm định giá thương hiệu không ngừng tăng lên do việc nhu cầu định giá để góp vốn, mua bán, sát nhập…. Tuy nhiên công tác thẩm định giá thương hiệu ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn là do chưa doanh nghiệp hay tổ chức nào chính thức hoạt động ở lĩnh vực này. Môn học này cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức liên quan đến thương hiệu và các phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu trên thế giới cũng như khả năng áp dụng của các phương pháp đó ở Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết đó, sinh viên sẽ ứng dụng các phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu cho một thương hiệu cụ thể ở Việt Nam. 7. Mục tiêu Sau khi học môn này sinh viên sẽ: Nắm được những thuật ngữ chuyên môn, kiến thức cơ bản nhất về thương hiệu và thẩm định giá trị thương hiệu.
  2. Nắm được các văn bản pháp luật liên quan đến thẩm định thương hiệu; nguyên tắc quy trình, báo cáo và chứng thư liên quan đến thẩm định giá thương hiệu. Nắm được các cách tiếp cận cơ bản trong thẩm định giá trị thương hiệu như: cách tiếp cận so sánh, cách tiếp cận chi phí và cách tiếp cận thu nhập . Vận dụng nền tảng lý thuyết về thương hiệu và thẩm định giá trị thương hiệu để thẩm định giá trị của một thương hiệu cụ thể ở Việt Nam. 8. Phương pháp giảng dạy Giảng viên truyền đạt kiến thức về nội dung môn học trên lớp, bên cạnh đó tăng cường thảo luận giữa giảng viên và sinh viên qua từng buổi giảng và qua các chuyên đề môn học mà các nhóm sinh viên tiến hành về thẩm định giá trị thương hiệu thực tế khi áp dụng các phương pháp thẩm định đã học. 9. Phương pháp đánh giá - Điểm quá trình : 50% + Kiểm tra giữa kỳ 15% + Bài viết và trình bày đề án môn học 25% + Tham gia thảo luận và phát biểu 10% - Thi hết môn: 50% Tổng: 100% 10. Tài liệu đọc bắt buộc ► Tài liệu đọc chính Ngô Hoàng Thảo Trang và Nguyễn Thị Hồng Thu (2010) “Thẩm định giá trị thương hiệu”. Tài liệu môn học Gabriela Salinas (2009) “The international brand valuation”. A John Wiley&Sons, Ltd., Publication. ► Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng Anh Aswath Damodaran (2006). “Dealing with Intangibles: Valuing Brand Names, Flexibility and Paents”. Được lấy về từ http://pages.stern.nyu.edu/~adamodar/. Chọn topic/book/damodaran on valuation/Chapter 12: The value of Intangibles
  3. BBDO (2001). “Brand Equity Excellence”. BBDO Group Germany. Brand Finace (2000). “ Current practice in Brand Valuation”. A Gee Bulletin. David A.Aaker (1991) “Managing Brand Equity. Capitalizing on the Value of a Brand Name”. The free press. A division of Macmillan, Inc. Newyork. Gabriela Salinas (2009). “The international brand valuation”. A John Wiley&Sons, Ltd., Publication. Kevin Lane Keller (1998) “Strategic Brand Management: Building, Measuring, and Managing Brand Equity”. Prentice Hall Robert F.Reilly& Robert P.Schweihs (1999) “Valuing Intangible Assets”. McGraw-Hill. Tài liệu tiếng Việt Ban vật giá chính phủ (2005). “Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2005”. NXB Tài Chính Đoàn Văn Trường (2005). “Các mô hình xác định tài sản vô hình”. NXB Khoa Học & Kỹ Thuật. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2008). “Dấu ấn thương hiệu – Tài sản và giá trị”. NXB Trẻ 11. Đề cương môn học Môn học được thiết kế thành năm chương. Chương đầu tiên sinh viên sẽ được tiếp cận đến với các khái niệm, kiến thức cơ bản liên quan đến thương hiệu. Chương hai đề cập đến tổng quan về thẩm định giá thương hiệu và các văn bản pháp lý liên quan đến thẩm định giá thương hiệu. Chương ba đề cập đến ba cách tiếp cận chính trong thẩm định giá thương hiệu và các kỹ thuật định giá theo ba cách tiếp cận này. Trong từng kỹ thuật định giá, sinh viên sẽ tìm hiểu các mô hình định giá của các tổ chức thẩm định thương hiệu. Chương bốn sinh viên sẽ được ứng dụng những lý thuyết đã học từ chương đầu tiên đến chương ba để thảo luận về một tình huống cụ thể trong việc thẩm định giá trị thương hiệu. Chương năm giúp cho sinh viên viết một báo cáo, chứng thư liên quan đến việc thẩm định giá trị thương hiệu.
  4. Chương 1: Lý thuyết thương hiệu 1.1 Khái niệm thương hiệu 1.2 Mối quan hệ giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa 1.3 Các chức năng của thương hiệu 1.4 Lợi ích của thương hiệu mạnh 1.5 Kiến trúc thương hiệu 1.6 Định vị thương hiệu 1.7 Tài sản thương hiệu Chương 2: Tổng quan thẩm định giá trị thương hiệu 2.1 Khái niệm về giá trị thương hiệu 2.2 Lịch sử của việc thẩm định giá thương hiệu 2.3 Mục đích của việc thẩm định giá thương hiệu 2.4 Cơ sở giá trị thẩm định giá thương hiệu 2.5 Nguyên tắc thẩm định giá thương hiệu. 2.6 Quy trình thẩm định giá trị thương hiệu. 2.7 Văn bản pháp luật liên quan đến thẩm định giá thương hiệu. Chương 3: Cách tiếp cận thẩm định giá thương hiệu 3.1 Cách tiếp cận dựa vào chi phí 3.2 Cách tiếp cận dựa vào thị trường 3.3 Cách tiếp cận dựa vào thu nhập 3.3.1 Phương pháp dựa vào giá tiền trả thêm 3.3.2 Phương pháp tiền bản quyền 3.3.3 Phương pháp tài chính 3.3.4 Phương pháp định giá dựa vào các tỷ số tài chính của Damodaran 3.3.5 Phương pháp dựa vào tài chính doanh nghiệp và hành vi người tiêu dùng Chương 4: Nghiên cứu tình huống thẩm định giá trị thương hiệu Chương 5: Báo cáo chứng thư thẩm định giá trị thương hiệu.
  5. 12. Nội dung môn học Ngày Nội dung giảng dạy Tài liệu đọc Chuẩn bị của sinh viên (số tiết) Tuần 1 Nhập môn thẩm định giá trị Đề cương Thảo luận và tham gia trả thương hiệu môn học, tài lời các câu hỏi Chủ đề thảo luận: liệu hướng Giới thiệu môn học thẩm định giá dẫn viết đề án trị thương hiệu môn học Tổng quan về thương hiệu và thẩm định giá trị thương hiệu Hướng dẫn cách viết đề án môn học Chương 1: Lý thuyết thương hiệu Chủ đề thảo luận: Chương 1: tài Khái niệm thương hiệu? liệu môn học Mối quan hệ giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa. Lợi ích của thương hiệu mạnh Chiến lược xây dựng thương hiệu Tuần 2 Chương 1: Lý thuyết thương Chương 1: tài hiệu (tiếp) liệu môn học Chủ đề thảo luận: Định vị thương hiệu Kiến trúc thương hiệu Tài sản thương hiệu Tuần 3 Chương 2: Tổng quan về thẩm Chương 2: Thảo luận và trả lời các
  6. định giá trị thương hiệu tài liệu môn câu hỏi Chủ đề thảo luận: học Giá trị thương hiệu Lịch sử của việc định giá thương hiệu Mục đích của việc định giá thương hiệu Cơ sở giá trị; nguyên tắc thẩm định giá trị thương hiệu; và quy trình thẩm định Các văn bản pháp luật và tiêu chuẩn liên quan đến thẩm định giá thương hiệu. Tuần 4 Ôn tập về tài chính Làm bài tập thực hành Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo ngân lưu. Công thức toán tài chính liên quan Chương 3: Cách tiếp cận thẩm định giá trị thương hiệu  Chương 3 : Sinh viên thuyết trình và Chủ đề thảo luận: tài liệu môn thảo luận về các cách tiếp Thẩm định giá dựa trên cách tiếp học cận cận chi phí  Gabriela Thẩm định giá dựa trên cách tiếp Salinas cận dựa vào thị trường (2009) Thẩm định giá dựa trên cách tiếp  BBDO cận thu nhập ( Phương pháp giá tiền (2001)
  7. trả thêm, phương pháp tiền bản quyền và phương pháp tài chính) Tuần 5 Chương 3: Cách tiếp cận thẩm  Chương 3: Sinh viên thuyết trình và định giá trị thương hiệu (tiếp) Tài liệu môn thảo luận về các cách tiếp Chủ đề thảo luận: học. cận Phương pháp định giá dựa vào  Aswath Sinh viên làm bài tập các tỷ số tài chính của Damodaran Damodaran Nộp đề cương môn học (2006) Tuần 6 Chương 3: Cách tiếp cận thẩm Sinh viên thuyết trình và  Chương 3: định giá trị thương hiệu (tiếp) Tài liệu môn thảo luận về các cách tiếp học Chủ đề thảo luận: cận  BBDO Phương pháp dựa vào tài chính (2001) doanh nghiệp và hành vi người tiêu  Brand dùng Finace (2000).  Gabriela Salinas (2009) Tuần 7 Chương 4: Nghiên cứu tình huống  Chương 4: thẩm định giá trị thương hiệu Tài liệu môn học Kiểm tra giữa kỳ Nộp bản thảo đề án môn học Tuần 8 Chương 5: Báo cáo, chứng thư  Chương 5: thẩm định giá trị thương hiệu Tài liệu môn học Sửa bản thảo đề án môn học
  8. Tuần 9 Thuyết trình đề án môn học Sinh viên nộp bản sửa đề án môn học một tuần sau ngày thuyết trình Tuần 10 Thuyết trình đề án môn học Sinh viên nộp bản sửa đề án môn học một tuần sau ngày thuyết trình Tuần 11 Thuyết trình đề án môn học Sinh viên nộp bản sửa đề án môn học một tuần sau ngày thuyết trình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1