intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG MÔN LẬP TRÌNH CĂN BẢN B

Chia sẻ: Ngoc Lanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

684
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

cho lý thuyết về ngôn ngữ lập trình, mặt khác nhiều tài liệu khoa học máy ... lập trình căn bản B với mục đích, một mặt rèn luyện cho sinh viên kỹ năng lập ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG MÔN LẬP TRÌNH CĂN BẢN B

  1. ĐỀ CƯƠNG MÔN LẬP TRÌNH CĂN BẢN B (45 tiết lý thuyết, 60 tiết thực hành) -Mã môn lý thuyết lập trình căn bản B: TH018 -Mã môn thực hành lập trình căn bản B: TH019 I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua, sinh viên các ngành kỹ thuật, công nghệ của trường Đại học Cần thơ được học môn Tin học đại cương A với nội dung chủ yếu là học lập trình bằng ngôn ngữ Pascal. Trước hết cần khẳng định rằng Pascal là một ngôn ngữ lập trình tốt và đặc biệt được tạo ra với mục đích dùng cho giảng dạy vì các lý do: Có cú pháp rõ ràng, dễ dạy dễ học; Pascal được viết theo lý thuyết chuẩn về lập trình cấu trúc nên một mặt nó minh hoạ cho lý thuyết về ngôn ngữ lập trình, mặt khác nhiều tài liệu khoa học máy tính cũng dùng Pascal để minh hoạ; Có thể sử dụng Pascal để viết các ứng dụng chuyên sâu, can thiệp vào phần cứng của máy tính và các thiết bị điện tử khác và cuối cùng là do trình biên dịch Pascal nhỏ gọn, có thể chạy tốt trên các máy tính cấu hình yếu, rất phù hợp với khả năng đầu tư cho học tập của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên ngày nay công nghệ thông tin đã có nhiều thay đổi. Một trong những thay đổi cơ bản đó là môi trường hệ điều hành đã thay đổi từ DOS sang Windows nên khó có thể sử dụng Pascal để viết các chương trình ứng dụng dưới Windows. Để lập trình được dưới Windows với giao diện đồ hoạ, sinh viên bắt buộc phải học thêm một ngôn ngữ khác chẳng hạn DELPHI, Visual Basic… Dĩ nhiên nếu sinh viên nắm vững ngôn ngữ Pascal thì việc học thêm các ngôn ngữ này là dễ dàng theo kiểu “21 ngày lập trình được…” Nhưng dù sao cũng cần phải có sự thay đổi sao cho việc giảng dạy trong nhà trường có thể giúp sinh viên nhanh chóng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế mà không cần phải mất thời gian đào tạo lại. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất môn học lập trình căn bản B với mục đích, một mặt rèn luyện cho sinh viên kỹ năng lập trình, mặt khác giới thiệu một ngôn ngữ lập trình dễ học mà có thể sử dụng để viết các trình ứng dụng một cách dễ dàng dưới môi trường Windows. II GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tên môn học: Lập trình căn bản B – Basic Programming B. 2. Mã số môn học: TH018 3. Cấu trúc môn học: -Tổng số tiết: 105 -Số tiết lý thuyết: 45 -Số tiết thực hành: 60 tiết trong phòng máy tính. 4. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải có kiến thức của môn Tin học căn bản (TH016). III ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 1. Mục tiêu của môn học Rèn luyện cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng về lập trình cấu trúc. Ngôn ngữ lập trình được giới thiệu là ngôn ngữ DELPHI. Đây là một ngôn ngữ được phát triển từ ngôn ngữ Pascal nên một mặt nó vẫn là một ngôn ngữ có thể dùng để giảng dạy, mặt khác có thể sử dụng DELPHI để lập trình ứng dụng. Sau khi học, sinh viên có thể ứng dụng ngay DELPHI để viết các chương trình ứng dụng. 2. Đối tượng sử dụng Sinh viên các ngành kỹ thuật, công nghệ.
  2. 3. Tóm tắt nội dung môn học Môn học bao gồm 2 phần: Giới thiệu về cấu trúc dữ liệu và giải thuật; Giới thiệu ngôn ngữ lập trình DELPHI. a). Phần giới thiệu về cấu trúc dữ liệu và giải thuật trình bày con đường đi từ bài toán đến chương trình bằng cách xây dựng mô hình toán, tổ chức cấu trúc dữ liệu và thiết kế giải thuật. Phần này cũng giới thiệu các loại dữ liệu, các cấu trúc suy luận trong lập trình cấu trúc. b). Phần hai giới thiệu về ngôn ngữ lập trình DELPHI, trong đó có 7 chương (từ chương 2 đến chương 8) giới thiệu về các yếu tố cơ bản của lập trình cấu trúc. Chương 9 giới thiệu cách thiết kế giao diện đồ hoạ và xử lý các sự kiện. 4. Chương trình chi tiết PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT (10 LT+BT) 1.1. Từ bài toán đến chương trình 1.2. Khái niệm về ngôn ngữ lập trình 1.3. Khái niệm về kiểu dữ liệu 1.4. Phân loại kiểu dữ liệu 1.4.1. Kiểu dữ liệu sơ cấp. 1.4.2. Kiểu dữ liệu có cấu trúc (cấu trúc dữ liệu). 1.5. Khái niệm về giải thuật 1.6. Ngôn ngữ biểu diễn giải thuật. 1.6.1. Ngôn ngữ tự nhiên 1.6.2. Ngôn ngữ sơ đồ (lưu đồ) 1.7. Các cấu trúc suy luận 1.7.1. Cấu trúc tuần tự 1.7.2. Cấu trúc rẽ nhánh 1.7.3. Cấu trúc lựa chọn trường hợp 1.7.4. Cấu trúc lặp 1.8. Bài tập PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ MỘT NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (DELPHI) (35 LT + 60 TH) Chương 2: BORLAND DELPHI 2.1. Tổng quan về Borland Delphi 2.1.1. Delphi là gì ? 2.1.2. Các phiên bản của Delphi 2.2. Môi trường phát triển tích hợp (IDE) của Delphi 2.2.1. Giao diện chính của Delphi 2.2.2. Thanh công cụ (Toolbar) 2.2.3. Bảng chứa các thành phần của Delphi (Component Palette) 2.2.4. Cửa sổ thiết kế biểu mẫu (Form Designer) 2.2.5. Cửa sổ thuộc tính/sự kiện của đối tượng (Object Inspector) 2.2.6. Cửa sổ soạn thảo mã lệnh (Code Editor) 2.3. Cấu trúc một dự án Delphi 2.3.1. Tập tin dự án
  3. 2.3.2. Các tập tin chứa mã lệnh 2.3.3. Các tập tin đặc tả biểu mẫu 2.3.4. Các tập tin tài nguyên khác Chương 3: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ OBJECT PASCAL 3.1. Bộ chữ viết 3.2. Từ khóa 3.3. Tên (danh biểu) 3.4. Hằng 3.5. Kiểu dữ liệu 3.6. Biến 3.7. Biểu thức 3.8. Lời chú thích 3.9. Cấu trúc một chương trình 3.10. Bài tập Chương 4: CÁC KIỂU DỮ LIỆU SƠ CẤP CHUẨN – LỆNH ĐƠN 4.1. Các kiểu dữ liệu sơ cấp chuẩn 4.2. Lệnh đơn 4.3. Bài tập Chương 5: CÁC LỆNH CÓ CẤU TRÚC 5.1. Lệnh cấu trúc rẽ nhánh 5.2. Lệnh cấu trúc lựa chọn 5.3. Lệnh vòng lặp 5.4. Bài tập Chương 6: CHƯƠNG TRÌNH CON 6.1. Khái niệm 6.2. Hàm 6.3. Thủ tục 6.4. Truyền tham số 6.5. Chương trình con đệ quy 6.6. Bài tập Chương 7: KIỂU MẢNG 7.1. Khái niệm 7.2. Mảng một chiều 7.3. Mảng nhiều chiều 7.4. Bài tập Chương 8: KIỂU CHUỖI KÝ TỰ 8.1. Các loại chuỗi ký tự trong Object Pascal 8.2. Các thao tác trên chuỗi 8.3. Bài tập Chương 9: KIỂU MẨU TIN 9.1. Khái niệm
  4. 9.2. Khai báo 9.3. Truy xuất các trường của mẩu tin 9.4. Bài tập Chương 10: LẬP TRÌNH XỬ LÝ SỰ KIỆN - CÁC THÀNH PHẦN GIAO DIỆN TRONG DELPHI 10.1. Lập trình xử lý sự kiện 10.1.1. Đối tượng 10.1.2. Thuộc tính 10.1.3. Phương thức 10.1.4. Sự kiện 10.1.5. Xử lý sự kiện 10.2. Biểu mẫu (Form) 10.3. Các thành phần giao diện phổ biến 10.3.1. Nhãn (Label) 10.3.2. Nút nhấn (Button) 10.3.3. Ô đánh dấu (Checkbox) 10.3.4. Ô chọn (RadioButton) 10.3.5. Ô văn bản một dòng (Edit) 10.3.6. Vùng văn bản (Memo) 10.3.7. Danh sách liệt kê (ListBox) 10.3.8. Danh sách sổ xuống (ComboBox) 10.3.9. Bảng chứa các thành phần (Panel) 10.3.10. Trình đơn chính (MainMenu) 10.3.11. Trình đơn ngữ cảnh (PopupMenu) 10.4. Bài tập 5. Tài liệu tham khảo -Giáo trình lý thuyết và bài tập Borland Delphi Giáo trình tin học ứng dụng. Lê Phương Lan,Hoàng Đức Hải. NXBGiáo Dục, Hà Nội, 2000. -Introducing Delphi Programming: Theory through Practice (Paperback). John Barrow, Linda Miller, Katherine Malan, Helene Gelderblom. Oxford University Press, USA; 4 edition 2005. -Công cụ trợ giúp (Delphi) trong cửa sổ lập trình Delphi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2