
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 – KHỐI 12 – NĂM HỌC 2024- 2025
Bài 1 - TỪ TRƯỜNG
1. Tương tác từ.
- Tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với nam châm và giữa dòng điện với dòng
điện đều gọi là tương tác từ. Lực tương tác trong các trường hợp đó gọi là lực từ.
2. Từ trường.
a) Khái niệm
- Từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm, là một dạng vật chất tồn tại xung quanh
dòng điện hoặc nam châm mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một nam châm
hoặc dòng điện khác đặt trong nó.
b) Tính chất cơ bản
Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong
nó. Nhờ tính chất này người ta dùng kim nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.
BÀI TẬP
Phần trắc nghiệm lựa chọn:
Câu 1. Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.
C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.
D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.
Câu 2. Xung quanh vật nào say đây không có từ trường ?
A. Dòng điện không đổi.
B. Hạt mang điện chuyển động.
C. Hạt mang điện đứng yên.
D. Nam châm hình chữ U.
Câu 3. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của
A. lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó.
B. trọng lực tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó.
C. lực từ tác dụng lên một vật nặng hay một vật nhẹ đặt trong đó.
D. lực điện tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó.
Câu 4. Trên thanh nam châm thẳng, chỗ có từ trường mạnh nhất là
A. phần giữa. B. cực từ Bắc.
C. mọi chỗ đều có từ trường như nhau. D. ở hai đầu cực từ
Câu 5. Một thanh nam châm bao giờ cũng có
A. một loại cực từ. B. hai loại cực từ.
C. ba loại cực từ. D. một hoặc hai loại cực từ
Câu 6. Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra
A. Sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
B. Lực điện trường tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
C. Lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
D. Lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
Câu 7. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim
nam châm đặt gần đó. Ta nói trong không gian đó có
A. Điện trường B. Từ trường C. Môi trường D. Điện môi
Câu 8. Đặt một kim nam châm song song với dòng điện. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn, ta thấy
A. kim nam châm lệch một góc so với phương ban đầu.
B. kim nam châm đứng yên.
C. kim nam châm quay tròn xung quanh trục.
D. kim nam châm quay trái, phải liên tục.
Câu 9. Điền vào chỗ trống. Để phát hiện sự tồn tại của từ trường trong khoảng không gian nào đó, người
ta sử dụng … đặt tại những vị trí bất kì trong khoảng không gian đó.
A. kim nam châm nhỏ. B. nguồn điện. C. điện tích. D. điện trường.
Câu 10. Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đây đúng ?
A. Các cực cùng trên của nam châm thì hút nhau.
B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau.