intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân", tài liệu tổng hợp nhiều câu hỏi bài tập khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải bài tập Hóa chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ­ Khối 10 ­ Môn SỬ A. TRẮC NGHIỆM Câu 1.Bước đầu tiên trong quy trình thu thập, xử lý thông tin và sử liệu là A. lập danh mục và thư mục các nguồn sử liệu cần thu thập.       B. sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu. C. chọn lọc, phân loại sử liệu.          D. xác minh đánh giá nguồn gốc sử liệu. Câu 2.Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì? A. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vì sự phát triển bền vững.          B. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế­ xã hội. C. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.      D.Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Câu 3.Đối với sự phát triển du lịch, lịch sử và văn hóa đóng vai trò A. là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch. B. là nhân tố nhỏ góp phần phát triển du lịch. C. là bệ phóng để phát triển du lịch. D. là đôi cánh góp phần phát triển du lịch. Câu 4. Trong các nền văn minh cổ đại phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì  khác so với văn minh Ai Cập?  A. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ả­rập.         B.Đạt nhiều thành tựu rực rỡ.        C. Tiếp tục phát triển sang thời trung đại.         D. Hình thành trên lưu vực các con sông. Câu 5.Trạng thái phát triển cao về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người được gọi là  A. văn hóa.       B. văn nghệ.   C. văn minh.      D.đỉnh cao của nghệ thuật. Câu 6. Văn minh Hy Lạp­ La Mã là cơ sở để hình thành nền văn minh nào ở châu Âu? A. Văn minh Maya.   B. Văn minh Inca.    C. Văn minh Lưỡng Hà. D. Văn minh Phục hưng. Câu 7.Cư dân Ai Cậpđã phát minh ra số Pi bằng
  2. A.3,14. B.3,16. C.3,15. D.3,13. Câu 8. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cư dân cổ đại Ai Cập, được công nhận là kì quan của  thế giới? A. Vườn treo Babilon. B.Vạn lý trường thành. C.Đấu trường Rô­ma. D.Kim tự tháp Kêôp. Câu 9.Người Ai Cập viết chữ trên nguyên liệu gì? A. Giấy Pa­pi­rút B.Lụa  C.Đất sét D.Thẻ tre Câu 10.Người Trung Hoa cổ viết loại chữ nào? A. Tượng ý.     B. Phạn.     C. Giáp cốt, Kim văn.      D. Giáp cốt, tượng thanh. Câu 11.Đâu là hệ tư tưởng chính của chế độ quân chủ ở Trung Hoa? A. Nho giáo.    B.Đạo giáo.    C. Phật giáo.    D. Hồi giáo.  Câu 12. Tư Mã Thiên­ người đặt nền móng cho nền Sử học ở Trung Hoa với tác phẩm nào? A. Sử ký.    B. Sử thi.    C. Hồi ký lịch sử.    D. Trung Hoa quốc sử.  Câu 13. Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ? A. Hồi giáo.    B. Phật giáo.    C. Hin­đu giáo.    D. Bà La Môn giáo. Câu 14. 10 chữ số tự nhiên mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là thành tựu của nền văn minh nào? A.Ấn Độ.    B. Ai Cập.    C. Hy Lạp­ La Mã.   D. Trung Hoa. Câu 15. Công trình kiến trúc thể hiện sự uy nghi, đồ sộ ở các quốc gia cổ đại phương Tây? A. Đền Pác­tê­nông. B. Đấu trường ở Rôma. C. Kim tự tháp. D. Vạn lý trường thành. Câu 16. Về văn học, người Hy Lạp thời cổ đại đã sáng tạo ra những tác phẩm nổi tiếng nào? A. Bộ sử thi I­li­át. B. Bộ sử thi Ôđixê. C. Các vở kịch của tác giả E­sin. D. Sử thi Iliat và Ôđixê. Câu 17.Người Hy Lạp­ La Mã đã tính được một năm có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng?
  3. A. 365 ngày 5 giờ, với 12 tháng. B. 365 ngày 6 giờ, với 12 tháng. C. 365 ngày 7 giờ, với 12 tháng. D. 365 ngày 8 giờ, với 12 tháng. Câu 18.Phong trào Văn hóa Phục hưng mang nội dung gì? A. phê phán xã hội phong kiến đề cao khoa học tự nhiên. B. phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao giá trị con người và khoa học tự nhiên. C.đề cao giá trị con người và khoa học tự nhiên. D. phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao giá trị con người. Câu 19.Trong thời Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là A.“ Những người thông minh”. B.“ Những người khổng lồ”. . C.“ Những người to lớn”. D.“ Những người tuyệt vời”. Câu20. Trong các tư tưởng, tôn giáo dưới đây đâu là một trong những tư tưởng, tôn giáo tiêu biểu của  nền văn minh Trung Hoa thời cổ ­ trung đại? A. Nho giáo, Đạo giáo. B. Phật giáo, Hồi giáo. C. Pháp gia, Hinđu giáo. D. Đạo Thiên Chúa.  Câu 21. Công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Trung Quốc? A. Lăng Tagiơ Mahan. B. Tượng Nhân sư và quần thể kim tự tháp  Ghida. C. Vạn Lý Trường Thành.  D. Đền Pactênông. Câu 22.Văn học Trung Hoa thời cổ ­ trung đại đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ  thuật tiêu biểu nhất là loại hình nào dưới đây? A. Sử thi. B. Kinh Vêđa. C. Tiểu thuyết. D. Thần thoại. Câu 23.Hệ chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là một cống hiến lớn của người A. Ai Cập. B. Trung Quốc. C. La Mã. D. Ấn Độ.  Câu 24.Các nhà khoa học Hy Lạp như Talet, Pitago, Ơcơlit đã có nhiều đóng góp trong ngành khoa  học nào? A. Thiên văn học. B. Triết học. C. Toán học. D. Vật lí học. Câu 25. Bộ sử thi nào sau đây đã đặt nền móng cho nền văn học Hy Lạp – La Mã cổ đại? A.Mahabarata và Ramayana. B. Sơkuntơla và Caliđasa.      C. Iliat và Ôđixê. D. Achilut và Ôrettê.
  4. Câu 26. Trong kiến trúc văn minh Tây Âu thời thời phục hưng phong cách Phục hưng chú trọng yếu tố  nào sau đây? A. Hình học, tính đối xứng, tỉ lệ. B. Hoa văn, trang trí. C. Ước lệ, miêu tả hình ảnh. D. Thần thoại.  Câu 27. Khoa học, kĩ thuật Tây Âu đặt được nhiều thành tựu rực rỡ nỗi bật nhất trên lĩnh vực khoa  học thời Phục hưng là A.Hóa học. B. Y học. C. Vật lí. D. Thiên văn học.   Câu 28.Ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Tây Âu thời kì phục hưng có ý  nghĩa? A. Đặt nền móng cho sự phát triển của các ngành khoa học, kĩ thuật giai đoạn tiếp theo. B.Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại. C. Là hiện thân cho sức lao động và trí tuệ, sự sáng tạo vĩ đại của con người. D. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại  chế độ phong kiến lỗi thời.  Câu 29.Hiện thực lịch sử là gì? A. Là toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ.      B. Là toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ của một quốc gia.     C. Là toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.                                    D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ. Câu 30.Nhận thức lịch sử là A. toàn bộ những tri thức, hiểu biết của con người về quá khứ.      B. những mô tả ngắn gọn của con người về quá khứ.       C. những công trình nghiên cứu lịch sử.         D. những lễ hội lịch sử­ văn hóa được phục dựng. Câu 31.So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì? A. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.       B. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.         C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.         
  5. D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. Câu 32.Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học lịch sử suốt đời? A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.  B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại. C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn cần tiếp tục tìm tòi khám phá.   D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị. Câu 33.Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử? A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của thế giới sinh vật. B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn gia đình, thân tộc, quốc gia... C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc. D. Hiểu về quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai. Câu 34.Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hóa?        A. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản. B. Bảo tồn và khôi phục các di sản.        C. Bảo vệ và lưu giữ các di sản. D.Bảo vệ, khôi phục các di sản. Câu35.Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản  thiên nhiên?           A. Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế. B. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên và con người đối với di sản vật thể và   di sản thiên nhiên. C. Góp phần tái tạo, gìn giữ và lưu truyền di sản văn hoá phi vật thể cho thế hệ sau. D. Góp phần làm tăng giá trị khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của   di sản thiên nhiên. Câu 36.Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh? A. Là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, hay của một nhóm người. B. Là trạng thái phát triển cao của văn hoá. C. Bắt đầu khi xã hội loài người xuất hiện nhà nước. D. Khi con người đạt những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí, kĩ thuật, chữ viết…
  6. B. TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Hoa thời kì cổ­ trung đại? Gợi ý trả lời ­ Chữ viết: Cư dân Trung Hoa cổ đại đã sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời nhà Thương: chữ Giáp  cốt, Kim văn... ­ Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là công cụ phục vụ nhà nước. Đạo giáo chính  thức ra đời vào cuối thế kỷ II. Phật giáo cũng rất phát triển. ­ Sử học và văn học: + Sử học: bộ Sử kí của Tư Mã Thiên .  + Văn học đa dạng nhiều thể loại: Kinh thi, thơ Đường, tiểu thuyết chương hồi... ­ Kiến trúc điêu khắc: Có nhiều công trình kiến trúc điêu khắc đặc sắc tiêu biểu là Vạn Lý Trường  Thành, Tử Cấm Thành… ­ Khoa học kỹ thuật: Có bốn phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn có vai trò quan  trọng trong quá trình phát triển của văn minh nhân loại. Câu 2. Là nước láng giềng với Trung Hoa, Việt Nam có chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa   không? Ảnh hưởng như thế nào? ( HS trả lời theo hiểu biết của cá nhân) Câu 3. Trình bày về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ thời kì cổ­ trung đại? Gợi ý trả lời * Tôn giáo: ­ Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn như Hinđu giáo, Phật giáo… ­ Các tôn giáo lớn ở Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cư dân Ấn Độ và ảnh hưởng mạnh  mẽ ra bên ngoài. ­ Hồi giáo bắt đầu được truyền bá đến Trung Á. * Chữ viết: có từ rất sớm, ban đầu là chữ đơn giản Brahmi sau nâng lên sáng tạo và hoàn thiện thành  hệ chữ Phạn. Dùng để viết văn, khắc bia. * Văn học: mang tinh thần và triết lí Hinđu giáo rất phát triển như kinh Vêđa, sử thi... *Toán học: Người Ấn Độ đã sáng tạo ra hệ thống số tự nhiên, phát minh ra số 0, họ đã tính được căn  bậc 2, căn bậc 3, đã biết quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác.
  7. * Kiến trúc và điêu khắc:chịu ảnh hưởng của tôn giáo ­ Phật giáo: cột đá Asôca, đại bảo tháp Sanchi, chùa Hang, tượng Phật...  ­ Hinđu giáo: đền, tháp... ­ Hồi giáo: lăng TagiơMahan...  Câu 4. “ Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á”, em hãy chứng   minh làm rõ nhận định trên?( HS trả lời theo hiểu biết của cá nhân) ........................................... HẾT.................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2