
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Việt Đức
lượt xem 1
download

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Việt Đức” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Việt Đức
- NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 Năm học 2024-2025 Môn: TIN HỌC - Khối: 12 - Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm 100%: + Dạng thức 1 (chọn 1 phương án): 06 điểm - 24 câu + Dạng thức 2 (chọn đúng/sai): 04 điểm - 4 câu Chủ đề 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC Bài 1: LÀM QUEN VỚI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Những hình dung mang tính chất huyền bí, thần thoại về “Thông minh nhân tạo” đã có từ thời xa xưa. Ý nghĩa hiện đại của. “Thông minh nhân tạo” được gắn với khả năng của máy tính thực hiện các nhiệm vụ thông minh mà trước đây chỉ có con người mới có thể làm được. 1. Khái niệm về AI: - Lịch sử hình thành của AI + 1950: Phép thử Turing (Turing test) - Kiểm tra khả năng thông minh của máy tính + 1956: Hội thảo Dartmouth - Đánh dấu sự ra đời của thuật ngữ AI + 1970: Ra đời Hệ chuyên gia MYCIN trong lĩnh vực y tế + 2016: Robot Sophia – Robot có hình dáng con người có thể nhận diện khuôn mặt, giao tiếp bằng lời nói + 2022: ChatGPT – Chat boot có khả năng tương tác ở dạng đàm thoại và đưa ra phản hồi bằng ngôn ngữ tự nhiên - Định nghĩa AI: AI là khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ của con người như đọc chữ, hiểu tiếng nói, dịch thuật, lái xe hay khả năng học và ra quyết định, … - Đặc trưng cơ bản của AI: + Khả năng học + Khả năng suy luận + Khả năng nhận thức + Khả năng hiểu ngôn ngữ + Khả năng giải quyết vấn đề - Phân loại AI: + Trí tuệ nhân tạo hẹp hay trí tuệ nhân tạo yếu (ANI): thực hiện một nhiệm vụ cụ thể + Trí tuệ nhân tạo tổng quát hay trí tuệ nhân tạo mạnh (AGI): có khả năng tự học, tự thích nghi và thực hiện nhiều công việc giống như con người 2. Một số ứng dụng của AI: - Hệ chuyên gia MYCIN: là hệ thống dựa trên tri thức, là một chương trình máy tính được thiết kế để mô phỏng khả năng ra quyết định của một hoặc nhiều chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể - Robot và kỹ thuật điều khiển: là ứng dụng điển hình trong lĩnh vực điều khiển. Trang bị kỹ thuật học máy để thích ứng và hoạt động; có hình dạng tương tự con người được tạo ra để hướng tới kỹ thuật robot.
- - Google dịch (Google Translator): phát triển vào 4/2006 cho phép dịch nhiều dạng văn bản với nhiều ngôn ngữ - Nhận dạng khuôn mặt: xác định danh tính dựa trên hình ảnh khuôn mặt. Bảo mật… - Nhận dạng chữ viết tay: chuyển đổi hình ảnh từ chữ viết tay thành dữ liệu văn bản có thể xử lý được. Giao dịch thương mại điện tử, nhập dữ liệu… - Trợ lý ảo: có thể trò chuyện, hỗ trợ nhiều tính năng thông minh cho người dùng. Siri – Apple; Google Assistant – Google…. Bài 2: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG 1. Trí tuệ nhân tạo và sự phát triển của một số lĩnh vực: - Ngày nay nhiều lĩnh vực đang có sự thay đổi lớn lao nhờ ứng dụng AI. Có thể nói AI đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. - Một số lĩnh vực tiêu biểu: + Hệ chuyên gia + Y học và chăm sóc sức khỏe + Giao thông vận tải + Tài chính, ngân hàng + Sản xuất + Giáo dục - Ảnh hưởng của AI tới nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống: 2. Trí tuệ nhân tạo và một vài cảnh báo: - Sự phát triển của AI đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, hết sức đa dạng tuy nhiên các thành tựu chủ yếu tập trung ở AI yếu, AI hẹp; Tuy vậy triển vọng đầy hứa hẹn và mạnh mẽ với AI tạo sinh (Generative AI)…. - ChatGPT một hệ thống xử lý ngôn ngữ tiên tiến của OpenAI phát triển. Có khả năng suy luận và khả năng học - Nguy cơ cảnh báo: + Áp lực thất nghiệp + Ảnh hưởng đến quyền riêng tư + Khả năng thiếu minh bạch + Rủi ro về an ninh, an toàn + Cảnh báo về khía cạnh đạo đức - Tính pháp lý để kiểm soát, giám sát và có giải pháp an toàn. Mang lại cơ hội cho sự phát triển và tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ lợi ích cộng đồng, không gây hậu quả xấu cho xã hội. Chủ đề 2: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Bài 3: MỘT SỐ THIẾT BỊ MẠNG THÔNG DỤNG Mô hình mạng LAN; WAN; INTERNET 1. Thiết bị mạng thông dụng: - Hub (bộ chia tín hiệu) và Switch (bộ chuyển mạch) + Hub: khi máy tính gửi dữ liệu qua một cổng của hub, tín hiệu sữ được gửi đến tất cả các cổng còn lại. Dễ dẫn đến xung đột tín hiệu. Quy mô ít thiết bị. Thiết bị rẻ hơn. Sử dụng trong mạng LAN. + Switch: xác định cổng kết nối giữa thiết bị gửi và thiết bị nhận, thiết lập tạm thời kênh truyền giữa cổng kết nối để truyền dữ liệu và hủy kết nối khi hoàn thành. Không gây ra xung đột tín hiệu (địa chỉ). Quy mô nhiều thiết bị. Có thể kết nối thành nhiều tầng. Sử dụng trong mạng LAN.
- - Wireless Access Point (điểm truy cập không dây: WAP hay AP). Dùng để kết nối không dây trong mạng LAN và mở rộng phạm vi địa lý của LAN. - Router (bộ định tuyến): dùng kết nối các mạng LAN với nhau để chuyển tiếp dữ liệu. Gồm cổng LAN và cổng WAN. Router tích hợp bộ thu phát wifi gọi là router wifi. - Modem (bộ chuyển đổi tín hiệu): Được đặt giữa router và nhà cung cấp, dùng để chuyển đổi tín hiệu từ tín hiệu số (digital) sang tín hiệu tương tự (analog) và ngược lại. Modem tích hợp với chức năng Router (cổng kết nối internet, cổng LAN, cổng WAN). + Modem quay số (dial-up): qua mạng điện thoại cố định, mã hóa qua tín hiệu thoại, chuyền qua đường dây chung với điện thoại + Modem ADSL: dùng cáp điện thoại nhưng sử dụng riêng cho thuê bao số, không dùng chung tần số với đường thoại. Kết nối internet tốc độ cao, sử dụng rộng rãi + Modem quang: chuyển từ tín hiệu số sang tín hiệu quang và ngược lại + Modem GSM 3G, 4G, 5G: có SIM để truy cập internet qua hệ thống của nhà cung cấp; phát sóng wifi. 2. Kết nối máy tính với thiết bị mạng: - Kết nối có dây (cáp tín hiệu): Cổng RJ45; Cáp UTP (gồm 4 đôi dây xoắn); Đầu giắc cắm RJ45 (đầu nối có 8 chân). Việc nối cáp chỉ là kết nối vật lý; trong các mạng cụ thể còn phải thiết lập các kết nối logic - Kết nối không dây (sóng vô tuyến): Bộ thu/phát wifi (điểm truy cập không dây WAP). Mỗi trạm thu phát wifi sẽ nằm trong LAN hoặc tạo ra một LAN. Trạm phát wifi, thiết bị kết nối (laptop, điện thoại thông minh, thiết bị di động…). Bài 4: GIAO THỨC MẠNG 1. Giao thức mạng (network protocol – giao thức truyền thông): - Là tập hợp các quy định về cách thức giao tiếp để truyền dữ liệu giữa các đối tượng tham gia mạng - Các quy định liên quan tới định dạng, ý nghĩa và cách xử lý dữ liệu để đảm bảo việc gửi và nhận được thực hiện chính xác, tin cậy và hiệu quả - Giao thức Ethernet về truyền tin trong mạng cục bộ + Quy định về địa chỉ MAC (địa chỉ vật lý của card mạng) + Quy định về mã kiểm tra + Quy định khung truyền dữ liệu + Quy định về cách thức xử lý các cuộc truyền khi xảy ra xung đột tín hiệu 2. Giao thức TCP/IP: - Là giao thức quan trọng nhất của internet phục vụ cho hoạt động truyền dữ liệu - Giao thức IP (Internet Protocol): cách đánh địa chỉ và định tuyến để dẫn dữ liệu tử LAN của máy gửi đến LAN của máy nhận. Quy định cách thiết lập địa chỉ cho các thiết bị tham gia mạng và cách dẫn đường các gói dữ liệu theo địa chỉ từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận + Địa chỉ IP: IPv4 và IPv6. Mỗi địa chỉ IP là một số 4 byte viết dưới dạng nhị phân hoặc thập phân + Định tuyến: Gói tin gửi trên internet phải được gán địa chỉ của máy tính gửi và máy tính nhận. Định tuyến tĩnh mỗi router có một bảng định tuyến. Router có ít nhất 2 cổng WAN để kết nối với router khác trên mạng. Định tuyến động cho phép có thể thay đổi cổng gửi đi tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. - Giao thức TCP (Transmission Control Protocol): quy định đảm bảo việc truyền dữ liệu theo từng ứng dụng một cách chính xác, tin cậy và hiệu quả
- 3. Một số giao thức: DNS, ICMP, HTTP, HTTPS…… Bài 5: CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRÊN MẠNG 1. Chia sẻ tệp và thư mục trên mạng cục bộ: - Thiết lập môi trường chia sẻ tệp và máy in cho người dùng trong mạng + Thiết lập mạng riêng (Private) hoặc mạng công cộng (Public) + Thiết lập cho các máy khác nhìn thấy (discoverable) và cho phép chia sẻ tệp và máy in (file and printer sharing) + Tắt tạm thời tường lửa (firewall) + Thực hiện các bước từ bước 1 đến bước 3 - Chia sẻ tệp và thư mục + Mở ứng dụng quản lý tệp File Browser + Thực hiện các bước từ bước 1 đến bước 4 - Hủy bỏ chia sẻ thư mục: Thực hiện các bước từ bước 1, 2 2. Chia sẻ máy in: - Thiết lập máy tính cung cấp dịch vụ in trên mạng. Máy in kết nối với máy tính này và trở thành máy in chung chung trên mạng (máy in mạng) - Máy tính cung cấp dịch vụ in phải cài đặt máy in mạng một cách bình thường; sau đó thiết lập chế độ chia sẻ. Các máy tính còn lại trong mạng chỉ cần khai báo sử dụng máy in mạng - Chia sẻ máy in + Thiết lập máy cung cấp dịch vụ in: Thực hiện các bước từ bước 1 đến bước 5 + Kết nối máy in mạng từ các máy in khác: Thực hiện các bước từ bước 1 đến bước 3 Chủ đề 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ Bài 6: GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG KHÔNG GIAN MẠNG 1. Giao tiếp trong không gian mạng: - Khái niệm không gian mạng (thế giới ảo): là môi trường được tạo ra nhờ các mạng máy tính, giao tiếp trực tuyến. Giao tiếp trong không gian mạng có nhiều ưu điểm song cũng tiềm ẩn những nhược điểm đòi hỏi người dùng phải biết ứng xử đúng cách - Ưu điểm: + Thuận tiện + Tiết kiệm thời gian và chi phí + Mở rộng kết nối xã hội + Công cụ giao tiếp đa dạng - Nhược điểm: + Thiếu tín hiệu phi ngôn ngữ + Ẩn chứa nhiều nguy cơ về bảo mật và quyền riêng tư + Khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ cá nhân chặt chẽ + Dễ bị ảnh hưởng của sự cố kỹ thuật - Một số dịch vụ và phần mềm hỗ trợ giao tiếp trong không gian mạng: Zalo, Facebook, Zoom…… 2. Thể hiện tính nhân văn trong không gian mạng:
- - Tính nhân văn: Thể hiện qua việc giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, biết lắng nghe và chia sẻ khó khăn của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và đồng cảm với họ, … - Ứng xử nhân văn khi giao tiếp trong không gian mạng + Tôn trọng: quyền riêng tư, quan điểm và suy nghĩ cá nhân của mỗi người + Lịch sự: sử dụng ngôn từ đúng mức; không sử dụng ngôn từ nhạy cảm, lăng mạ, châm chọc, phỉ báng……. + Thấu hiểu: cảm thông với người khác, hiểu những khó khăn và họ đang gặp phải. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác, có thể giúp đỡ mọi người một cách hiệu quả + Hỗ trợ: luôn sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ người khác khi gặp khó khăn. Bằng vật chất hoặc tinh thần. Vượt qua khó khăn, cùng nhau phát triển. - Hình thành thói quen ứng xử nhân văn trong không gian mạng + Tự kiểm tra, cải thiện hành vi trực tuyến + Bình tĩnh lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác + Học cách xử lý các tình huống khó xử + Cẩn trọng với ngôn từ và cách viết + Đối xử với người khác theo cách mà mình muốn được đối xử - Ứng xử nhân văn trong một số tình huống cụ thể Chủ đề 4: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH Bài 7: HTML VÀ CẤU TRÚC TRANG WEB 1. Trang WEB và HTML: - Trang web (world Wide Web): chứa các nội dung thông tin, được xác định bởi tên miền; được xem và hiển thị bởi trình duyệt web. Được thiết lập từ các tệp văn bản (mã nguồn) - HTML (Hypertext Markup Language): là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản; là bộ quy tắc để thiết lập cấu hình và hiển thị nội dung trang web. Các tệp HTML có phần mở rộng là html hoặc htm. - Trang HTML: được cấu tạo từ các phần tử HTML (HTML element), mỗi phần tử HTML được đánh dấu bởi các thẻ (HTML tag) có tính năng điều khiển hoặc định dạng nội dung. - Trình duyệt web: có chức năng hiển thị nội dung trang web (Chrome, FireFox, Opera, Microsoft Edge, Cốc cốc). Mở file htlm với trình duyệt (Open with) - Thẻ đánh dấu HTML (HTML tag): + Là các thành phần chính tạo thành ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản + Mỗi loại thẻ có tên riêng và có ý nghĩa nhất định trong định dạng nội dung của trang web + Các thẻ được viết trong cặp dấu “” + Tên thẻ không phân biệt chữ hoa và chữ thường + Thẻ đôi gồm thẻ bắt đầu (opening tag) và thẻ kết thúc (closing tag): … + Thẻ đơn chỉ có thẻ bắt đầu, không có thẻ kết thúc: hoặc + Các thẻ có thể lồng nhau với quan hệ thẻ cha, thẻ con + Trình duyệt không nhận biết dấu cách hay dấu xuống dòng mà phải dùng thẻ - Phần tử HTML (HTML element): + Là khái niệm cơ bản của trang HTML. Thông thường một phần tử được định nghĩa bởi thẻ bắt đầu, thẻ kết thúc và phần nội dung nằm giữa cặp thẻ này. + Mỗi tệp HTML là tập hợp các phần tử HTML
- + Đóng vai trò quan trọng tạo nên cấu trúc và nội dung của trang web + Các phần tử HTML có thể độc lập, rời nhau hoặc lồng nhau - Dòng đầu tiên của trang HTML có dạng có vai trò thông báo kiểu của tệp là html và không được xem là phần tử HTML - Phần tử HTML có ý nghĩa chú thích: 2. Cấu trúc cơ bản của một tệp HTML: - Là một cây thông tin các phần tử HTML có quan hệ cha, con (lồng nhau) - Gồm nhiều phần tử HTML, các phần tử HTML có thể lồng nhau - Dòng đầu tiên: - Phần tử gốc, bắt buộc và duy nhất: - Phần tử chứa các phần tử có liên quan chung đến toàn bộ trang web: Bao gồm: , , - Phần tử chứa tất cả các phần tử còn lại là thông tin của trang web: - Phần tử được dùng để mô tả các thông tin bổ sung của trang web: - Phần tử mô tả tên của trang web: không được phép chứa các phần tử con - Thẻ mô tả tiêu đề theo thứ tự giảm cấp: x nhận giá trị từ 1 đến 6 - Thẻ mô tả đoạn văn bản: - Thẻ thể hiện ảnh trên trang web: 3. Phần mềm soạn thảo HTML: - Phần mềm soạn thảo Notepad: có sẵn trên HĐH windows, là phần mềm soạn thảo văn bản đơn giản không định dạng; TextEdit trên HĐH MacOS - Phần mềm soạn thảo HTML chuyên nghiệp nguồn mở: là phần mềm miễn phí, mã nguồn mở. Tự động tô màu cho các thẻ và thuộc tính, tự động điền để hoàn thiện nhập thẻ, hỗ trợ tự động nhập thẻ… + Notepad ++ + Sublime Text - Sử dụng trang web hỗ trợ soạn thảo HTML trực tuyến (có kết nối internet): giúp kiểm tra kết quả hiển thị trang HTML trực tiếp trên trình duyệt + w3schools.com + tutorialspoint.com Bài 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 1. Thuộc tính thẻ: - Thuộc tính thẻ có tác dụng bổ sung thông tin, làm rõ các điều khiển được thẻ chỉ định. Thẻ có thể có hoặc không có thuộc tính - Thuộc tính nằm trong thẻ bắt đầu (không nằm trong thẻ kết thúc), ngay sau tên thẻ. Nếu có nhiều hơn một thuộc tính, giữa cách thuộc tính ngăn cách bởi dấu cách - Cú pháp: Tên thuộc tính=”giá trị” + style=”Tên thuộc tính“ + scr=”Tên tệp ảnh“ - Thuộc tính được sử dụng thường xuyên nhất là thuộc tính style (thiết lập định dạng văn bản chọn màu sắc, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, tạo khung…) 2. Các thẻ định dạng trình bày văn bản: - Định dạng tiêu đề: Thẻ Heading . x có giá trị từ 1 đến 6 để phân cấp tiêu đề theo các mức khác nhau - Định dạng đoạn văn bản: Thẻ This is paragraph . Nội dung thẻ chứa văn bản, hình ảnh và các phần tử khác nhưng không được chứa tiêu đề, danh sách, phần tử phân đoạn hoặc phần tử dạng khối. Trước và sau thẻ khi hiển thị sẽ có khoảng trống nhỏ (tách đoạn)
- - Định dạng khối văn bản (block): Thẻ Division hoặc khối văn bản bên trong (inline) với quy mô nhỏ (viết trên cùng dòng trong đoạn): Thẻ … - Định dạng khung, lề (căn lề, tạo khung) - Thẻ xuống dòng (tách dòng): - Thẻ tạo đường kẻ ngang: 3. Các thẻ định dạng phông chữ: - Định dạng kiểu chữ: Dùng các thẻ + Đậm: hoặc + Nghiêng: hoặc + Gạch chân: + Đánh dấu: + Giảm cỡ chữ: + Chỉ số trên/dưới: ; + Gạch giữa chữ: - Định dạng phông chữ: Dùng thuộc tính style=”tên định dạng:giá trị” + Màu sắc: Nội dung Tên màu: red, blue, green… (hoặc mã màu #FF0000; #0000FF…) Màu RGB: rgb(250,0,0) (3 màu cơ bản tạo ra nhiều màu sắc với giá trị từ 0 đến 255; tạo ra hơn 16 triệu màu 256x256x256) + Phông chữ: Nội dung Arial, Times New Roman, Tahoma… + Cỡ chữ: Nội dung Cỡ chữ gồm các đơn vị: 100% ; px-pixel, mm, cm; small-medium-large + Căn lề: Nội dung + Gạch ngang: Nội dung + Khi muốn thực hiện nhiều định dạng phông đồng thời ta đặt các cặp “tên định dạng:giá trị” trong phần giá trị của thuộc tính, ngăn cách nhau bởi dấu ; 4. Thực hành định dạng văn bản và phông chữ: Viết đoạn mã HTML để trình bày đoạn văn bản theo yêu cầu - Bước 1: Phân tích thành phần của đoạn văn bản - Bước 2: Dùng các cặp thẻ … tạo tiêu đề - Bước 3: Dùng các cặp thẻ … để viết các đoạn Có thể dùng định dạng kiểu chữ, phông chữ để trang trí Bài 9: TẠO DANH SÁCH, BẢNG 1. Tạo danh sách: Cho phép nhóm và liệt kê tập hợp các mục tương tự nhau thành một danh sách để hiển thị. Có thể tạo các danh sách lồng nhau. - Danh sách có thứ tự (Ordered List): … (A, a, I, i, 1) mục 1 ….. mục n - Danh sách không có thứ tự (Unordered List): … (Ký tự đầu dòng: disc-Chấm tròn, circle-Chấm tròn rỗng, square-Vuông, none)
- mục 1 ….. mục n - Danh sách mô tả (Description List): … Tên mục 1 Mô tả mục 1 ….. Tên mục n Mô tả mục n - Danh sách lồng nhau: Trong danh sách lại có danh sách (Danh sách mức 1, Danh sách mức 2…) 2. Thiết lập bảng: - Bảng là một dạng biểu diễn dưới dạng hàng và cột, dữ liệu trong bảng có thể là bất kỳ loại thông tin nào. Bảng là công cụ để tạo ra bố cục nhiều cột hoặc phân bổ nội dung và các khoảng trắng. Bảng được tạo ra từ các hàng, mỗi hàng gồm các ô dữ liệu. - Thẻ : Tạo bảng Tạo khung bảng: style=”độ dày theo px kiểu viền màu viền” + Độ dày theo px (bắt buộc): border:npx + Kiểu viền (bắt buộc): solit, dotted, double, none + Màu viền: Mặc định màu đen có thể dùng hoặc bỏ qua Điều chỉnh kích thước: style=”width:giá trị; height:giá trị” - Thẻ : Tạo tiêu đề cho bảng - Thẻ : Tạo một ô tiêu đề trong bảng - Thẻ : Tạo hàng trong bảng Gộp ô: + Cho hàng: rowspan=”số hàng muốn ghép” + Cho cột: colspan=”số cột muốn ghép” - Thẻ : Tạo các ô dữ liệu - Thẻ ; ; : Giúp chia bảng thành các phần như phần tiêu đề, phần thân và chân bảng 3. Thực hành tạo danh sách và bảng: - Tạo danh sách: + Bước 1: Xác định thành phần của văn bản + Bước 2: Tạo tiêu đề bằng cặp thẻ … + Bước 3: Tạo danh sách có thứ tự hoặc không có thứ tự - Tạo bảng: + Bước 1: Xác định thông số của bảng + Bước 2: Tạo bảng kèm caption + Bước 3: Tạo hàng tiêu đề cột + Bước 4: Tạo các hàng còn lại, mỗi hàng là 1 cặp … bao gồm các cặp … ở giữa chứa dữ liệu
- NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 Năm học 2024-2025 Môn: TIN HỌC - Khối: 11 - Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm 100%: + Dạng thức 1 (chọn 1 phương án): 06 điểm - 24 câu + Dạng thức 2 (chọn đúng/sai): 04 điểm - 4 câu Chủ đề 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC Bài 1: HỆ ĐIỀU HÀNH Khi chưa có hệ điều hành, con người phải can thiệp vào hầu hết quá trình hoạt động của máy tính nên hiệu quả khai thác sử dụng máy tính thấp. Sự ra đời của hệ điều hành đã giúp khắc phục được tình trạng đó. Việc sử dụng máy tính về cơ bản được thực hiện thông qua hệ điều hành. 1. Lịch sử phát triển của hệ điều hành máy tính cá nhân: - Hệ điều hành của các loại máy tính nói chung có 5 nhóm chức năng: + Quản lý thiết bị (CPU, bộ nhớ hay thiết bị ngoại vi) + Quản lý việc lưu trữ dữ liệu (quản lý tệp và thư mục) + Tổ chức thực hiện các chương trình, điều phối tài nguyên cho các tiến trình xử lí trên máy tính. Nói cách khác hệ điều hành là môi trường để chạy các ứng dụng + Cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng + Cung cấp một số tiện ích giúp nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính như định dạng đĩa, nén tệp, kiểm tra lỗi đĩa cứng, cấu hình kết nối mạng… - Một số hệ điều hành thông dụng: + Hệ điều hành Windows: Lịch sử ra đời và các phiên bản. Hệ điều hành nguồn đóng. + Hệ điều hành MacOS: Lịch sử ra đời và các phiên bản. Hệ điều hành nguồn đóng. + Hệ điều hành LINUX: Lịch sử ra đời và các phiên bản, biến thể. Hệ điều hành nguồn mở. - Đặc điểm cơ bản của hệ điều hành: Dễ sử dụng + Giao diện thân thiện, từ giao diện dòng lệnh chuyển sang giao diện đồ họa và tích hợp nhận dạng tiếng nói + Khả năng nhận biết các thiết bị ngoại vi với cơ chế plug & play giúp người sử dụng không cần quan tâm tới trình điều khiển của thiết bị ngoại vi 2. Hệ điều hành cho thiết bị di động: - Dùng cho điện thoại thông minh, máy tính bảng. Được trang bị rất nhiều tiện ích như chụp ảnh, quay phim, định vị…. - Đặc điểm cơ bản của hệ điều hành cho thiết bị di động: + Dễ dàng kết nối mạng di động + Giao diện thân thiện nhờ nhận dạng hành vi của người dùng thông qua các cảm biến + Nhiều tiện ích hỗ trợ cá nhân - Hệ điều hành phổ biến cho thiết bị di động: IOS của Apple và Android của Google 3. Quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm ứng dụng: - Phần cứng là thiết bị xử lí thông tin, hệ điều hành là môi trường trung gian giúp phần mềm ứng dụng khai thác hiệu quả phần cứng Bài 2: THỰC HÀNH SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH 1. Một số chức năng cơ bản của hệ điều hành cho máy tính cá nhân: - Cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng + Giao diện đồ họa, cửa sổ, biểu tượng, con trỏ + Nhận biết các biểu tượng trên màn hình
- + Truy cập nhanh các phần mềm ứng dụng nhờ thanh công việc hay nút Start + Quan sát thanh trạng thái hiển thị các biểu tượng để nhận biết trạng thái làm việc của máy tính + Thao tác sử dụng chuột: nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phải chuột, kéo thả chuột - Quản lý tệp và thư mục: + Tiện ích File Explorer của Windows + Xem thư nội dung bên trong thư mục + Quản lý thư mục: tạo mới, đổi tên, xóa, di chuyển + Quản lý tệp: đổi tên, xóa, di chuyển và chạy ứng dụng với tệp chương trình 2. Một số tiện ích trên hệ điều hành máy tính cá nhân: - Sử dụng tiện ích kiểm tra đĩa và hợp mảnh trên đĩa cứng - Đĩa cứng HDD là…. Khi ghi tệp…… - Tiện ích kiểm tra đĩa (Check disk) + Bước 1: Sử dụng File Explorer và tìm danh sách các ổ đĩa, chọn ổ đĩa cần xử lí bấm chuột phải chọn Properties + Bước 2: Trong cửa sổ Properties chọn Tools + Bước 3: Chọn Check đề kiểm tra và khắc phục lỗi đĩa. Chọn Optimize để tối ưu hóa hợp mảnh (chỉ có tác dụng đối tới đĩa từ) 3. Một số tiện ích của hệ điều hành cho thiết bị di động: - Một số tiện ích của hệ điều hành iOS hoặc Android - Quản lý danh bạ - Đặt lịch, hẹn giờ, nhắc việc - Quản lý ứng dụng Bài 3: PHẦN MỀM NGUỒN MỞ VÀ PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET 1. Phần mềm nguồn mở: - Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng + Phần mềm thương mại (commercial software) + Phần mềm tự do (free software) + Phần mềm nguồn mở (open-source software) - Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở: Giấy phép công cộng GNU GPL 2. Vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở: - Phần mềm thương mại: Là nguồn thu nhập chính của các tổ chức, cá nhân làm phần mềm chuyên nghiệp, góp phần tạo ra thị trường phần mềm phong phú, đáp ứng các nhu cầu riêng của cá nhân, tổ chức và các nhu cầu chung của xã hội + Phần mềm đặt hàng: + Phần mềm đóng gói - Phần mềm nguồn mở: Chi phí thấp, minh bạch, không bị phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp. Giúp những người có nhu cầu được sử dụng phần mềm dùng chung chất lượng tốt, ổn định. 3. Phần mềm chạy trên internet: - Là phần mềm cho phép sử dụng qua internet mà không cần phải cài đặt vào máy - Là phần mềm trực tuyến, rất phổ biến. Có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, bất cứ máy tính nào miễn là có kết nối internet, chi phí rẻ hoặc không mất phí. - Một số phần mềm khi sử dụng cần có tài khoản để truy cập Bài 4: BÊN TRONG MÁY TÍNH 1. Các thiết bị bên trong máy tính: - Các thiết bị bên trong máy tính được gắn trên bảng mạch chính, gồm có bộ xử lí, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài và có thể gắn thêm các bảng mạch mở rộng
- - Bộ xử lí là nơi thực hiện các phép toán và điều khiển toàn bộ máy tính hoạt động theo chương trình. Tốc độ của bộ xử lí đo bằng tần số xung nhịp, thường được tính theo đơn vị GHz. Bộ xử lí có thể có nhiều lõi (core), mỗi lõi là một đơn vị xử lí, cho phép thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ. - Bộ nhớ trong là nơi chứa dữ liệu trong khi máy hoạt động còn bộ nhớ ngoài chứa dữ liệu lưu trữ. Các thông số quan trọng nhất của bộ nhớ là dung lượng nhớ, thường được tính theo KB, MB hoặc GB và thời gian truy cập trung bình/ - Bộ xử lí trung tâm: CPU gồm ALU và CU. Ngoài ra còn có một số thành phần khác như register, cache - Bộ nhớ trong: ROM và RAM - Bộ nhớ ngoài: HDD, SSD, đĩa quang… dung lượng tính theo GB hay TB 2. Mạch logic và vai trò của mạch logic: - Mạch logic hay mạch số là các mạch điện hay điện tử có đầu vào và đầu ra thể hiện các giá trị logic. Mọi mạch logic đều có thể xây dựng từ các cổng AND, OR và NOT - Tất cả các thiết bị số, gồm cả máy tính đều được chế tạo từ các mạch logic - Một số phép toán logic và thể hiện vật lí của chúng + Phép cộng: OR + Phép nhân: AND + Phép phủ định logic: NOT + Phép hoặc loại trừ: XOR + Sơ đồ mạch logic - Phép cộng trên hệ nhị phân: Thực hiện cộng từng chữ số và nhớ sang hàng bên trái - Minh họa dùng mạch logic xây dựng mạch điện thực hiện phép cộng 2 bit Bài 5: KẾT NỐI MÁY TÍNH VỚI CÁC THIẾT BỊ SỐ 1. Một số thiết bị vào - ra thông dụng: - Máy tính có thể kết nối được với nhiều thiết bị số, trong đó có các thiết bị vào-ra, thường chỉ làm việc được khi kết nối với máy tính - Mỗi thiết bị vào-ra đều có những thông số đặc trưng riêng. Việc hiểu các thông số này giúp ta lựa chọn thiết bị phù hợp. Trong trường hợp cần thiết có thể phải tùy chỉnh chức năng của thiết bị theo nhu cầu sử dụng để đạt hiệu quả tốt hơn - Một số thiết bị vào thông dụng: Bàn phím, chuột - Thiết bị ra: Màn hình, máy in 2. Kết nối máy tính với thiết bị số: - Để kết nối một thiết bị số với máy tính, cần tìm hiểu tài liệu kĩ thuật để nắm được các thông số và cách kết nối - Các cổng kết nối: VGA, HDMI, USB (type A, C), LAN, Lightning, COM, PS/2… - Kết nối máy tính với thiết bị số: + Có dây: Qua các cổng kết nối + Không dây: wifi, bluetooth Chủ đề 2: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN Bài 6: LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ TỆP TIN TRÊN INTERNET 1. Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên internet-ổ đĩa trực tuyến: - Sử dụng dịch vụ lưu trữ thư mục và tệp trực tuyến, người dùng sẽ được cung cấp một ổ đĩa trực tuyến - Trên ổ đĩa trực tuyến, người dùng có thể thực hiện tải tệp, thư mục lên để lưu trữ, tạo mới, chia sẻ tệp, thư mục…. và các tính năng hữu ích khắc + Tải tệp lên ổ đĩa trực tuyến
- + Tạo mới và quản lí thư mục, tệp trên ổ đĩa trực tuyến + Chia sẻ thư mục và tệp - Một số nhà cung cấp dịch vụ: + Google: Google Drive + Microsoft: One Drive + Apple: Icloud + Dropbox: Dropbox 2. Thực hành: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên ổ đĩa trực tuyến: - Lưu trữ tệp tin trên ổ đĩa trực tuyến - Chia sẻ tệp tin cho các thành viên trong nhóm Bài 7: THỰC HÀNH TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET - Tìm kiến thông tin trên internet bằng máy tìm kiếm: Google. Lưu ý: Từ khóa tìm kiếm - Tìm kiếm bằng tiếng nói: Google. Lưu ý: Bật micro - Xác lập các lựa chọn theo tiêu chí tìm kiếm để nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin - Trải nghiệm và só sánh giữa các máy tìm kiếm phổ biến Bài 8: THỰC HÀNH NÂNG CAO SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI 1. Đánh dấu và phân loại thư điện tử: - Dấu hiệu thư quan trọng trong Gmail - Sắp xếp, phân loại thư trong Gmail bằng nhãn 2. Khai thác một số chức năng nâng cao của mạng xã hội: - Tạo Fanpage trên Facebook: Tạo và quản lý các Fanpage để quảng bá thương hiệu, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp hay một trang thương mại điện tử - Tìm hiểu và cài đặt quyền riêng tư trên Facebook: + Lựa chọn người được xem bài viết + Lựa chọn thiết lập trang cá nhân và gắn thẻ Chủ đề 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ Bài 9: GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET 1. Nhận biết và phòng tránh một số dạng lừa đảo trên không gian số: - Cần tỉnh táo và bĩnh tĩnh tuân thủ 3 nguyên tắc để nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số: + Hãy chậm lại + Kiểm tra ngay + Dừng lại, không gửi - Vận dụng vào một số tình huống cụ thể: + Lừa đảo hỗ trợ kĩ thuật + Lừa đảo dưới dạng thông báo tin tốt + Lừa đảo dưới dạng thông báo tin xấu + Lừa đảo qua website giả mạo các trang thương mại điện tử phổ biến 2. Giao tiếp và ứng xử trong môi trường số: - Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật - Quy tắc lành mạnh - Quy tắc an toàn, bảo mật thông tin - Quy tắc trách nhiệm - Một số điều NÊN khi tham gia mạng xã hội - Một số điều KHÔNG NÊN khi tham gia mạng xã hội Chủ đề 4: GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
- Bài 10: LƯU TRỮ DỮ LIỆU VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÍ 1. Cập nhật dữ liệu: - Bài toán quản lý là bài toán phổ biến trong thực tế. Cần phải tổ chức lưu trữ dữ liệu để phục vụ các yêu cầu quản lý đa dạng - Thêm, xóa, chỉnh sửa dữ liệu. - Được thực hiện với dữ liệu của tất cả các bài toán quản lý 2. Truy xuất dữ liệu và khai thác thông tin: - Sắp xếp - Tìm kiếm - Lọc - Việc truy xuất theo nhiều tiêu chí khác nhau để thu được các thông tin hữu ích 3. Thu thập dữ liệu tự động: - Quản lí là hoạt động rất phổ biến. Mục đích chính của quản lí là xử lí thông tin để đưa ra các quyết định. Vì vậy việc thu thập, lưu trữ dữ liệu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu - Việc thu thập dữ liệu tự động mang lại nhiều lợi ích, không chỉ giảm bớt công sức thu thập mà còn cung cấp khối lượng dữ liệu lớn giúp nâng cao hiệu quả của việc ra các quyết định cần thiết Bài 11: CƠ SỞ DỮ LIỆU 1. Yêu cầu tổ chức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học: Dữ liệu cần được tổ chức lưu trữ một cách độc lập với việc xây dựng phát triển phần mềm, đảm bảo dễ dàng chia sẻ, dễ dàng bảo trì phát triển, đồng thời đảm bảo hạn chế tối đa việc dữ liệu lặp lại, gây dư thừa dữ liệu và hỗ trợ đảm bảo tính nhất quán dữ liệu - Hạn chế dư thừa trong lưu trữ dữ liệu - Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu 2. Cơ sở dữ liệu và một số thuộc tính cơ bản: - Khái niệm CSDL: Là một tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ một cách có tổ chức trong hệ thống máy tính. - Một số thuộc tính cơ bản của CSDL: + Tính không dư thừa: + Tính độc lập dữ liệu: + Tính toàn vẹn: + Tính nhất quán: + Tính bảo mật và an toàn: Bài 12: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU 1. Khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Là phần mềm cung cấp phương thức để lưu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu của CSDL, bảo mật và an toàn dữ liệu - Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu: + Khai báo CSDL với tên gọi xác định. Một hệ QTCSDL có thể quản trị nhiều CSDL + Tạo lập, sửa đổi kiến trúc bên trong mỗi CSDL + Cho phép cài đặt các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu để có thể kiểm soát tính đúng đắn của dữ liệu - Nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu hay là nhóm chức năng thao tác dữ liệu: + Chức năng cập nhật dữ liệu: Nhập, Thêm, Xóa, Sửa + Chức năng truy xuất dữ liệu - Nhóm chức năng bảo mật, an toàn CSDL:
- + Cung cấp phương tiện kiểm soát quyền truy cập dữ liệu + Chức năng kiểm soát các giao dịch để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu + Cung cấp các phương tiện sao lưu dự phòng (backup) đề phòng sự cố gây mất dữ liệu và khôi phục dữ liệu khi cần thiết - Cung cấp giao diện lập trình ứng dụng (API) 2. Hệ cơ sở dữ liệu: - Phần mềm ứng dụng CSDL là phần mềm được xây dựng tương tác với hệ QTCSDL nhằm mục đích hỗ trợ người dùng khai thác thông tin từ CSDL một cách thuận tiện theo các yêu cầu xác định - Hệ cơ sở dữ liệu là một hệ thống gồm 3 thành phần: CSDL, hệ QTCSDL và các phần mềm ứng dụng CSDL 3. Hệ cơ sở dữ liệu tập trung và phân tán: - Hệ CSDL tập trung: CSDL được lưu trữ tập trung trên một máy tính - Hệ CSDL phân tán: CSDL được lưu trữ ở nhiều máy tính khác nhau của mạng máy tính. Cho phép người dùng truy cập dữ liệu được lưu trữ ở nhiều máy tính khác nhau trên mạng máy tính + Cơ sở dữ liệu phân tán là tập hợp dữ liệu được phân tán trên các trạm khác nhau của một mạng máy tính. + Mỗi trạm hình thành một CSDL cục bộ của trạm + Mỗi trạm phải thực hiện các ứng dụng cục bộ, ứng dụng cục bộ là ứng dụng chạy tại một trạm và chỉ sử dụng dữ liệu cục bộ của trạm + Mỗi trạm phải tham gia thực hiện ứng dụng toàn cục còn gọi là ứng dụng phân tán Bài 13: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ 1. Khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ: - CSDL quan hệ là CSDL lưu trữ dữ liệu dưới dạng các bảng có quan hệ với nhau - Mỗi CSDL được tổ chức dưới dạng các bảng gồm các hàng và cột. Mỗi bảng lưu trữ dữ liệu của các đối tượng có các thuộc tính giống nhau, mỗi đối tượng một hàng. Mỗi thuộc tính được ghi trong một cột. - Mỗi bảng có quan hệ với một số bảng còn lại thông qua một thuộc tính nào đó. - Mô hình tổ chức dữ liệu thành các bảng dữ liệu của các đối tượng có các thuộc tính giống nhau, có thể quan hệ với nhau được gọi là mô hình dữ liệu quan hệ. 2. Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan: - Bản ghi (record): là mỗi hàng của bảng, tập hợp các thông tin về một đối tượng cụ thể được quản lí trong bảng. - Trường (Field): là mỗi cột trong bảng, thể hiện thuộc tính của đối tượng được quản lí trong bảng. - Khóa chính: Một bảng có thể có nhiều khóa. Người ta có thể chọn (chỉ định) một trong các khóa đó làm khóa chính. Khóa chính xác định duy nhất bản ghi. - Khóa ngoài: Là khóa chính của bảng khác - Liên kết dữ liệu: Dùng để ghép nối dữ liệu giữa các bảng với nhau - Các trường và dữ liệu: Mỗi trường có các dữ liệu cùng một kiểu. Mỗi trường phải được xác định kiểu dữ liệu để hạn chế việc lãng phí dung lượng lưu trữ dữ liệu và kiểm soát tính đúng đắn của dữ liệu.
- NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 Năm học 2024-2025 Môn: TIN HỌC - Khối: 10 - Thời gian làm bài: 45 phút - Trắc nghiệm 100%: + Dạng thức 1 (chọn 1 phương án): 06 điểm - 24 câu + Dạng thức 2 (chọn đúng/sai): 04 điểm - 4 câu Chủ đề 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC Bài 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 1. Thông tin và dữ liệu: Quá trình xử lý thông tin: gồm 3 bước - Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu - Bước 2: Xử lý dữ liệu - Bước 3: Đưa ra kết quả + Cách 1: Dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh…. Như vậy dữ liệu đã được chuyển thành thông tin + Cách 2: Lưu dữ liệu trên thiết bị nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một hoạt động xử lý khác Phân biệt dữ liệu và thông tin: - Thông tin và dữ liệu độc lập tương đối với nhau - Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lý - Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu. Dữ liệu là các yếu tố thể hiện, xác định thông tin. Cùng một thông tin có thể được thể hiện bởi nhiều dữ liệu khác nhau. Ngược lại một dữ liệu có thể mang nhiều thông tin khác nhau - Với vai trò và ý nghĩa, thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác định được 2. Đơn vị lưu trữ dữ liệu: - Máy tính tổ chức lưu trữ và truy cập dữ liệu theo nhóm bit. - 1 byte gồm 8 bit - Các đơn vị đo dữ liệu hơn kém nhau 210 = 1024 lần 3. Lưu trữ, xử lý và truyền thông bằng thiết bị số: - Thiết bị số: là các thiết bị làm việc với thông tin số như lưu trữ dữ liệu, truyền dữ liệu hay xử lý thông tin số. Giúp thực hiện tự động nhiều công việc một cách chính xác, chi phí thấp và tiện lợi. - Ưu điểm của thiết bị số: + Về lưu trữ: lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, giá thành rẻ, tìm kiếm nhanh và dễ dàng + Về xử lý: Xử lý thông tin nhanh với độ chính xác cao và có thể làm việc liên tục + Về truyền thông: Có khả năng truyền tin với tốc độ rất lớn Bài 2: VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ THÔNG MINH VÀ TIN HỌC ĐỐI VỚI XÃ HỘI 1. Thiết bị thông minh: - Thiết bị thông minh là một hệ thống xử lý thông tin. - Thiết bị thông minh là thiết bị điện tử có thể hoạt động tự chủ trong một mức độ nhất định, không cần sự can thiệp của con người, tự thích ứng với hoàn cảnh và có khả năng kết nối với các thiết bị khác để trao đổi dữ liệu - Thiết bị thông minh đóng vai trò chủ chốt trong các hệ thống IoT (internet vạn vật) - Các cuộc cách mạng công nghiệp: Từ lần thứ 1 đến lần thứ 4
- - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin + Trí tuệ nhân tạo (AI) + Kết nối vạn vật (Internet of Things) + Điện toán đám mây (Cloud Computing) + Dữ liệu lớn (BigData) 2. Các thành tựu của tin học: a) Đóng góp của tin học với xã hội - Quản lý - Tự động hóa - Giải quyết các bài toán khoa học kỹ thuật - Thay đổi cách thức làm việc của nhiều ngành nghề - Giao tiếp cộng đồng b) Một số thành tựu phát triển của tin học - Hệ điều hành - Mạng và Internet - Các ngôn ngữ lập trình bậc cao - Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu - Các thành quả nghiên cứu khoa học của tin học Bài 7: THIẾT BỊ SỐ THÔNG DỤNG 1. Trợ thủ số cá nhân (PDA): là thiết bị số tích hợp nhiều phần mềm ứng dụng hữu ích cho người dùng và đặc điểm quan trọng là nhỏ gọn, có khả năng kết nối mạng. 2. Thực hành sử dụng thiết bị số cá nhân: 3. Nêu một số thiết bị số cá nhân: Chủ đề 2: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Bài 8: MẠNG MÁY TÍNH TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI 1. Mạng LAN và INTERNET - Mạng cục bộ (LAN): phạm vi địa lý nhỏ gồm các máy tính được kết nối thông qua bộ chia (HUB), bộ chuyển mạch (Switch), bộ định tuyến (Router) - Mạng diện rộng (WAN): được hình thành bằng cách liên kết các LAN hay các máy tính đơn lẻ - Mạng INTERNET: là mạng diện rộng có quy mô toàn cầu 2. Vai trò của internet: Là kho tri thức khổng lồ, thường xuyên được cập nhật, có thể truy cập bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Giúp con người có thể kết nối và giao tiếp một cách dễ dàng và tiện lợi. Ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Trong giao tiếp cộng đồng - Trong giáo dục 3. Điện toán đám mây: là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua internet thông qua các loại hình dịch vụ. Sử dụng linh hoạt, tin cậy, chi phí thấp. - Dịch vụ: + Cho thuê phần mềm dịch vụ (SaaS) + Cho thuê nền tảng dịch vụ (PaaS) + Cho thuê hạ tầng dịch vụ (IaaS) - Lợi ích: + Tính mềm dẻo và độ sẵn sàng cao + Chất lượng cao + Kinh tế hơn 4. Kết nối vạn vật:
- - IoT là hệ thống liên mạng bao gồm các phương tiện và vật dụng, các thiết bị thông minh có thể tự động kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu qua mạng mà không nhất thiết có sự tương tác giữa con người với con người, hay con người với máy tính - Thu thập dữ liệu tự động trên diện rộng, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh - Mang lại nhiều lợi ích trong công việc và tiện nghi cho cuộc sống Bài 9: AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG 1. Một số nguy cơ trên mạng: Không gian mạng chính là internet, là một môi trường mở. - Tin giả - Tin phản văn hóa - Lừa đảo trên mạng - Lộ thông tin cá nhân - Bắt nạt trên không gian mạng - Nghiện mạng Biện pháp khắc phục: 2. Phần mềm độc hại: Là những phần mềm được viết ra với ý đồ xấu, gây hại cho người dùng - Phân loại: + Virus: không phải là phần mềm hoàn chỉnh mà chỉ là các đoạn mã độc. Phải gắn với một phần mềm mới phát tác và lây lan. + Worm (sâu máy tính): là phần mềm hoàn chỉnh, lợi dụng lỗ hổng bảo mật của HĐH hoặc dẫn dụ, lừa người dùng cài đặt vào máy tính. + Trojan (phần mềm nội gián): là phần mềm thực hiện một số mục đích o Phần mềm gián điệp, ăn trộm thông tin o Theo dõi hoạt động của máy tính o Truy cập ngầm vào máy tính o Chiếm quyền kiểm soát - Tác hại: - Phòng chống: Bài 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TRÊN INTERNET Khai thác được một số dịch vụ và tài nguyên trên Internet phục vụ học tập cũng như giải trí. Chủ đề 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ Bài 11: ỨNG XỬ TRÊN MÔI TRƯỜNG SỐ. NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG BẢN QUYỀN 1. Những vấn đề đạo đức, pháp luật và văn hóa: - Vi phạm pháp luật: Được nhà nước quy định rõ bằng các bộ luật - Vi phạm đạo đức: Là những hành vi không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng hay xã hội (quy tắc, chuẩn mực xã hội mà con người phải tự giác thực hiện) - Một số hành vi xấu: + Đưa tin không phù hợp lên mạng + Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép + Gửi thư rác hay tin nhắn rác + Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu và phần mềm + Bắt nạt qua mạng + Lừa đảo qua mạng + Ứng xử thiếu văn hóa 2. Một số quy định về pháp lý đối với người dùng trên mạng: - Các văn bản quy phạm pháp luật (Quốc hội ban hành luật; Chính phủ ban hành nghị định, hướng dẫn) - Các quy định của pháp luật đối với người dùng trên không gian mạng: + Đảm bảo tính đúng đắn của thông tin
- + Kiểm tra tin bài có vi phạm pháp luật hay không + Không chia sẻ tin bài vi phạm pháp luật + Cân nhắc hậu quả, nhất là khía cạnh đạo đức. Một tin vô hại với người này có thể mang lại tai họa cho một người khác. 3. Quyền tác giả và bản quyền: - Quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu + Quyền nhân thân: + Quyền tài sản: - Vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học: - Tôn trọng bản quyền trong tin học: Chủ đề 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC Bài 12: PHẦN MỀM THIẾT KẾ ĐỒ HỌA - Thiết kế đồ họa (graphic design) là quá trình thiết kế các thông điệp truyền thông bằng hình ảnh, thông qua sự kết hợp giữa hình ảnh, kiểu chữ với ý tưởng để truyền tải thông tin đến người xem - Có 02 loại đồ họa cơ bản: + Đồ họa điểm ảnh (bitmap): o Hình ảnh được tạo thành từ các điểm ảnh (pixel), mỗi điểm ảnh có màu sắc riêng. o Ảnh chụp có độ chi tiết cao, đa dạng về màu sắc nhưng có thể bị nhòe, vỡ khi phóng to + Đồ họa vectơ (vector): o Hình ảnh được xác định theo đường nét, mỗi đường có điểm đầu và điểm cuối, được tính bằng một phương trình toán học. o Hình vẽ bằng phần mềm thường tổ hợp từ các hình khối đơn giản, số màu ít và giữ nguyên độ nét khi phóng to thu nhỏ - Phần mềm đồ họa: + Phần mềm tạo, chỉnh sửa hình vectơ: Adobe Illustrator, CorelDRAW, Inkscape… + Phần mềm xử lý ảnh bitmap: Adobe Photoshop, GIMP… + Giao diện Inkscape: o Thanh bảng chọn o Hộp công cụ o Thanh điều khiển thuộc tính o Vùng làm việc o Bảng màu o Thanh trạng thái - Các đối tượng đồ họa của hình vẽ: + Tạo tệp mới: File\New hoặc Ctrl + N + Lưu tệp: File\Save hoặc Ctrl + S (định dạng tệp hình vectơ có pmr là svg) + Hộp công cụ: Hình vuông/chữ nhật; Hình tròn/Elip; Hình đa giác/Hình sao; Bút vẽ; Văn bản + Vùng làm việc + Các đối tượng xuất hiện theo thứ tự lớp, đối tượng vẽ trước sẽ ở lớp dưới, đối tượng vẽ sau ở lớp trên + Chọn đối tượng: Công cụ Select dùng để di chuyển, phóng to/thu nhỏ, xoay hình, thay đổi thứ tự lớp hay tô màu + Chọn màu cho đối tượng: Màu tô (Fill Color); Màu vẽ (Stroke Color) nhấn phím Shift khi chọn màu
- Bài 13: BỔ SUNG CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA - Các đối tượng hình khối được định nghĩa sẵn trong hộp công cụ - Thuộc tính cơ bản của hình khối - Thiết lập màu tô, màu vẽ và tô màu cho đối tượng: Object/Fill and Stroke + Kiểu tô cho màu tô (Fill) + Kiểu tô cho màu vẽ (Stroke paint) + Kiểu nét vẽ (Stroke style) + Thông số Gradient + Giá trị Opacity - Các phép ghép đối tượng đồ họa (Path). Để thu được hình mới + Phép hợp (Union; Ctrl + +) + Phép hiệu (Difference; Ctrl + -) + Phép giao (Intersection; Ctrl + *) + Phép hiệu đối xứng (Exclusion; Ctrl + ^) + Phép chia (Division; Ctrl + /) + Phép cắt (Cut Path; Ctrl + Alt + /) Bài 14: LÀM VIỆC VỚI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỜNG VÀ VĂN BẢN - Làm quen với đối tượng dạng đường + Hình khối là đối tượng được định nghĩa sẵn; Đối tượng tự do dạng đường do người dùng tạo ra là tổ hợp của nhiều đoạn cong hoặc thẳng nối lại với nhau. + Khi điều chỉnh hình khối đặc trưng không đổi; Đối tượng tự do dạng đường có thể điều chỉnh các đoạn độc lập với nhau để tạo ra hình dạng khác + Đối tượng đường thường được biểu diễn bởi chuỗi các đoạn thẳng và đoạn cong nối với nhau o Đoạn cong được biểu diễn bởi 4 điểm: 2 điểm đầu mút và 2 điểm điều khiển + Các bước vẽ đối tượng đường: 4 bước - Sử dụng công cụ tinh chỉnh đường + Khi nối các đoạn thẳng hoặc cong với nhau ta thu được đường cong phức tạp hơn + Các điểm nối giữa các đoạn được gọi là điểm neo: Neo trơn (smooth nodes) hoặc neo góc (corner nodes) + Độ cong tại mỗi điểm neo phụ thuộc vào điểm chỉ hướng và đường chỉ hướng + Các thao tác tinh chỉnh trên thanh điều khiển thuộc tính + Các bước chỉnh sửa điểm neo: 3 bước - Đối tượng văn bản + Chọn biểu tượng trên thanh công cụ + Tùy chỉnh toàn bộ hoặc từng phần bằng cách bôi đen + Điều chỉnh tham số trên thanh thuộc tính hoặc bảng chọn Text o Phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách dòng o Thuộc tính từng cụm ký tự Bài 15: HOÀN THIỆN HÌNH ẢNH ĐỒ HỌA - Duplicate: sao chép đối tượng - Group: Nhóm các đối tượng - Ungroup: Bỏ nhóm các đối tượng - Xuất sản phầm hoàn thiện ra định dạng đồ họa điểm ảnh: + File/Export PNG Image + Export area: Vùng xuất ảnh (Page-trang; Selection-đối tượng được chọn) + Image size: Kích thước, độ phân giải ảnh + Filename: Tên tệp và đường dẫn tới tệp - Export để xuất ra tệp PNG

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p |
192 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p |
145 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Nhật 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
5 p |
85 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p |
165 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chu Văn An
4 p |
129 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p |
71 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p |
177 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p |
224 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p |
202 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
7 p |
41 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên
19 p |
62 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Cơ bản)
15 p |
44 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Bội Châu
12 p |
78 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
113 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
142 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p |
153 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p |
248 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bùi Thị Xuân
14 p |
49 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
