intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ Năm học: 2023 - 2024 MÔN:Tin Học 12 Phúc Thọ, ngày 22 tháng 4 năm 2024 I. LÝ THUYẾT BÀI 1: LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG 1. Khái niệm liên kết 2. Các bước liên kết, cách sửa liên kết BÀI 2: TRUY VẤN DỮ LIỆU 1. Khái niệm mẫu hỏi, khả năng của mẫu hỏi, các loại phép toán và biểu thức 2. Các bước tạo mẫu hỏi 3. Vận dụng các bước tạo mẫu hỏi BÀI 3: BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO 1. Khái niện báo cáo, khả năng của báo cáo 2. Để tạo báo các cần trả lời những câu hỏi nào? 3. Các bước tạo báo các bằng thuật sĩ, cách chỉnh sử báo cáo BÀI 4: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ 1. Mô hình dữ liệu quan hệ là gì, đặc trưng của mô hình quan hệ 2. Khái niệm CSDL quan hệ, HQTCSDL quan hệ. 3. Một số thuật ngữ thường dùng trong CSDL quan hệ, đặc trưng của một quan hệ. 4. Khái niệm khóa, khóa chính và ý nghĩa , mục đích và bản chất của việcliên kết giữa các bảng. BÀI 5: CÁC THAO TÁC VỚI CSDL QUAN HỆ 1. Nêu các thao tác với CSDL quan hệ 2. Tạo lập CSDL gồm những thao tác nào? 3. Cập nhật dữ liệu gồm những thao tác nào? Nêu các cách cập nhật dữ liệu. 4. Khai thác CSDL gồm những thao tác nào? Nêu cụ thể từng thao tác BÀI 6: BẢO MẬT THÔNG TI TRONG CÁC HỆ CSDL 1. Bảo mật là gì? Nêu các giải pháp bảo mật. 2. Để nhận dạng người dùng hệ thống thường dùng cách nào? 3. Biên bản hệ thống cóa tác dụng gì? 4. Nêu các cách để mã hóa và nén dữ liệu. II. CÂU HỎI ÔN TẬP LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG 1. NHẬN BIẾT (8 CÂU) Câu 1: Liên kết giữa các bảng cho phép: A. Tránh được dư thừa dữ liệu. B. Có thể có được thông tin tổng hợp từ nhiều bảng. C. Nhất quán dữ liệu. D. Tất cả đáp án trên. Câu 2: Điều kiện cần để tạo được liên kết là: A. Phải có ít nhất hai bảng. 1
  2. B. Phải có ít nhất một bảng và một mẫu hỏi. C. Phải có ít nhất một bảng mà một biểu mẫu. D. Tổng số bảng và mẫu hỏi ít nhất là 2. Câu 3: Điều kiện để tạo mối liên kết giữa hai bảng là: A. Trường liên kết của hai bảng phải cùng kiểu dữ liệu. B. Trường liên kết của hai bảng phải là chữ hoa. C. Trường liên kết của hai bảng phải là kiểu dữ liệu số. D. Trường liên kết của hai bảng phải khác nhau về kiểu dữ liệu. Câu 4: Bảng có các trường( Ma_khach_hang , So_don, Ma_mat_hang , So_luong) cho biết trường nào là khóa chính? A. Ma_khach_hang B. So_don C. Ma_mat_hang D. So_luong Câu 5: Để có được thông tin tổng hợp từ các bảng, ta cần có: A. Bảng tổng hợp dữ liệu. B. Biểu mẫu tổng hợp. C. Liên kết giữa các bảng. D. Đáp án khác. Câu 6: Các mối liên kết giữa các bảng được thể hiện trong cửa sổ nào? A. Relationships B. Tools C. Link D. Show Table Câu 7: Có mấy cách lập CSDL? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Có mấy cách để mở cửa sổ Relationships? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 2. THÔNG HIỂU (8 CÂU) Câu 1: Khi muốn thiết lập liên kết giữa hai bảng thì mỗi bảng phải thỏa mãn điều kiện nào? A. Khóa chính giống nhau. B. Số trường bằng nhau. C. Số bản ghi bằng nhau. D. Tất cả đều sai. Câu 2: Trong Access, để tạo liên kết giữa 2 bảng thì hai bảng đó phải có hai trường thỏa mãn điều kiện: A. Có tên giống nhau. B. Có kiểu dữ liệu giống nhau. C. Có ít nhất một trường là khóa chính. D. Tất cả đáp án trên. Câu 3: Trong Access, khi tạo liên kết giữa các bảng thì: A. Phải có ít nhất một trường là khóa chính. B. Cả hai trường phải là khóa chính. C. Hai trường không nhất thiết phải là khóa chính. D. Một trường là khóa chính, một trường không. Câu 4: Tại sao khi lập mối quan hệ giữa hai trường của hai bảng nhưng Access lại không chấp nhận? A. Vì bảng chưa nhập dữ liệu. B. Vì một hai bảng này đang sử dụng (mở cửa sổ table). C. Vì hai trường tham gia vào dây quan hệ khác kiểu dữ liệu (data type), khác chiều dài (field size). D. Đáp án B và C. Câu 5: Có thể lập cơ CSDL như thế nào? A. Lập CSDL gồm một bảng duy nhất chứa tất cả các thông tin cần thiết. B. Lập CSDL thành các bảng với các cấu trúc tương ứng. C. Đáp án A, B đều đúng. D. Đáp án A, B đều sai. Câu 6: Cách lập CSDL chỉ gồm một bảng duy nhất chứa tất cả các thông tin cần thiết có nhược điểm nào sau đây? A. Khó theo dõi. B. Dư thừa dữ liệu. 2
  3. C. Không đảm bảo sự nhất quán. D. Đáp án B và C. Câu 7: Ở cửa sổ Relationships, ta có thể thực hiện thao tác nào? A. Xem liên kết. B. Tạo/sửa liên kết. C. Xóa liên kết. D. Tất cả đáp án trên. Câu 8: Mục đích của việc chỉ ra mối liên kết giữa các bảng với nhau là gì? A. Để Access biết phải kết nối các bảng như thế nào khi kết xuất thông tin. B. Để Access biết điểm chung giữa các bảng. C. Để Acess biết các thông tin tương tự nhau giữa các bảng. D. Tất cả đáp án trên. 3. VẬN DỤNG (5 CÂU) Câu 1: Để tạo liên kết giữa các bảng, ta chọn: A.Tool/ Relationships hoặc nháy nút . B.Tool/ Relationships. C.Edit/ Insert/ Relationships. D.Tất cả đáp án trên. Câu 2: Khi liên kết bị sai, ta có thể sửa lại bằng cách chọn đường liên kết cần sửa, sau đó: A. Nháy đúp vào đường liên kết → chọn lại trường cần liên kết. B. Edit → RelationShip. C. Tools → RelationShip → Change Field. D. Chọn đường liên kết giữa hai bảng đó và nhấn phím Delete. Câu 3: Muốn xóa liên kết giữa hai bảng, trong cửa sổ Relationships ta thực hiện: A. Chọn hai bảng và nhấn phím Delete. B. Chọn đường liên kết giữa hai bảng đó và nhấn phím Delete. C. Chọn tất cả các bảng và nhấn phím Delete. D. Tất cả đáp án trên đều sai. Câu 4: Để xóa liên kết, trước tiên ta chọn liên kết cần xóa. Thao tác tiếp theo nào sau đây là sai? A. Bấm Phím Delete → Yes. B. Click phải chuột, chọn Delete → Yes. C. Edit → Delele → Yes. D. Tools → RelationShip → Delete → Yes. Câu 5: Để xóa một liên kết, nháy chuột vào đường nối thể hiện liên kết để chọn nó rồi nhấn phím nào? A. Backspace. B. Undo. C. Delete. D. End 4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU) Câu 1: Sắp xếp các bước theo đúng thứ tự thực hiện để tạo liên kết giữa hai bảng: 1. Kéo thả trường khóa làm liên kết từ bảng phụ tới bảng chính (trường khóa làm khóa chính) 2. Chọn các tham số liên kết rồi nháy vào Create 3. Hiển thị hai bảng (các trường) muốn tạo liên kết. 4. Mở cửa sổ Relationships. A. 2, 4, 1, 3 B. 4, 3, 1, 2 C. 4, 2, 3, 1 D. 3, 1, 4, 2 Câu 2: Các bước để tạo liên kết giữa các bảng là: 1. Chọn Tool\Relationships… 2. Tạo liên kết đôi một giữa các bảng. 3. Đóng hộp thoại Realationships/ Yes để lưu lại. 4. Chọn các bảng sẽ liên kết. A. 1, 4, 2, 3 B. 2, 3, 4, 1 C. 1, 2, 3, 4 D. 4, 2, 3, 1 TRUY VẤN DỮ LIỆU 1. NHẬN BIẾT (11 CÂU) Câu 1: Truy vấn dữ liệu có nghĩa là: A. In dữ liệu. B. Cập nhật dữ liệu. 3
  4. C. Tìm kiếm và hiển thị dữ liệu. D. Xóa các dữ liệu không cần đến nữa. Câu 2: Nếu những bài toán mà câu hỏi chỉ liên quan tới một bảng, ta có thể: A. Thực hiện thao tác tìm kiếm và lọc trên bảng hoặc biểu mẫu. B. Sử dụng mẫu hỏi. C. A và B đều đúng . D. A và B đều sai. Câu 3: Nếu những bài toán phức tạp, liên quan tới nhiều bảng, ta sử dụng: A. Mẫu hỏi B. Bảng C. Báo cáo D. Biểu mẫu Câu 4: Để hiển thị một số bản ghi nào đó trong cơ sở dữ liệu, thống kê dữ liệu, ta dùng: A. Mẫu hỏi B. Câu hỏi C. Liệt kê D. Trả lời Câu 5: Các chế độ làm việc với mẫu hỏi là: A. Mẫu hỏi. B. Mẫu hỏi và thiết kế. C. Trang dữ liệu và thiết kế. D. Trang dữ liệu và mẫu hỏi. Câu 6: Kết quả thực hiện mẫu hỏi cũng đóng vai trò như: A. Một bảng. B. Một biểu mẫu. C. Một báo cáo. D. Một mẫu hỏi. Câu 7: “/” là phép toán thuộc nhóm: A. Phép toán so sánh. B. Phép toán số học. C. Phép toán logic. D. Không thuộc các nhóm trên. Câu 8: “>=” là phép toán thuộc nhóm: A. Phép toán so sánh. B. Phép toán số học. C. Phép toán logic. D. Không thuộc các nhóm trên. Câu 9: “not” là phép toán thuộc nhóm: A. Phép toán so sánh. B. Phép toán số học. C. Phép toán logic. D. Không thuộc các nhóm trên. Câu 10: Cửa sổ mẫu hỏi ở chế độ thiết kế gồm hai phần là: A. Phần trên (dữ liệu nguồn) và phần dưới (lưới QBE). B. Phần định nghĩa trường và phần khai báo các tính chất của trường. C. Phần chứa dữ liệu và phần mô tả điều kiện mẫu hỏi. D. Phần tên và phần tính chất. Câu 11: Hàm nào dưới đây chỉ thực hiện được trên các trường kiểu số? A. SUM B. AVG C. MIN D. Tất cả đáp án trên. 2. THÔNG HIỂU (8 CÂU) Câu 1: Trước khi tạo mẫu hỏi để giải quyết các bài toán liên quan tới nhiều bảng, thì ta phải thực hiện thao tác nào? A. Thực hiện gộp nhóm. B. Liên kết giữa các bảng. C. Chọn các trường muốn hiện thị ở hàng Show. D. Nhập các điều kiện vào lưới QBE. Câu 2: Mẫu hỏi thường được sử dụng để: A. Sắp xếp các bản ghi, chọn các trường để hiển thị, thực hiện tính toán. B. Chọn các bản ghi thỏa mãn điều kiện cho trước. C. Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác. D. Tất cả đáp án trên. Câu 3: Kết quả thực hiện mẫu hỏi có thể tham gia vào việc tạo ra: 4
  5. A. Bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi hay báo cáo. B. Bảng, biểu mẫu khác, mẫu hỏi khác hay các trang khác. C. Bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi khác hay báo cáo. D. Bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi khác. Câu 4: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về mẫu hỏi? A. Biểu thức số học được sử dụng để mô tả các trường tính toán. B. Biểu thức logic được sủ dụng khi thiết lập bộ lọc cho bảng, thiết lập điều kiện lọc để tạo mẫu hỏi. C. Hằng văn bản được viết trong cặp dấu nháy đơn. D. Hàm gộp nhóm là các hàm như: SUM, AVG, MIN, MAX, COUNT. Câu 5: Trong lưới QBE của cửa sổ mẫu hỏi (mẫu hỏi ở chế độ thiết kế) thì hàng Criteria có ý nghĩa gì? A. Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi. B. Xác định các trường xuất hiện trong mẫu hỏi. C. Xác định các trường cần sắp xếp. D. Khai báo tên các trường được chọn. Câu 6: Khi hai (hoặc nhiều hơn) các điều kiện được kết nối bằng AND hoặc OR, kết quả được gọi là: A. Tiêu chuẩn đơn giản. B. Tiêu chuẩn phức hợp. C. Tiêu chuẩn mẫu. D. Tiêu chuẩn kí tự. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mẫu hỏi? A. Trên hàng Field có tất cả các trường trong các bảng liên quan đến mẫu hỏi. B. Ngầm định các trường đưa vào mẫu hỏi đều được hiển thị. C. Có thể thay đổi thứ tự các trường trong mẫu hỏi. D. Avg, Min, Max, Count là các hàm tổng hợp dữ liệu. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mẫu hỏi? A. Lưới QBE là nơi người dùng chọn các trường để đưa vào mẫu hỏi, thứ tự sắp xếp và xác định điều kiện. B. Thứ tự sắp xếp cần được chỉ ra ở hàng Total. C. Mỗi trường trên hàng Field chỉ xuất hiện đúng một lần. D. Mỗi mẫu hỏi phải dùng hai bảng dữ liệu nguồn trở lên. 3. VẬN DỤNG (8 CÂU) Câu 1: Để xem hay sửa đổi thiết kế của mẫu hỏi, trước tiên ta chọn mẫu hỏi rồi nháy nút: A. B. C. D. Câu 2: Khi xây dựng các truy vấn trong Access, để sắp xếp các trường trong mẫu hỏi, ta nhập điều kiện vào dòng nào trong lưới QBE? A. Criteria B. Show C. Sort D. Field Câu 3: Để thêm hàng Total vào lưới thiết kế QBE, ta nháy vào nút lệnh: 5
  6. A. B. C. D. Câu 4: Để thực hiện mẫu hỏi (đưa ra kết quả của truy vấn) ta có thể sử dụng cách nào sau đây? A. Nháy nút . B. Nháy nút C. Nháy nút . D. Tất cả đáp trên. Câu 5: Nếu thêm nhầm một bảng làm dữ liệu nguồn trong khi tạo mẫu hỏi, để bỏ bảng đó khỏi cửa sổ thiết kế, ta thực hiện: A. Edit → Delete. B. Query → Remove Table. C. Chọn bảng cần xóa rồi nhấn phím Backspace. D. Tất cả đáp án trên. Câu 6: Để thêm bảng làm dữ liệu nguồn cho mẫu hỏi, ta nháy nút lệnh: A. B. C. D. Câu 7: Trong cửa sổ CSDL đang làm việc, để mở một mẫu hỏi đã có, ta thực hiện: A. Queries/ Nháy đúp vào tên mẫu hỏi. B. Queries/ nháy nút Design. C. Queries/ Create Query by using Wizard. D. Queries/ Create Query in Design Wiew. Câu 8: Để mô tả các trường tính toán trong mẫu hỏi, em dùng biểu thức nào? A. Biểu thức logic. B. Biểu thức so sánh. C. Biểu thức số học. D. Đáp án khác. 4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU) Câu 1: Bảng DIEM có các trường MOT_TIET, HOC_KI. Để tìm những học sinh có điểm một tiết trên 7 và điểm thi học kì trên 5 , trong dòng Criteria của trường HOC_KI, biểu thức điều kiện nào sau đây là đúng? A. MOT_TIET > 7 AND HOC_KI > 5 B. [MOT_TIET] > 7 AND [HOC_KI] > 5 C. [MOT_TIET] > 7 OR [HOC_KI] > 5 D. [MOT_TIET] > "7" AND [HOC_KI] > "5" Câu 2: Bảng DIEM có các trường MOT_TIET, HOC_KI. Trong Mẫu hỏi, biểu thức số học để tạo trường mới TRUNG_BINH, lệnh nào sau đây là đúng? A. TRUNG_BINH:(2* [MOT_TIET] + 3*[HOC_KI])/5 B. TRUNG_BINH:(2* MOT_TIET + 3*HOC_KI)/5 C. TRUNG_BINH:(2* [MOT_TIET] + 3*[HOC_KI]):5 D. TRUNG_BINH=(2* [MOT_TIET] + 3*[HOC_KI])/5 Câu 3:Trong cửa sổ CSDL đang làm việc, để tạo một Mẫu hỏi mới bằng cách dùng thuật sĩ, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng? A. Chọn Tables /Create Table in Design View. 6
  7. B. Chọn Queries/Create Query by using wizard. C. Chọn Queries/Create Query in Design View. D. Chọn Forms /Create Form by using wizard. Câu 4: Trình tự thao tác để tạo mẫu hỏi bằng cách tự thiết kế, biết: (1) Chọn bảng hoặc mẫu hỏi khác làm dữ liệu nguồn. (2) Nháy nút . (3) Nháy đúp vào Create query in Design view. (4) Chọn các trường cần thiết trong dữ liệu nguồn để đưa vào mẫu hỏi. (5) Mô tả điều kiện mẫu hỏi ở lưới QBE. A. (1) → (3) → (4) → (5) → (2). B. (3) → (1) → (4) → (5) → (2). C. (3) → (1) → (5) → (4) → (2). D. (3) → (4) → (5) → (1) → (2). BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO 1. NHẬN BIẾT (7 CÂU) Câu 1: Báo cáo là gì? A. Báo cáo là hình thức thích hợp nhất khi cần tổng hợp dữ liệu. B. Báo cáo là hình thức thích hợp nhất khi cần trình bày dữ liệu. C. Báo cáo là hình thức thích hợp nhất khi cần in dữ liệu theo khuôn dạng. D. Báo cáo là hình thức thích hợp nhất khi cần tổng hợp, trình bày và in dữ liệu theo khuôn dạng. Câu 2: Khi cần in dữ liệu theo một mẫu cho trước, cần sử dụng đối tượng: A. Báo cáo. B. Bảng. C. Mẫu hỏi. D. Biểu mẫu. Câu 3: Để làm việc với báo cáo, chọn đối tượng nào trong bảng chọn đối tượng? A. Tables. B. Forms. C. Queries. D. Reports. Câu 4: Để tạo nhanh một báo cáo, thường chọn cách nào trong các cách dưới đây? A. Người dùng tự thiết kế. B. Dùng thuật sĩ tạo báo cáo. C. Dùng thuật sĩ tạo báo cáo và sau đó sửa đổi thiết kế báo cáo được tạo ra ở bước trên. D. Tất cả các trên đều sai. Câu 5: Đối tượng nào sau đây không thể cập nhật dữ liệu? A. Bảng, biểu mẫu. B. Mẫu hỏi, báo cáo. C. Báo cáo. D. Bảng. Câu 6: Khi mở một báo cáo, nó được hiển thị dưới dạng nào? A. Chế độ thiết kế. B. Chế độ trang dữ liệu. C. Chế độ biểu mẫu. D. Chế độ xem trước. Câu 7: Trong hộp thoại Report Wizard, chọn bảng hoặc mẫu hỏi trong mục nào? A. Available Fields. B. Selected Fields. C. Tables/Queries. D. Đáp án khác. 2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) Câu 1: Báo cáo thường được sử dụng để làm gì? A. Thể hiện được sự so sánh và tổng hợp thông tin từ các nhóm dữ liệu. B. Trình bày nội dung văn bản theo mẫu quy định. C. Trình bày một sự việc hoặc là các kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức trong một thời gian nhất định. D. Đáp án A và B. Câu 2: Để tạo một báo cáo, cần trả lời các câu hỏi gì? 7
  8. A. Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì? Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo? Dữ liệu sẽ được nhóm như thế nào? B. Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì? Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo? Dữ liệu sẽ được nhóm như thế nào? Tạo báo cáo bằng cách nào? C. Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì? Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo? Dữ liệu sẽ được nhóm như thế nào? Hình thức báo cáo như thế nào? D. Báo cáo được tạo ra để kết xuất thông tin gì? Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo? Câu 3: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau? A. Có thể định dạng kiểu chữ, cỡ chữ cho các tiêu đề và dữ liệu trong báo cáo. B. Lưu báo cáo để sử dụng nhiều lần. C. Báo cáo tạo bằng thuật sĩ đạt yêu cầu về hình thức. D. Có thể chèn hình ảnh cho báo cáo thêm sinh động. Câu 4: Với báo cáo, ta không thể làm được việc gì trong những việc sau đây? A. Chọn trường đưa vào báo cáo. B. Lọc những bản ghi thỏa mãn một điều kiện nào đó. C. Gộp nhóm dữ liệu. D. Bố trí báo cáo và chọn kiểu trình bày. Câu 5: Báo cáo có ưu điểm gì? A. Trong các báo cáo có thể so sánh, tổng hợp và tính tổng theo nhóm các tập hợp dữ liệu lớn. B. Có thể sử dụng các thành phần định dạng (như kiểu chữ, màu sắc), các phân tử đồ họa mở rộng (như logo, ảnh, nhãn thư...), các bảng biểu (như bảng lương, danh sách phòng thi...). C. Hình thức đẹp mắt, cân đối, hiển thị đúng tiếng Việt. D. Đáp án A và B. Câu 6: Tại sao nên kiểm tra lại báo cáo trước khi in? A. Vì báo cáo được tạo có thể chưa đạt yêu cầu về hình thức. B. Vì đây bước bắt buộc khi tiến hành in. C. Đáp án A, B đều đúng. D. Đáp án A, B đều sai. 3. VẬN DỤNG (5 CÂU) Câu 1: Khi muốn sửa đổi thiết kế báo cáo, ta chọn báo cáo rồi nháy nút: A. B. C. D. Câu 2: Khi báo cáo đang ở chế độ thiết kế, có thể nháy nút nào để xem kết quả của báo cáo? A. B. C. D. Câu 3: Với báo cáo đã tạo bằng thuật sĩ, ta có thể sửa những chi tiết nào? A. Chọn định dạng số thập phân với hai chữ số sau dấu phẩy cho các điểm trung bình. B. Dùng các phông chữ tiếng Việt khác nhau cho các tiêu đề. C. Thay đổi cỡ chữ cho các tiêu đề. D. Đáp án A và B. Câu 4: Trước khi in báo cáo, em cần chú ý gì? 8
  9. A. Chọn kích thước trang giấy và hướng giấy cho phù hợp. B. Thiết đặt lại các tham số in. C. Có thể chọn trang Columns để thiết đặt định dạng cột. D. Tất cả đáp án trên. Câu 5: Để chọn lần lượt các trường cần thiết từ ô Available Fields sang ô Selected Fields, em thực hiện như thế nào? A. Nháy đúp chuột vào tên trường. B. Nháy chuột vào tên trường. C. Nháy chuột phải vào tên trường. D. Tất cả đáp án trên. 4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU) Câu 1: Giả sử bảng HOCSINH gồm có các trường MAHS, HOTEN, DIEM, LOP. Muốn hiển thị thông tin điểm cao nhất của mỗi lớp để sử dụng lâu dài, trong Access ta sử dụng đối tượng nào trong các đối tượng sau? A. Reports B. Queries C. Forms D. Tables Câu 2: Để tính trung bình điểm Toán theo tổ, em sử dụng hàm nào? A. SUM B. AVG C. MIN D. COUNT CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ 1. NHẬN BIẾT (9 CÂU) Câu 1: Cho đến nay, đâu là mô hình phổ biến nhất trong thực tế xây dựng các ứng dụng CSDL? A. Mô hình phân cấp. B. Mô hình quan hệ. C. Mô hình hướng đối tượng. D. Đáp án khác. Câu 2: Thao tác trên dữ liệu có thể là: A. Sửa bản ghi. B. Thêm bản ghi. C. Xoá bản ghi. D. Tất cả đáp án trên. Câu 3: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng: A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính. B. Bảng. C. Hàng. D. Cột. Câu 4: Thuật ngữ “thuộc tính” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng: A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính. B. Bảng. C. Hàng. D. Cột. Câu 5: Thuật ngữ “miền” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng: A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính. B. Bảng. C. Hàng. D. Cột. Câu 6: Tiêu chí để chọn khóa chính cho bảng là gì? A. Tập thuộc tính phải đủ để phân biệt các cá thể trong một bảng. B. Nên chọn khóa chính có ít thuộc tính nhất. C. Việc xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu. D. Tất cả đáp án trên. Câu 7: Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? A. Là hệ QTCSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ. B. Là cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ. C. Là phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL. D. Đáp án khác. Câu 8: Hệ QTCSDL quan hệ là gì? A. Là hệ QTCSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ. 9
  10. B. Là cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ. C. Là phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL. D. Đáp án khác. Câu 9: Quan sát bảng sau và cho biết thuộc tính Số thể được dùng để phân biệt: A. Ngày sinh. B. Lớp. C. Người mượn. D. Đáp án khác. 2. THÔNG HIỂU (10 CÂU) Câu 1: Để có thể nghiên cứu và phát triển các ứng dụng CSDL, cộng đồng những người làm việc trong lĩnh vực CSDL cần trao đổi với nhau về những yếu tố nào sau đây? A. Cấu trúc dữ liệu. B. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu. C. Các ràng buộc dữ liệu. D. Tất cả đáp án trên. Câu 2: Mô hình quan hệ có cấu trúc như thế nào? A. Dữ liệu được thể hiện trong các bảng, mỗi bảng bao gồm các hàng và các cột thể hiện thông tin về một chủ đề. B. Các hàng biểu thị các thuộc tính của chủ thể và tên hàng thường là tên của thuộc tính, các cột biểu thị cho một cá thể, gồm một bộ các giá trị tương ứng với các hàng. C. Dữ liệu trong bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc, chẳng hạn, không được có hai bộ nào trong một bảng giống nhau hoàn toàn. D. Đáp án A và B. Câu 3: Tìm phát biểu sai khi nói về miền? A. Các miền của các thuộc tính khác nhau không nhất thiết phải khác nhau. B. Mỗi một thuộc tính có thể có hai miền trở lên. C. Hai thuộc tính khác nhau có thể cùng miền. D. Miền của thuộc tính họ tên thường là kiểu text. Câu 4: Khẳng định sai khi nói về khoá? A. Khoá là tập hợp tất cả các thuộc tính trong bảng để phân biệt được các cá thể. B. Khoá là tập hợp tất cả các thuộc tính vừa đủ để phân biệt được các cá thể. C. Khoá chỉ là một thuộc tính trong bảng được chọn làm khoá. D. Khoá phải là các trường STT. Câu 5: Tìm phát biểu sai khi nói về khoá chính? A. Một bảng có thể có nhiều khoá chính. B. Mỗi bảng có ít nhất một khoá. C. Xác định khoá phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu. D. Nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất. 10
  11. Câu 6: Trong mô hình quan hệ, ràng buộc như thế nào được gọi là ràng buộc toàn vẹn thực thể (ràng buộc khoá)? A. Các hệ QTCSDL quan hệ kiểm soát việc nhập dữ liệu sao cho dữ liệu tại các cột khoá chính không được để trống, dữ liệu tại các cột khoá chính không được trùng nhau để đảm bảo sự nhất quán dữ liệu. B. Dữ liệu tại các cột khoá chính không được để trống. C. Dữ liệu tại các cột khoá chính không được trùng nhau. D. Dữ liệu tại các cột khoá chính không được để trống nhưng được trùng nhau. Câu 7: Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua: A. Địa chỉ của các bảng. B. Thuộc tính khóa. C. Tên trường. D. Thuộc tính của các trường được chọn (không nhất thiết phải là khóa). Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng chính của hệ CSDL quan hệ? A. Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác. B. Các bộ là phân biệt và thứ tự của các bộ không quan trọng. C. Quan hệ có thể có thuộc tính đa trị hay phức hợp. D. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt, thứ tự các thuộc tính không quan trọng. Câu 9: Theo em, khi xét một mô hình dữ liệu quan hệ ta cần quan tâm những yếu tố nào? A. Cấu trúc dữ liệu. B. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu. C. Ràng buộc dữ liệu. D. Tất cả đáp án trên. Câu 10: Các kết quả tìm kiếm thông tin qua truy vấn dữ liệu có được nhờ: A. Thực hiện các thao tác trên dữ liệu. B. Dữ liệu được lưu trong các bảng. C. Dữ liệu trong các bảng thỏa mãn một số ràng buộc nhất định. D. Tất cả đáp án trên. 3. VẬN DỤNG (6 CÂU) Câu 1: Phần mềm nào sau đây không phải là hệ QTCSDL quan hệ? A. Visual Dbase, Microsoft SQL Server. B. Oracle, Paradox. C. OpenOffice, Linux. D. Microsoft Access, Foxpro. Câu 2: Khi cập nhật dữ liệu vào bảng, ta không thể để trống trường nào sau đây? A. Khóa chính. B. Khóa và khóa chính. C. Khóa chính và trường bắt buộc điền dữ liệu. D. Tất cả các trường của bảng. Câu 3: Danh sách của mỗi phòng thi gồm có các trường: STT, Họ tên học sinh, Số báo danh, phòng thi. Ta chọn khoá chính là A. STT. B. Số báo danh. C. Phòng thi. D. Họ tên học sinh. Câu 4: Trong bảng sau đây, mỗi học sinh chỉ có mộ mã số (Mahs) Khoá chính của bảng là: A. Khoá chính = {Mahs}. B. Khoá chính = {HoTen, Ngaysinh, Lop, Diachi, Toan}. C. Khoá chính = {HoTen, Ngaysinh, Lop, Diachi, Li}. 11
  12. D. Khoá chính = {HoTen, Ngaysinh, Lop, Diachi}. Câu 5: Để quản lí việc học sinh mượn sách ở thư viện của trường, thông thường thư viện cần quản lí thông tin nào sau đây? A. Tình hình mượn sách: Số thẻ, mã số sách, ngày mượn, ngày trả. B. Các học sinh có thẻ mượn sách: Số thẻ, họ tên, ngày sinh, lớp. C. Sách có trong thư viện: Mã số sách, tên sách, số trang, tác giả. D. Tất cả đáp án trên. Câu 6: Trong bảng SINH_VIEN có các thuộc tính ID, ten, ngaysinh, diachi, em nên chọn thuộc tính nào làm khóa chính. A. ID B. ten C. ngaysinh D. diachi 4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU) Câu 1: Mô hình dữ liệu quan hệ được E. F. Codd đề xuất năm nào? A. 1960 B. 1970 C. 1980 D. 1990 Câu 2: Cho bảng dữ liệu sau: Số thẻ Mã sách Ngày mượn/ trả Ngày mượn Ngày trả TV- 02 TO-012 1/2/2024 5/2/2024 TA-013 TV- 03 TO-012 3/3/2024 7/3/2024 TV - 02 TO - 012 5/4/2024 Có các lí giải nào sau đây cho rằng bảng đó không phải là một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ? A. Tên các thuộc tính bằng chữ Việt. B. Không có thuộc tính tên người mượn. C. Có một cột thuộc tính là phức hợp. D. Số bản ghi quá ít. Câu 3: Cho bảng dữ liệu sau: Số thẻ Mã sách Ngày mượn Ngày trả TV- 02 TO-012 1/2/2024 5/2/2024 TA-013 TV- 03 TO-012 3/3/2024 7/3/2024 TV - 02 TO - 012 5/4/2024 Bảng này không là một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ, vì: A. Ðộ rộng các cột không bằng nhau. B. Có hai bản ghi có cùng giá trị thuộc tính số thẻ là TV – 02. C. Một thuộc tính có tính đa trị. D. Có bản ghi chưa đủ các giá trị thuộc tính. Câu 4: Giả sử một bảng có 2 trường SOBH (số bảo hiểm) và HOTEN (họ tên) thì nên chọn trường SOBH làm khoá chính hơn vì: A. Trường SOBH là duy nhất, trong khi đó trường HOTEN không phải là duy nhất. B. Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải là kiểu số. C. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN. D. Trường SOBH là trường ngắn hơn. Câu 5: Cho các bảng sau: 12
  13. - DanhMucSach (MaSach, TenSach, MaLoai) - LoaiSach (MaLoai, LoaiSach) - HoaDon (MaSach, SoLuong, DonGia) Để biết giá của một quyển sách thì cần những bảng nào? A. HoaDon. B. DanhMucSach, HoaDon. C. DanhMucSach, LoaiSach. D. HoaDon, LoaiSach. CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ 1. NHẬN BIẾT (12 CÂU) Câu 1: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là: A. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu. B. Tạo ra một hay nhiều bảng. C. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi. D. Tạo ra một hay nhiều báo cáo. Câu 2: Thao tác khai báo cấu trúc bảng bao gồm: A. Khai báo kích thước của trường. B. Tạo liên kết giữa các bảng. C. Đặt tên các trường và chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường. D. Đáp án A và C. Câu 3: Thao tác nào sau đây không thuộc loại tạo lập CSDL quan hệ? A. Tạo cấu trúc bảng. B. Chọn khoá chính. C. Ðặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng. D. Nhập dữ liệu ban đầu. Câu 4: Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu? A. Nhập dữ liệu ban đầu. B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp. C. Thêm bản ghi. D. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng. Câu 5: Chỉnh sửa dữ liệu là: A. Xoá một số quan hệ. B. Xoá giá trị của một vài thuộc tính của một bộ. C. Thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính của một bộ. D. Xoá một số thuộc tính. Câu 6: Xoá bản ghi là: A. Xoá một hoặc một số quan hệ. B. Xoá một hoặc một số cơ sở dữ liệu. C. Xoá một hoặc một số bộ của bảng. D. Xoá một hoặc một số thuộc tính của bảng. Câu 7: Thao tác nào sau đây không là khai thác CSDL quan hệ? A. Sắp xếp các bản ghi. B. Thêm bản ghi mới. C. Kết xuất báo cáo. D. Xem dữ liệu. Câu 8: Truy vấn cơ sở dữ liệu là gì? A. Là một đối tượng có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ. B. Là một dạng bộ lọc. C. Là một dạng bộ lọc, có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ. D. Là yêu cầu máy thực hiện lệnh bất kì. Câu 9: Chức năng của mẫu hỏi (Query) là: A. Tổng hợp thông tin từ nhiều bảng. B. Sắp xếp, lọc các bản ghi. 13
  14. C. Thực hiện tính toán đơn giản. D. Tất cả các chức năng trên. Câu 10: Chức năng chính của biểu mẫu (Form) là: A. Tạo báo cáo thống kê số liệu. B. Hiển thị và cập nhật dữ liệu. C. Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh. D. Tạo truy vấn lọc dữ liệu. Câu 11: Các thao tác với CSDL quan hệ là: A. Tạo lập cơ sở dữ liệu. B. Cập nhật dữ liệu. C. Khai thác cơ sở dữ liệu. D. Tất cả đáp án trên. Câu 12: Các công việc khai thác CSDL là: A. Sắp xếp các bản ghi. B. Truy vấn cơ sở dữ liệu. C. Xem dữ liệu và kết xuất báo cáo. D. Tất cả đáp án trên. 2. THÔNG HIỂU (11 CÂU) Câu 1: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, khi tạo một trường, việc nào sau đây không nhất thiết phải thực hiện? A. Đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt. B.Chọn kiểu dữ liệu. C. Đặt kích thước. D. Mô tả nội dung. Câu 2: Khai thác CSDL quan hệ có thể là: A. Tạo bảng, chỉ định khóa chính, tạo liên kết. B. Đặt tên trường, chọn kiểu dữ liệu, định tính chất trường. C. Thêm, sửa, xóa bản ghi. D. Sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo. Câu 3: Sau khi tạo cấu trúc cho bảng thì: A. Không thể sửa lại cấu trúc. B. Phải nhập dữ liệu ngay. C. Có thể lưu lại cấu trúc và nhập dữ liệu sau. D. Khi tạo cấu trúc cho bảng xong thì phải cập nhật dữ liệu vì cấu trúc của bảng không thể sửa đổi. Câu 4: Hai bảng trong một CSDL quan hệ được liên kết với nhau bởi các khóa. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Các khóa liên kết phải là khóa chính của mỗi bảng. B. Trong các khóa liên kết phải có ít nhất một khóa là khóa chính ở một bảng nào đó. C. Trong các khóa liên kết có thể không có khóa chính nào tham gia. D. Tất cả đáp án trên. Câu 5: Tìm phương án sai. Thao tác sắp xếp bản ghi: A. Chỉ thực hiện sắp xếp trên một trường. B. Có thể thực hiện sắp xếp trên một vài trường với mức ưu tiên khác nhau. C. Không làm thay đổi vị trí lưu các bản ghi trên đĩa. D. Để tổ chức lưu trữ dữ liệu hợp lí hơn. Câu 6: Khi xác nhận các tiêu chí truy vấn thì hệ QTCSDL sẽ không thực hiện công việc nào dưới đây? A. Xoá vĩnh viễn một số bản ghi không thoả mãn điều kiện trong CSDL. 14
  15. B. Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng để kết xuất dữ liệu. C. Liệt kê tập con các bản ghi thoả mãn điều kiện. D. Định vị các bản ghi thoả mãn điều kiện. Câu 7: Câu nào sau đây sai? A. Không thể tạo ra chế độ xem dữ liệu đơn giản. B. Có thể dùng công cụ lọc dữ liệu để xem một tập con các bản ghi hoặc một số trường trong một bảng. C. Các hệ quản trị CSDL quan hệ cho phép tạo ra các biểu mẫu để xem các bản ghi. D. Có thể xem toàn bộ dữ liệu của bảng. Câu 8: Chọn đáp án sai. A. Các hệ QTCSDL đều cho phép thay đổi cấu trúc bảng, thay đổi khóa chính và xóa bảng. B. Tạo liên kết giữa các bảng bằng cách xác định các trường chung trong các bảng. C. Chỉ có thể chọn khóa chính cho bảng bằng cách để hệ QTCSDL tự động chọn. D. Tất cả đáp án trên. Câu 9: Dữ liệu nhập vào có đặc điểm nào sau đây? A. Có thể thêm bản ghi bằng cách bổ sung một hoặc một vài bộ dữ liệu vào bảng. B. Có thể chỉnh sửa dữ liệu sau khi nhập. C. Có thể xóa một hoặc một số bộ của bảng. D. Tất cả đáp án trên. Câu 10: Thông tin trong một báo cáo được thu thập như thế nào? A. Máy tính tự động cập nhật, thu thập thông tin. B. Thông tin được thu thập bằng cách tập hợp dữ liệu theo các tiêu chí do người dùng đặt ra. C. Đáp án A và B đúng. D. Đáp án A và B sai. Câu 11: Để phục vụ việc truy vấn CSDL, thông thường các hệ QTCSDL cho phép nhập các biểu thức hay các tiêu chí nhằm mục đích nào sau đây? A. Định vị các bản ghi, thiết lập liên kết giữa các bảng để kết xuất thông tin. B. Liệt kê một tập con các bản ghi hoặc tập con các trường. C. Thực hiện các phép toán và các thao tác quản lí dữ liệu khác. D. Tất cả đáp án trên. 3. VẬN DỤNG (4 CÂU) Câu 1: Trong CSDL quản lí thư viện, em hãy chỉ ra đối tượng cần quản lí. A. Sách. B. Bạn đọc. C. Quá trình mượn sách của bạn đọc. D. Tất cả đáp án trên. Câu 2: Trong CSDL quản lí thư viện, em hãy chỉ ra thông tin cần lưu trữ. A. Sách: Mã sách, tên sách, tác giả, số lượng, tên nhà xuất bản... B. Bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, ngày sinh, địa chỉ... C. Quản lý mượn: Mã bạn đoc, mã sách, số lượng mượn, ngày mượn, ngày trả. D. Tất cả đáp án trên. Câu 3: Trong CSDL quản lí thư viện, em cần cập nhật thông tin trong trường hợp nào? A. Thay đổi thông tin bạn đọc. B. Thay đổi thông tin sách. C. Thêm bạn đọc mới. D. Tất cả đáp án trên. Câu 4: Em có thể dùng máy tính để quản lí công việc nào sau đây? A. Quản lí thư viện. B. Quản lí đăng kí tín chỉ của sinh viên. 15
  16. C. Quản lí xe của một nhà xe. D. Tất cả đáp án trên. 4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU) Câu 1: Cho các thao tác sau: (1) Tạo bảng. (2) Đặt tên và lưu cấu trúc. (3) Chọn khóa chính cho bảng. (4) Tạo liên kết. Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau: A. (1) - (3) - (4) - (2) B. (2) - (1) - (2) - (4) C. (1) - (3) - (2) - (4) D. (1) - (2) - (3) - (4) Câu 2: Quan sát và cho biết bản ghi sau được sắp xếp theo nội dung của trường nào? A. HoDem B. Ten C. MaSo D. Ngsinh Câu 3: Hệ QTCSDL nào dưới đây được xem là một công cụ mạnh trong các hệ QTCSDL quan hệ thông dụng hiện nay, cho phép người dùng thể hiện truy vấn mà không cần biết nhiều về cấu trúc CSDL? A. Oracle B. Paradox C. SQL D. Foxpro BÀI 13: BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU 1. NHẬN BIẾT (12CÂU) Câu 1: Bảo mật trong hệ CSDL là: A. Ngăn chặn các truy cập không được phép, hạn chế tối đa các sai sót của người dùng. B. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn. C. Không tiết lộ nội dung dữ liệu cũng như chương trình xử lí. D. Tất cả đáp án trên. Câu 2: Các giải pháp chủ yếu cho bảo mật hệ thống gồm có: A. Chính sách và ý thức. B. Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng. C. Mã hóa thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản. D. Tất cả đáp án trên. Câu 3: Bảng phân quyền cho phép: A. Phân các quyền truy cập đối với người dùng. B. Giúp người dùng xem được thông tin CSDL. C. Giúp người quản lí xem được các đối tượng truy cập hệ thống. D. Đếm được số lượng người truy cập hệ thống. Câu 4: Nhận dạng người dùng là chức năng của: A. Người quản trị. B. CSDL. C. Hệ quản trị CSDL. D. Người đứng đầu tổ chức. Câu 5: Trong bảng phân quyền, các quyền truy cập dữ liệu, gồm có: A. Đọc dữ liệu. B. Xem, bổ sung, sửa, xóa và không truy cập dữ liệu. 16
  17. C. Thêm dữ liệu. D. Xem, sửa, bổ sung và xóa dữ liệu. Câu 6: Quan sát bảng phân quyền truy cập sau và cho biết đối tượng có quyền truy cập nhiều nhất? Mã số Họ tên Ngày sinh Toán Lí Hóa Giáo viên Đ;S;B Đ;S;B Đ;S;B Đ;S;B Đ;S;B Đ;S;B Phụ huynh khối 10 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Phụ huynh khối 11 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Phụ huynh khối 12 Đ Đ Đ Đ Đ Đ Người quản trị Đ;S;B;X Đ;S;B;X Đ;S;B;X Đ;S;B;X Đ;S;B;X Đ;S;B;X (Đ: Đọc; S: Sửa; B: Bổ sung; X: Xóa; K: Không được truy cập; K10, K11, K12: Phụ huynh khối 10, 11, 12) A. Giáo viên. B. Người quản trị. C. Phụ huynh khối 10. D. Phụ huynh khối 11. Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ CSDL? A. Ngăn chặn các truy cập không được phép. B. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng. C. Khống chế số người sử dụng CSDL. D. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn. Câu 8: Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có: A. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản. B. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản, cài đặt mật khẩu. C. Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản. D. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản. Câu 9: Người có chức năng phân quyền truy cập là: A. Người dùng. B. Người viết chương trình ứng dụng. C. Người quản trị CSDL. D. Lãnh đạo cơ quan. Câu 10: Cung cấp phương tiện cho người dùng để hệ QTCSDL nhận biết đúng được họ là nhiệm vụ của ai? A. Người dùng. B. Người viết chương trình ứng dụng. C. Người quản trị CSDL. D. Lãnh đạo cơ quan. Câu 11: Mật khẩu người dùng, phương pháp mã hóa thông tin... những yếu tố này được gọi là: A. Tham số bảo mật. B. Tham số bảo vệ. C. Chỉ số bảo mật. D. Chỉ số bảo vệ. Câu 12: Điền từ thích hợp vào ... "... là công cụ để hệ thống nhận dạng người truy cập hoặc khẳng định dữ liệu nhận được thực sự là của ai. ... có thể là chuỗi bit, xâu kí tự, âm thanh hoặc hình ảnh đặc trưng cho một người dùng và chỉ có người đó mới có thể cung cấp." A. Chữ kí điện tử. B. Mật khẩu. C. Mã hóa dữ liệu. D. Đáp án khác. 2. THÔNG HIỂU (10 CÂU) Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? A. Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL. 17
  18. B. Dựa trên bảng phân quyền để trao quyền truy cập khác nhau để khai thác dữ liệu cho các đối tượng người dùng khác nhau. C. Mọi người đều có thể truy cập, bổ sung và thay đổi bảng phân quyền. D. Bảng phân quyền không giới thiệu công khai cho mọi người biết. Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không phải là chức năng của biên bản hệ thống? A. Lưu lại số lần truy cập vào hệ thống. B. Lưu lại thông tin của người truy cập vào hệ thống. C. Lưu lại các yêu cầu tra cứu hệ thống. D. Nhận diện người dùng để cung cấp dữ liệu mà họ được phân quyền truy cập. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mã hoá thông tin? A. Các thông tin quan trọng và nhạy cảm nên lưu trữ dưới dạng mã hoá. B. Mã hoá thông tin để giảm khả năng rò rỉ thông tin. C. Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu. D. Các thông tin sẽ được an toàn tuyệt đối sau khi đã được mã hoá. Câu 4: Câu nào sai trong các câu dưới đây? A. Hệ quản trị CSDL không cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu B. Nên định kì thay đổi mật khẩu C. Thay đổi mật khẩu để tăng cường khả năng bào vệ mật khẩu D. Hệ quản trị CSDL cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu Câu 5: Câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về chức năng lưu biên bản hệ thống? A. Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu… B. Cho thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng. C. Lưu lại nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật. D. Lưu lại các thông tin cá nhân của người cập nhật. Câu 6: Theo em, giải pháp nào là quan trọng nhất để việc bảo mật hệ thống có hiệu quả? A. Chính sách và ý thức. B. Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng. C. Mã hóa thông tin và nén dữ liệu. D. Lưu biên bản. Câu 7: Nén dữ liệu có tác dụng gì? A. Giảm dung lượng bộ nhớ lưu trữ dữ liệu đó. B. Góp phần tăng cường tính bảo mật. C. Phát hiện những lần truy cập không bình thường vào dữ liệu. D. Đáp án A và B. Câu 8: Biên bản hệ thống dùng để: A. Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu… B. Thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng: Nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật… C. Hỗ trợ đáng kể việc cho việc khôi phục hệ thống khi có sự cố kĩ thuật. D. Tất cả đáp án trên. Câu 9: Chọn đáp án đúng. A. Các thông tin quan trọng và nhạy cảm thường được lưu trữ dưới dạng mã hóa để giảm khả năng rò rỉ. 18
  19. B. Các bản sao dữ liệu thường được mã hóa và nén bằng các chương trình riêng. C. Hiện nay, các giải pháp cả phần cứng lẫn phần mềm chưa đảm bảo hệ thống được bảo vệ an toàn tuyệt đối. D. Tất cả đáp án trên. Câu 10: Biên bản hệ thống cho người dùng biết điều gì? A. Số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu... B. Thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng: nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật... C. Cung cấp thông tin cho phép đánh giá mức độ quan tâm của người dùng đối với hệ thống nói chung và từng thành phần của hệ thống nói riêng. D. Đáp án A và B. 3. VẬN DỤNG (6 CÂU) Câu 1: Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải: A. Không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán. B. Chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu. C. Phải thường xuyên thay đổi để tăng cường tính bảo mật. D. Chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên. Câu 2: Để nhận dạng người dùng khi đăng nhập vào CSDL, ngoài mật khẩu người ta còn dùng các cách nhận dạng nào sau đây: A. Hình ảnh. B. Âm thanh. C. Chứng minh nhân dân. D. Giọng nói, dấu vân tay, võng mạc, chữ kí điện tử. Câu 3: Thông thường, khi muốn truy cập vào hệ CSDL, em cần cung cấp: A. Hình ảnh. B. Chữ kí. C. Họ tên người dùng. D. Tên tài khoản và mật khẩu. Câu 4: Em có thể làm gì để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật? A. Thường xuyên sao chép dữ liệu. B. Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ. C. Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm. D. Nhận dạng người dùng bằng mã hoá. Câu 5: Với vị trí người dùng, em có thể làm gì để bảo vệ hệ thống khi khai thác CSDL? A. Đổi mật khẩu thường xuyên. B. Mã hóa thông tin và nén dữ liệu. C. Tự giác thực hiện các điều khiển do pháp luật quy định. D. Tất cả đáp án trên. Câu 6: Để xác minh người truy cập có đúng là người dùng đã đăng kí với hệ thống hay không, em có thể dùng: A. Chữ kí điện tử. B. Tên người dùng và mật khẩu. C. Nhận dạng dấu vân tay, con ngươi hoặc giọng nói. D. Tất cả đáp án trên. 4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU) 19
  20. Câu 1: Trong một trường THPT có xây dựng một CSDL quản lí điểm Học Sinh. Người Quản trị CSDL có phân quyền truy cập cho các đối tượng truy cập vào CSDL. Theo em cách phân quyền nào dưới đây hợp lí: A. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung; BGH: Xem, sửa, xoá. B. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xóa; BGH: Xem, Bổ sung. C. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem. D. HS: Xem, Xoá; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem, Bổ sung, sửa, xoá. Câu 2: Xét dãy BBBBBBBBBAAAAAAACCCCCCCCCCCC. Mã hóa dãy kí tự trên ta được mã: A. B9A7C12 B. 9B7A12C C. 9B-7A-12C D. B9-A7-C12a 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2