Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
lượt xem 2
download
“Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh” giúp các em học sinh ôn tập kiến thức môn học, rèn luyện kỹ năng giải đề thi, nâng cao khả năng ghi nhớ để các em nắm được toàn bộ kiến thức học kì 2 môn Toán lớp 8. Mời các em cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
- ÔN TẬP HỌC KÌ II – LÍ 8 A. LÝ THUYẾT – CÔNG THỨC 1. Công thức tính công ∗ Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực là A = F. s Trong đó : A là công của lực F, đơn vị của A là J, 1J=1Nm, 1kJ=1000J. F là lực tác dụng vào vật, đơn vị là N. s là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét). ∗ Trường hợp đặc biệt, lực tác dụng vào vật chính là trọng lực và vật di chuyển theo phương thẳng đứng thì công được tính A = P. h Trong đó : A là công của lực F, đơn vị của A là J P là trọng lượng của vật, đơn vị là N. h là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét). 2. Công suất Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. A Công thức tính công suất : P = t Trong đó : P là công suất, đơn vị W (1W = 1 J/s, 1kW = 1000W , 1MW = 1000 000W ). A là công thực hiện, đơn vị J. t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây). 3. Cơ năng Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó. 5. Các chất được cấu tạo như thế nào? Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. 6. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 1
- 7. Hiện tượng khuếch tán Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán. Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng. 8. Nhiệt năng Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công. Truyền nhiệt. c) Nhiệt lượng Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng là Jun (kí hiệu J). 9. Dẫn nhiệt Nhiệt năng có thể truyển từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. 10. Đối lưu Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 11. Bức xạ nhiệt Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. 12. Công thức tính nhiệt lượng a) Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. b) Công thức tính nhiệt lượng Công thức tính nhiệt lượng thu vào : Q = m.c.∆t Q : Nhiệt lượng vật thu vào, đơn vị J. m : Khối lượng của vật, đơn vị kg. ∆t : Độ tăng nhiệt độ, đơn vị 0 C hoặc 0 K (Chú ý: ∆t = t 2 − t1 ). c : Nhiệt dung riêng, đơn vị J/kg.K. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10 C . Bảng nhiệt dung riêng của một số chất 2
- Nhiệt dung Nhiệt dung Chất riêng Chất riêng (J/kg.K) (J/kg.K) Nước 4200 Đất 800 Rượu 2500 Thép 460 Nước Đồn 1800 380 đá g Nhôm 880 Chì 130 13. Nguyên lí truyền nhiệt Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì: Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau. Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. 14. Phương trình cân bằng nhiệt Phương trình cân bằng nhiệt : Q to�ara = Q thu va�o Chú ý: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào được tính Q = m.c.∆t , trong đó ∆t = t cao − t tha�p . Trong tính toán để gọn ta đặt nhiệt lượng tỏa ra và thu vào bằng Q1 và Q 2 . ∗ Một số công thức thường sử dụng m m m = D.V ; V = ; D = D V (với m : khối lượng (kg); D : khối lượng riêng ( kg / m3 ); V thể tích ( m3 )). s s s = v.t ; v = ; t = t v (với s : quãng đường (m); v : vận tốc (m/s); t : thời gian (s)). 3
- B. ĐỀ CƯƠNG I.PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Mùa đông, khi ngồi cạnh lò sưởi thấy ấm áp. Năng lượng nhiệt của lò sưởi đã truyền tới người bằng cách nào? A. Dẫn nhiệt B. Đối lưu C. Bức xạ nhiệt D. Dẫn nhiệt và đối lưu Câu 2.Thả hai quả cầu bằng thép giống nhau đang nóng có cùng nhiệt độ vào một cốc nước, biết rằng mỗi quả cầu toả ra một nhiệt lượng là 375 kJ. Giả sử chỉ có sự truyền nhiệt giữa quả cầu và cốc nước. Nhiệt lượng mà cốc nước thu được là: A. 375kJ B. 750kJ C. 1125kJ D. 187,5kJ Câu3. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng, mỗi thùng hàng phải tốn một công là 15000J. Công suất của người công nhân đó là: A. 100W B. 10W C. 1000W D. 45kW Câu 4. Đối với không khí trong một lớp học thì khi nhiệt độ tăng: A. kích thước các phân tử không khí tăng B. vận tốc các phân tử không khí tăng C. khối lượng không khí trong phòng tăng D. thể tích không khí trong phòng tăng Câu 5. Một máy cày hoạt động với công suất 800W, trong 6s máy đã thực hiện một công là: A. 133,33J B. 4800J C. 17 280kJ D. 288kJ Câu 6. Khi đổ 50 cm rượu vào 50 cm nước, ta thu được một hỗn hợp rượu – 3 3 nước có thể tích: A. bằng 100 cm3 B. lớn hơn 100 cm3 C. nhỏ hơn 100 cm3 D. có thể tích bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm3 Câu 7. Tại sao săm xe đạp còn tốt đã bơm căng, để lâu ngày vẫn bị xẹp? 4
- A. Vì lúc bơm, không khí vào săm xe còn nóng, sau một thời gian không khí nguội đi và co lại làm cho săm xe bị xẹp. B. Vì săm xe nó làm bằng cao su nên tự nó co lại. C.Vì giữa các phân tử của chất làm săm xe có khoảng cách nên không khí có thể thoát qua đó ra ngoài. D. Vì không khí trong săm xe tự thu nhỏ thể tích của nó. Câu 8. Công thức tính công suất là: A F A. p = B. p = d.V C. p = t D. p = F.s s Câu 9: Câu nào sau đây đúng với nguyên lí truyền nhiệt: A. nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn B. nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn C. nhiệt được truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn D. nhiệt được truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có nhiệt dung riêng cao hơn Câu 10. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là: A. chuyển động cong. C. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động hỗn độn, không ngừng Câu 11. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì: A. Sứ lâu hỏng B. Sứ cách nhiệt tốt C. Sứ dẫn nhiệt tốt D. Sứ rẻ tiền Câu 12. Tại sao vào mùa hè nóng bức ta nên mặc quần áo sáng màu: A. Để dễ giặt rũ B. Vì nó đẹp C. Vì giảm được bức xạ nhiệt từ Mặt Trời D. Vì dễ thoát mồ hôi Câu 13. Đơn vị của nhiệt lượng là: A. J (Jun) B. M (mét) C. N (Niu tơn) D. W (oát) Câu 14. Để đun nóng một vật có khối lượng 2kg từ 200c đến 1500c cần phải cung cấp một nhiệt lượng 119,6kJ. Vật đó làm bằng: A.Đồng B. Thép C. Nhôm D. Thép Câu 15. Hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí gọi là: A.Sự dẫn nhiệt B. Sự đối lưu C. Bức xạ nhiệt C. Sự phát quang Câu1 6. Khi nói về cấu tạo chất, Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động. 5
- C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất. D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách. Câu 17: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Bởi vì: A. khi khuấy đều nước và đường cùng nóng lên. B. khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước. C. khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng. Câu 18. Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây? A. Chuyển động không ngừng. B.Giữa chúng có khoảng cách. C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. D.Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ cao Câu 19. Vì sao nước biển có vị mặn? A. Do các phân tử nước biển có vị mặn. B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau. C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. II. PHẦN BÀI TẬP Câu 1. a. Phát biểu định nghĩa nhiệt năng? b. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? Tìm ví dụ cho mỗi cách. Câu 2. Phát biểu định nghĩa, viết công thức tính công suất và đơn vị công suất? Câu 3. a. Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào? b. Phát biểu định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản?Lấy một ví dụ minh họa? Câu 4. An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện được một công 42kJ trong 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn? Câu 5. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000c vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 300c. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu 6
- độ? biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và nước là 4200 J/kg.K (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình nước và môi trường xung quanh). Câu 6. Tại sao săm xe đạp khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp? Câu 7. Một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lit nước ở 250C.Cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu để ấm nước sôi? Biết c nhôm = 880 J/kg.K. Câu 8. Ngươi ta đổ 1 lít nước ở 600C vào ấm nhôm có khối lượng 0,5kg đựng nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ nước trong ấm bằng 400C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kg.K của nước 4200J/kg.K. Bỏ qua sự mất nhiệt ra bên ngoài. Tính: a/ Nhiệt lượng do 1 lít nước toả ra b/ Khối lượng nước có trong ấm trước khi đổ thêm 1 lít nước 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn