intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 12 năm 2019-2020 - THPT Hùng Vương

Chia sẻ: Solua999 Solua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn tham khảo Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 12 năm 2019-2020 - THPT Hùng Vương sau đây để biết được cấu trúc đề kiểm tra cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề kiểm tra để từ đó có kế hoạch học tập và ôn kiểm tra một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 12 năm 2019-2020 - THPT Hùng Vương

  1. TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Lịch sử lớp 12 Thời gian: 45 phút Chọn đáp án đúng nhất và điền vào các ô sau: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Hội nghị Ianta (2 -1945) thông qua quyết định nào? A. Phân công quân đội Đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương. B. Phân chia nước Đức thành bốn khu vực chiếm đóng của quân Đồng minh. C. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa các nước Đồng minh. D. Thành lập tổ chức Hội Quốc liên để duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Câu 2. Vì sao các nước Đồng minh (Liên Xô, Anh, Mĩ) tổ chức hội nghị quốc tế Ianta vào tháng 2 – 1945? A. Các nước muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, tổ chức trật tự thế giới mới sau chiến tranh, phân chia thành quả giữa những nước thắng trận B. Bàn về chấm dứt chiến tranh ở Triều Tiên và lặp lại hòa bình ở Đông Dương C. Các nước muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thế thắng và phân chia lại thế giới sau chiến tranh. D. Chiến tranh bước vào giai đoạn cuối nhiều mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước phatxit nổi lên. Câu 3. Nhận xét nào dưới đây là hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Đề cao sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc). B. Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Đề cao việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. D. Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản giữa trật tự hai cực Ianta với trật tự Vecxai -Washington là A. có vai trò to lớn trong việc duy trì hòa bình thế giới. B. là tổ chức quốc tế thành lập sau chiến tranh thế giới. C. thiết lập để bảo vệ quyền lợi của các nước lớn. D. có sự tham gia tích cực của Liên Xô và Mỹ. Câu 5. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trong những năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX? A. Đứng thứ nhất thế giới B. Đứng thứ hai thế giới C. Đứng thứ ba thế giới D. Đứng thứ tư thế giới Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là? A. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật Liên Xô B. Cân bằng lực lượng giữa Liên Xô và Mỹ C. Phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ, đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật Liên Xô D. Mỹ không còn hù dọa nhân dân thế giới bằng vũ khí nguyên tử nữa Câu 7. Năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất nói lên điều gì? A. Mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
  2. B. Con người đầu tiên dặt chân thám hiểm mặt trăng. C. Người đầu đầu tiên đi đến thám hiểm sao Hỏa. D. Đánh dấu kỷ nguyên chế tạo tàu vũ trụ thành công. Câu 8. Một trong những bài học quan trọng mà Việt Nam có thể rút ra từ sự sụp đổ của Liên Xô để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là Đảng phải không ngừng A. tăng cường dân chủ trong Đảng. B. liên hệ chặt chẻ với nhân dân. C. tự chỉnh đốn và đổi mới. D. nâng cao vai trò lãnh đạo. Câu 9. Sự sụp đổ CNXH ở LX và Đông Âu là A. là sự sụp đổ của một chế độ XHCN trên phạm vi toàn thế giới B. là sự sụp đổ của một mô hình chưa khoa học C. là sự sụp đổ của CNXH dưới góc độ của một nhà nước D. là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác.Lênin Câu 10. Vai trò của Liên Xô từ năm 1945-1991? A. Là nước trụ cột tiêu diệt các nước phát xít trên toàn thế giới B. Là nước có nền kinh tế công nghiệp và KHKT phát triển nhất thế giới C. Là nước giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho các nước XHCN, ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội. D. Là một trong những nước sáng lập Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới Câu 11. Biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ II là A. Các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập. B. Các nước Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN. C. Các nước Đông Nam Á đều trở thành các nước Công nghiệp mới. D. Các nước Đông Nam Á đều trờ thành thuộc địa của thực dân Phương Tây Câu 12. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945? A. Mã Lai. B. Inđônêxia. C. Thái Lan. D. Miến Điện. Câu 13. Trong giai đoạn 1946 - 1954, nhiệm vụ của cách mạng Lào là gì? A. Kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. B. Giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. C. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. D. Cải cách đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Câu 14. Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào? A. Liên kết khu vực. B. Đa cực, nhiều trung tâm. C. Hòa hoãn Đông - Tây. D. Toàn cầu hóa. Câu 15. Đường lối đối ngoại của Ấn Độ là: A. Ủng hộ Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu B. Hòa bình, trung lập tích cực và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên TG C. Trung lập D. Quan hệ với các nước XHCN Câu 16. Điểm khác nhau căn bản của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi là ?
  3. A. Mĩ La tinh đấu tranh chống các thế lực thân Mĩ, thành lập chính phủ dân tộc dân chủ. Qua đó giành độc lập chủ quyền của dân tộc B. Mĩ La tinh đấu tranh giành độc chủ quyền của dân tộc C. Hình thành tổ chức thống nhất chung sự đấu tranh D. Mĩ La tinh đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và bọn tay sai để giải phóng dân tộc Câu 17. Yếu tố nào sau đây khiến bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thắng lợi của các nước Á, Phi, Mỹ La tinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia vào đời sống chính trị thế giới. C. Những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước của nhiều quốc gia trên thế giới. D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi gắn liền với vai trò lãnh đạo của Nenxơn-Manđêla? A. Cách mạng Ănggôla và Môdămbích thành công. B. Namibia tuyên bố độc lập. C. Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời. D. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ. Câu 19. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của nước nào bằng hai lần tổng sản lượng nông nghiệp của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản? A. Hà Lan. B. Trung Quốc. C. Mĩ. D. Tây Ban Nha. Câu 20. Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích nào sau đây? A. Lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội. B. Lôi kéo đồng minh để củng cố trật tự thế giới “một cực”. C. Thúc đẩy tiến trình hình thành của Liên minh châu Âu. D. Giúp các nước Tây Âu phát triển kinh tế để cạnh tranh với Trung Quốc. Câu 21. Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là gì? A. Liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu. B. Đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu. C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. D. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á. Câu 22. Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc A. tài chính. B. chính trị. C. khoa học - kĩ thuật. D. công nghệ. Câu 23. Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Biết xâm nhập vào thị trường các nước B. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
  4. C. Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất D. Giá nhập nguyên vật liệu từ các nước trong thế thứ ba với giá rẻ. Câu 24: So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì? A. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực. B. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc. C. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế. D. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài. Câu 25. Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì? A. Hai siêu cường Xô - Mỹ đối đầu gay gắt. B. Hai siêu cường Xô - Mỹ đối thoại, hợp tác. C. Hợp tác chính trị - văn hóa là xu thế chủ đạo. D. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo. Câu 26. Sự kiện 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada kí kết định ước Henxinki (1975) có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. Mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp. B. Tình trạng đối đầu giữa phe TBCN và XHCN ngày càng phát triển. C. Đánh dấu sự chấm dứt đồi đầu giữa Đông Âu XHCN và Tây Âu TBCN ở châu Âu. D. Mĩ củng cố quan hệ với các nước phương Tây để chống lại các nước XHCN. Câu 27. Một trong những nguyên nhân Liên Xô-Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh là A. Cuộc chạy đua vũ trang làm Xô- Mỹ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt. B. Nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến này. C. Liên Hợp Quốc yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh. D. Nhân dân thế giới phản ứng quyết liệt cuộc chiến tranh lạnh. Câu 28. Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển là A. Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỉ XXI. B. Trách nhiệm của các nước đang phát triển. C. Trách nhiệm của các nước phát triển hiện nay. D. Vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm) Câu hỏi: Nguyên nhân, quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? Khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức gì? Bài làm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2