intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề có 3 trang) (Đề có 30 câu ) Họ tên: ......................................... Số BD: ..... Mã đề 509 Câu 1: Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2- 1945) là A. khôi phục kinh tế sau chiến tranh. B. thành lập Liên minh châu Âu (EU). C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. D. thông qua “Kế hoạch Mác san”. Câu 2: Năm 1920, dấu ấn nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc? A. Quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Xác định được con đường giải phóng dân tộc. C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Kêu gọi đồng bào Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Câu 3: Một trong những quốc gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) là A. Campuchia. B. Philippin. C. Mianma. D. Lào. Câu 4: Một trong những yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong những năm 1936 – 1939 là A. Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp châu Âu. B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. C. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức và Italia. D. Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Câu 5: Ở Việt Nam, phong trào cách mạng nào bước đầu hình thành liên minh công nông? A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931. B. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925. C. Phong trào dân chủ 1936 - 1939. D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Câu 6: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả tất yếu của A. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế. B. thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ. C. nền hòa bình an ninh thế giới được duy trì. D. Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh. Câu 7: Năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập ở A. Mĩ. B. Anh. C. Đức. D. Pháp. Câu 8: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929), nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến nào sau đây? A. Nền kinh tế phát triển đồng bộ giữa các lĩnh vực. B. Nền kinh tế có phát triển nhưng mất cân đối. C. Nền kinh tế ngày càng lạc hậu và suy thoái. D. Nền kinh tế hài hoà vì lợi ích của hai nước. Câu 9: Ý nào sau đây, phản ánh đúng sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973? A. Phát triển chậm chạp. B. Phát triển thần kì. C. Phát triển to lớn. D. Phát triển bình thường. Câu 10: Sự kiện lịch sử nào dưới đây, đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Thắng lợi của phong trào cách mạng 1930 - 1931. B. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới năm 1950. C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. D. Thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 - 1939. Câu 11: Trong thời kì 1939 – 1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây? A. Tham gia thành lập chính quyền Xô viết. B. Tổ chức mít tinh “đón rước” G. Gôđa. C. Phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói. D. Hưởng ứng đóng góp “Quỹ độc lập”.
  2. Câu 12: Ý nghĩa to lớn của phong trào dân chủ 1936 - 1939, ở Việt Nam là gì? A. Tạo thời cơ cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. B. Tạo nên tiền đề cần thiết để kháng chiến lâu dài. C. Để lại nhiều bài học quý báu về đấu tranh vũ trang. D. Tập hợp được tất cả mọi tầng lớp xã hội tham gia. Câu 13: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam lúc này là A. đánh đổ phong kiến. . B. giải phóng dân tộc. C. người cày có ruộng. D. cơm áo và hòa bình. Câu 14: Quốc gia đầu tiên trên thế giới phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ là A. Nga. B. Trung Quốc. C. Liên Xô. D. Nhật. Câu 15: Sự kiên nào trên thế giới, có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc? A. Nước Pháp thua trận và mất hết thuộc địa. B. Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thắng lợi. C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh. D. Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức và Italia. Câu 16: Ở Việt Nam, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, ngoài thực dân Pháp lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng? A. Đại địa chủ tay sai và tư sản phản động. B. Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc. C. Tầng lớp tiểu địa chủ và tư sản dân tộc. D. Phát xít Nhật và lực lượng Việt Quốc. Câu 17: Năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam cho thấy điều gì? A. Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. B. Phong trào công nhân đã trở thành tự giác hoàn toàn. C. Sự thất bại của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. D. Yêu cầu cấp thiết: thành lập một chính đảng vô sản. Câu 18: Năm 1946, Chính phủ và Hồ Chí Minh: thực hiện sách lược hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, do tác động trực tiếp của sự kiện A. Hiệp ước Hoa – Pháp (28 – 2 - 1946). B. Pháp xâm lược Nam bộ (23 – 8 - 1945). C. Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (6 – 3 - 1946). D. Tạm ước Việt – Pháp (14 – 9 - 1946). Câu 19: Thắng lợi quân sự nào dưới đây của quân dân ta, đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp? A. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947. B. Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950. C. Chiến thắng Đông – Xuân 1953 - 1954. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 20: Sự kiện trực tiếp buộc Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai là A. Hội nghị hòa bình tại Phôngtennơblô thất bại. B. quân Pháp tấn công Nam Bộ, Nam Trung Bộ. C. Pháp gửi tối hậu thư cho ta ngày 18 – 12 - 1946. D. Pháp tấn công Việt Bắc vào tháng 10 năm 1947. Câu 21: Ngay sau cách mang tháng Tám năm1945, để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành A. tổng tuyển cử bầu Quốc hội. B. phát động “Tuần lễ vàng”. C. tổ chức “Tăng gia sản xuất”. D. thành lập Quân đội Quốc gia. Câu 22: Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương năm 1954, là thắng lợi chung của cả 3 nước Đông Dương vì A. Pháp – Mĩ công nhận độc lập, thống nhất của cả ba nước. B. Pháp tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của cả ba nước. C. cả ba nước đều có điểm tập kết, chuyển quân và ngừng bắn. D. ba nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 23: Nhận định nào dưới đây, phản ánh đúng tính đúng đắn và sáng tạo nhất của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
  3. A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và chủ trương tập hợp quần chúng. B. Giải quyết đúng mối quan hệ giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng dân tộc. C. Xác định được vị trí của công – nông - binh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. D. Gắn kết cách mạng Việt Nam bước vào quỹ đạo chung của cách mạng thế giới. Câu 24: Tại sao ở Việt Nam đến đầu năm 1930, khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế hoàn toàn khuynh hướng dân chủ tư sản? A. Khuynh hướng vô sản giải quyết được tất cả các mâu thuẫn trong xã hội. B. Lúc này giai cấp công nhân đã chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu xã hội. C. Khuynh hướng vô sản đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. D. Khuynh hướng vô sản giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho dân cày nghèo. Câu 25: Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam trong những năm 1921 - 1929, có điểm khác biệt nào so với chủ trương cứu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX? A. Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. B. Giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức thực dân. C. Gắn vấn đề dân tộc với dân chủ, dân quyền. D. Độc lập dân tộc gắn liền với chế độ quân chủ. Câu 26: Nhận định nào dưới đây, được coi là đúng nhất khi bàn về cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945? A. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. B. Vấn đề liên minh công - nông và binh lính luôn được đề cao trong mọi thời kì. C. Coi trọng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp là nhân tố quyết định thắng lợi. D. Trong bất kì tình huống nào cũng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Câu 27: Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. khởi nghĩa vũ trang là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. B. đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên chiến tranh cách mạng. C. khởi đầu từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa. D. khởi nghĩa từ miền núi, sau đó giành chính quyền ở đô thị. Câu 28: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946 - 1954) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây? A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân. B. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến. C. Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. D. Có lực lượng vũ trang cách mạng gồm ba thứ quân. Câu 29: Thành quả lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Công hoà đạt được, trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc (12 - 1946) bùng nổ là gì? A. Ổn định trên tất cả mọi lĩnh vưc, nhằm tiến tới kháng chiến lâu dài. B. Phân hoá và cô lập cao độ mọi hành động xâm lược của kẽ thù. C. Đập tan âm mưu quốc tế hoá kéo dài chiến tranh của Nhât- Pháp. D. Xây dựng được một nhà nước Việt Nam độc lập, thống nhất thực sự. Câu 30: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đều có ý nghĩa chung là A. đều giành độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho Đông Dương. B. đều đánh đổ được ách thống trị phong kiến, thực dân và đế quốc. C. đều góp phần mang lại thắng lợi chung của cách mạng thế giới. D. đã góp phần tăng cường tiềm lực cho phe xã hội chủ nghĩa. ------ HẾT ------ SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 3 trang) (Đề có 30 câu)
  4. Họ tên: ................................................... Số BD: ..... Mã đề 601 Câu 1: Quốc gia đầu tiên trên thế giới phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ là A. Nga. B. Trung Quốc. C. Nhật. . D. Liên Xô Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929), kinh tế Việt Nam có những chuyển biến nào sau đây? A. Nền kinh tế phát triển đồng bộ giữa các lĩnh vực. B. Nền kinh tế ngày càng lạc hậu và suy thoái. C. Nền kinh tế có phát triển nhưng mất cân đối. D. Nền kinh tế hài hoà vì lợi ích của hai nước. Câu 3: Năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập ở A. Anh. B. Mĩ. C. Đức. D. Pháp. Câu 4: Sự kiện lịch sử nào dưới đây, đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Thắng lợi của phong trào cách mạng 1930 - 1931. B. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới năm 1950. C. Thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 - 1939. D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 5: Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945) là A. khôi phục kinh tế sau chiến tranh. B. thành lập Liên minh châu Âu (EU). C. thông qua “Kế hoạch Mác san”. D. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. Câu 6: Trong thời kì 1939 – 1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây? A. Tham gia thành lập chính quyền Xô viết. B. Tổ chức mít tinh “đón rước” G. Gôđa. C. Hưởng ứng đóng góp “Quỹ độc lập”. D. Phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói. Câu 7: Một trong những quốc gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) là A. Campuchia B. Mianma. C. Philippin. D. Lào. Câu 8: Năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam cho thấy điều gì? A. Yêu cầu cấp thiết: thành lập một chính đảng vô sản. B. Phong trào công nhân đã trở thành tự giác hoàn toàn. C. Sự thất bại của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. D. Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Câu 9: Năm 1946, Chính phủ và Hồ Chí Minh: thực hiện sách lược hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, do tác động trực tiếp của sự kiện A. Pháp xâm lược Nam bộ (23 – 8 - 1945). B. Hiệp ước Hoa – Pháp (28 – 2 - 1946). C. Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (6 – 3 - 1946). D. Tạm ước Việt – Pháp (14 – 9 - 1946). Câu 10: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả tất yếu của A. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế. B. nền hòa bình an ninh thế giới được duy trì. C. thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ. . D. Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh. Câu 11: Thắng lợi quân sự nào dưới đây của quân dân ta, đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp? A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. B. Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950. C. Chiến thắng Đông – Xuân 1953 – 1954. D. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947. Câu 12: Năm 1920, dấu ấn nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc? A. Quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Xác định được con đường giải phóng dân tộc. D. Kêu gọi đồng bào Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Câu 13: Một trong những yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân
  5. ta trong những năm 1936 – 1939 là A. Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp châu Âu. B. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức và Italia. C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. D. Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Câu 14: Sự kiện trực tiếp buộc Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai là A. Hội nghị hòa bình tại Phôngtennơblô thất bại. B. Quân Pháp tấn công Nam Bộ, Nam Trung bộ. C. Pháp tấn công Việt Bắc vào tháng 10 năm 1947. D. Pháp gửi tối hậu thư cho ta ngày 18 – 12 - 1946. Câu 15: Ở Việt Nam, phong trào cách mạng nào bước đầu hình thành liên minh công nông? A. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925. B. Phong trào cách mạng 1930 - 1931. C. Phong trào dân chủ 1936 - 1939. D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Câu 16: Ý nào sau đây, phản ánh đúng sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973? A. Phát triển chạm chạp. B. Phát triển to lớn. C. Phát triển thần kì. D. Phát triển bình thường. Câu 17: Ý nghĩa to lớn của phong trào dân chủ 1936 - 1939, ở Việt Nam là gì? A. Tạo thời cơ cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. B. Tập hợp được tất cả mọi tầng lớp xã hội tham gia. C. Tạo nên tiền đề cần thiết để kháng chiến lâu dài. D. Để lại nhiều bài học quý về đấu tranh vũ trang. Câu 18: Ngay sau cách mang tháng Tám năm1945, để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành A. phát động “Tuần lễ vàng”. B. tổng tuyển cử bầu Quốc hội. C. tổ chức “Tăng gia sản xuất”. D. thành lập Quân đội Quốc gia. Câu 19: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) đã xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương lúc này là A. đánh đổ phong kiến. B. người cày có ruộng. C. giải phóng dân tộc. D. cơm áo và hòa bình. Câu 20: Sự kiên nào trên thế giới, có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc? A. Nước Pháp thua trận và mất hết thuộc địa. B. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh. C. Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thắng lợi. D. Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức và Italia. Câu 21: Ở Việt Nam, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, ngoài thực dân Pháp, lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng? A. Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc. B. Đại địa chủ tay sai và tư sản phản động. C. Tầng lớp tiểu địa chủ và tư sản dân tộc. D. Phát xít Nhật và lực lượng Việt Quốc. Câu 22: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đều có ý nghĩa chung là A. đều giành độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho Đông Dương. B. đều đánh đổ được ách thống trị phong kiến, thực dân và đế quốc. C. đã góp phần tăng cường tiềm lực cho phe xã hội chủ nghĩa. D. đều góp phần mang lại thắng lợi chung của cách mạng thế giới. Câu 23: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946 - 1954) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây? A. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến. B. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân. C. Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. D. Có lực lượng vũ trang cách mạng gồm ba thứ quân.
  6. Câu 24: Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. khởi nghĩa vũ trang là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. B. đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên chiến tranh cách mạng. C. khởi nghĩa từ miền núi, sau đó giành chính quyền ở đô thị. D. khởi đầu từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa. Câu 25: Thành quả lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Công hoà đạt được, trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc (12 - 1946) bùng nổ là gì? A. Phân hoá và cô lập cao độ mọi hành động xâm lược của kẽ thù. B. Ổn định trên tất cả mọi lĩnh vưc, nhằm tiến tới kháng chiến lâu dài. C. Đập tan âm mưu quốc tế hoá kéo dài chiến tranh của Nhât- Pháp. D. Xây dựng được một nhà nước Việt Nam độc lập, thống nhất thực sự. Câu 26: Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam trong những năm 1921 - 1929, có điểm khác biệt nào so với chủ trương cứu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX? A. Giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức thực dân. B. Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. C. Gắn vấn đề dân tộc với dân chủ, dân quyền. D. Độc lập dân tộc gắn liền với chế độ quân chủ. Câu 27: Nhận định nào dưới đây, phản ánh đúng tính đúng đắn và sáng tạo nhất của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Giải quyết đúng mối quan hệ giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng dân tộc. B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và chủ trương tập hợp quần chúng. C. Xác định được vị trí của công – nông - binh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. D. Gắn kết cách mạng Việt Nam bước vào quỹ đạo chung của cách mạng thế giới. Câu 28: Nhận định nào dưới đây, được coi là đúng nhất khi bàn về cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945? A. Vấn đề liên minh công - nông và binh lính luôn được đề cao trong mọi thời kì. B. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. C. Coi trọng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp là nhân tố quyết định thắng lợi. D. Trong bất kì tình huống nào cũng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Câu 29: Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương năm 1954, là thắng lợi chung của cả 3 nước Đông Dương vì A. Pháp – Mĩ công nhận độc lập, thống nhất của cả ba nước. B. cả ba nước đều có điểm tập kết, chuyển quân và ngừng bắn. C. Pháp tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của cả ba nước. D. ba nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 30: Tại sao ở Việt Nam đến đầu năm 1930, khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế hoàn toàn khuynh hướng dân chủ tư sản? A. Khuynh hướng vô sản giải quyết được tất cả các mâu thuẫn trong xã hội. B. Lúc này giai cấp công nhân đã chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu xã hội. C. Khuynh hướng vô sản giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho giai cấp nông dân. D. Khuynh hướng vô sản đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. ------ HẾT ------ SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 3 trang) (Đề có 30 câu ) Họ tên: ................................................ Số BD: ..... Mã đề 702
  7. Câu 1: Ý nào sau đây, phản ánh đúng sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973? A. Phát triển chậm chạp. B. Phát triển bình thường. C. Phát triển to lớn. D. Phát triển thần kì. Câu 2: Ở Việt Nam, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, ngoài thực dân Pháp, lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng? A. Tầng lớp tiểu địa chủ và tư sản dân tộc. B. Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc. C. Đại địa chủ tay sai và tư sản phản động. D. Phát xít Nhật và lực lượng Việt Quốc. Câu 3: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả tất yếu của A. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế. B. nền hòa bình an ninh thế giới được duy trì. C. Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh. D. thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ. Câu 4: Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945) là A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. B. thành lập Liên minh châu Âu (EU). C. khôi phục kinh tế sau chiến tranh. D. thông qua “Kế hoạch Mác san”. Câu 5: Sự kiên nào trên thế giới, có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc? A. Nước Pháp thua trận và mất hết thuộc địa. B. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh. C. Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức và Italia. D. Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thắng lợi. Câu 6: Một trong những quốc gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) là A. Campuchia. B. Mianma. C. Lào. D. Philippin. Câu 7: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) đã xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam lúc này là A. giải phóng dân tộc. . . B. cơm áo và hòa bình C. người cày có ruộng. D. đánh đổ phong kiến Câu 8: Trong thời kì 1939 – 1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây? A. Phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói. B. Tổ chức mít tinh “đón rước” G. Gôđa. C. Hưởng ứng đóng góp “Quỹ độc lập”. D. Tham gia thành lập chính quyền Xô Viết. Câu 9: Quốc gia đầu tiên trên thế giới phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ là A. Liên Xô. B. Trung Quốc. C. Nga. D. Nhật. Câu 10: Ý nghĩa to lớn của phong trào dân chủ 1936 - 1939, ở Việt Nam là gì? A. Tập hợp được tất cả mọi tầng lớp xã hội tham gia. B. Tạo thời cơ cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. C. Tạo nên tiền đề cần thiết để kháng chiến lâu dài. D. Để lại nhiều bài học quý về đấu tranh vũ trang. Câu 11: Một trong những yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong những năm 1936 – 1939 là A. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. B. Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp châu Âu. C. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức và Italia. D. Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Câu 12: Sự kiện lịch sử nào dưới đây, đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tôc Việt Nam? A. Thắng lợi của phong trào cách mạng 1930 - 1931. B. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới năm 1950. C. Thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 - 1939. D.Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 13: Ở Việt Nam, phong trào cách mạng nào bước đầu hình thành liên minh công nông? A. Phong trào dân chủ 1936 – 1939. B. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925. C. Phong trào cách mạng 1930 - 1931. D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Câu 14: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929),
  8. nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến nào sau đây? A. Nền kinh tế có phát triển nhưng mất cân đối. B. Nền kinh tế phát triển đồng bộ giữa các lĩnh vực. C. Nền kinh tế ngày càng lạc hậu và suy thoái. D. Nền kinh tế hài hoà vì lợi ích của hai nước. Câu 15: Năm 1920, dấu ấn nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc? A. Quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Kêu gọi đồng bào Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. D. Xác định được con đường giải phóng dân tộc. Câu 16: Năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập ở A. Anh. B. Đức. C. Mĩ. . D. Pháp. Câu 17: Ngay sau cách mang tháng Tám năm1945, để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành A. tổ chức “Tăng gia sản xuất”. B. phát động “Tuần lễ vàng”. C. tổng tuyển cử bầu Quốc hội. D. thành lập Quân đội Quốc gia. Câu 18: Sự kiện trực tiếp buộc Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai là A. Hội nghị hòa bình tại Phôngtennơblô thất bại. B. Pháp gởi tối hậu thư cho ta ngày 18 – 12 - 1946. C. Quân Pháp tấn công Nam Bộ, Nam Trung Bộ. D. Pháp tấn công Việt Bắc vào tháng 10 năm 1947. Câu 19: Thắng lợi quân sự nào dưới đây của quân dân ta, đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp? A. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 B. Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950. C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. D. Chiến thắng Đông – Xuân 1953 - 1954. Câu 20: Năm 1946, Chính phủ và Hồ Chí Minh: thực hiện sách lược hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, do tác động trực tiếp của sự kiện A. Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (6 – 3 - 1946). B. Pháp xâm lược Nam bộ (23 – 8 - 1945). C. Hiệp ước Hoa – Pháp (28 – 2 - 1946). D. Tạm ước Việt – Pháp (14 – 9 - 1946). Câu 21: Năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam cho thấy điều gì? A. Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. B. Phong trào công nhân đã trở thành tự giác hoàn toàn. C. Yêu cầu cấp thiết: thành lập một chính đảng vô sản. D. Sự thất bại của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 22: Thành quả lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Công hoà đạt được, trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc (12 - 1946) bùng nổ là gì? A. Phân hoá và cô lập cao độ mọi hành động xâm lược của kẽ thù. B. Đập tan âm mưu quốc tế hoá kéo dài chiến tranh của Nhât- Pháp. C. Ổn định trên tất cả mọi lĩnh vưc, nhằm tiến tới kháng chiến lâu dài. D. Xây dựng được một nhà nước Việt Nam độc lập, thống nhất thực sự. Câu 23: Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương năm 1954, là thắng lợi chung của cả 3 nước Đông Dương vì A. Pháp tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của cả ba nước. B. Pháp – Mĩ công nhận độc lập, thống nhất của cả ba nước. C. cả ba nước đều có điểm tập kết, chuyển quân và ngừng bắn. D. ba nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 24: Tại sao ở Việt Nam đến đầu năm 1930, khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế hoàn toàn khuynh hướng dân chủ tư sản? A. Khuynh hướng vô sản giải quyết được tất cả các mâu thuẫn trong xã hội. B. Khuynh hướng vô sản đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. C. Lúc này giai cấp công nhân đã chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu xã hội.
  9. D. Khuynh hướng vô sản giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho dân cày nghèo. Câu 25: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đều có ý nghĩa chung là A. đều góp phần mang lại thắng lợi chung của cách mạng thế giới. B. đều giành độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho Đông Dương. C. đều đánh đổ được ách thống trị phong kiến, thực dân và đế quốc. D. đã góp phần tăng cường tiềm lực cho phe xã hội chủ nghĩa. Câu 26: Nhận định nào dưới đây, phản ánh đúng tính đúng đắn và sáng tạo nhất của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Giải quyết đúng mối quan hệ giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng dân tộc. B. Xác định được vị trí của công – nông- binh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và chủ trương tập hợp quần chúng. D. Gắn kết cách mạng Việt Nam bước vào quỹ đạo chung của cách mạng thế giới. Câu 27: Nhận định nào dưới đây, được coi là đúng nhất khi bàn về cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945? A. Vấn đề liên minh công - nông và binh lính luôn được đề cao trong mọi thời kì. B. Coi trọng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp là nhân tố quyết định thắng lợi. C. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. D. Trong bất kì tình huống nào cũng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Câu 28: Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam trong những năm 1921 - 1929, có điểm khác biệt nào so với chủ trương cứu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX? A. Giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức thực dân. B. Gắn vấn đề dân tộc với dân chủ, dân quyền. C. Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. D. Độc lập dân tộc gắn liền với chế độ quân chủ. Câu 29: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946 - 1954) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây? A. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến. B. Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. C. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân. D. Có lực lượng vũ trang cách mạng gồm ba thứ quân. Câu 30: Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. khởi nghĩa vũ trang là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. B. khởi đầu từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa. C. đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên chiến tranh cách mạng. D. khởi nghĩa từ miền núi, sau đó giành chính quyền ở đô thị. ------ HẾT ------ SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 3 trang) (Đề có 30 câu ) Họ tên: ......................................... Số BD: ..... Mã đề 803 Câu 1: Năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập ở A. Anh. B. Đức. C. Pháp D. Mĩ Câu 2: Năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam cho thấy điều gì? A. Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. B. Yêu cầu cấp thiết: thành lập một chính đảng vô sản.
  10. C. Phong trào công nhân đã trở thành tự giác hoàn toàn. D. Sự thất bại của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 3: Ý nào sau đây, phản ánh đúng sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973? A. Phát triển thần kì. B. Phát triển chậm chạp. C. Phát triển to lớn. D. Phát triển bình thường. Câu 4: Năm 1946, Chính phủ và Hồ Chí Minh: thực hiện sách lược hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, do tác động trực tiếp của sự kiện A. Tạm ước Việt – Pháp (14-9-1946). B. Pháp xâm lược Nam bộ (23-8- 1945). C. Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (6-3-1946). D. Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946). Câu 5: Sự kiện trực tiếp buộc Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai là A. Pháp gởi tối hậu thư cho ta ngày 18-12-1946. B. Hội nghị hòa bình tại Phôngtennơblô thất bại. C. Quân Pháp tấn công Nam Bộ, Nam Trung bộ. D. Pháp tấn công Việt Bắc vào tháng 10 năm 1947. Câu 6: Quốc gia đầu tiên trên thế giới phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ là A. Nga. B. Liên Xô.. C. Trung Quốc. D. Nhật. Câu 7: Ở Việt Nam, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, ngoài thực dân Pháp, lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng? A. Phát xít Nhật và lực lượng Việt Quốc. B. Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc. C. Tầng lớp tiểu địa chủ và tư sản dân tộc. D. Đại địa chủ tay sai và tư sản phản động. Câu 8: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả tất yếu của A. thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ B. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế. C. nền hòa bình an ninh thế giới được duy trì. D. Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh. Câu 9: Ngay sau cách mang tháng Tám năm1945, để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành A. thành lập Quân đội Quốc gia B. phát động “Tuần lễ vàng”. C. tổ chức “Tăng gia sản xuất”. D. tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Câu 10: Một trong những quốc gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) là A. Philippin. B. Campuchia C. Mianma. D. Lào. Câu 11: Thắng lợi quân sự nào dưới đây của quân dân ta, đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp? A. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm1954. C. Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950. D. Chiến thắng Đông – Xuân 1953 -1954. Câu 12: Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2- 1945) là A. khôi phục kinh tế sau chiến tranh. B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. C. thành lập Liên minh châu Âu (EU). D. thông qua “Kế hoạch Mác san”. Câu 13: Năm 1920, dấu ấn nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc? A. Lựa chon được con đường giải phóng dân tộc. B. Quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Kêu gọi đồng bào Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Câu 14: Sự kiên nào trên thế giới, có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc? A. Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thắng lợi. B. Nước Pháp thua trận và mất hết thuộc địa. C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh. D. Nước Pháp đầu hàng quân phát xít Đức. Câu 15: Một trong những yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong những năm 1936 – 1939 là A. Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp châu Âu. B. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức và Italia.
  11. C. Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. D. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. Câu 16: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919- 1929), kinh tế Việt Nam có những chuyển biến nào sau đây? A. Nền kinh tế phát triển đồng bộ giữa các lĩnh vực. B. Nền kinh tế ngày càng lạc hậu và suy thoái. C. Nền kinh tế hài hoà vì lợi ích của hai nước. D. Nền kinh tế có phát triển nhưng mất cân đối. Câu 17: Ở Việt Nam, phong trào cách mạng nào bước đầu hình thành liên minh công nông? A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945 B. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 -1925. C. Phong trào dân chủ 1936 - 1939. D. Phong trào cách mạng 1930 - 1931. Câu 18: Sự kiện lịch sử nào dưới đây, đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tôc Việt Nam? A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Thắng lợi của phong trào cách mạng 1930-1931. C. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới năm 1950. D. Thắng lợi của phong trào dân chủ 1936-1939. Câu 19: Ý nghĩa to lớn của phong trào dân chủ 1936-1939, ở Việt Nam là gì? A. Tạo thời cơ cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. B. Tạo nên tiền đề cần thiết để kháng chiến lâu dài. C. Tập hợp được tất cả mọi tầng lớp xã hội tham gia. D. Để lại nhiều bài học quý về đấu tranh vũ trang. Câu 20: Trong thời kì 1939 – 1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây? A. Phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói. B. Tham gia thành lập chính quyền Xô Viết. C. Tổ chức mít tinh “đón rước” G. Gôđa. . D. Hưởng ứng đóng góp “Quỹ độc lập”. Câu 21: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam lúc này là A. đánh đổ phong kiến. . . B. cơm áo và hòa bình. C. người cày có ruộng. D. giải phóng dân tộc. Câu 22: Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. khởi đầu từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa. B. khởi nghĩa vũ trang là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. C. đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên chiến tranh cách mạng. D. khởi nghĩa từ miền núi, sau đó giành chính quyền ở đô thị. Câu 23: Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam trong những năm 1921-1929, có điểm khác biệt nào so với chủ trương cứu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX? A. Giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức thực dân. B. Gắn vấn đề dân tộc với dân chủ, dân quyền. C. Độc lập dân tộc gắn liền với chế độ quân chủ. D. Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Câu 24: Nhận định nào dưới đây, được coi là đúng nhất khi bàn về cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945? A. Vấn đề liên minh công - nông và binh lính luôn được đề cao trong mọi thời kì. B. Coi trọng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp là nhân tố quyết định thắng lợi. C. Trong bất kì tình huống nào cũng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. D. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Câu 25: Nhận định nào dưới đây, phản ánh đúng tính đúng đắn và sáng tạo nhất của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Giải quyết đúng mối quan hệ giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng dân tộc. B. Xác định được vị trí của công – nông- binh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. C. Gắn kết cách mạng Việt Nam bước vào quỹ đạo chung của cách mạng thế giới. D. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và chủ trương tập hợp quần chúng.
  12. Câu 26: Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1954) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây? A. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến. B. Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. C. Có lực lượng vũ trang cách mạng gồm ba thứ quân. D. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân. Câu 27: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đều có ý nghĩa chung là A. đều giành độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho Đông Dương. B. đều đánh đổ được ách thống trị phong kiến, thực dân và đế quốc. C. đã góp phần tăng cường tiềm lực cho phe xã hội chủ nghĩa. D. đều góp phần mang lại thắng lợi chung của cách mạng thế giới. Câu 28: Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương năm 1954, là thắng lợi chung của cả 3 nước Đông Dương vì A. Pháp – Mĩ công nhận độc lập, thống nhất của cả ba nước. B. cả ba nước đều có điểm tập kết, chuyển quân và ngừng bắn. C. ba nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. Pháp tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của cả ba nước. Câu 29: Tại sao ở Việt Nam đến đầu năm 1930, khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế hoàn toàn khuynh hướng dân chủ tư sản? A. Khuynh hướng vô sản đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. B. Khuynh hướng vô sản giải quyết được tất cả các mâu thuẫn trong xã hội. C. Lúc này giai cấp công nhân đã chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu xã hội. D. Khuynh hướng vô sản giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho dân cày nghèo. Câu 30: Thành quả lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Công hoà đạt được, trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc (12-1946) bùng nổ là gì? A. Phân hoá và cô lập cao độ mọi hành động xâm lược của kẽ thù. B. Đập tan âm mưu quốc tế hoá kéo dài chiến tranh của Nhât- Pháp. C. Xây dựng được một nhà nước Việt Nam độc lập, thống nhất thực sự. D. Ổn định trên tất cả mọi lĩnh vưc, nhằm tiến tới kháng chiến lâu dài. ------ HẾT ------
  13. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12 CÂU MĐ 509 MĐ 601 MĐ 702 MĐ 803 1 C D D D 2 B C C B 3 B B D A 4 B D A D 5 A D D A 6 B D D B 7 A C A D 8 B A A A 9 B B A D 10 C C A A 11 C A A B 12 D C D B 13 B C C A 14 C D A A 15 B B D D 16 A C C D 17 D B C D 18 A B B A 19 D C C C 20 C C C A 21 A B C D 22 B D C A 23 A B A D 24 C D B D 25 A B A D 26 A B C D 27 C B C D 28 A B C D 29 A C C A 30 C D B D Giáo viên thực hiện Hoàng Châu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2