intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Một số giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Chia sẻ: Minh Hiếu Lê | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

191
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, đề tài "Một số giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước" giới thiệu đến các bạn những nội dung về lý luận chung về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, thực trạng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam,... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Một số giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

  1. I Lý do chọn đề tài: Thư tòa soạn của forbes CHƯƠNG  1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP   NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM   1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP  1.1.1 Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? 1.2 Tính cấp bách của việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước khi đối mặt với  các hiệp định thương maij hiện nay ( Forbes trang 18) (hình ảnh thách thức  TPP) 1.3 Các hình thức tai cơ cấu ở doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Forbes trang  65) 1.4 MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT  NAM 1.5 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC  Ở VIỆT NAM CHƯƠNG  2: THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ  NƯỚC Ở VIỆT NAM 2.1 QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM 2.2 Những kết quả đạt được và khó khăn trong quá trình tái cấu trúc DNNN ở  VN hiện nay (MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TRONG TÁI CƠ CẤU  DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY) (hình ảnh forbes  24,25) 2.3: Những vấn đề trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.. ( vnep số 3) CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Phương hướng đổi mới cách tiếp cận trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà  nước ( 3 vnep số 3)
  2. 3.2 Một số giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong tình hình  hiện nay ( 4 VNEP SỐ 3) CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN Sự  sụp đổ  của hàng loạt định chế  tài chính lớn kể  từ  sau cuộc khủng hoảng   toàn cầu và những gì đang diễn ra từ  cuộc khủng hoảng nợ  Châu Âu hiện nay cho  chúng ta một bài học về  việc “nền kinh tế đang bị  bắt làm con tin” bởi các tập đoàn  chính phủ  lớn mạnh và ngân sách chính phủ  đến một lúc nào đó sẽ  không đủ  nguồn  lực để có thể giải cứu.  Ở  Việt Nam, không ai phủ  nhận những thành quả  mà tập đoàn nhà nước đạt  được trong thời gian qua. Nhưng thực tế cũng cho thấy độ  chênh lớn khi đưa lên bàn  cân những gì các tập đòan đạt được so với những gì nền kinh tế phải  gồng gánh khi   các dự án đầu tư kém hiệu quả. Đã đền lúc chúng ta phải lựa chọn những giải pháp ít   đau đớn nhất bằng cách đưa ra những giải pháp vừa dũng cảm vừa hài hòa cả  trong   ngắn hạn và dài hạn.  Tái cấu trúc bộ phận Doannh nghiệp nhà nước chắc chắn rằng sẽ có những khó  khăn, bất cập do tư  tưởng và thói quen làm việc lâu nay. Nhưng với sự  hợp lực của  các thành phần kinh tế  kết hợp với chủ  trương đường lối của Đảng và Nhà nước,   công cuộc tái cơ cấu sẽ sớm hoàn thành và mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Tài liệu tham khảo Tạp chí Forbes VN số ra tháng 10 năm 2014 Đề tài: “Một số giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” của tác giả  Nguyễn Hòa Bình ( Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ thống kê Nông, Lâm nghiệp và  Thủy sản, TCTK )  in trọng mục Nghiên cứu ­ Trao đổi   CHư
  3. 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP 1.1.1 Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và  đề  xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho   doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh   luôn thay đổi. Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho   doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn,   định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp. Đây là quá trình điều chỉnh chiến lược kinh doanh, thay đổi cơ cấu chủ sở hữu  và quyền kiểm soát, điều chỉnh bộ máy quản lý, lực lượng lao động, cơ cấu lại nguồn  vốn, thay đổi mạng lưới kinh doanh… để  thích nghi với điều kiện kinh doanh thay  đổi, tăng sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả.  1.1.2 Các hình thức tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay: (Forbes trang  65) Trong quá trình tái cơ MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC DNNN TẠI VIỆT NAM 1.3.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm chi phối  toàn bộ sự phát triển kinh tế  –xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Đất nước 
  4. ta đã gia nhập WTO từ năm 2007, do đó các doanh nghiệp Việt Nam không những phải  cạnh tranh ngay chính trị  trường nội địa và cả  ở  thị  trường quốc tế. Và thực tế  đó đã  đặt ra yêu cầu là DNNN cần được tiếp tục sắp xếp đổi mới để nâng cao hiệu quả sức  cạnh tranh, để có thể là đầu tàu chủ lực dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập   kinh tế quốc tế. 1.3.2 Giảm thâm hụt Ngân sách Nhà Nước Để  giảm sức ép lên chi ngân sách, Nhà nước cần rút khỏi hoạt động kinh tế  một cách vững chắc, thông qua quá trình cổ phần hóa. Kết quả của quá trình cổ phần   hóa sẽ tạo ra các pháp nhân hoạt động bình đẳng trên thị trường, không còn những ưu  đãi riêng như  trước qua đó giảm sức ép lên chi ngân sách trong tương lai, hoặc tránh   những biến cố mang tính rủi ro liên quan đến tài chính (như  sự  phá sản hoặc làm ăn  kém hiệu quả của các DNNN lớn, luôn đòi hỏi có sự giải cứu của Chính phủ). 1.3.3 Xóa bỏ độc quyền được Nhà Nước quy định cho một số DNNN  Hiện tượng “độc quyền” diễn ra trong một số ngành chủ  chốt như  điện, khai   tháng khoáng sản, khí đốt, viễn thông …   của các DNNN là hiện tượng phổ  biến  ở  nước ta. Điều này dẫn đến không chỉ  sự  kém năng động, hiệu quả  trong hoạt động   kinh doanh của doanh nghiệp và còn tạo sức ép lên ngân sách của Nhà nước. Thông  qua việc cổ phần hóa, một mặt Nhà nước sẽ xóa bỏ hiện tượng độc quyền ở một số  ngành xét thấy sự độc quyền là không còn cần thiết; mặt khác Nhà nước sẽ có một lộ  trình cụ  thể  cho sự  tham gia của tư  nhân vào một số  ngành chủ  chốt của đất nước   nhằm gia tăng hiệu quả cũng như năng lực hoạt động của các doanh nghiệp trong các  lĩnh vực này. Ngoài ra, cổ phần hóa còn có những mục tiêu sau:  tiếp nhận vốn và các khoa   học kĩ thuật tiên tiến để  nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị  trường  quốc tế cũng như tập trung vào chức năng ổn định kinh tế vĩ mô ; Tạo động lực mạnh 
  5. mẽ và cơ chế quản lí năng động, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động,   của cổ  đông và tăng cường sự  giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh  nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của các đối tượng từ  người lao động, doanh nghiệp   cho đến Nhà nước.; Tạo dựng và phát triển một thị trường tài chính gồm thị trường tư  bản, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ hoàn chỉnh trong nước… 1.4 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC DNNN Ở VIỆT NAM  Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.  Nên tiếp tục củng cố, duy trì doanh nghiệp có vốn 100% Nhà nước trong những lĩnh   vực mà kinh tế  tư  nhân không thể  thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả, những   khâu quyết định đến nền tảng phát triển kinh tế của cả xã hội. DNNN quá nhiều nhiệm vụ, chỉ  nên tập trung vào những nhiệm vụ  được xác  định cụ thể.  Tái cấu trúc doanh nghiệp được thực hiện đồng bộ từ tái cấu trúc từ tư duy, thể  chế, mô hình hoạt động, đầu tư, tái cấu trúc quản lý nhà nước đối với DNNN.  Trọng tâm tái cấu trúc DNNN là tái cấu trúc tập đoàn kinh tế  NN và các tổng   công ty nhà nước. 2.1 quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
  6. Tái cơ cấu DNNN thực chất đã diễn ra trong gần 30 năm qua cùng với quá trình  đổi mới kinh tế nhưng được sử dụng với một tên khác là sắp xếp, đổi mới  DNNN. Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, nếu tính từ cột mốc lịch sử là Đại hội  Đảng lần thứ VI ( 1986), đến nay đã tròn 29 năm, một quá trình không mấy dễ  dàng khi nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung làm quen với khái niệm thị trường  và hội nhập. Trong sự trở mình mang tính sống còn đó, doanh nghiệp nhà nước  (DNNN), hàng chục năm được xem là xương sống của nền kinh tế kế hoạch  tập trung, đã gặp nhiều khó khăn khi phải chuyển đổi thích ứng với tình thế, do  một thời gian dài sống bình yên trong cái nôi bao cấp. Có thể nói công cuộc cải cách DNNN đã trải qua ba giai đoạn:  Giai đoạn 1 từ năm 1985 và 10 năm tiếp theo, thời kỳ đầu của Đổi mới, khi các  DNNN bước vào saan chơi thị trường và gặp rất nhiều lúng túng vì không nắm  được những nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Giai đoạn 2 bắt đầu từ cuối năm 1996 với sự ra đời của luật Đầu tư nước ngoài  và tiếp theo là chỉ thị của Chính phủ triển khai cổ phần hóa DNNN vào tháng  8.1997. Đây là thời kỳ hàng loạt DNNN gặp phải những khó khăn về năng lực  cạnh tranh, bộc lộ rõ các nhược điểm của khu vực quốc doanh. Bên cạnh một  số ít thành công và phát triển tốt, đa phần DNNN làm ăn thiếu hiệu quả, gây ra  hệ lụy rất nặng nề cho nền kinh tế. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp tư  nhân, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI ) nổi lên như một  điểm sang của nền kinh tế đầy khát vọng chuyển đổi. Điều này cho thấy chủ  trương Đổi mới và mở cửa đã có tác dụng. Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 7.2012 đến nay. Chính phủ phê duyệt đề án : “Tái  cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 – 2015” mà chủ yếu là các tập  đoàn kinh tế, tổng công ty, thể hiện quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách  thể chế kinh tế, xây dựng một nền kinh tế thị trường tương đối đầu đủ và bảo  vệ sự tự chủ về kinh tế. Làm rõ ý kiến này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đãn  nhấn mạnh trong thông điệp đầu năm 2014 rằng “ Phải tôn trọng đầy đủ các quy  luật của kinh tế thị trường” 
  7. Tái cơ cấu DNNN trong “ giai doạn mới” là một trong ba trọng tâm của việc cơ  cấu lại nền kinh tế. Trong đó, mục tieu đặt ra tới cuối năm 2015 là CPH 432  doanh nghiệp. Tái cơ cấu DNNN thực hiện theo quy trình gồm 3 bước: ­ Bước đầu tiên xây dựng, ban hành một đề án chung có tính chất khung về  định hướng tái cơ cấu chung các DNNN đó là đề án khung “Tái cơ cấu  doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà  nước giai đoạn 2011 ­ 2015”. Đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ  ban hành theo Quyết định 929/QĐ­TTg ngày 17/7/2012 (sau đây gọi tắt là  Đề án “929”). ­ Bước thứ hai là xây dựng, phê duyệt các đề án tổng thể về sắp xếp, đổi  mới DNNN (thường gọi là phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN).  Các đề án tổng thể này do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với từng  Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế nhà nước. Đến tháng  8/2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các đề án tái cơ cấu (sắp xếp,  đổi mới) DNNN của các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011 – 2015. ­ Bước thứ ba, ở mức chi tiết hơn, là xây dựng các đề án cụ thể tái cơ cấu  từng doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty. Trên cơ sở các đề án tổng thể  tái cơ cấu DNNN của các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011 – 2015 các  doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty đã tiến hành rà soát, phân loại, xác  định danh mục ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính, ngành nghề có liên  quan, ngành nghề không liên quan, xây dựng kế hoạch cổ phần hoá, xây  dựng đề án tái cơ cấu DNNN. Đề án “929” có vai trò làm nền móng và định hướng chung cho các Bộ, Uỷ ban  nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án tổng thể tái cơ cấu các DNNN thuộc Bộ, Uỷ  ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trình Thủ tướng phê duyệt. Sau đó các doanh  nghiệp, tập đoàn, tổng công ty dựa vào đề án tổng thể để xây dựng đề án tái cơ  cấu cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mục tiêu dài hạn của Đề án “929” là hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả  và sức cạnh tranh của DNNN, trong trung hạn là thực hiện 2 mục tiêu chính.  Thứ nhất, tái cơ cấu để DNNN tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung 
  8. cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh,  làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng  vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định  kinh tế vĩ mô. Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận trên vốn  chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp kinh doanh), và hoàn thành nhiệm vụ sản  xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc  phòng, an ninh (đối với doanh nghiệp hoạt động công ích). Đến 31/3/2014 có 81 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt đề án,  trong đó 19 tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 40 tổng  công ty do các Bộ chủ quản phê duyệt và 22 tổng công ty do Uỷ ban nhân dân  cấp tỉnh, thành phố phê duyệt. Cùng đến thời điểm trên có 1 tập đoàn và 5 tổng  công ty nhà nước đã xây dựng đề án tái cơ cấu nhưng chưa được phê duyệt, 1  tổng công ty đang cổ phần hoá, còn lại là các doanh nghiệp chưa có báo cáo về  việc xây dựng đề án tái cơ cấu. Tính đến 31/12/2013 đã có 6.782 DNNN được sắp xếp lại, trong đó số DNNN cổ  phần hoá là 4.065 doanh nghiệp, gồm 3.650 doanh nghiệp và 415 bộ phận  DNNN. Riêng giai đoạn 2011­2013 có 180 doanh nghiệp đã được sắp xếp lại,  trong đó 99 doanh nghiệp cổ phần hoá và 81 doanh nghiệp sắp xếp theo các hình  thức khác. Tính đến đến 31/12/2013 còn 949 doanh nghiệp do nhà nước sở hữu  100% vốn (trong đó chưa kể số doanh nghiệp là nông trường và lâm trường  quốc doanh). Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành các văn bản để hỗ trợ và thúc đẩy tái cơ  cấu DNNN gồm: Nghị định 99/2012/NĐ­CP ngày 15/11/2012 về việc phân công,  phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước  đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Nghị định  206/2013/NĐ­CP ngày 9/12/2013 về quản lý nợ của doanh nghiệp do nhà nước  nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định 61/2013/NĐ­CP ngày 25/6/2013 về việc  ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công  khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và  doanh nghiệp có vốn nhà nước; Nghị định số 71/2013/NĐ­CP ngày 11 tháng 7  năm 2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý 
  9. tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị  định 69/2014/NĐ­CP ngày 15/7/2014 về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công  ty nhà nước; Nghị định 19/2014/NĐ­CP ngày 14/03/2014 ban hành Điều lệ mẫu  của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;  Nghị định số 189/2013/NĐ­CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung  một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ­CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về  chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1