intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội - Ngụ ý cho đào tạo nghề

Chia sẻ: Lê Linh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:96

237
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ sở lý thuyết về năng lực làm việc và khung năng lực làm việc của người lao động, nghề giúp việc gia đình và năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, phân tích năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội,... là những nội dung chính trong đề tài nghiên cứu khoa học "Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội - Ngụ ý cho đào tạo nghề". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội - Ngụ ý cho đào tạo nghề

  1. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG
  2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
  3. DANH MỤC VIẾT TẮT EFA: Exploratory Factor Analysis ILO:  International Labour Organization KMO:  Kaiser­Meyer­Olkin NCKH SV:  Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên NĐ­CP:  Nghị Định Chính Phủ PGS.TS:  Phó Giáo Sư – Tiến Sỹ P­value: Probability value SPSS:  Statistical Package for the Social Sciences TNHH:  Trách Nhiệm Hữu Hạn WTO:  World Trade Organization
  4. 5 GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) v ới   quyết tâm từng bước xây dựng một nền kinh tế ngày càng ổn định và phát triển bền   vững.Mặc dù những năm vừa qua kinh tế  nước ta phải đối mặt với nhiều thách   thức lớn của lạm phát và khủng hoảng kinh tế  thế  giới, đời sống của người dân  vẫn được cải thiện rõ rệt về mọi mặt.Mức sống dần đi lên của người dân cũng tỉ  lệ thuận với nhịp điệu hối hả của cuộc sống và sự cần thiết của các dịch vụ xã hội   dành cho các gia đình.Trong số các dịch vụ đó, giúp việc gia đình là một trong những   dịch vụ được quan tâm hơn cả bởi nó giúp ích rất nhiều cho các gia đình bận rộn ở  các thành phố lớn như Hà Nội. Có thể nói, giúp việc gia đình  ở các đô thị  lớn như Hà Nội đã trở  thành một  việc làm hấp dẫn đối với nhiều phụ nữ nông thôn. Đây là một trong những hệ quả  của việc phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở Hà Nội, đặc biệt là   việc sát nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội, khiến cho nhiều vùng đất được sửa đổi mục   đích sử dụng từ đất canh tác nông nghiệp thành công nghiệp hoặc xây dựng các khu   dân cư  mới. Điều này khiến cho một bộ  phận không nhỏ  người nông dân phải  chuyển đổi nghề hoặc học thêm nghề khác. Như vậy, quan hệ cung – cầu trong xã hội đã được thiết lập. Các hộ gia đình   thành thị ngày nay coi lao động giúp việc gia đình như một nhu cầu thiết yếu, giúp  cho người vợ, người mẹ trong gia đình giảm bớt gánh nặng, có nhiều thời gian hơn   cho công việc xã hội. Đồng thời, dịch vụ  giúp việc gia đình cũng giúp giải quyết   tình trạng thiếu việc làm của một bộ phận lao động, đặc biệt là lao động nữ ở nông  thôn.  Tuy nhiên, nguồn cung cấp nhân lực cho dịch vụ giúp việc gia đình hầu hết  là phụ  nữ  và trẻ  em nghèo nông thôn với trình độ  học vấn và kỹ  năng chưa cao.  Theo các chủ  sử  dụng lao động, hầu hết họ  tìm lao động giúp việc gia đình qua  
  5. 6 quan hệ cá nhân, như bà con ở quê hoặc bạn bè giới thiệu. Chỉ có một số rất ít tìm  qua các Trung tâm giới thiệu việc làm. Việc tìm kiếm nguồn lao động tự  phát này   cũng nói lên rằng hầu hết các lao động không được đào tạo kỹ năng giúp việc. Điều   này đã gây nhiều khó khăn và làm mất thời gian cho cả người sử dụng lao động và   người lao động. Bên cạnh đó, tinh thần, thái độ làm việc và ý thức trách nhiệm của  không ít người giúp việc cũng chưa đáp ứng yêu cầu của các chủ sử dụng lao động.  Các tiêu chí về  tính trung thực, thật thà, những hành vi  ứng xử  và nếp sống văn   minh đô thị chưa đáp ứng yêu cầu của các chủ thuê lao động ở thành phố. Ở  Việt Nam, giúp việc gia đình đang dần trở  thành một nghề  chính thức.  Ngày 25 tháng 5 năm 2014, Nghị định số 27­NĐCP của Chính phủ  quy định chi tiết   thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình   đã có hiệu lực. Theo bà Nelien Haspels ­ chuyên gia về giới của ILO châu Á ­ Thái  Bình Dương, tác động tích cực của Nghị  định này là nó sẽ  “gửi đi một thông điệp   mạnh mẽ rằng nghề giúp việc gia đình, khi bảo đảm các yêu cầu quy định, là một   nghề  chuyên nghiệp, mang lại những lợi ích đáng kể  về  kinh tế  và xã hội cho các   gia đình thuê người giúp việc, cho bản thân người giúp việc và cả  xã hội Việt   Nam”. Điều đó thể  hiện sự  ghi nhận của Chính phủ  rằng nghề  giúp việc gia đình   mang ý nghĩa quan trọng, để các thị trường lao động có thể vận hành hiệu quả bằng  cách tạo điều kiện để phụ nữ làm việc và duy trì năng suất lao động ngoài gia đình. Như  vậy,  ở  Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang có một nhu cầu  cấp thiết về đào tạo một cách bài bản để nâng cao năng lực làm việc cho lực lượng   lao động giúp việc gia đình. Trong khi tại Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến nay đã   có khoảng hơn 10 trung tâm Giới thiệu việc làm của nhà nước và công ty TNHH có  chức năng đào tạo, cung ứng người giúp việc gia đình; trong khi ở Hà Nội, chưa có  nhiều quan tâm nghiên cứu thích đáng về  lĩnh vực này, đặc biệt là những nghiên  cứu đánh giá cụ  thể  về trình độ  năng lực hiện tại của lao động giúp việc gia đình   nhằm cung cấp các dữ liệu về nhu cầu đào tạo cho các trường dạy nghề hoặc trung  tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  6. 7 Như vậy, một số câu hỏi cấp thiết được đặt ra có liên quan đến lĩnh vực này   là: Những kiến thức, kỹ năng và thái độ  cần thiết của lao động giúp việc gia đình   hiện nay  ở Hà Nội là gì? Thực trạng năng lực làm việc của đội ngũ lao động này   đang ở mức độ nào? Có những gợi ý gì có thể đề xuất trong việc xây dựng chương   trình đào tạo nghề  nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cho lao động giúp việc gia   đình? Để  trả  lời các câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề  tài “ Đánh giá  năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Thành phố  Hà  Nội ­ Ngụ  ý cho đào tạo nghề” trong công tình NCKH SV năm 2014. Nghiên cứu  này sẽ  đóng góp một phần hữu ích trong việc đào tạo nâng cao năng lực làm việc   cho lao động giúp việc gia đình, thúc đẩy hình thành và phát triển nghề  giúp việc,   phát triển thị  trường lao động giúp việc gia đình, nâng cao thu nhập cho lao động  nông thôn và phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội. 2. Tổng quan nghiên cứu Lao động giúp việc gia đình là một loại hình lao động đã xuất hiện trên từ  rất lâu trên thế giới và cả ở Việt Nam. Lực lượng lao động này đã và đang đóng góp   đáng kể  vào sự  phát triển kinh tế­ xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ  kinh tế đổi mới. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển  thì nhu cầu của các gia đình ở thành phố về lao động giúp việc  là rất lớn bởi phụ  nữ dần bận rộn hơn với các công việc xã hội và cần có người giúp đỡ công việc gia  đình. Tuy nhiên, trong  quan niệm của đại bộ  phận người dân Việt Nam hiện nay,   lao động giúp việc gia đình vẫn chưa được coi là một nghề  và những người làm  công việc này không được tôn trọng như  những ngành nghề  khác.  Ở  Việt Nam,  hoạt động giúp việc gia đình vẫn còn nhiều tồn tại và chưa đáp ứng được nhu cầu  của cả những gia đình sử dụng lao động lẫn những người lao động về nhiều mặt.  Năm 2001, tác giả Đặng Bích Thủy đã thực hiện nghiên cứu “Điều kiện sống  và làm việc của trẻ em gái nông thôn ra Hà Nội làm nghề giúp việc gia đinh” thông  qua phỏng vấn trực tiếp 17 nữ thiếu niên nông thôn dưới 17 tuổi đang làm giúp việc  gia đình tại Hà Nội. Qua đó, lý do chủ yếu dẫn các em gái nông thôn ra Hà Nội làm   nghề giúp việc gia đình là do điều kiện gia đình khó khăn về kinh tế, một số em do  chán học, học kém hay tò mò muốn xem cuộc sống  ở  Hà Nội như  thế  nào. Điều 
  7. 8 kiện làm việc của trẻ em gái giúp việc gia đình là rất khó khăn, hầu như  phải làm  việc trong tình trạng căng thẳng cả  về  thể  xác lẫn tinh thần với khoảng 12 – 14   tiếng lao đông/ngày. Tiền công nhận được tùy theo công việc của mỗi em và mọi  điều kiên lao động chủ yếu chỉ được thỏa thuận bằng miệng giữa chủ s ử dụng lao  động  với người lao động. Các em luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm của người  thân, cha mẹ  và không có bạn bè cùng lứa để  chia sẻ  hoặc vui chơi do phải sống   trong môi trường khép kín. Đây là một thiệt thòi rất lớn đối với các em và nó cũng là  một điểm bất lợi đối với sự hình thành và phát triển tâm lý của các em sau này. Dựa  vào thực trạng đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về  quyền trẻ  em và tuyên truyền sâu rộng các điều luật có liên quan để  đảm bảo   quyền trẻ  em, đồng thời Nhà nước cũng cần hỗ  trợ  việc làm cho các gia đình có  hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại  ở lực lượng   lao động giúp việc là trẻ  em mà chưa đề  cập đến những  đối tượng và độ  tuổi lao  động khác như phụ nữ và trung niên. Những người lao động ở độ tuổi này cũng cần  phải nhận được sự quan tam đúng đắn, kịp thời. Một nghiên cứu khác là của tác giả  Lê Việt Nga về “Tác động của dịch vụ  giúp việc tới gia đình” được thực hiện năm 2006 với phạm vi nghiên cứu là phường  Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Tác giả đã thu thập thông tin từ cả ba đối tượng   có liên quan trực tiếp đến hoạt động giúp việc gia đình là: Người lao động, người  sử dụng lao động và người làm nghề môi giới hoạt động giúp việc gia đinh. Nghiên   cứu trên bước đầu đã chỉ ra rằng như cầu thuê người giúp việc hiện nay ở Hà Nội  là rất lớn, đồng nghĩa với những tác động không nhỏ của việc thuê người giúp việc  tới cuộc sống của gia đình sử  dụng dịch vụ. Đồng thời, nghiên cứu cũng nêu lên   một số khó khăn, trở ngại của các bên như chất lượng làm việc của người lao động  chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nghiên  cứu của tác giả  Lê Việt Nga chỉ dựa trên một quy mô mẫu nghiên cứu khá nhỏ  bao  gồm 20 người làm thuê, 20 người sử dụng lao động và 5 cán bộ  giới thiệu việc làm   trong phạm vi phường Kim Liên. Bài nghiên cứu cũng chỉ khai thác được một số khía  cạnh của hoạt động giúp việc gia đình do phạm vi nghiên cứu chưa rộng  và cũng chưa  đề ra được nhiều giải pháp thiết thực khắc phục tình trạng này.
  8. 9 Nghiên cứu “Hiện trạng công việc và đời sống của nữ  nhập cư  làm giúp   việc nhà tại thành phố Hồ Chí Minh” (2009) của tác giả Đào Bích Hà có đối tượng   nghiên cứu là những người lao động trên 18 tuổi di cư từ nông thôn ra thành phố Hồ  Chí Minh làm công việc giúp việc gia đình. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên   cứu định tính với 15 cuộc phỏng vấn sâu để thu thập thông tin nhằm phản ánh thực  trạng lao động giúp việc gia đình hiện nay  ở  thành phố Hồ Chí Minh. Theo nghiên   cứu này, đa số  người giúp việc đều không hài lòng về  thời gian làm việc nặng  nhọc, cảm giác bị  gò bó, thiếu tự  do và chịu sự  kiểm soát của gia chủ. Ngoài ra   người nữ di cư còn phải chấp nhận sự xa cách gia đình, không thể chăm sóc con cái  và liên hệ xã hội với bạn bè, người thân. Tuy phạm vi nghiên cứu đã được mở rộng   hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Việt Nga đã đươc đề  cập ở  trên, nghiên cứu  này vẫn chưa đưa ra được những giải pháp thiết thực, cụ  thể  nhằm giải quyết   những tồn đọng trên. Trong nghiên cứu “Làn sóng phụ nữ nông thôn ra thành thị  làm giúp việc gia   đinh” (2007), tác giả  Dương Kim Hồng đã phần nào phản ánh được một số  khía  cạnh của hoạt động giúp việc gia đình ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố  Hồ Chí Minh. Theo đó, người lao động  ở ngay trong nhà của gia chủ  và người lao   động thuê nhà trọ ở ngoài là hai hình thức cơ bản của loại hình lao động giúp việc.  Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chỉ lấy ý kiến của những người là chủ hộ  gia đình có thuê người giúp việc mà không thực hiện phỏng vấn sâu người lao động  giúp việc để phản ánh trực tiếp tâm trạng, hoàn cảnh cũng như tâm tư nguyện vọng   của họ.  Mới đây nhất, bài nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng một số loại hình giúp  việc gia đình  ở Hà Nội hiện nay và đề  xuất giải pháp quản lý ” do tác giả  Ngô Thị  Ngọc Anh  thực hiện năm 2009 đã cho chúng ta thấy thực trạng của   lao động giúp  việc gia đình  ở  Hà Nội hiện nay và đề  xuất các giải pháp quản lý phù hợp và cần  thiết để nâng cao chất lượng lao động giúp việc gia đình, đồng thời bảo vệ quyền lợi  hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Đối tượng nghiên cứu là  người lao động giúp việc và những hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ này trên địa bàn  các quận của thành phố Hà Nội như Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa… Tất cả những  
  9. 10 đối tượng này đều được phỏng vấn sâu để  có cái nhìn sâu hơn về  thực trạng lao   động giúp việc. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề xuất giải pháp về vấn đề quản lý lực  lượng lao động giúp việc chứ  chưa thực sự đi sâu vào các giải pháp đào tạo nhằm   nâng cao tay nghề làm việc của họ. Cùng với sự phát triển kinh tế ­ xã hội đất nước, nhu cầu về  lao động giúp   việc đang ngày một tăng lên như  một xu thế tất yếu của quá trình phát triển. Dịch  vụ  giúp việc gia đình phát triển đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội nhưng   cũng còn khá nhiều  tồn tại, vướng mắc cần phải giải quyết xung quanh kiến thức,   kỹ  năng của người lao động, mối quan hệ chủ  nhà­ người giúp việc cũng như  các   chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động,vv.. . Đây đang là một vấn đề nóng  hổi, đòi hỏi sự  quan tâm thích đáng của  các  cơ  quan chức năng.Tuy nhiên, các   nghiên cứu trước đây mới chỉ  tập trung vào một số  khía cạnh cụ  thể  như  tìm giải  pháp tái hòa nhập cộng đồng cho lực lượng giúp việc là trẻ em hoặc các khía cạnh   pháp luật và quản lý. Các nghiên cứu này hầu như  chưa đánh giá đầy đủ  và hệ  thống về  thực trạng lao động giúp việc gia đình trên toàn thành phố  Hà Nội, chưa  đưa ra được những giải pháp cụ thể, thiết thực về đào tạo nhằm nâng cao năng lực  làm việc của lao động giúp việc gia đình   Trước thực tiễn đó, đề  tài nghiên cứu   “Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành   phố Hà Nội ­ Ngụ ý cho đào tạo nghề” sẽ tập trung vào phân tích các yêu tố cấu   thành nên năng lực làm việc, tìm ra khoảng cách giữa năng lực làm việc mong đợi  từ  phía người sử dụng lao động và năng lực làm việc thực tế  của người lao động.   Nghiên cứu này sẽ cung cấp những căn cứ về  mặt khoa học và thực tiễn cho việc   đề xuất các kiến nghị đào tạo nâng cao tay nghề của lao động giúp việc gia đình, từ  đó đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển nghề  giúp việc và thị  trường   lao động giúp việc gia đình ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cơ bản sau đây: Xác định các yêu cầu về năng lực làm việc (năng lực làm việc cần thiết)   của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội 
  10. 11 Phân tích năng lực làm việc thực tế hiện nay của lao động giúp việc  gia   đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó tìm ra khoảng cách giữa năng lực hiện tại   và năng lực cần thiết đối với lao động giúp việc gia đình. Đưa ra các đề xuất có liên quan đến đào tạo nghề cho lao động giúp việc  gia đình trên địa bànThành phố Hà Nội. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên đây, các câu hỏi nghiên cứu cần phải trả lời bao gồm: Năng lực làm việc cần thiết của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn  Thành phố Hà Nội gồm những nội dung gì? Năng lực làm việc thực tế  của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn   thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào so với những năng lực làm việc cần thiết? Có những kiến nghị gì về đào tạo nghề giúp việc gia đình nhằm nâng cao  năng lực và sự  chuyên nghiệp trong công việc cho lao động giúp việc gia đình tại   thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Quy trình nghiên cứu
  11. 12 Biểu đồ 1: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Phân tích nhóm nghiên cứu)
  12. 13 Quá trình nghiên cứu bao gồm các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu thứ  cấp về  nghề  giúp việc gia đình và  năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình (trong đó có khung lý thuyết về  năng lực làm viêc của người lao động). Bước 2: Phỏng vấn các hộ gia đình sử dụng lao động  Bước 3: Thiết kế bảng hỏi dựa trên tài liệu thứ cấp và phỏng vấn  Bước 4: Khảo sát thử và kiểm tra lại tính chính xác của bảng hỏi Bước 5: Thực hiện khảo sát và phỏng vấn sâu chính thức chủ   sử  dụng   lao động và lao động giúp việc gia đình Bước 6: Phân tích số liệu đã thu thập được, rút ra vấn đề và nguyên nhân Bước 7: Đề xuất các kiến nghị 5.2 Thu thập số liệu Số liệu thứ  cấp: Nguồn thông tin thức cấp được thu thập từ  các tài liệu  sách, báo cáo, dữ  liệu về  lao động giúp việc gia đình đã được nghiên cứu để  xác  đinh yêu cầu về  năng lực làm việc và đánh giá năng lực làm việc thực tế  của lao   động giúp việc ở Hà Nội. Đặc biệt, các mô hình lý thuyết về năng lực làm việc của  người lao động được xem xét và lựa chọn làm căn cứ  cho việc xây dựng mô hình   khung năng lực của lao động giúp việc gia đình. Số liệu sơ cấp: Được thu thập theo 2 cách sau đây: ­ Điều tra khảo sát: + Đối tượng khảo sát: Các hộ gia đình sử dụng lao động giúp việc ở Hà Nội + Mẫu khảo sát: Bảng 1 cho thấy tổng số phiếu phát ra là 170 phiếu, tổng số  phiếu thu về là 143 phiếu được phân bổ trên 8 quận nội thành của Thành phố Hà Nội,  trong đó Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có số phiếu thu về nhiều nhất (25 phiếu), Tây   Hồ và Cầu Giấy có số lượng ít nhất (10 phiếu). Căn cứ chọn mẫu dựa vào đặc điểm  và điều kiện sống của dân cư cũng như trình độ phát triển kinh tế xã hội của các quận  nội thành của Thành phố Hà Nội.
  13. 14 Bảng 1: Quy mô và cấu trúc mẫu điều tra Quận Số phiếu phát ra Sốphiếu thu về Hoàn Kiếm 30 26 Hai Bà Trưng 25 25 Tây Hồ 15 10 Đống Đa 20 20 Ba Đình 15 10 Thanh Xuân 20 20 Cầu Giấy 15 10 Hoàng Mai 30 22 Tổng 170 143  (Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu) + Bảng hỏi  đã được thiết kế dựa trên tài liệu tham khảo, khảo sát và phỏng  vấn mẫu nhỏ  người sử  dụng lao động giúp việc. Bảng hỏi được xây dựng trên  thang đo likert 5 điểm. Nội dung bảng hỏi bao gồm 2 phần: Phần thông tin chung   về người được khảo sát và phần câu hỏi liên quan đến đánh giá năng lực làm việc   của người lao động dựa trên 3 tiêu chí: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Người được   khảo sát được yêu cầu trả lời bằng cách lựa chọn mức độ từ 1 đến 5. Quá trình xây  dựng bảng hỏi được tiến hành qua 3 bước: Bước 1, nghiên cứu khung năng lực làm  việc của người lao động để xây dựng khung bảng hỏi; Bước 2, nghiên cứu tài liệu  thứ  cấp để  dự  thảo các tiêu chí trong bảng hỏi; Bước 3, phỏng vấn số lượng nhỏ  các chủ sử dụng lao động để hoàn thiện các tiêu chí trong bảng hỏi. + Quá trình khảo sát được tiến hành qua 2 bước: Bước 1, khảo thử để kiểm  tra độ chính xác của bảng hỏi; Bước 2, khảo sát chính thức để thu thập thông tin về  năng lực làm việc cần thiết và thực tế  của người lao động cũng như  các mong  muốn đề xuất của các bên liên quan. ­ Phỏng vấn sâu:  Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 chủ sử dụng lao động và 15  lao động giúp việc gia đình. Mục đích phỏng vấn sâu chủ sử dụng lao động để nắm   được các yếu tố phản ánh nội dung năng lực làm việc cần thiết của lao động giúp  
  14. 15 việc gia đình, thực trạng năng lực làm việc thực tế của người lao động hiện nay và  đặc biệt là giúp làm rõ hơn nội hàm của các vấn đề  được phát hiện trong thực  trang.Phỏng vấn sâu  lao động giúp việc nhằm nhận biết năng lực làm việc thực tế  của lao động giúp việc hiện nay, mức độ đạt được cụ thể về kiến thức, kỹ năng và  thái độ, và các nhân tố   ảnh hưởng đến mỗi loại. Nhóm nghiên cứu rất chú trọng  đến đối tượng này bởi vì khảo sát mới chỉ  cung cấp thông tin từ  góc nhìn của chủ  sử dụng lao động, vì thế cần phải có thêm phỏng vấn sâu người lao động đề  cung  cấp cái nhìn toàn diện và đầy đủ từ quan điểm của đối tượng này.   5.3 Phân tích và xử lý số liệu Các dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập xong được phân tích và xử  lý bằng  phương pháp phân tích định lượng kết hợp định tính. Phân tích định lượng sử dụng  công cụ  phân tích thống kê đa biến với sự  hỗ  trợ  của phần mềm SPSS, với các  bước cụ thể như  là thống kê mô tả  mẫu, kiểm định độ  tin cậy của thang đo, phân  tích nhân tố, phân tích means. Phân tích định tính được sử dụng kết hợp để phân tích   thông tin thu được từ phỏng vấn sâu,cùng với các phương pháp phân tích, tổng hợp,   so sánh… để rút ra các nhận xét và kết luận cho vấn đề nghiên cứu. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6.1 Đối tượng nghiên cứu Năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình bao gồm 3 yếu tố  cấu   thành trong khung năng lực làm việc là: kiến thức, kỹ năng, và thái độ. 6.2 Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian:  Các gia đình sử  dụng lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố  Hà  Nội, tập trung tại các quận trung tâm (bao gồm quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà   Trưng, quận Tây Hồ, quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Thanh Xuân, quận Cầu   Giấy, quận Hoàng Mai) Về mặt thời gian: Số liệu được thu thập từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2014
  15. 16 7. Cấu trúc báo cáo Giới thiệu chung Chương 1:  Cơ  sở  lý thuyết về  năng lực làm việc và khung năng lực làm  việc của người lao động Chương 2: Nghề giúp việc gia đình và năng lực làm việc của lao động giúp  việc gia đình ở Hà Nội Chương 3: Phân  tích năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình tại Hà  Nội Chương 4:  Một số  đề  xuất về  đào tạo nhằm nâng cao năng lực làm việc   của lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội
  16. 17 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC LÀM VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1 Định nghĩa về năng lực làm việc Mặc dù nội dung về năng lực làm việc có thể tìm thấy ở nhiều tài liệu sách,   báo áo, luận văn trên thế giới nhưng hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung nào   về vấn đề này. Dựa trên các cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, các nhà   nghiên cứu sẽ định nghĩa năng lực làm việc theo các cách khác nhau. Dưới đây là một  số định nghĩa tiêu biểu về năng lực làm việc: Spencer, L.M., McClelland, D.C., & Spencer, S.M (1990) định nghĩa “…  năng   lực là những động lực, đặc điểm, sự tự nhận thức, kiến thức, quan điểm và các giá   trị, các kỹ năng nhận biết và hành vi ­ bất kỳ một đặc điểm cá nhân nào mà có thể  đo lường một cách đáng tin cậy mà những đặc điểm này có thể  cho thấy sự  khác  biệt đáng kể giữa những người thực hiện tốt và những người thực hiện trung bình,  những người thực hiện hiệu quả và những người thực hiện không hiệu quả. Năng  lực có thể bao gồm cả ý định, hành động và kết quả”. Theo Bernard Wynne và David Stringer trong tác phẩm “Tiếp cận Đào tạo và   Phát triển dưới góc độ  Năng lực” năm 1997 thì “Năng lực bao gồm kỹ  năng, kiến   thức, hành vi và thái độ  tích luỹ  được của một cá nhân sử  dụng để  đạt được các   kết quả mà công việc của họ đòi hỏi”. Nói cách khác thì năng lực được thể hiện qua kỹ năng, kiến thức, hành vi và   thái độ  mà con người tích luỹ  được và áp dụng để  đạt được kết quả  trong công   việc của mình. Như vậy, năng lực được gắn với kết quả đầu ra của công việc, chứ  không phải yếu tố đầu vào. Căn cứ vào phạm vi của bài nghiên cứu, năng lực làm việc có thể được định  nghĩa như  sau: “Năng lực làm việc là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ  và  
  17. 18 hành vi của một cá nhân nhằm đảm bảo cho cá nhân đó có thể thực hiện được công   việc và đạt kết quả tốt”. 1.2 Mô hình khung năng lực làm việc Dựa vào các định nghĩa trên, mô hình khung năng lực bao gồm 3 yếu tố chính:   Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Biểu đồ 1.1: Mô hình khung năng lực làm việc (Nguồn:Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)  Cụ thể: Kiến thức  được định nghĩa là (i) chuyên môn và kỹ  năng đã được cá nhân  tiếp thu được thông qua kinh nghiệm hoặc đào tạo, hiểu biết về lý thuyết và thực  hành của một lĩnh vực cụ  thể, (ii) là vốn hiểu biết trong một lĩnh vực nhất định   hoặc hiểu biết chung, bao gồm thực tiễn và thông tin, (iii) sự  quan tâm hoặc am  hiểu có được từ kinh nghiệm về một tình huống hoặc sự kiến nhất định. Tóm lại,   kiến thức quy về hiểu biết liên quan đến kết quả thực hiện công việc. Hiểu biết là  cái mà con người cần phải biết để có thể thực hiện được một công việc một cách   hợp lý. Kỹ  năng là khả  năng tiếp thu để  có thể  thực hiện được một kết quả  nhất   định trong khoảng thời gian và công sức bỏ  ra ít nhất. Kỹ  năng có thể  phân loại  thành kỹ  năng chung và kỹ  năng cụ  thể  trong một lĩnh vực nhất định. Kỹ  năng  thường đòi hỏi những bối cảnh hoặc kích thích nhất định từ môi trường để đánh giá  mức độ kỹ năng được bộ lộ và áp dụng. Thái độ  là khuynh hướng phản ứng lại các đối tượng, tình huống theo hướng   tích cực hoặc tiêu cực. Thái độ có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn về hành động, phản  ứng lại các thách thức, động cơ và khen thưởng của mỗi cá nhân.
  18. 19 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực làm việc của người lao động Mức thu nhập:  Người lao động coi mức lương là một yếu tố để  tạo động  lực cho công việc của họ. Quyết định này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó  một yếu tố quan trọng là mức thu nhập mà một người muốn đi làm, hay là một mức   thu nhập tối thiểu để người đó chấp nhận hy sinh thời gian của mình cho công việc.   Phụ  thuộc vào việc mức lương của họ  ở mức độ  nào (ít hay nhiều) mà họ  cố  gắng   làm tốt hay không tốt bằng công việc của họ. Các đặc tính của hộ  gia đình: Tùy thuộc vào quy mô của hộ  gia đình, giới  tính của người lao động, tình trạng hôn nhân và khả  năng kinh tế  của gia đình mà  mỗi người lao động có những năng lực làm việc khác nhau. Ví dụ  như  một người   lao động có quy mô gia đình lớn, và còn gia đình để chăm sóc thì họ không thể dành   nhiều thời gian hy sinh  được cho công việc,  vì vậy năng lực  làm việc  của họ  thường không được bằng những người có ít mối quan tâm cho gia đình. Các yếu tố về khả năng: Năng lực của người lao động quyết định phần lớn  cơ hội có việc làm của họ. Tuy nhiên, việc đo lường những yếu tố này rất khó, nếu  có thì cũng không chính xác vì có rất nhiều nghuyên nhân như: trình độ  học vấn   phản ánh không chính xác khả năng có thể đảm nhận được công việc tốt hay không   của người lao động, nó chỉ phản ánh hình thức đào tạo mà chưa đề  cập tới những   loại hình khác như đạo tạo trong công việc, đào tạo ngắn hạn; về chất lượng giáo   dục đào tạo,  ở  các vùng miền và các trường khác nhau là khác nhau; những kiến  thức học được  ở  trường cũng chưa chắc đã phù hợp đối với công việc trong thực   tế. Động lực làm việc : Những  động lực sẽ  khuyến khích một người  đi làm  cũng sẽ  làm tăng khả  năng tham gia thị  trường lao động của họ  và do vậy  ảnh  hưởng tới khả năng làm việc của người lao động. Những nhân tố như: thái độ  của   gia đình đối với việc đi làm của một cá nhân, môi trường làm việc, hỗ  trợ  của các   cơ quan chức năng và sự đào tảo bài bản cho công việc. Tuy nhiên, người nghèo sẽ  ít có cơ hội được học tập, đào tạo nghề, họ thiếu thông tin. Vùng kinh tế: Người lao động  ở  các vùng miền kinh tế  khác nhau sẽ  có  những khả năng và đặc điểm khác nhau. Ví dụ như người lao động từ nông thôn sẽ 
  19. 20 chăm chỉ và cần cù hơn người lao động ở  thành phố. Tuy nhiên, người lao động ở  những vùng miền nghèo khó thường không có cơ  hội được đào tạo kỹ  năng thiết   yếu cho công việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0