Đề tài nghiên cứu khoa học: Thiết kế, chế tạo đồ gá hàn ống vi sinh theo tiêu chuẩn Din 188-50
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thiết kế, chế tạo đồ gá hàn ống vi sinh theo tiêu chuẩn Din 188-50" nhằm chế tạo ra đồ gá hàn ống vi sinh theo tiêu chuẩn Din 188-50, thử nghiệm gá đặt ống: Hai ống phải có độ đồng tâm; Mép hàn giữa hai ống phải kín; Gá đặt nhanh chóng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Thiết kế, chế tạo đồ gá hàn ống vi sinh theo tiêu chuẩn Din 188-50
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THIẾT KẾ, CHẾ TẠO ĐỒ GÁ HÀN ỐNG VI SINH THEO TIÊU CHUẨN DIN 188-50 MÃ SỐ: SV2020-67 SKC 0 0 7 3 9 7 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THIẾT KẾ, CHẾ TẠO ĐỒ GÁ HÀN ỐNG VI SINH THEO TIÊU CHUẨN DIN 188-50 SV2020-67 Chủ nhiệm đề tài: Hà Minh Tân TP Hồ Chí Minh, 07/2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THIẾT KẾ, CHẾ TẠO ĐỒ GÁ HÀN ỐNG VI SINH THEO TIÊU CHUẨN DIN 188-50 SV2020-67 Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa Đào Tạo Chất Lượng Cao SV thực hiện: Hà Minh Tân Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: 16143CL2A, CLC Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4 năm Ngành học: Cơ khí Chế Tạo Máy Người hướng dẫn: Ts. Bành Quốc Nguyên TP Hồ Chí Minh, 07/2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Thiết kế, chế tạo đồ gá hàn ống vi sinh theo tiêu chuẩn Din 188-50 - Chủ nhiệm đề tài: Hà Minh Tân Mã số SV: 16143137 - Lớp: 16143CL2A Khoa: CLC - Thành viên đề tài: Stt Họ và tên MSSV Lớp Khoa 2 Thái Huy Hoàng 18143089 CLC 3 Trần Bảo Huân 18143092 CLC - Người hướng dẫn: TS. Bành Quốc Nguyên 2. Mục tiêu đề tài: Sản phẩm đồ gá dùng để lắp đặt và thử nghiệm hàn ống vi sinh theo tiêu chuẩn Din 188- 50. 3. Tính mới và sáng tạo: Bộ đồ gá được thiết kế theo từng kích thước của ống, giúp lắp đặt một cách nhanh chóng, thuận tiện cho quá trình hàn. 4. Kết quả nghiên cứu: Chế tạo, thử nghiệm thành công sản phẩm đồ gá hàn ống vi sinh theo tiêu chuẩn Din 188-50, làm tiền đề cho việc cải tiến bộ đồ gá tự động, bán tự động hóa để giúp cho việc sản xuất hàng loạt. 5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, giúp giảm tối đa nhân công và tăng năng xuất.
- 6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày tháng năm SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (Kí, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày tháng năm Người hướng dẫn (Kí, họ và tên) TS.BÀNH QUỐC NGUYÊN
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................... 4 1.1 Phân loại đồ gá ........................................................................................................... 4 1.1.1 Phân loại theo nhóm máy .................................................................................... 4 1.1.2 Phân loại theo mức độ chuyên môn hóa.............................................................. 5 1.1.3 Cấu tạo tổng quát đồ gá ....................................................................................... 8 1.1.4 Tác dụng đồ gá .................................................................................................... 9 1.1.5 Yêu cầu đối với đồ gá ........................................................................................ 10 1.2 Định vị và đồ định vị ................................................................................................ 11 1.2.1 Định nghĩa ......................................................................................................... 11 1.1.2 Yêu cầu đối với đồ định vị ................................................................................ 11 1.2.3 Định vị khi chuẩn định vị là mặt trụ ngoài ........................................................ 13 1.3 Kẹp chặt và các cơ cấu kẹp chặt ............................................................................... 15 1.3.1 Khái niệm về kẹp chặt ....................................................................................... 15 1.3.2 Những yêu cầu đối với kẹp chặt ........................................................................ 15 1.3.3 Ý nghĩa của vấn đề kẹp chặt .............................................................................. 16 1.3.4 Phương và chiều lực kẹp ................................................................................... 16 1.3.5 Điểm dặt lực kẹp ............................................................................................... 16 1.3.6 Phân loại các cơ cấu kẹp chặt ............................................................................ 17 1.4 Cơ cấu tự định tâm ................................................................................................... 18 1.4.1 Khái niệm .......................................................................................................... 18 1.4.2 Các cơ cấu định tâm thường dùng ..................................................................... 18
- CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐỒ GÁ ............................................................... 19 2.1 Tính toán đồ gá ......................................................................................................... 19 2.1.1 Xác định kích thước ống ................................................................................... 19 2.1.2 Phương pháp định vị ......................................................................................... 19 2.1.3. Xác định phương chiều lực kẹp ........................................................................ 19 2.1 .4 Tính toán tự định tâm ....................................................................................... 22 2.2 Thiết kế đồ gá ........................................................................................................... 24 2.2.1 Khóa kẹp ............................................................................................................ 24 2.2.2 Đồ định vị .......................................................................................................... 29 2.2.3 Thân gá .............................................................................................................. 32 CHƯƠNG 3: LẮP RẮP THỬ NGHIỆM ĐỒ GÁ ............................................................. 37 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN .................................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 39
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tổng quan về quá trình hàn orbital, lý do chọn đề tài Công nghệ Orbital vốn được ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới trong các lĩnh vực y tế, thực phẩm, sinh học và công nghệ cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì đây là những thuật ngữ tương đối mới và ít được biết đến. Vậy công nghệ Orbital này là gì ? Công nghệ hàn orbital hay còn gọi là hàn quỹ đạo là một quá trình hàn liên tục, đường hàn xoay tròn 360 độ nhờ điện cực được quay tròn qua kết cấu cơ khí dạng kẹp. Chi tiết được hàn là phôi tĩnh ví dụ như đường ống. Hình 1: Đầu hàn kín orbital Trong quá trình hàn quỹ đạo, chi tiết ống được kẹp tại chổ và đầu hàn quỹ đạo orbital sẽ xoay điện cực và hồ quang điện quanh mối hàn để tạo ra mối hàn theo yêu cầu. Hệ thống hàn orbital bao gồm Bộ nguồn và đầu hàn quỹ đạo. Bộ nguồn : Nguồn điện/ hệ thống điều khiển cung cấp và kiểm soát tham số hàn theo chương trình hàn cụ thể được tạo hoặc được gọi lên từ thẻ nhớ. Bộ nguồn này cung cấp tham số điều khiển, dòng điện hồ quang hàn, nguồn điện dẫn động mô tơ trong đầu hàn và bộ ngắt mạch khí bảo vệ on/off khi cần thiết. 1
- Đầu hàn: Đầu hàn orbital thường là loại đầu kín và cung cấp buồng khí trơ bảo vệ bao quanh mối hàn. Đầu hàn orbital tiêu chuẩn thích hợp với size ống hàn từ 1.6 mm đến 152 mm với độ dày đến 3.9 mm. Đường kính và độ dày lớn hơn có thể phù hợp với đầu hàn hở. Hình 2: Cấu tạo bên trong bộ đầu hàn Hiểu một cách đơn giản thì đây là công nghệ cắt ông và hàn ống kim loại mà trong đó thiết bị sẽ di chuyển theo quỹ đạo tròn xoay quanh chi tiết cần gia công để thực hiện việc gia công. Với công nghệ cắt Orbital thì lưỡi cắt sẽ cắt từ từ vào vật liệu, xoay quanh chi tiết cắt và làm phẳng bề mặt vết cắt, không để lại ba vớ. Công nghệ hàn Orbital dựa trên công nghệ hàn TIG và khí Argon cùng phương pháp hàn xoay quanh chi tiết hàn cho mối hàn sáng, đẹp và quan trọng hơn hết là độ khít cao và đồng nhất. Trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối yêu cầu chính là cơ khí hóa và tự động hóa sử dụng đồ gá là một hệ thống tự thiết kế dựa theo sản phẩm nhằm nâng cao năng suất và giảm sức lao động. Dùng nhiều các đồ gá nhiều vị trí, bán tự động và tự động, gia công liên tục, phân độ và kẹp chặt tự động..đây là lý do em chọn đề tài. 2
- Hình 3: Bàn thao tác đầu hàn 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Chế tạo ra đồ gá hàn ống vi sinh theo tiêu chuẩn Din 188-50, thử nghiệm gá đặt ống : - Hai ống phải có độ đồng tâm - Mép hàn giữa hai ống phải kín - Gá đặt nhanh chóng 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Thiết kế đồ gá cho bộ hàn quỹ đạo orbital kín trong lĩnh vực ngành công nghiệp thực phẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Tính toán nghiên cứu chế độ hàn xung, sau đó thiết kế đồ gá thực hiện công việc gá đặt ống vi sinh theo tiêu chuẩn Din 188-50. Hình 4: Hình ảnh mối hàn 3
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong quá trình sản xuất chế tạo máy, toàn bộ các phụ tùng kèm theo máy để giúp cho máy thực hiện có hiệu quả trong quá trình gia công các đối tượng sản xuất đều được gọi là các trang bị công nghệ. Những trang bị công nghệ dùng để định vị và kẹp chặt chi tiết gia công gọi là đồ gá. Còn những trang bị công nghệ dùng để lắp ráp và kẹp chặt dụng cụ cắt gọi là dụng cụ phụ. Nói tóm lại, những trang bị công nghệ (tùy theo yêu cầu của quy trình công nghệ) dùng để xác định chính xác vị trí của các chi tiết gia công rồi kẹp chặt nó nhanh chóng gọi là đồ gá máy cắt kim loại. Đồ gá, dụng cụ cắt và dụng cụ phụ gọi là trang bị công nghệ. Ngoài đồ gá máy cắt kim loại còn có đồ gá kiểm tra, đồ gá lắp ráp… Hình 5: Đồ gá trong thực nghiệm 1.1 Phân loại đồ gá 1.1.1 Phân loại theo nhóm máy - Đồ gá trên máy tiện, máy tiện revolve. - Đồ gá trên máy phay. - Đồ gá trên máy bào. - Đồ gá trên máy khoan. - Đồ gá trên máy doa. 4
- - Đồ gá trên máy chuốt. - Đồ gá trên máy gia công bánh răng. 1.1.2 Phân loại theo mức độ chuyên môn hóa 1.1.2.1 Đồ gá vạn năng thông dụng Đồ gá vạn năng thông dụng có thể gọi là đồ gá vạn năng không điều chỉnh. Khi sử dụng đồ gá vạn năng thông dụng không cần phải lắp bổ sung thêm các chi tiết và bộ phận khác vào đồ gá. Loại đồ gá này được dùng để định vị và kẹp chặt các chi tiết có kích thước và hình dáng khác nhau trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ. Các đồ gá vạn năng thông dụng thường được chế tạo như loại thiết bị phụ kèm theo máy của các nhà máy chế tạo máy công cụ. Ví dụ: mâm cặp vạn năng, êtô vạn năng, đầu phân độ vạn năng… Hình 6: Đầu hàn ống nhỏ 1.1.2.2 Đồ gá vạn năng điều chỉnh Đồ gá này gồm có bộ phận cố định và bộ phận thay đổi. Bộ phận cố định là phần cơ sở dùng cho mọi chi tiết gia công khác nhau. Bộ phận thay đổi là những chi tiết của đồ gá được sử dụng tùy theo hình dạng và kích thước của chi tiết gia công. Ví dụ: các loại êtô khí nén dùng để phay, có má êtô thay đổi còn để êtô là phần cố định. 5
- 1.1.2.3 Đồ gá vạn năng lắp ráp (đồ gá tổ hợp) Đồ gá tổ hợp là đồ gá được tổ hợp lại từ những chi tiết và bộ phận tiêu chuẩn hóa đã được chế tạo sẵn và được dùng lại nhiều lần để gá đặt nhiều loại chi tiết khác nhau. Đồ gá này được dùng trong sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hàng loạt lớn và hàng khối. So với các đồ gá vạn năng và đồ gá chuyên dùng, sử dụng đồ gá tổ hợp có hiệu quả kinh tế rất cao bởi vì chi phí về thiết kế và chế tạo đồ gá loại này cho sản phẩm cụ thể tương đối thấp, rút ngắn được thời gian chuẩn bị sản xuất khi chuyển sang sản xuất loại sản phẩm mới. Hình 7: Đồ gá hàn cho ống lớn 1.1.2.4 Đồ gá chuyên môn hóa điều chỉnh Đồ gá này dùng để định vị và kẹp chặt nhóm các chi tiết có kích thước, có kết cấu công nghệ gần như nhau, phương pháp gia công và đặc tính của các bề mặt định vị tương tự nhau. Đồ gá chuyên môn hóa điều chỉnh gồm hai bộ phận: bộ phận vạn năng và bộ phận thay thế. Bộ phận vạn năng thường không đổi và gồm: than đồ gá, truyền dẫn… Bộ phận thay thế gồm các chi tiết thay thế được chế tạo thích hợp với hình dáng và kích thước của nhóm chi tiết gia công trên đồ gá. 6
- Hình 8: Bộ đầu hàn và đồ gá Trên đồ gá chuyên môn hóa điều chỉnh có thể điều chỉnh được các chi tiết định vị để gá đặt các chi tiết cùng kiểu nhưng có kích thước khác nhau. Việc sử dụng các chi tiết thay thế sẽ mở rộng khả năng công nghệ của đồ gá, giảm số lượng các đồ gá chuyên dung, do đó rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất khi chuyển sang sản xuất hang loại sản phẩm mới. Đồ gá chuyên môn hóa điều chỉnh được dung phổ biến trong sản xuất hang loạt và hàng loạt lớn. 1.1.2.5 Đồ gá chuyên dùng Loại đồ gá này chỉ thực hiện được một nguyên công của một chi tiết cụ thể nào đó. Khi thay đổi đối tượng sản xuất, loại này không dùng được. Hình 9: Bàn thao tác 7
- Đồ gá chuyên dùng có ưu điểm là với một lần điều chỉnh máy có thể gia công tất cả các chi tiết trong lô sản phẩm đạt độ chính xác đã cho. Do đó có thể năng cao năng xuất lao động, giảm thời gian phụ và sức lao động của công nhân. Ưu điểm này càng thể hiện rõ trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối. Tuy nhiên, trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ, sử dụng đồ gá chuyên dung sẽ không kinh tế vì chi phí cho thiết kế chế tạo đồ gá làm cho giá thành sản phẩm cao, không rút ngắn được thời gian chuẩn bị sản xuất. Hình 10: Bàn thao tác cho đầu hàn 1.1.3 Cấu tạo tổng quát đồ gá Tùy theo tính chất nguyên công, đồ gá cần thiết kế có kết cấu cụ thể gồm nhiều bộ phận khác nhau. Nhìn chung đồ gá được cấu tạo bởi các bộ phận chính như sau: Cơ cấu định vị. Cơ cấu kẹp chặt. Cơ cấu dẫn hướng dụng cụ cắt hoặc cơ cấu so dao. 8
- Cơ cấu quay và phân độ. Thân đồ gá và đế đồ gá để lắp ráp các bộ phận trên tạo thành bộ đồ gá hoàn chỉnh. Cơ cấu định vị và kẹp chặt đồ gá vào máy cắt kim loại. 1.1.4 Tác dụng đồ gá Nâng cao năng suất và độ chính xác gia công vì vị trí của chi tiết so với máy đã được xác định bằng các đồ gá định vị, không phải rà gá mất nhiều thời gian. Độ chính xác gia công được đảm bảo nhờ phương án chọn chuẩn, độ chính xác của đồ gá và đặc biệt là không phụ thuộc vào tay nghề công nhân. Vị trí của dao so với đồ định vị (quyết định kích thước gia công) đã được điều chỉnh sẵn. Mở rộng khả năng công nghệ của thiết bị: nhờ đồ gá mà một số máy có thể đảm nhận công việc của máy khác chủng loại; ví dụ ta có thể mài trên máy tiện, có thể tiện trên máy phay hoặc phay trên máy tiện... Đồ gá giúp cho việc gia công nguyên công khó mà nếu không có dồ gá thì không thể gia công được. Ví dụ như khoan lỗ nghiêng trên mặt trụ, đồ gá phân độ để phay bánh răng, gia công nhiều lỗ... Giảm nhẹ sự căng thẳng và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, không cần sử dụng thợ bậc cao. Hình 11: Bộ gá kẹp hàn 9
- 1.1.5 Yêu cầu đối với đồ gá • Kết cấu phù hợp với công dụng: - Phù hợp với quy mô sản xuất loại nhỏ, vừa hay lớn của nhà máy. - Chế tạo cho phân xưởng mới. - Để mở khả năng công nghệ máy công cụ. - Nếu đồ gá được dùng cho nâng cao năng suất lao động thì kết cấu của đồ gá phải giải quyết được việc gá đặt và tháo phôi nhanh. Đồ gá chuyên dùng phải có kết cấu đơn giản tới mức tối đa. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, hiệu quả kinh tế vẫn là chỉ tiêu để lựa chọn phương án kết cấu cho đồ gá. Hình 12: Cơ cấu kẹp • Đảm bảo được độ chính xác: - Đồ định vị phải chính xác. - Kẹp chặt đúng vị trí và không làm biến dạng chi tiết. - Thân đồ gá phải cững vững. - Sai số khi gia công chi tiết trên đồ gá phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có đồ gá. Người thiết kế đồ gá phải hiểu được sai số nào của đồ gá sẽ ảnh hưởng đến sai số gia công chi tiết. Cần khống chế các sai số của đồ gá và các sai số có liên quan ở mức cho phép để đảm bảo sai số cho phép của chi tiết gia công. • Sử dụng phải thuận tiện: - Gá đặt và tháo lắp chi tiết gia công nhanh, dễ dàng. - Cơ cấu kẹp chặt dễ thao tác. 10
- - Dễ làm sạch phôi trên đồ gá. - Gá đặt đồ gá trên máy phải đơn giản. • An toàn lao động: An lao động là một chi tiêu quan trọng đối với đồ gá, đặt biệt là đối với đồ gá quay cùng với trục chỉnh máy trong quá trình làm việc như đồ gá trên máy tiện, máy tiện rovonve, máy tiện đứng, máy mài mòn. Các đồ gá này không nên có phần lồi nhô ra lớn khi làm việc cần có bộ phận che bảo vệ. 1.2 Định vị và đồ định vị 1.2.1 Định nghĩa Quá trình định vị là sự xác định vị trí chính xác tương đối của chi tiết so với dụng cụ cắt trước khi gia công. Hình 13: Cơ cấu kẹp 1.1.2 Yêu cầu đối với đồ định vị Khi định vị chi tiết trên đồ gá, người ta dùng các chi tiết hay các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt dùng làm chuẩn của chi tiết, nhằm đảm bảo độ chính xác về vị trí tương quan giữa bè mặt gia công của chi tiết với dụng cụ cắt. 11
- Các chi tiết và bộ phận đó được gọi là đồ định vị (cơ cấu định vị, chi tiết định vị). Sử dụng hợp lí cơ cấu định vị sẽ mang lại hiệu quả kinhtees thiết thực vì có thể xác định chính xác vị trí của chi tiết một cách nhanh chóng, giảm được thời gian phụ và nâng cao năng suất lao động. Hình 14: Đầu hàn ống orbital Để đảm bảo được chức năng đó, cơ cấu định vị phải thỏa mãn những yêu cầu chủ yếu sau đây: 1) Cơ cấu định vị cần phải phù hợp với bề mặt dùng làm chuẩn định vị của chi tiết gia công về mặt hình dáng và kích thước. 2) Cơ cấu định vị cần phải đảm bảo độ chính xác lâu dài về kích thước và vị trí tương quan. 3) Cơ cấu định vị chi tiết có tính chống mài mòn cao, đảm bảo tuổi thọ qua nhiều lần gá đặt. Độ mòn của bề mặt làm việc cơ cấu định vị được tính như sau: u N Trong đó: u là độ mòn [ m ]; là hệ số phụ thuộc vào vật liệu và tính chất tiếp xúc được xác định bằng thực nghiệm. Thông thường, hệ số nằm trong khoảng 0,2÷0,4; N là số lần gá đặt phôi lên đồ định vị. Vật liệu làm cơ cấu định vị, có thể sử dụng các loại thép 20X, 40X, Y7A, Y8A, thép 20X thấm C hoặc thép 45... Nhiệt luyện đạt độ cứng 50÷60 HRC. 12
- Độ nhám bề mặt làm việc Ra = 0,63÷0,25; cấp chính xác IT6÷IT7. Tất cả các loại đồ định vị được trình bày trong phần này đã được tiếu chuẩn hóa. Các thông số hình học, độ chính xác, kích thước và chất lượng bề mặt đã được cho trong các sổ tay cơ khí, sổ tay công nghệ chế tạo máy, sổ tay thiết kế đồ gá. Bề mặt của chi tiết gia công được sử dụng làm chuẩn định vị thường gặp: - Chuẩn định vị là mặt phảng. - Chuẩn định vị là mặt trụ ngoài. - Chuẩn định vị mặt trụ trong. - Chuẩn định vị kết hợp (hai lỗ tâm; một mặt phẳng và hai lỗ vuông góc với mặt phẳng đó; một mặt phẳng và một lỗ có đường tâm song song hoặc thằng góc với mặt phẳng...) Hình 15: Đồ gá cho ống kích thước lớn 1.2.3 Định vị khi chuẩn định vị là mặt trụ ngoài Chuẩn định vị là mặt trụ ngoài thì các chi tiết định vị thường là: Khối V, cơ cấu định tâm(mâm cặp, ống kẹp đàn hồi), khối hình đặc biệt. 1. Khối V: 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5320 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2196 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1814 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 928 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1950 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 676 | 182
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Những bài toán chứng minh bằng phương pháp phản chứng trong phổ thông
27 p | 972 | 165
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1698 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 706 | 148
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn về công nghệ thuộc da cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam
212 p | 423 | 100
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết Việt Nam
92 p | 395 | 78
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 522 | 74
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 332 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 297 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 277 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 168 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn