intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Quy trình chế biến rau quả - sữa

Chia sẻ: Lin Lin | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

144
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày quy trình cơ bản về công nghệ chế biến rau củ quả và công nghệ chế biến sữa. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Quy trình chế biến rau quả - sữa

  1. QUY TRÌNH CHẾ BIẾN RAU QUẢ ­ SỮA  Phần I: Giới thiệu chung 1. Công nghệ • Công nghệ chế biến rau quả             Sơ đồ chung quá trình chế biến rau quả  đóng hộp như sau:  Nguyên liệu  →   Vận chuyển   →   Bảo quản  →  Phân loại →   Rửa  →             Chế biến cơ học    →  Chế biến nhiệt →   Vào hộp và rót dịch   →  Ghép nắp  →   Bài khí   →  Thanh trùng →  Bảo ôn   →  Dán nhãn →  Sản phẩm hoàn thiện. Trong đó: • Nguyên liệu: Chất lượng nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm rau quả là yếu tố  quyết định chất lượng sản phẩm bởi vậy trước hết phải chọn những  nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao. • Vận chuyển: Sau khi lựa chọn những nguyên liệu có chất lượng tốt thì các nguyên liệu  đó  được vận chuyển từ nơi sản xuất tới nhà máy để chế biến. • Bảo quản: Nguyên liệu sau khi thu hoạch vẫn xảy ra các quá trình sinh hóa như C6H12O6 + 6O2                 6 CO2 + 6 H2O + 672 kcal C6H12O6                                2 C2H5OH + 2CO2 + 28kcal Như vậy phải bảo quản rau quả sau thu hoạch nơi thông thoáng, nhiệt độ  thấp( bảo quản lạnh) để hạn chế quá trình hô hấp, hạn chế nhiệt sinh ra 
  2. làm hỏng cũng như hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng rau  quả. • Phân loại: Ngay sau khi được vận chuyển tới nhà máy, các loại nguyên liệu đã được  lựa chọn, phân loại theo những yêu cầu nhất định. Để được thu nhận vào  chế biến, nguyên liệu cần đạt mức tối thiểu các chỉ tiêu chất lượng như:  độ chín, hàm lượng chất khô, kích thước,... • Rửa: Đây là công đoạn không thể bỏ qua của bất kì quy trình sản xuất thực  phẩm nào. Rửa nhằm loại bỏ bụi bặm, đất cát, rác rưởi dính theo nguyên  liệu nhờ đó loại bỏ được phần lớn số lượng vi sinh vật bám trên nguyên  liệu. Ngoài ra, rửa còn nhằm làm tẩy sạch 1 số loại chất hóa học gây độc  hại cho sức khỏe con người được dùng trong quá tring sản xuất nông  nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng... • Chế biến cơ học: Chế biến cơ học bao gồm các quá trình như gọt, thái, cắt, nghiền,  chà,ép ... Chế biến cơ học nhằm mục đích chia nhỏ nguyên liệu, phá vỡ  cấu trúc tế bào làm cho dịch bào dễ thoát ra khỏi nguyên liệu. Các quá  trình chế biến cơ học như nghiền, xé còn tạo điều kiện tốt cho quá trình  truyền nhiệt vào nguyên liệu làm cho tốc độ tăng nhiệt nhanh hơn, các  enzim nhanh chóng bị tiêu diệt, rau quả nhanh chóng mềm ra.... Hầu hết các loại rau quả đều phải tham gia quá trình nghiền xé trước khi   gia nhiệt, chỉ trừ 1 số ít loại quả mềm (quả nạc), có kích thước nhỏ. • Chế biến nhiệt: Đối với rau quả đóng hộp,sau khi chế biến cơ học nguyên liệu cần phải  được gia nhiệt ngay để tránh xảy ra các hiện tượng biến đổi chất lượng.  Quá trình chế biến nhiệt thường là chần để làm giảm hoạt tính các loại  enzim, nhất là các loại enzim oxi hóa gây biến đổi màu và phân hủy một  số thành phần dinh dưỡng trong rau quả.  • Vào hộp và rót dịch:
  3. Các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu rau quả có thể được đóng trong  các loại bao bì khác nhau như hộp kín bằng sắt tây hay nhôm, chai nhựa,  chai thủy tinh... với các kích cỡ khác nhau Nguyên liệu được xếp vào hộp sau khi hộp đã được làm sạch và vô trùng  bằng hơi nước. Sau khi nguyên liệu được xếp đủ khối lượng yêu cầu vào  hộp cần phải rót dịch ngay để tránh nhiễm khuẩn lại • Ghép nắp: Ngay sau khi rót xong dịch, bao bì phải được ghép kín. Trước khi ghép  nắp, các loại nắp hộp, nút chai cũng phải được làm sạch và vô trùng. • Bài khí: Ngoài không khí có trong nguyên liệu, có trong hộp còn có không khí lẫn  vào trong quá trình vào hộp và rót dịch vì vậy cần bài khí để ngăn chặn sự  hư hỏng sau này. Có nhiều phương pháp bài khí nhưng phổ biến nhất là  đun nóng hoặc hút chân không.  • Thanh trùng: Mục đích của quá trình thanh trùng này là nhằm tiêu diệt hoặc ức chế đến  mức độ tối đa hoạt động của vi sinh vật trng quá trình bảo quản sản  phẩm sau này.  Tùy từng loại rau quả mà người ta chọn nhiệt độ, thời gian thanh trùng  khác nhau. Như:      Với rau quả không chua (pH>6), thanh trùng ở 112­1150C      Với rau quả ít chua (4.5
  4. • Dán nhãn: Sau thời gian bảo ôn, sản phẩm được kiểm tra, lau chùi, chống rỉ và phải  được dán nhãn và xếp vào các hộp carton rồi đóng đai kín. Đến đây, sản  phẩm đã hoàn thiện và sẵn sàng cho xuất xưởng. •  Công nghệ chế biến sữa. Sơ đồ chung của quá trình chế biến sữa như sau: Nhận sữa   →  Kiểm tra chất lượng  →   Làm lạnh và bảo quản   →   Vận chuyển  →   Li tâm    →   Tiêu chuẩn hóa   →   Gia nhiệt  →        Đồng hóa  →  Tùy từng loại sữa mà có các phương pháp chế biến tiếp  theo. Cụ thể trong đó: • Nhận sữa: Tại mỗi cơ sở sản xuất đều có bộ phận nhận sữa nguyên liệu theo thời  gian nhất định trong ngày. Thường vào sáng sớm và chiều. Trước khi  nhận sữa phải chú ý tới độ sạch của thùng chứa sữa.  • Kiểm tra chất lượng: Sữa sau khi được nhận sẽ được lấy mẫu và  tiến hành kiểm tra các tiêu  chuẩn hóa lí, chỉ tiêu cảm quan và vệ sinh.  • Làm lạnh và bảo quản: Sữa được bảo quản ở 4­60C tới lúc chế biến. • Vận chuyển:  Sữa sau khi được làm lạnh để bảo quản sẽ được đưa về nhà máy để chế  biến ngay trong ngày thu sữa. • Li tâm: Li tâm là quá trình tách một cách nhanh chóng các phần tử có khối lượng  riêng khác nhau một cách nhanh chóng bằng lực li tâm. Trong quá trình li  tâm không có biến đổi hóa học, sinh học mà chỉ làm biến đổi tính chất vật  lí của sản phẩm. Trong chế biến sữa, li tâm là quá trình loại bỏ nhanh  chóng các tạp chất cơ học khỏi sữa.
  5. • Tiêu chuẩn hóa: Các loại sữa khác nhau sẽ có hàm lượng chất béo, chất khô khác nhau.  Mục đích của quá trình này là điều chỉnh hàm lượng các thành phần dinh  dưỡng trong sữa phục vụ yêu cầu của con người. • Gia nhiệt: Sữa được gia nhiệt ở 40­500C. • Đồng hóa: Là quá trình nhằm xé nhỏ các hạt cầu béo  để chúng phân tán đều trong  sữa, tránh hiện tượng phân lớp, tách lớp, gia tăng độ đồng nhất cho sản  phẩm để bảo quản được lâu hơn.  Tùy từng loại sữa mà người ta tiếp tục thực hiện các quy trình thanh trùng, tiệt  trùng để đóng hộp và bảo quản sản phẩm sữa. Ví dụ:           Sữa thanh trùng: Thanh trùng ở nhiệt độ 70­750C          Sữa tiệt trùng: Tiệt trùng ở 130­1370C trong vài phút hoặc tiệt trùng UHT ở  1450C trong vài giây…. 2. Thiết bị: • Hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất rau quả: • Máy nghiền.  • Máy đóng túi chân không. • Thiết bị gia nhiệt trục vít. • Máy chà. • Nồi 2 vỏ. • Thiết bị thanh trùng cao áp. • Thiết bị thanh trùng liên tục. • Máy ghép mí bán tự động. • Thùng ổn nhiệt có đảo trộn.
  6. • Thiết bị cô đặc màng. • Thiết bị cô đặc chân không. • Máy lọc khung bản. • Thiết bị thanh trùng ống lồng ống. • Thiết bị rót có định lượng. • Hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất sữa : • Thùng làm lạnh. • Thiết bị li tâm sữa. • Thiết bị thanh trùng tấm bản. • Thiết bị đảo trộn bơ. • Máy đồng hóa. • Thùng làm phomat. • Máy ép phomat. 3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của một số thiết bị  sau:   ết bị nghiền .             a.Thi      Mô tả thiết bị: TA1D, Italia  Thông số kỹ thuật:       ­ Năng suất :              100kg/h với các sản phẩm ướt          10kg/h với các sản phẩm khô       ­ Phân loại kích thưóc mắt lưới 2­ 6  ­10 ­14mm        ­ Điện cung cấp 220/380V 3 pha,  50Hz, 1,5kW        ­ Tốc độ động cơ 1100­2400v/p        ­ Kích thước: 800x800x1750h mmn        ­ Trọng lượng: 100kg.
  7. • Cấu tạo: •  Động cơ quay, búa nghiền, nắp ( có thiết bị cảm biến), bảng điều  khiển búa nghiền( để điều khiển kích thước sau khi nghiền), cánh  nghiền, trục quay, vỏ. • Nguyên lí hoạt động:  Nguyên liệu sau khi được rửa sạch và thái với kích thước phù hợp từng loại  được cho vào cửa vào phía trên của máy nghiền. Nguyên liệu sau khi cho vào  máy nghiền dưới tác dụng của trục quay và các cánh nghiền thì nguyên liệu  bị băm và ép vào má nghiền. Má nghiền có thể có gân hoặc nhẵn giúp  nguyên liệu dễ bị làm nhỏ. Qua các lỗ nhỏ trên má nghiền, những phần  nguyên liệu đã đạt kích thước cài đặt ra ngoài bằng cửa sau. Những nguyên  liệu chưa đạt kích thước thì tiếp tục bị quay và ép vào má nghiền đến khi  đạt kích thước yêu cầu.  b. Thiết bị chà:     Mô tả thiết bị: TA16D, Italia            Thông số kỹ thuật         ­Lưới chà kích thước: 0,5­1 mm         ­Điện cung cấp :220/380 3 pha,  50Hz, P 0,7kW         ­Động cơ :360­1850v/p         ­Kích thước: 850x550x11250  mm        ­Trọng lượng: 85kg • Cấu tạo: 
  8. •   Gồm 1 động cơ gắn với 1 trục gồm 3 cánh chà bằng thép không rỉ.  Lưới chà có các lỗ nhỏ, kích thước các lỗ chà 0.5; 0.75; 1.0; 1.5mm để  tạo độ mịn mong muốn. Ngoài ra máy chà còn có hệ thống rửa, khung  đỡ bằng thép, phễu dưới dẫn bột chà, phễu trên dẫn vỏ, hạt bỏ đi,  bảng điều khiển,van cảm biến để đóng mở cửa máy chà. • Nguyên lí hoạt động: Nguyên liệu sau khi nghiền và được gia nhiệt, bổ sung nước (để trành dịch  chà bám dính vào lưới chà và tăng năng suất chà) được đưa qua phễu vào  khoang chà. Khi động cơ hoạt động, cách chà quay và xiết, ép dịch chà vào  lưới chà. Những phần phải bỏ đi như vỏ, hạt được giữ lại và theo phễu trên  ra ngoài. Phần bột chà qua các lỗ trên lưới chà  chảy xuống và theo phễu  dưới ra ngoài. c. Thiết bị nồi 2 vỏ:        Mô tả thiết bị:  TA25NT, Italia               Thông số kỹ thuật:              ­ Dung tích: 40l              ­ Đường kính trong: 400mm              ­ Kích thước  500x900x1500 h  mm              ­ Điện cung cấp 220V AC,  50/60Hz              ­ Động cơ 0,25kW và có tốc độ  15v/p • Cấu tạo:
  9. •  Gồm động cơ có cánh khuấy, hệ thống đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ;  hệ thống van xả hơi, nước, cần rót…Thân thiết bj gồm 2 khoang: 1  khoang bên trong chứa nguyên liệu và 1 khoang ngoài chứa hơi. • Nguyên lí hoạt động: • Nguyên liệu rau quả sau khi qua thiết bị chà được đưa vào nồi 2 vỏ. Khi  thiết bị hoạt động, khoang bên ngoài được cấp hơi từ hệ thống nồi  hơi trong phân xưởng để làm nóng nguyên liệu ở khoang bên trong,  kết hợp với các cánh khuấy của thiết bị, nguyên liệu sẽ được làm  nóng đều. Sau khi làm nóng, nguyên liệu được rót ra ngoài cần rót. Chú ý: Nếu nhiệt độ giảm ta phải tăng cường lượng hơi bằng cách mở  van hơi cấp vào và ngược lại khi nhiệt độ quá cao ta phải xả van hơi xả  áp. d. Thiết bị cô đặc chân không:      Mô tả thiết bị: TA62D, Italia             Thông số kỹ thuật           ­ Thể tích : 40l           ­ Kích thước: 1030x850x2100 h mm           ­ Trọng lượng :265kg           ­ Điện cung cấp:220/380V 3 pha  50/60Hz, 2kW           ­ Công suất tiêu thụ hơi nước : 30kg/h           ­ Tốc độ khuấy :15v/p, tốc độ bay hơi  30l/h,           ­ Tiêu thụ nước: 45­55l/h           ­ Áp suất nén :1­2 bar • Cấu tạo • Thiết bị cô đặc chân không gồm có: khoang đun nóng nguyên  liệu, khoang chứa nước ngưng, bơm chân không, động cơ cánh  khuấy. Ngoài ra còn có phễu chất thơm, bảng điều khiển, hệ 
  10. thống van và đường dẫn hơi, dẫn nước; đồng hồ đo nhiệt độ,  áp suất, chân không… • Nguyên lí hoạt động: • Nguyên liệu sau khi được đưa vào khoang đun nóng thì được  đảo trộn nhờ đọng cơ cánh khuấy. Hơi được cấp vào khoang  đun nóng nhờ hệ thống dẫn hơi thì làm sôi và xảy ra hiện tượng  bốc hơi. Phần hơi thoát ra được chuyển sang khoang ngưng tụ  rồi được làm mát và ngưng tụ tại đó. •  Để tăng hiệu suất bốc hơi người ta sử dụng thiết bị bơm hút  chân không để bơm hút hơi tạo độ chân không.Quá trình bốc hơi  sẽ làm nguyên liệu dần bị cô đặc.  e. Thiết bị rót có định lượng: • Cấu tạo :  thiết bị rót có định lượng gồm phễu đưa dịch cần rót vào, hệ  thống 2 pittong đồng trục hoạt động nhờ hệ thống nén khí. Ngoài ra thiết  bị này còn gồm các bộ phận khác như van định lượng tự động, đường dẫn  nén khí, bảng điều khiển (điều khiển chế độ rót: rót tự động liên tục hay  bán liên tục). • Nguyên lí hoạt động: • Thiết bị rót có định lượng hoạt động trên cơ chế của pittong nén  khí, tạo 1 khoảng cách( có thể điều chỉnh được nhờ tay quay  điều khiển). Sản phẩm được rót có định lượng nhờ sự điều  chỉnh khoảng cách của hệ thống 2 pittong đồng trục ( khoảng  cách giữa 2 pittong này chính là thể tích dịch cần rót). Hệ thống  van định lượng đóng mở tự động điều khiển sự đều đặn của  quá trình này.
  11. • Nguyên tắc hoạt động của van khí nén và chế đọ mở van rót  như sau: + Quá trình nạp nguyên liệu: Khí nén đi vào 4, đi ra 1. Van 2; 3  đóng, pittong dịch chuyển từ phải sang trái van đặc biệt chuyển  động như 1. Nguyên liệu được nạp vào khoang chứa. + Quá trình rót nguyên liệu: Khí nén đi vào 2 và đi ra ở 3. Van 1;  4 đóng, pittong dịch chuyển từ trá sang phải và van đặc biệt  chuyển động như 2. Nguyên liệu được đẩy ra và rót vào bao bì f. Thiết bị đun nóng trục vít:      Mô tả thiết bị:         TA15D, Italia.      Thông số kỹ thuật:            Dung tích: 40l            Hơi tiêu thụ: 12­ 20kg/h với áp suất 2­ 3bar.           Điện cung cấp:  200w, 380V 3 pha,  50Hz.           Tốc độ động cơ:  2­10v/p           Kích thước:  2050x600x1300 mm           Trọng lượng : 162kg • Cấu tạo:
  12. • Thiết bị gia nhiệt trục vít gồm hệ thống động cơ, trục vít, hệ  thống điều khiển van hơi( bằng tay và tự động), hệ thống van  ổn áp, cảm biến đo nhiệt độ cấp hơi, đo nhiệt độ đầu ra của  nguyên liệu.  • Thân thiết bị gồm 2 khoang: khoang trong chứa nguyên liệu,  khoang ngoài chứa hơi và ngoài ra có khoang cách nhiệt.  • Ngoài ra còn có phễu cho nguyên liệu vào, bảng điều khiển, hệ  thống dẫn hơi vào, đồng hồ đo áp suất, áp lực • Nguyên lí hoạt động: • Nguyên liệu sau khi nghiền được đưa ngay vào khoang trong  thiết bị gia nhiệt trục vít này. Nhờ hệ thống trục vít, nguyên  liệu được đảo đều và tránh hiện tương tắc. Hơi được cấp vào  khoang chứa chất tải nhiệt sẽ làm nóng đều nguyên liệu và sau  đó nguyên liệu sẽ được đưa ra bằng cửa kia của thiết bị. • Trong quá trình gia nhiệt bằng thiết bị này, phải chú ý kiể tra  nhiệt độ và áp suất trong hệ thống. Nếu nhiệt độ quá cao phỉa  giảm nhiệt độ bằng hệ thống van xả để tránh làm hỏng hoặc  biến đổi các tính chất đặc trưng của loại nguyên liệu. g. Thiết bị rang hồng ngoại:    Mô tả thiết bị: TA188D, Italia.    Thông số kỹ thuật:        ­Sử dụng rang và sấy hạt.        ­Năng suất: 40­80kg/h.        ­Nhiệt độ rang và thời gian phụ  thuộc loại sản phẩm. Nhiệt độ cao  nhất: 2800C • Cấu tạo:
  13. • Thiết bị rang hồng ngoại gồm có vỏ ngoài là inox cách nhiệt,  phễu cho nguyên liệu vào, cửa cho sản phẩm ra, cửa thông khí;  bên trong là khoang sấy : trên cùng của khoang sấy là hệ thống  sứ phát tia hồng ngoại, dưới đó là lớp sang có cánh đảo trộn để  nguyên liệu được sấy đều. •  Dưới cùng của thiết bị là khoang trống có hệ thống thiết bị trục  vít thu hồi bụi.  • Ngoài ra còn có thiết bị đi kèm là sang và thiết bị hút li tâm để  hút vỏ và cặn. • Nguyên lí hoạt động: • Nguyên liệu được đưa vào khoang sấy qua phễu cho nguyên  liệu vào. Dây điện trở đặt trong các ống sứ chất liệu đặc biệt,  khi có dòng điện 1 chiều chạy qua các điện trở thì nó được nung  nóng và bức xạ ra tia hồng ngoại.  • Nhiệt lương sinh ra do bức xạ hồng ngoại đã gia nhiệt và sấy  khô nguyên liệu. Nhờ có động cơ và cánh khuấy, nguyên liệu  trong khoang sấy được đảo và sấy đều. •  Sau 1 thời gian sấy, lấy mẫu nguyên liệu ra và kiểm tra thử,  nếu nguyên liệu đạt độ chin cũng như màu sắc, hương vị tiêu  chuẩn thì lấy ra để tiếp tục công đoạn ủ, chà và hút vỏ. h. Nồi hơi:   Mô tả thiết bị:  NH103, Việt  Nam.   Thông số kỹ thuật:           ­Áp suất lớn nhất :  5kg/cm2           ­Sản lượng hơi : 250kg/h           ­Áp suất thử: 10kg/cm2           ­Nhiệt độ bão hòa: 1580C
  14. • Cấu tạo: • Vỏ thiết bị được làm bằng kim loại không rỉ, khoang đốt: sợi  đốt, vỏ khoang đốt cách nhiệt. •  Ngoài ra còn có các thiết bị an toàn như van xả hơi, van xả áp ;  hệ thống điều khiển bằng nút bấm ; đồng hồ biểu hiện công  suất hơi ; thiết bị bơm ; hệ thống ống nước ngưng, đường dẫn  hơi ra… • Nguyên lí hoạt động: •  Nước sau khi được xử lý độ cứng sẽ được chuyển đến khoang  đốt nóng nhờ thiết bị bơm. Nhờ nhiệt lượng của thanh sợi đốt,  xảy ra hiện tượng bốc hơi. Lượng hơi đó được truyền ra ngoài  và cấp cho các thiết bị. • Công dụng: • Nồi hơi được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công  nghiệp, mỗi ngành công nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nhiệt  với mức độ và công suất khác nhau. Các nhà máy như: Nhà máy  sản xuất thức ăn gia súc, nhà máy bánh kẹo,  sử dụng Nồi hơi  để sấy sản phẩm. Một số nhà máy sử dụng nồi hơi để đun nấu,  thanh trùng như nhà máy nước giải khát, nhà máy nước mắm,  tương hay dầu thực vật... • Tóm lại, trong các nhà máy công nghiệp có sử dụng nhiệt thì  người ta sử dụng thiết bị lò hơi để làm nguồn cung cấp nhiệt và  dẫn nguồn nhiệt (hơi) đến các máy móc sử dụng nhiệt i. Thiết bị thanh trùng cao áp:    Mô tả thiết bị: TA22D, Italia.             Thông số kỹ thuật:        ­Dung tích: 65l        ­Áp suất :0­4bar        ­Nhiệt độ thanh trùng:116­ 1210C.        ­Áp suất: 2­2.2kg/cm2        ­Làm nguội có sử dụng khí 
  15. nén.        ­Tiêu thụ hơi hơi :20k/h, 3­4  bar.        ­Tiêu thụ nước: 100l/h.        ­Kích thước : 700x700x1250mm        ­Trọng lượng: 75kg • Cấu tạo: • Thiết bị thanh trùng cao áp gồm khoang chứa sản phẩm cần vô  trùng, hệ thống đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất, hệ thống van hơi,  van xả an toàn. •  Thiết bị được làm bằng inox không han, chịu được nhiệt độ, áp  suất cao.  • Trong thân thiết bị có giá trên và giá dưới để sản phẩm. Ngoài  ra thiết bị còn có hệ thống ốc vít để đóng mở nắp thiết bị, hệ  thống dây dẫn,… • Nguyên lí hoạt động: • Các sản phẩm cần thanh trùng được xếp vào các ngăn của thiết  bị rồi lắp các ốc vít để cố định nắp. •  Hơi được cấp vào trong thiết bị tới 1 áp suất nhất định (Tương  ứng với 1 nhiệt độ nhất định cần để thanh trùng) rồi sẽ ngừng  cấp hơi và cấp nhiệt để môi trương bên trong được ổn định.  • Thời gian và nhiệt độ thanh trùng phụ thuộc tính chất từng loại  sản phẩm. Thông thường, nhiệt độ càng cao thì thời gian thanh  trùng càng ngắn và ngược lại.  • Sau khi thanh trùng xong phải hạ nhiệt độ từ từ để không làm  hỏng, vỡ bao bì và sản phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2