ĐỀ THI CUỐI KỲ
Môn: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG VÀ CHO VAY
Lớp: Cao học K34
Thời gian: 90 phút
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (THỰC TIỄN)
Anh / Chị chọn 1 NHTM tại Việt Nam.
Trình bày phương pháp xác định hạn mức tín dụng trong phương thức cho vay hạn
mức của NH này.
Nhận xét về phương pháp xác định hạn mức tín dụng của NH này.
Bài giải:
Dựa vào kế hoạch tài chính nhận từ khách hàng nhân viên tín dụng tại Agribank sẽ tiến hành
xác định hạn mức tín dụng theo từng bước như sau :
Bước 1: Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của tổng tài sản.
Bước 2: Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của nguồn vốn.
Bước 3: Xác định hạn mức tín dụng theo công thức sau.
Hiện nay, Agribank Xác định hạn mức tín dụng dựa vào chênh lệch nguồn sử dụng
nguồn để xác định hạn mức tín dụng:
Tổng quát:
HMTD = Nhu cầu Vốn lưu động kỳ kế hoạch – Vốn tự cóD– Vốn huy động khác
Trong đó:D
(1) Vốn tự có = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn phải trả.
(2) Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch = (Tổng CPSX kỳ kế hoạch) / (Vòng quay VLĐ kỳ kế
hoạch)
(3) Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch = (Doanh thu thuần kỳ kế hoạch) / (Bình quân TSLĐ
kỳ kế hoạch)
Trong quá trình tính toán (3) Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch, thông thường bộ phận tín dụng
thường lấy số liệu thực tế kỳ gần nhất trên sở tham chiếu thêm thông tin trong bảng kế
hoạch kinh doanh của khách hàng và điều chỉnh thêm biên độ tăng giảm phù hợp.
Nhận xét về cách tính hạn mức tín dụng tại Agribank :
Theo phương pháp dựa vào chênh lệch nguồn sử dụng nguồn để xác định hạn mức tín
dụng của Agribank đang áp dụng có những ưu và nhược điểm sau:
-Ưu điểm:
+ cách tính toán tương đối đơn giản, phù hợp với những doanh nghiệp không có biến động
về tỷ lệ các thành phần trong bảng cân đối kế toán cũng như các khoản mục doanh thu, chi
phí
-Nhược điểm:
P a g e | 1
+ Việc tính toán hạn mức ngoài kết quả kinh doanh dự kiến thì các chtiêu đa số đều dựa
vào số nợ cuối kỳ của năm trước => không thể hiện được trong năm kế hoạch việc tăng
giảm các khoản nợ này.
+ Ngân hàng không xác định được chính xác khoản thời gian trả nợ của khách hàng, ngân
hàng khó giảm sát để thu hồi nợ vay.
Câu 2:
Công ty A hiện nay quy mô: Doanh thu thuần năm 60 tỷ đồng, chi phí kinh doanh
năm (giá vốn hàng bán, CPQLDN, CPBH) là 50 tỷ đồng.
Công ty muốn đầu tư mở rộng nên lập phương án đầu tư:
- Dự toán chi phí đầu tư như sau:
Chi phí MMTB mua ngoài: 6 tỷ đồng.
Chi phí vật tư là 4.8 tỷ đồng, trong đó mua ngoài là 4 tỷ đồng.
Chi phí nhân công: 2.4 tỷ đồng.
Chi phí khấu hao: 1.6 tỷ đồng.
Chi phí bằng tiền khác: 1.2 tỷ đồng.
- Công ty dự tính rằng sau khi đầu tư, doanh thu và chi phí (chưa kể lãi vay) hằng năm
sẽ tăng thêm 40%.
- Công ty lập hồ đề nghị NHTM B cho vay 12.8 tỷ đồng công ty tự đảm bảo 3.2
tỷ đồng bằng một phần VCSH của mình. Để đảm bảo khoản vay này, công ty sẽ thế
chấp một BĐS có giá là 20 tỷ đồng.
- Biết rằng:
Thuế suất thuế TNDN: 20%.
Dự kiến thu hồi lại vốn đầu tư bằng cách khấu hao đều trong 5 năm.
Thời gian triển khai đầu từ khi nhận vốn vay đến khi hoàn thành đưa vào vận
hành kinh doanh là 7 tháng.
Công ty dự định dành toàn bộ nguồn vốn khấu hao, 1.6 tỷ đồng từ LN sau thuế
(của PA đầu tư) thu xếp 1.2 tỷ đồng từ nguồn khác hằng năm để trả nợ vay
NH.
NHTM B thẩm định thấy rằng các thông tin dự kiến của công ty đáng tin
cậy. Lãi suất cho vay của NH 12%/năm, tỷ lệ cho vay tối đa đối với BĐS trên
là 65%.
1- Trên giác độ hiệu quả sinh lời của vốn, NH B có nên cho vay PA này không? Vì sao?
2- Nếu NH cho vay, xác định mức vốn cho vay và thời hạn cho vay hợp lý.
Bài giải:
1- Có nên cho vay không?
Doanh thu sau khi có dự án:
60 x 1.4 = 84 tỷ đồng (nếu tăng 40%)
Chi phí hằng năm:
50 x 1.4 = 70 tỷ đồng (nếu tăng 40%)
Tỷ suất lợi nhuận của DA:
DoanhthuChi phí
Chi phí x100 %=8470
70 x80 % x100 %=16 %/năm
(Do nộp thuế)
P a g e | 2
TSLN của dự án = 16%/năm > 12%/năm (LS cho vay của NH) nên DA khả năng trả
nợ Nên cho vay.
2- Mức cho vay hợp lý?
Xác định nhu cầu vay hợp lý:
Nhu cầu vay hợp lý = {Tổng chi phí SXKD (không tính khấu hao)} Vốn tự Vốn
khác
= {6 + 4 + 2.4 + 1.2} – 3.2 – 0 = 10.4 tỷ đồng.
Mức cho vay tối đa theo giá trị TSĐB là: 65% x 20 = 13 tỷ đồng.
Mức đề nghị vay của công ty: 12.8 tỷ đồng.
Mức cho vay hợp nhất 10.4 tỷ đồng (bằng với nhu cầu vay hoặc chọn số nhỏ
nhất).
Thời hạn cho vay?
Nguồn trả nợ hằng năm = Khấu hao + LN sau thuế + Nguồn khác
LN sau thuế trả nợ 1 năm: 1.6 tỷ đồng (đề cho sẵn)
Khấu hao 1 năm: (6 + 4 + 2.4 + 1.2) / 5 = 13.6 / 5 = 2.72 tỷ
Nguồn khác trả nợ 1 năm: 1.2 tỷ.
Tổng nguồn trả nợ 1 năm: 2.72 + 1.6 + 1.2 = 5.52 tỷ
Thời gian trả nợ = Mức cho vay hợp lý / Tổng nguồn trả nợ
= 10.4 tỷ / 5.52 tỷ = 1.884 năm ~ 1 năm 10 tháng.
Thời gian thực hiện DA: 7 tháng
Thời gian cho vay = Thời gian thực hiện DA + Thời gian trả nợ
= 7 tháng + 1 năm 10 tháng = 2 năm 5 tháng.
-----------Học viên được tham khảo TL giấy.-----------
P a g e | 3