intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 357

Chia sẻ: An Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 357 dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Krông Nô - Mã đề 357

  1. TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ ĐỀ THI HỌC KÝ I NĂM HỌC 2017 ­ 2018 TỔ SỬ ­ ĐỊA ­ GDCD Môn: GDCD LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút  (28 câu trắc nghiệm + 02 câu tự luận) Họ, tên học sinh:................................................................L ớp:....................... Mã đề thi  Số báo danh:....................................................................................................... 357 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1:  Toàn bộ  những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử  ­ xã hội của con người   nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Nhận thức cảm tính. B. Nhận thức. C. Nhận thức lí tính. D. Thực tiễn. Câu 2: Tri thức của con người về sự vật, hiện tượng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, chỉ có đem những  tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của   chúng là thể hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhân thức. B. Thực tiễn  là động lực của nhân thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhân thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. Câu 3: Vận động nào sau đây không phải là vận động hóa học? A. HCl + NaOH = NaCl + H2O B. Sự chuyển hóa các chất hóa học. C. Cây hấp thụ khí O2 và thải khí CO2. D. Quá trình sắt bị oxi hóa. Câu 4: Hoạt động thực tiễn nào sau đây là cơ bản nhất? A. Thực nghiệm khoa học B. Chính trị. C. Xã hội. D. Sản xuất vật chất. Câu 5: Khẳng định nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa các hình thức vận động? A. Hình thức vận động cao hơn bao hàm hình thức vận động thấp hơn. B. Các hình thức vận động không liên quan gì đến nhau. C. Các hình thức vận động có thể chuyển hóa cho nhau. D. Các hình thức vận động có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Câu 6: Giai đoạn nhận thức cảm tính đem lại cho con người hiểu biết về A. các đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng. B. bản chất của sự vật, hiện tượng. C. các đặc điểm khái quát của sự vật, hiện tượng. D. quy luật của sự vật, hiện tượng. Câu 7: Vận động nào sau đây là phát triển? A. Khủng long bị tuyệt chủng. B. Vượn chuyển hóa thành người. C. Sự vận động của các mùa trong năm. D. Gió bão làm đổ cây cối. Câu 8: Quan điểm nào sau đây đúng về nhận thức? A. Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động của con người. B. Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn và là quá trình phức tạp gồm hai giai đoạn. C. Nhận thức do thần linh mách bảo mà có. D. Nhận thức do bẩm sinh mà có. Câu 9: Giai đoạn nhận thức lí tính đem lại cho con người hiểu biết A. về các đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng. B. máy móc về sự vật, hiện tượng. C. về bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. D. đơn giản về sự vật, hiện tượng. Câu 10: Con gười là A. chủ thể của lịch sử. B. chỉnh thể của lịch sử.                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 357
  2. C. hình thể của lịch sử. D. chính thể của lịch sử. Câu 11: Vận động không đi theo chiều hướng nào sau đây? A. Điều hòa. B. Tuần hoàn. C. Tiến lên. D. Thụt lùi. Câu 12: Việc "Học đi đôi với hành" nhằm mục đích A. kiểm tra kết quả của nhận thức. B. chứng tỏ với mọi người rằng mình hiểu biết nhiều. C. thực hiện quy định của giáo viên đối với học sinh. D. chứng minh tri thức của mình chưa đúng. Câu 13: Khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ  thấp đến cao, từ  đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiên đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến  bộ ra đời thay thế cái lạc hậu là khái niệm về A. chuyển động. B. phủ định. C. phát triển. D. vận động. Câu 14: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để  tạo nên những hiểu biết về chúng là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Nhận thức cảm tính. B. Nhận thức. C. Nhận thức lí tính. D. Quá trỉnh nhận thức. Câu 15: Sau khi tìm hiểu về sự phát triển, chúng ta cần tránh A. thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình.. B. mọi thái độ ủng hộ cái tiến bộ. C. tác động vào sự phát triển của các sự vật. hiện tượng. D. mọi thái độ thành kiến, bảo thủ. Câu 16: Khẳng định nào sau đây đúng về vận động? A. Vận động diễn ra ở cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy. B. Vận động chỉ diễn ra một cách phổ biến ở trong tự nhiên mà thôi. C. Vận động không diễn ra ở trong xã hội. D. Vận động không thể diễn ra ở trong tư duy của con người. Câu 17: Mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và trong  đời sống xã hội là khái niệm về A. biến đổi. B. biến hóa. C. vận động. D. phát triển. Câu 18: Giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các giác quan với sự vật, hiện  tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức A. lí trí. B. cảm tính. C. lí tính. D. cảm giác. Câu 19: Con người cần phải được A. đảm bảo các quyền lợi chính đáng của mình. B. đảm bảo mọi quyền lợi của mình. C. thỏa mãn mọi nhu cầu của mình. D. thỏa mãn tất cả các quyền lợi của mình. Câu 20: Hoạt động này sau đây không phải là hoạt động thực tiễn? A. Sản xuất vật chất. B. Suy luận, phán đoán. C. Thực nghiệm khoa học D. Chính trị ­ xã hội. Câu 21: Ví dụ nào sau đây là ví dụ về vận động vật lí? A. Sự dao động của con lắc lò xo. B. Mèo vồ chuột. C. Vận động viên đẩy tạ. D. Nam châm hút kim loại. Câu 22: Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết A. tìm kiếm thức ăn. B. thỏa mãn mọi nhu cầu của mình. C. chế tạo ra công cụ lao động. D. thỏa mãn nhu cầu vật chất của mình. Câu 23: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. B. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Ăn cây nào rào cây ấy. D. Giấy rách phải giữ lấy lề. Câu 24: Hoạt động thực tiễn gồm có mấy hình thức cơ bản?                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 357
  3. A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 25: Quá trình nhận thức gồm mấy giai đoạn? A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 26: Có mấy hình thức vận động cơ bản? A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 27: Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn là thể  hiện vai trò nào  sau đây của thực tiễn? A. Thực tiễn  là động lực của nhân thức. B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. C. Thực tiễn là cơ sở của nhân thức. D. Thực tiễn là mục đích của nhân thức. Câu 28: Lao động là A. hoạt động có ở tất cả các loài. B. hoạt động không có mục đích. C. hoạt động mang tính bản năng. D. đặc trưng riêng chỉ có ở con người. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1 (1.5 điểm):  Vì sao nói con người đã tự sáng tạo ra lịch sử của mình? Câu 2 (1.5 điểm): Lấy ví dụ để chứng minh con người đã tự sáng tạo ra lịch sử của mình? ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2