intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 361

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

28
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 361 giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 10 năm 2018-2019 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 361

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN<br /> TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN<br /> <br /> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: GDCD KHỐI 10<br /> <br /> Thời gian làm bài: 45 phút;<br /> (18 câu trắc nghiệm)<br /> <br /> Lớp: 10A…….<br /> <br /> Mã đề thi<br /> 361<br /> <br /> Họ, tên :.....................................................................<br /> (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br /> I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)<br /> Câu 1: Nhận thức cảm tính giúp con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách<br /> A. cụ thể và sinh động.<br /> B. chủ quan, máy móc.<br /> C. cụ thể và máy móc.<br /> D. khái quát và trừu tượng.<br /> Câu 2: Theo triết học Mác - Lênin, cái mới, cái tiến bộ luôn ra đời trên cơ sở<br /> A. giữ lại yếu tố tích cực của cái cũ.<br /> B. vứt bỏ hoàn toàn cái cũ .<br /> C. phủ định sạch trơn cái cũ.<br /> D. kế thừa cái cũ.<br /> Câu 3: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận xuông. Thực tiễn mà không có lí luận soi<br /> đường là thực tiễn mù quáng. ” là câu nói của ai trong những người sau?<br /> A. Hồ chí Minh.<br /> B. Các Mác.<br /> C. Lênin.<br /> D. Ph.Ăng -ghen.<br /> Câu 4: Trong giờ kiểm tra môn văn, cô ra bài trùng với bài văn mẫu rất hay, bạn A băn khoăn không<br /> biết có nên chép nguyên xi hay bỏ hết tất cả và làm một bài văn hoàn toàn mới. Là bạn A em sẽ lựa<br /> chọn cách làm nào dưới đây thể hiện vận dụng quan điểm của phủ định biện chứng?<br /> A. Chép nguyên xi bài văn mẫu.<br /> B. Làm một bài văn hoàn toàn mới.<br /> C. Chọn một số đoạn hay trong bài văn mẫu để chép.<br /> D. Chọn những ý hay để vận dụng vào bài văn mới của mình.<br /> Câu 5: V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình<br /> thức khác, ở một trình độ cao hơn”. Ở câu này, Lênin bàn về<br /> A. Nội dung của sự phát triển.<br /> B. Điều kiện của sự phát triển.<br /> C. Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.<br /> D. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.<br /> Câu 6: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải<br /> A. cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được.<br /> B. học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.<br /> C. kiên trì, nhẫn nại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn.<br /> D. tích luỹ dần dần.<br /> Câu 7: Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là<br /> A. tính di truyền.<br /> B. tính khách quan.<br /> C. tính chủ quan.<br /> D. tính truyền thống.<br /> Câu 8: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và<br /> phát triển tự nhiên của sự vật được gọi là<br /> A. phủ định kế thừa.<br /> B. phủ định biện chứng.<br /> C. phủ định của phủ định.<br /> D. phủ định siêu hình.<br /> Câu 9: Nhận định nào dưới đây là đúng nhất về phủ định của phủ định ?<br /> A. Cái mới ra đời phủ định toàn bộ cái cũ.<br /> B. Cái mới ra đời thay thế cái cũ.<br /> C. Cái mới ra đời có kế thừa và thay thế cái cũ.<br /> D. Cái mới là cái tiến bộ và không thể thay thế.<br /> Câu 10: Sau khi học lí thuyết trên lớp, về nhà chúng ta vận dụng các kiến thức đã học vào việc làm bài<br /> tập ở nhà là thể hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn?<br /> A. Mục đích của nhận thức.<br /> B. Cơ sở của nhận thức.<br /> C. Động lực của nhận thức.<br /> D. Tiêu chuẩn của chân lí.<br /> Trang 1/1 - Mã đề thi 361<br /> <br /> Câu 11: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính là hai giai đoạn thống nhất của cùng một quá trình<br /> nhận thức, chúng có mối<br /> A. tác động với nhau.<br /> B. quan hệ với nhau.<br /> C. liên hệ biện chứng với nhau.<br /> D. thống nhất với nhau.<br /> Câu 12: Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập của<br /> học sinh thì lượng của nó<br /> A. chỉ là khối lượng kiến thức, mức độ thuần thục về kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện<br /> được.<br /> B. chỉ là điểm kiểm tra cuối các học kỳ.<br /> C. là điểm số hàng ngày và điểm kiểm tra cuối học kỳ.<br /> D. chỉ là điểm số kiểm tra hàng ngày.<br /> Câu 13: Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ<br /> A. những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng.<br /> B. những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện<br /> tượng khác.<br /> C. những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng.<br /> D. những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng.<br /> Câu 14: Tục ngữ có câu “Chồng giận thì vợ bớt lời / Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”. Theo quan<br /> điểm của Triết học Mác – Lênin thì đây là nội dung nói về<br /> A. Chất.<br /> B. Độ.<br /> C. Lượng.<br /> D. Điểm nút.<br /> Câu 15: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng<br /> được gọi là<br /> A. Điểm nút.<br /> B. Bước nhảy.<br /> C. Độ.<br /> D. Chất.<br /> Câu 16: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người<br /> nhằm<br /> A. khắc phục tự nhiên và xã hội.<br /> B. cải tạo tự nhiên và xã hội.<br /> C. thay đổi tự nhiên và xã hội.<br /> D. thay thế tự nhiên và xã hội.<br /> Câu 17: Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng?<br /> A. mỗi lượng có chất riêng của nó.<br /> B. lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.<br /> C. chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau.<br /> D. chất quy định lượng.<br /> Câu 18: Đâu là hoạt động thực nghiệm khoa học trong các ý sau?<br /> A. Kim loại dẫn điện. Đồng là kim loại. Suy ra : Đồng dẫn điện.<br /> B. Đàn ong đang xây một cái tổ rất đẹp.<br /> C. Tiến hành thử nghiệm một loại thuốc kháng sinh mới trên cơ thể chuột bạch.<br /> D. Hương ngửi thấy mùi sầu riêng thoang thoảng trong vườn.<br /> II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)<br /> Câu 1. (3 điểm)<br /> Phủ định biện chứng là gì? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình?<br /> Câu 2. (1 điểm)<br /> Hoa và Hương là một đôi bạn thân, học lớp 10D. Một lần, sau khi tình cờ làm quen và nói chuyện với<br /> một bạn nam học lớp 11C. Hương chạy về khoe với Hoa: “Hoa ơi, anh ấy là một người tuyệt vời, chắc<br /> chắn là anh ấy thích tớ rồi”.<br /> Hoa hỏi Hương: “Căn cứ vào đâu mà kết luận như vây?”<br /> Hương hồn nhiên trả lời: “Thì cứ nhìn cách anh ấy ăn mặc, nói chuyện với tớ là tớ biết ngay”.<br /> Câu hỏi:<br /> Em có đồng ý với nhận định của Hương không? Tại sao?<br /> ----------- HẾT ----------<br /> <br /> Trang 2/2 - Mã đề thi 361<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0