intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

16
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân giúp bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN Môn: SINH HỌC - Lớp: 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Hệ đệm có vai trò gì trong cơ chế duy trì pH nội môi? A. Hấp thụ ion H+ dư thừa trong máu. B. Hấp thụ ion OH- dư thừa trong máu. C. Lấy đi H+ và OH- khi các ion này xuất hiện trong máu D. Điều hoà các thành phần trong máu và dịch mô. Câu 2: Hệ tuần hoàn ở động vật có chức năng: A. vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho hoạt động sống của cơ thể. B. vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết đến các tế bào để thực hiện trao đổi chất. C. vận chuyển O2 đến các tế bào để thực hiện trao đổi khí cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. D. vận chuyển CO2 qua trao đổi khí với tế bào về cơ quan hô hấp để thải ra ngoài. Câu 3: Điểm nào dưới đây là chung nhất của hướng động và ứng động ở thực vật? A. Đều là phản ứng của cây với tác nhân kích thích theo một hướng xác định. B. Đều là phản ứng của cây với tác nhân kích thích không định hướng. C. Đều liên quan tới sự sinh trưởng của các tế bào ở cơ quan phản ứng. D. Đều giúp cây thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển. Câu 4: Trong ống tiêu hoá của thỏ thì bộ phận được xem như dạ dày thứ hai là A. dạ lá sách. B. manh tràng. C. dạ múi khế. D. tá tràng. Câu 5: Cơ chế của phản ứng hướng động ở các cơ quan thực vật là do: A. các tế bào phía bị kích thích sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía không bị kích thích. B. các tế bào ở hai phía bị kích thích và không bị kích thích sinh trưởng không giống nhau. C. các tế bào phía không bị kích thích sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía bị kích thích. D. các tế bào phía không bị kích thích sinh trưởng chậm hơn các tế bào phía bị kích thích. Câu 6: Mô tả nào dưới đây về hiện tượng ứng động không sinh trưởng là không đúng? A. Vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động và va chạm cơ học. B. Vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào ở cây. C. Vận động liên quan đến sự trương nước và sự lan truyền kích thích ở miền chuyên hoá. D. Vận động do tốc độ sinh trưởng của các tế bào hai phía đối diện của cơ quan khác nhau. Câu 7: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? I. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng gọi là ứng động. II. Hiện tượng cụp, nở của hoa tulip thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng. III. Cơ chế của ứng động sinh trưởng ở thực vật là do các tế bào ở hai phía của cơ quan thực hiện ứng động sinh trưởng không giống nhau. IV. Sự thay đổi sức trương nước ở các khớp phình của gốc cuống lá chính, cuống lá phụ và cuốn lá chét là nguyên nhân gây cụp lá ở cây trinh nữ khi bị va chạm. A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 8: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về điều hoà cân bằng nội môi? I. Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao, tuyến tụy tiết ra insulin làm cho gan tăng cường nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ. II. Khi áp suất thẩm thấu của máu thấp, thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về máu giúp điều hoà áp suất thẩm thấu của máu. III. Trong cơ chế điều hoà cân bằng nôi môi, sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lí hoá của môi trường trong, trở thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích. IV. Hệ đệm có vai trò quan trọng trong duy trì pH nội môi vì nó lấy đi H+ và OH- khi các ion này xuất hiện trong máu. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 9: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng? I. Huyết áp giảm dần từ mạch có tiết diện lớn đến mạch có tiết diện nhỏ trong hệ mạch. II. Hệ tuần hoàn kín gồm 2 loại là hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. III. Trong hệ dẫn truyền tim, hoạt động tự động của tim do xung điện bắt đầu phát ra từ nút nhĩ thất. Đề kiểm tra cuối kỳ I - Môn SINH HỌC 11 - Mã đề 01 1
  2. IV. Hệ tuần hoàn của động vật gồm các thành phần cơ bản là dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu. A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 10: Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp ở động vật có các đặc điểm nào? 1. Diện tích lớn; 2. Mỏng và luôn khô ráo; 3. Mỏng và luôn ẩm ướt; 4. Có sự lưu thông khí tạo sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2; 5. Diện tích hạn chế; 6. Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. A. 2, 4, 5, 6. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 4, 6. D. 1, 3, 4, 6. Câu 11: Điều không đúng khi đề cập đến huyết áp là A. càng xa tim huyết áp càng giảm. B. mạch càng nhỏ huyết áp càng cao. C. tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng. D. tim đập chậm và yếu làm huyết áp hạ. Câu 12: Trong hệ dẫn truyền tim, hoạt động tự động của tim do xung điện bắt đầu phát ra từ A. mạng Puôckin. B. bó His. C. nút nhĩ thất. D. nút xoang nhĩ. Câu 13: Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra chủ yếu trong A. dạ lá sách. B. dạ cỏ. C. dạ múi khế. D. dạ tổ ong. Câu 14: Có bao nhiêu nhận định đúng trong cho các nhận định sau đây? I. Ở ruột khoang, giun tròn, giun dẹp; trao đổi khí được thực hiện qua bề nặt cơ thể. II. Động vật đơn bào và động vật đa bào bậc thấp có cơ quan hô hấp là hệ thống ống khí. III. Động vật nhóm lưỡng cư như ếch, nhái… vừa hô hấp bằng phổi vừa hô hấp bằng da. IV. Động vật thuộc lớp chim có cơ quan hô hấp là phổi và hệ thống túi khí nên là nhóm động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất. A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 15: Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật với tác nhân kích thích từ một hướng xác định gọi là A. cảm ứng. B. tính cảm ứng. C. hướng động. D. ứng động. Câu 16: Cho các đặc điểm sau: 1. Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước một chiều liên tục từ miệng qua mang; 2. Miệng và diềm nắp mang đóng mở đồng thời tạo nên dòng nước 1 chiều liên tục từ miệng qua mang; 3. Dòng máu trong mao mạch chảy song song, cùng chiều với dòng nước bên ngoài mao mạch của mang; 4. Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước bên ngoài mao mạch của mang. Ngoài các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, ở cá xương còn có thêm đặc điểm nào làm tăng hiệu quả quá trình hô hấp? A. 1 và 3. B. 1 và 2. C. 2 và 4. D. 1 và 4. Câu 17: Thân và rễ cây đặt nằm ngang trên máy hồi chuyển sinh trưởng như thế nào? A. Thân sinh trưởng theo hướng ngược chiều trọng lực. B. Rễ sinh trưởng theo hướng cùng chiều trọng lực. C. Thân và rễ cây vẫn sinh trưởng theo hướng nằm ngang. D. Thân và rễ cây ngừng sinh trưởng. Câu 18: Ở người bình thường, mỗi chu kì tim gồm 3 giai đoạn thời gian: tâm nhĩ co, tâm thất co và thời gian dãn chung. Tổng thời gian dãn của tâm thất trong một chu kì tim là A. 0,3s B. 0,7s C. 0,4s D. 0,5s Câu 19: Ống tiêu hoá có cấu tạo hoàn chỉnh hơn túi tiêu hoá vì ống tiêu hoá A. có sự phân hoá và chuyên hoá rõ rệt. B. có miệng và hậu môn phân biệt. C. có hệ enzim tiêu hoá rất đa dạng. D. có kích thước dài hơn. Câu 20: Cho các nhóm động vật: 1. tôm, cua, ruồi, nhện ; 2. trai, ốc, nghêu, sò ; 3. ếch, nhái, thằn lằn. Các động vật có hệ tuần hoàn hở là: A. 1,2. B. 3. C. 2,3. D. 1,3. Câu 21: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, bộ phận điều khiển có vai trò A. tăng hoặc giảm hoạt động để điều tiết môi trường trở lại trạng thái cân bằng. B. gởi tín hiệu thần kinh hay hormon để điều khiển hoạt động của bộ phận thực hiện. C. hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận tiếp nhận kích thích. D. tiếp nhận kích thích từ môi trường để điều tiết môi trường trở lại trạng thái cân bằng. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 2 (1,5đ). Trình bày vai trò của các bộ phận trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Câu 1 (1,5đ). Nêu cơ sở tế bào học của ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng ở thực vật. Ý nghĩa của ứng động. ----------- HẾT ---------- Đề kiểm tra cuối kỳ I - Môn SINH HỌC 11 - Mã đề 01 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: SINH HỌC - Lớp: 11 Mã đề: 01 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Mỗi câu trắc nghiệm trả lời đúng: 0,33 điểm → 3 câu: 1 điểm Mã đề 01 Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 12 D 2 A 13 C 3 D 14 B 4 B 15 C 5 B 16 D 6 D 17 C 7 C 18 D 8 A 19 A 9 A 20 A 10 D 21 B 11 B II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 2 (1,5 đ): Trình bày vai trò của các bộ phận trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Hướng dẫn: - Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể, cơ quan thụ cảm): Nhận kích thích từ môi trường, hình thành xung thần kinh về trung tâm điểu khiển. (0,5 điểm) - Bộ phận điều khiển (trung ương thần kinh, tuyến nội tiết): Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng tính hiệu thần kinh hoặc hormone. (0,5 điểm) - Bộ phận thực hiện (thận, gan, phổi, mạch máu…): Tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng ổn định; đồng thời còn tác dụng ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích (liên hệ ngược). (0,5 điểm) Câu 1 (1,5 đ): Nêu cơ sở tế bào học của ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng ở thực vật. Ý nghĩa của ứng động. Hướng dẫn: - Cơ sở tế bào học: + Ứng động sinh trưởng: do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía của cơ quan thực hiện ứng động. (0,5 điểm) + Ứng động không sinh trưởng: xuất hiện không phải do sinh trưởng của các tế bào mà là do biến đổi sức trương nước trong các tế bào và trong cấu trúc chuyên hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá chất gây ra. (0,5 điểm) - Ý nghĩa: là phản ứng thích nghi đa dạng của cơ thể thực vật với môi trường luôn thay đổi giúp cơ thể tồn tại và phát triển (0,5 điểm) Đề kiểm tra cuối kỳ I - Môn SINH HỌC 11 - Mã đề 01 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2