intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC M A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1. Kiểu gen là A. các nhân tố di truyền của cơ thể. B. các cặp gen qui định tính trạng của cơ thể. C. các nhân tố di truyền được kí hiệu bằng các chữ cái. D. tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Câu 2. Loài nào sau đây có bộ nhiễm sắc thể bình thường chứa 48 chiếc? A. Người. B. Ruồi giấm. C. Tinh tinh D. Đậu Hà Lan. Câu 3. Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể thay đổi như thế nào? A. Thay đổi số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST. B. Có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n. C. Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit. D. Mất một đoạn NST nào đó. Câu 4. Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở A. kì sau B. kì giữa. C. kì đầu D. kì cuối Câu 5.Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menden, khi phân tích riêng từng cặp tính trạng thì tỉ lệ Hạt vàng: Hạt xanh thu được có kết quả là A. 1:3. B. 1:1. C. 3:1. D. 1:2. Câu 6. Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 Câu 7. Quá trình nguyên phân trải qua mấy lần phân bào? A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần Câu 8. Cứ 3 nuclêôtit liền nhau ở chuỗi mARN quy định bao nhiêu axit amin? A. 1 axit amin B. 2 axit amin. C. 3 axit amin. D. 4 axit amin Câu 9. Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội(3n) là A. 10. B. 12. C. 8. D. 16. Câu 10. Mỗi chu kỳ xoắn ADN có bao nhiêu cặp nuclêôtit là A. 10 B. 15 C. 5 D. 2 Câu 11. iến dị làm thay đổi cấu tr c gen được gọi là A. Đột biến số lượng nhi m s c thể. B. Đột biến gen. C. Đột biến cấu tr c nhi m s c thể. D. Thường biến. Câu 12. Gen A có 900 nuclêôtit loại A, 600 nuclêôtit loại G bị đột biến thành gen a, gen a có 899 nuclêôtit loại A và 601 nuclêôtit loại G. Vậy dạng đột biến trên là
  2. A. thêm một cặp A-T. B. mất một cặp G-X. C. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. D. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. Câu 13. Thế nào là giống (hay dòng) thuần chủng? A. Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. B. Giống thuần chủng là giống trong đó chứa các cặp gen đều đồng hợp trội. C. Giống thuần chủng là giống bao gồm các gen dại ban đầu chưa bị đột biến. D. Giống thuần chủng là giống trong đó chứa các cặp gen đều đồng hợp lặn. Câu 14. Loại nuclêôtit nào sau đây không có trong cấu tạo của phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 15. Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra là A. 4. B. 2. C. 8. D. 16. II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. ( 1.0 điểm) Giảm phân là gì? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh? Câu 2. (2.0 điểm) Phân biệt đột biến và thường biến? Câu 3. (2.0 điểm) a/ Một mạch ADN như sau: - T– G – X – T – A – T– X – G – T – A- Hãy xác định trình tự mạch còn lại của ADN? b/ Một gen có A chiếm 30%, G = 240 nu. Tính số lượng nuclêôtit từng loại và số chu kỳ xo n của gen đó? ----------- HẾT ----------
  3. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian: 45 ph t (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC M B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1. Kiểu hình là A. tổ hợp các tính trạng trội của cơ thể. B. tổ hợp các tính trạng lặn của cơ thể. C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. D. tổ hợp các cặp tính trạng tương phản của cơ thể. Câu 2. Ở ruồi giấm, cặp NST giới tính là A. con đực XX, con cái XY. B. con đực XO, con cái XX. C. con đực XY, con cái XX. D. con đực XX, con cái XO. Câu 3. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể thay đổi như thế nào? A. Thay đổi số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST. B. Có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n. C. Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit. D. Mất một đoạn NST nào đó. Câu 4. Trong quá trình nguyên phân NST đóng xoắn và xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở A. kì giữa C. kì sau B. kì đầu D. kì cuối Câu 5. Thực chất sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có A. tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn. B. tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tổ hợp các tính trạng hợp thành nó. C. 4 kiểu hình khác nhau. D. biến dị tổ hợp. Câu 6. Ở ruối giấm 2n = 8, một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn? A . 16 B. 4 C. 2 D. 8 Câu 7. Quá trình giảm phân trải qua mấy lần phân bào? A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần Câu 8. Có mấy nuclêôtit liền nhau ở chuỗi mARN quy định một axit amin? A. 1 nuclêôtit. B. 2 nuclêôtit. C. 3 nuclêôtit. D. 4 nuclêôtit Câu 9. Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể 1 nhiễm (2n -1) là A. 7 B. 8 C. 9. D. 6 Câu 10. Mỗi chu kỳ xoắn của ADN dài bao nhiêu ? A. 34A0 B. 3,4A0 C. 1,7A0 D. 17A0 Câu 11. Nguyên nhân của đột biến gen? A. Hàm lượng chất dinh dư ng trong tế bào t ng cao.
  4. B. Tác động của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. C. Sự t ng cường quá trình trao đổi chất trong tế bào. D. Hiện tượng co xo n của nhi m s c thể trong phân bào. Câu 12. Gen A có 900 nuclêôtit loại A, 600 nuclêôtit loại G bị đột biến thành gen a, gen a có 900 nuclêôtit loại A và 599 nuclêôtit loại G.Vậy dạng đột biến trên là A. thêm một cặp A-T. B. mất một cặp G-X. C. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. D. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. Câu 13. Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng? A. AABB B. Aabb C. aaBb D. AaBb Câu 14. Loại nuclêôtit nào sau đây không có trong cấu tạo của phân tử ARN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 15. Có 2 phân tử ADN tự nhân đôi 2 lần thì số phân tử ADN được tạo ra là A. 4. B. 2. C. 8. D. 16. II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1.( 1.0 điểm) Thụ tinh là gì? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh? Câu 2. (2.0 điểm) Phân biệt đột biến và thường biến? Câu 3. (2.0 điểm) a/ Một mạch ADN như sau: - A – X – G – X – T – T– X – G – T – A- Hãy xác định trình tự mạch còn lại của ADN? b/ Một gen có A chiếm 20%, G = 450 nu. Tính số lượng nuclêôtit từng loại và chiều dài của gen đó? ----------- HẾT ---------- TỔ CHUYÊN MÔN PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG Nguy n Duy Khánh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2