intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên dành cho các em học sinh lớp 11 và ôn thi khảo sát chất lượng môn Sinh học 11 sắp tới, việc tham khảo đề thi này giúp các bạn củng cố kiến thức luyện thi một cách hiệu quả. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Sinh học – Lớp 11 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (7,0 điểm) Câu 1: Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây? . A. Thân. B. Hoa. C. Lá. D. Rễ. Câu 2: Nồng độ Ca trong cây là 0,4%, trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca bằng cách nào? +2 +2 A. Hấp thụ thụ động. B. Khuếch tán. C. Hấp thụ chủ động. D. Thẩm thấu. Câu 3: Tế bào mạch gỗ của cây gồm A. quản bào và tế bào nội bì. B. quản bào và tế bào lông hút. C. quản bào và mạch ống. D. quản bào và tế bào biểu bì. Câu 4: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là gì? A. Lực liên kết giữa các phân tử nước. B. Lực bám của các phân tử nước với thành mạch gỗ. C. Lực hút do thoát hơi nước ở lá. D. Lực đẩy của áp suất rễ. Câu 5: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây? (1) Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng. (3) Khí khổng mở ra cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. (4) Làm tăng hiệu ứng nhà kính. Phương án trả lời đúng là A. (1), (2) và (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (3) và (4). Câu 6: Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào trong tế bào khí khổng? A. Các ion khoáng. B. Hàm lượng prôtêin. C. Hàm lượng nước. D. Hàm lượng lipit và vitamin. Câu 7: Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian theo bảng sau: Cây A B C D Lượng nước do rễ hút vào 40 gram 43 gram 43 gram 45 gram Lượng nước thoát ra 43 gram 37 gram 47 gram 46 gram Theo lý thuyết, cây nào không bị héo? A. Cây B. B. Cây D. C. Cây C. D. Cây A. Câu 8: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Nitơ. B. Sắt. C. Mangan. D. Bo. Câu 9: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Ôxi. B. Cacbon. C. Sắt. D. Hiđrô. Câu 10: Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá? A. Tế bào mạch rây. B. Tế bào khí khổng. C. Tế bào mô giậu. D. Tế bào mạch gỗ. 1
  2. Câu 11: Ở thực vật, trong thành phần của phôtpholipit không thể thiếu nguyên tố nào sau đây? A. Magiê. B. Phôtpho. C. Clo. D. Đồng. Câu 12: Nguyên tố magiê là thành phần cấu tạo của A. axit nuclêic. B. màng của lục lạp. C. diệp lục. D. prôtêin. Câu 13: Quá trình cố định nitơ phân tử ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim nào sau đây? A. Đêcacboxilaza. B. Đêamilaza. C. Nitrôgenaza. D. Perôxiđaza. Câu 14: Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là A. đất. B. không khí. C. Vi khuẩn phản nitrat hoá. D. động vật. Câu 15: Lá cây có màu lục là do A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu lục. B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu lục. C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu lục, nên mắt ta nhìn thấy màu xanh lục. D. các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ và phản chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá có màu lục. Câu 16: Cơ quan quang hợp của cây là A. rễ. B. hoa. C. thân. D. lá. Câu 17: Bào quan thực hiện nhiệm vụ quang hợp của cây là A. ti thể. B. lục lạp. C. Ribôxôm. D. Bộ máy Gôngi. Câu 18: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành năng lượng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh? A. Diệp lục b. B. Diệp lục a. C. Diệp lục a, b. D. Diệp lục a, b và carôtenôit. Câu 19: Carôtenôit có nhiều ở A. lá xanh. B. lá xà lách. C. củ cà rốt. D. củ khoai mì. Câu 20: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM giống nhau ở điểm nào? A. Pha sáng. B. Pha tối. C. Pha sáng và pha tối. D. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên. Câu 21: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM khác nhau ở điểm nào? A. Pha sáng. B. Pha tối. C. Pha sáng và pha tối. D. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên. Câu 22: Trong pha tối của quang hợp, các nhóm thực vật nào sau đây có cả chu trình Cavin và chu trình C4 ? A. Thực vật C3 và C4. B. Thực vật C3 và CAM C. Thực vật C4 và CAM. D. Thực vật C3, C4 và CAM. Câu 23: Trong quang hợp, các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp A. cacbonhiđrat. B. prôtêin. C. lipit. D. ADN. Câu 24: Trong quang hợp, các tia sáng đỏ kích thích sự tổng hợp A. cacbonhiđrat. B. prôtêin. C. lipit. D. axit amin. 2
  3. Câu 25: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. B. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím. C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha sáng. Câu 26: Ở thực vật C3, hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện A. CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. B. O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều. C. cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt. D. cường độ ánh sáng thấp, CO2 tích lũy nhiều. Câu 27. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây? (1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp. (4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi. Phương án trả lời đúng là A. (3), (4) và (5). B. (1), (4) và (5). C. (2), (3) và (6). D. (1),(4) và (6). Câu 28: Sơ đồ nào sau đây đúng khi nói về quá trình truyền năng lượng của các sắc tố quang hợp? A. Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng → Diệp lục a. B. Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục b→ Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. C. Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a→ Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. D. Diệp lục a → Diệp lục b → Carôtenôit → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Phần II. Tự luận (3,0 điểm) Câu 29: Nêu vai trò của quang hợp ở thực vật. -------- Hết -------- 3
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Sinh học – Lớp 11 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D C C C C C A A C B B C C A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án D D B B C A B C B A C A A C II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 29. (3,0 điểm) Vai trò của quang hợp ở thực vật: - Sản phẩm quang hợp là nguồn: + chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. + nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người. 1,0 - Quang năng được chuyển thành hoá năng trong các liên kết hoá học của sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn năng lượng duy trì hoạt động của sinh giới. 1,0 - Quang hợp điều hoà không khí: giải phóng O2 (cung cấp cho sinh vật hiếu khí hô hấp) và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính). 1,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0