intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học phần môn Kinh tế phát triển

Chia sẻ: Lanngoc Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

1.193
lượt xem
136
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo tài liệu Đề thi học phần môn Kinh tế phát triển dưới đây có kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn, thông qua các bài tập này các bạn có thêm kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần của mình hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học phần môn Kinh tế phát triển

  1. Đề thi học phần môn kinh tế phát triển
  2. TRƯỜNG ĐHNH TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ THI HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN KHOA GIÁO DỤC CƠ BẢN Lớp : ĐHTC 33 Bộ môn Kinh Tế Lần thi : 01 PHẦN BÀI TẬP (3điểm) Cho một nền kinh tế các chỉ số sau: Tốc độ gia tăng dân số : 1,2%/năm Tốc độ tiến bộ công nghệ: 2,0%/năm Hệ số ICOR=4,0 Khấu hao tư bản bằng khoảng 10% GDP hang năm Tỷ trọng thu nhập của tư bản trong sản lượng bằng khoảng 30% Nếu Chính phủ quyết định tăng tỉ lệ tiết kiệm thì sẽ tác động đến tiêu dung trong dài hạn như thế nào? PHẦN LÝ THUYẾT (7điểm) I. Mỗi câu hỏi ngắn sau đây có giá trị 1 điểm:
  3. 1/ - Nếu hai nước có thu nhập bình quần đầu người bằng nhau thì có nghĩa mức sống của 2 nứơc đó ngang nhau”. Quan điểm của anh (chị) về phát biểu trên? 2/ Một nước càng giầu có thì hệ số ICOR càng tăng. Hệ số ICOR của Việt Nam trong những năm qua đang có xu hướng tăng lên. Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng đó? 3/ Theo các anh(chị) điểm nổi bật trong quan điểm về tăng trưởng của trường phải cơ cấu so với các trường phải khác là gì? II. Chọn trả lời 1 trong hai câu hỏi sau: 1/ Quan điểm của các anh(chị) về vấn đề bảo hộ đối với các nghành công nghiệp non trẻ ở Việt Nam trong thời gian qua? 2/ Suy nghĩ về vấn đề đô thị hoá tại Việt Nam trong thời gian qua? Ghi chú! Được sử dụng tài liệu.
  4. Thời gian làm bài 90’ Không ghi vô đề thi! Làm xong bài nhớ nộp lại đề thi! ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Mang tính chất tham khảo ) I ) Phấn 1 Bài Tập : MPK * K K Ta có :  30% (1) mà ICOR  4 Thay vào (1) Y Y  4 MPK  30%  MPK  7,5% -Tỷ lệ tăng trưởng thực tế trong mô hình này : n1 + g1 = 2 % + 1,2 % =3,2 % /năm (*) -Khấu hao tư bản bắng 10% GDP hàng năm tức là :
  5. 10% K 10%  K  10%Y     4    2,5%  Y  MPK    n2  g 2  7,5%  2,5%  5% / nam n1  g1  n 2  g 2 S  Y  C   I  10% K 10%  K  10% Y     4    2, 5%  Y  -Điều kiện đạt trạng thái cân bằng dài hạn : M   n2 g2  7,5%2,5%5%/ nam(**) PK So sánh (*) và (**) thì : n1  g1  n 2  g 2 nên Tỳ lệ tiết kiệm theo mô hình này thì quá thấp .  Nếu chính phủ quyết định tăng tỷ lệ tiết kiệm thì sẽ làm cho bô phận của nền kinh tế có sự biến động theo kéo theo tiêu dùng giảm .  Giải thích bằng sơ đồ Solow . Gợi ý : Theo mô hình Solow khi vẽ thì chúng ta xác định đâu là điểm vàng ,và độ dốc của đường dầu tư so với đường sản lượng từ đó phân tích như sau : Y = C +I (Nếu đây là nền kinh tế đóng ) thì lúc này : S=I -Nếu có sự can thiệp của chính phủ thì lúc nay : S  Y  C   I  ( Hinh tư vẽ ) . II ) Phần lý thuyết
  6. 1) Phần này các anh chị phải nói rõ tiêu chí đánh giá mức sống đó là : GDP và GNI . Sau đó dựa vào công thức để làm rõ và dựa vào thực tiễn để nói rõ thêm : - Tùy vào hoàn cảnh phát triển của từng khu vực ,các quốc gia ,tùy thuộc vào tỷ lệ GDP và GNI . - Mức độ phát triển kinh tế - Tỷ lệ lạm phát ,tốc độ tăng trưởng thực tế của hai khu vực . Kết luận cuối cùng là : “Nếu hai nước có thu nhập bình quần đầu người bằng nhau thì có nghĩa mức sống của 2 nứơc đó ngang nhau”.là không đúng . 2) * Một nước càng giàu thì hệ số Icor càng tăng vì : ICOR = k = K/Y = I/Y = s/g - Hệ số ICOR là hệ số gia tăng giữa vốn và sản lượng, được đo lường bằng cách chia lượng vốn tăng thêm cho lượng đầu ra tăng thêm. Có thể thấy hệ số này cho biết lượng vốn cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản lượng hay để tăng thêm 1 đơn vị sản lượng thì cần bao nhiêu đầu tư mới . - Theo một cách hiểu cụ thể hơn, các nước nghèo có tỷ lệ tiết kiệm thấp và lao động dư thừa có thể đạt mức tăng trưởng bằng cách tiết kiệm vốn và sử dụng nhiều lao động nên ICOR sẽ thấp. Ở nhiều nền kinh tế phát triển có thu nhập cao, tỷ lệ tiết kiệm có xu hướng tăng và lao động dư thừa giảm đi, nên ICOR sẽ dần tăng lên. Đó là do giá cả của vốn và lao động thay đổi do sự thay đổi mức cung. Trong trường hợp này, ICOR nhỏ thể hiện trình độ kỹ thuật sản xuất thô sơ, sử dụng nhiều lao động. ICOR càng lớn thể hiện trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, nền kinh tế sử dụng ít lao động và nhiều vốn.
  7. -Theo một cách hiểu khác, ICOR còn được coi là thước đo độ hiệu quả của đầu tư. Nếu phân bổ đầu tư và vốn hiệu quả, thì cùng với một mức đầu tư, sản lượng sẽ tăng thêm, và do đó ICOR thấp hơn. Nói cách khác, ICOR cao thể hiện đầu tư không hiệu quả và ngược lại. Tuy nhiên, trong trường hợp một vùng hay một quốc gia đang tập trung đầu tư vào các ngành thâm dụng vốn mà sản lượng tạo ra chưa gắn kết chặt chẽ hay có độ trễ (chẳng hạn như đầu tư cho cơ sở hạ tầng xã hộ, giáo dục, y tế...) thì ICOR sẽ cao. * Hệ số ICOR của Việt Nam trong những năm qua đang có xu hướng tăng lên : - Theo Bộ Tài chính hệ số ICOR bình quân cả nước là 7 - 8, còn khu vực Nhà nước là 12. ICOR được tính bằng tỷ lệ giữa số đơn vị đầu tư/số đơn vị tăng trưởng, hay nói cách khác là mất bao nhiêu đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng. So với ICOR bình quân ở các nước trong khu vực (chỉ từ 3 – 4), có thể khẳng định rằng, đầu tư của nước ta chưa thực sự hiệu quả . Điểm cần lưu ý là khi đầu tư của một quốc gia tăng trưởng mạnh thì sẽ chi tiêu nhiều tiền vào lưu thông. Tuy nhiên khi đầu tư không hiệu quả, giá trị gia tăng của sản phẩm, hiệu quả kinh tế của các dự án thấp cũng đồng nghĩa với việc sinh lợi thấp, giá trị của đồng tiền giảm, hay mất giá trị. - Đối với một nước đang phát triển cần nhiều vốn như nước ta thì nguồn vốn rẻ vay ưu đãi từ nước ngoài với lãi suất thấp là rất cần thiết để bảo đảm nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Một trong những nguồn vốn rẻ nước ta đang sử dụng nhiều là vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Đi vay thì phải trả, dù là ưu đãi nhiều năm và lãi suất thấp. Do đó nếu đầu tư không hiệu quả thì vẫn không trả nợ được. Đầu tư kém hiệu quả, ICOR cao, nên gặp thêm tác động bên ngoài như bất ổn kinh tế thế giới, giá đầu vào sản xuất kinh doanh
  8. tăng... rất dễ dẫn đến lạm phát. Giá thế giới tăng như vừa qua thì cũng là yếu tố tác động từ bên ngoài đến nền kinh tế vốn dễ bị tổn thương như nước ta . - Khi nền kinh tế phát triển có một số nhân tốt rất quan trọng: Một là đầu tư cao và có hiệu quả, hai là có xuất khẩu lớn. Khi chống lạm phát thì phải rà soát lại các công trình, dự án; Cơ cấu, mức độ đầu tư. Những dự án kéo dài, giải phóng mặt bằng, đền bù chậm, hay thủ tục hành chính rườm rà phải được giải quyết nhanh. Hoặc những dự án kéo dài, hiệu quả ít thì giãn tiến độ đầu tư, hoặc hoãn lại, thậm chí có thể phải đình chỉ. Đây là cách hạ thấp chỉ số ICOR , nâng cao hiệu quả đầu tư cao, tạo nhiều hàng hóa, cân đối cung cầu, và chống lạm phát tốt. - Chúng ta đang Thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tăng các chi phí vô hình làm cho hệ số này ngày càng cao, trong khi các nước trên thế giới và các nước trong khu vực hệ số Icor ngày càng giảm, do họ quản lý vốn đầu tư rất chặt chẽ, rất hiệu quả. Họ kiên quyết cắt đầu tư đối với các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả : Lý do là Việt Nam đang có thất thoát trong xây dựng lớn (khoảng 30-35%). Đầu tư nhà nước chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư nhưng hiệu quả thấp đang tập trung vào các ngành nghề thâm dụng vốn nhưng cũng chưa phát huy được hiệu quả trong khi lao động thì ít được quan tâm đúng mức. - Chỉ số ICOR (hệ số giá trị sản phẩm gia tăng - nó thể hiện để thu được 1 đồng lợi nhuận thì phải bỏ bao nhiêu đồng vốn) của cả nền kinh tế tăng nhanh, đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nước. ICOR tăng là một xu hướng tất yếu bởi nó gắn với phản ánh sự tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, ICOR tăng nhanh lại là điều đáng lo ngại cho quá trình phát triển của mọi nền kinh tế.
  9. Ở Việt Nam, ICOR tăng nhanh cảnh báo một vấn đề: thiếu vốn, trình độ phát triển thấp, nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại giảm nhanh và điều này chứng tỏ chất lượng đầu tư và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đang gặp nguy cơ khá nghiêm trọng. Năm 1995, ICOR của Việt Nam là 3,39 thì năm hiện nay đã lên tới gần 6, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng từ 3,6 lên 7,28. Đây là một thực tế đáng lo ngại, vì khu vực kinh tế chủ đạo lại có chất lượng thấp. 3) Điểm nỗi bật : 1. Tình trạng mất cân bằng và khác biệt giữa các k/v của nền KT. 2. Phân bổ nguồn lực không tối ưu. 3. Năng suất biên của L hay K giữa các k/v khác nhau. 4. Tăng sản lượng thông qua di chuyển nguồn lực. Một tập hợp các thay đổi trong sự hợp thành của nhu cầu, thương mại, sản xuất và việc sử dụng yếu tố sản xuất xảy ra khi thu nhập đầu người tăng lên. Cụ thể hơn, ngoài việc tăng thu nhập bình quân đầu người thì còn có những thay đổi như: cơ cấu tiêu dùng (thực phẩm giảm); ngoại thương mở rộng (kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, tỷ trọng hàng công nghiệp trong xuất khẩu tăng); đô thị hóa và các thay đổi khác như: tăng trưởng dân số, quy mô hộ gia đình, phân phối thu nhập, giáo dục, di dân... Những thay đổi này có thể tác động đến tăng trưởng nhiều như là các thay đổi về cung các yếu tố mà trước nay vẫn được nhấn mạnh.
  10. III ) Phần tự chọn : Các anh chị phải vận dụng kiến thức học ở trên lớp và kiến thức thực tiễn để làm rõ . Ví dụ : Suy nghĩ về vấn đề đô thị hoá tại Việt Nam trong thời gian qua? Phần này các anh chị áp dụng căn bệnh Hà Lan để nói rõ vấn đề đo thị hóa của Việt Nam . Đối với các nhà kinh tế học, đất nước Hà Lan ko chỉ có hoa tulip và đội bóng đá màu da cam mà còn một thứ rất nổi tiếng nữa đó là căn bệnh Hà Lan. Chuyện kể rằng, trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện dưới những cánh đồng hoa tulip tuyệt đẹp có một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn (Mỏ khí đốt được phát hiện ở vùng biển bắc). Chính phủ Hà Lan đã quyết định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho (Win fall) rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hóa phi ngoại thương không có sức cạnh tranh thay vì tiếp tục đưa những bông hoa tulip xinh tươi chu du khắp thế giới. Rắc rối đã xảy ra khi nguồn khí đốt được khai thác hết, nguồn tiền ko còn đủ để đáp ứng cho những nhu cầu chi tiêu của quốc gia, cầu trong nước giảm, thất nghiệp gia tăng và nhiều vấn đề rắc rối đã xảy ra. Chuyện của những năm 1968 thoảng qua như một cơn lốc, nhưng đã để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Hà Lan. Sau đó, bằng chính sách hợp lý, Hà Lan lại đạt được những thành tựu kinh tế kỳ diệu, những cánh đồng hoa tulip đã được khôi phụ. Nhưng để
  11. đánh dấu sự thất bại của chính sách sử dụng nguồn tài nguyên ko hiệu quả, các nhà kinh tế đã đặt tên cho hiện tượng nêu trên là căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease) và định nghĩa “Căn bệnh Hà Lan là một hiện tượng kinh tế trong đó việc phát hiện và khai thác ra các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm giảm công nghiệp hóa nền kinh tế quốc gia. Theo một kịch bản đã cho, giáo trị đồng tiền trong nước tăng (các hàng hóa kém sức cạnh tranh được sản xuất), nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm & năng suất bị giảm sút. Trở lại Việt Nam, bài viết này ko đề cập đến khả ngăng căn bệnh Hà Lan có xảy ra như đã từng xảy ra ở Negeria, Indonexia & nhiều quốc gia khác hay ko vì đã có nhiều bài phân tích về vấn đề này. Bài viết chỉ mượn hiện tượng kinh tế vĩ mô để nêu ra một vấn đề đang xảy ra tại vùng ven các đô thị. Mà những người trong cuộc & Nhà nước cần phải có cách ứng xử thông minh, hợp lý nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực mà còn có thể xảy ra. Đô thị hóa là một quá trình tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đô thị hóa tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, chiến lược đô thị hóa của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bền vững giữ tự nhiên, con người và xã hội. Muốn vậy cần: Tăng cường công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Song song với việc nâng cao dân trí là tiến hành quy hoạch phân bố đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố trên cả nước. Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư dân đô thị.
  12. Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững. Có chiến lược, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong sinh hoạt thay cho các loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt. Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại không gây ô nhiễm. Cần xem việc phát triển phương tiện vận chuyển công cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị. Có thể nói, đô thị hoá tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước. Là nước No, Việt Nam Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, những cuộc chiến tranh loạn lạc, đại đa số nông dân Việt Nam phải sống cơ cực từ đời này sang đời khác. Cảnh cơm ko đủ ăn, áo ko đủ mặc từng được xem như là chuyện thường tình. Mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi khi VN thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế vào năm 1986. Sau gần 2 thập niên, đã có những tiến bộ thần kỳ, tỷ lệ hộ đói nghèo từ gần 80% đã giảm còn 29% (theo chuẩn quốc tế), còn 12% (theo chuẩn quốc gia). Nhìn chung, hầu hết người dân Việt Nam chưa được “ăn ngon mặc đẹp”, nhưng đã được “ăn no mặc ấm”.
  13. Với sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế, của xã hội, những thành tựu đạt được, mọi chuyện sẽ ngày càng tốt đẹp, đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn. Nhưng chuyện ko đơn giản khi hiện tượng đô thị hóa ồ ạt xảy ra. Nhiều đô thị (nhất là hai vùng kinh tế trọng điểm xung quanh HN & TP.HCM) được mở rộng. Đất No trở thành đất công nghiệp, đất đô thị với mức giá tăng chóng mặt, từ vài chục nghìn 1m2 tăng lên vài triệu, thậm chí vài chục triệu. Những người nông dân châm lấm tay bùn có mức thu nhập chưa đến 1USD/ngày, chỉ sau một đêm đã trở thành “tỷ phú”. Điều gì xảy ra, những ngôi nhà hộp ba bốn tầng dần thay thế những ngôi nhà ngói ba gian, những tiện nghi đắt tiền được mua sắm. Những khoản chi phí trước đó được tính từng đồng trên khoản thu nhập ít ỏi từ việc bán con lợn, tạ thóc, giờ đây ko trở thành vấn đề. Những từ trăm, nghìn ít được nghe thấy hơn mà thay vào là những từ triệu, tỷ… Những tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy …) bắt đầu tràn về các vùng quê. Chuyện một số nông dân dùng tiền bán đất để “bao” cho một số nữ công nhân tại các khu công nghiệp phía nam, hay chuyện cả làng đồng loạt xây nhà lầu, mua xe hơi ở miền bắc đã được báo chí nêu ra… Những chuẩn mực đánh giá có thể bị thay đổi. Người ta ko còn đánh giá sự khá giả, giàu có qua mức thu nhập hàng tháng, qua những vụ mùa, mà thay vào đó là sở hữu bao nhiêu m2 , bao nhiêu lô đất. Sản xuất, nhất là sản xuất No ít được ch1u trọng hơn. Thay vào đó, người ta dồn nguồn lực cho việc đầu cơ đất đai, bất động sản. Bong bóng bất động sản ngày càng to hơn & nguy cơ đóng băng thị trường bất động sản rất có thể xảy ra. Những điều kiện vật chất cho trẻ em trong giai đoạn hiện tại có thể đầy đủ hơn. Trẻ em ko còn phải 1 buổi đi học, 1 buổi phải cắt cỏ chăn trâu như trước đây, buổi sáng ko phải ăn cơm nguội đi học. Nhưng những trò chơi ko lành mạnh, tốn thời gian lôi cuốn bọn trẻ ngày càng nhiều và hấp dẫn hơn. Thời gian dành cho việc học hành ít đi. Khi cái đói, cái nghèo ko còn đep
  14. đẳng, cộng với việc tự nhiên cha mẹ chúng có quá nhiều tiền làm cho ý chí tiến thủ của những đứa trẻ này giảm xút rất nhiều & chúng chỉ nghĩ đến việc vòi vĩnh xin tiền cha mẹ ch1ung để mua sắm những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền & tiêu tiền vào những cuộc chơi vô bổ. Điều gì sẽ xảy ra khi những khoản “trời cho” dần hết đi, đất sx ko còn & tâm lý thích hưởng thụ, lười lao động đã dần được hình thành, nhất là đối với những đứa trẻ học hành ko đến nơi đến chốn. Liệu những đứa trẻ mới lớn kia có chịu khổ sở 8 tiếng thậm chí là 10 tiếng 1 ngày trong các nhà máy xí nghiệp với mức lương 1USD/ngày, số tiền ko đáng kể so với số tiền mà chúng được chi tiêu hàng ngày trước đó. Nhưng để kiếm được 1 việc làm như vậy, đối với những đứa trẻ này ko phải là điều dễ dàng. Lúc này ko phải là “căn bệnh Hà Lan” cho toàn nền kinh tế mà là “căn bệnh Hà Lan” cho những gia đình này và toàn nền kinh tế phải chịu hậu quả. Việc khôi phục lại những “cánh đồng hoa tulip” như trước khi đô thị hóa xảy ra là điều ko hề đơn giản, nếu ko nói là bất khả thi. Để tránh căn bệnh Hà Lan xảy ra với vùng ven các đô thị, khu vực nông thôn Việt Nam, điều cần thiết là những người có được những khoản “trời cho” phải biết cách sử dụng nó 1 cách thông minh, hiệu quả và Nhà nước cũng phải có những chính sách, định hướng, giải pháp, tuyên truyền để những người này sử dụng những khoản tiền này một cách hiệu quả, tránh để lại những tác động tiêu cực cho nền kinh tế, cho cả xã hội . Giờ đây, câu chuyện này có vẻ thời sự hơn không chỉ vì số vụ kiện tụng về đất đai tăng vọt, tác động không tốt đến đời sống xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn Việt Nam mà còn vì những khoản tiền “trên trời rơi xuống” đã và đang gây ra những vấn đề rất đáng quan tâm cho xã hội. Hơn thế, trong thời gian qua, tuy quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt,
  15. nhưng đến nay, quy mô đô thị của Việt Nam mới chỉ khoảng 30% so với hơn 50% của các nước trong khu vực, 80% thậm chí là 100% ở các nước phát triển. Điều này có thể tiên liệu rằng, ít nhất là từ nay đến năm 2020, tốc độ đô thị hóa sẽ diễn ra rộng khắp hơn. Thêm vào đó, tiến trình đô thị hóa sẽ đòi hỏi một lượng vốn khổng lồ để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó phần dành cho đền bù giải tỏa, chuyển đất nông nghiệp thành đất công nghiệp sẽ chiếm một phần đáng kể. Có lẽ trong suốt quá trình đổi mới (có thể còn dài hơn nữa), 2006 là một năm đáng nhớ nhất đối với Việt Nam. Chúng ta đang đứng trước một vận hội lớn để cất cánh và nhắm tới mục tiêu gần nhất là cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Sự thành công trong tăng trưởng kinh tế, quan tâm đến những người phải chịu tác động tiêu cực từ quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa. Đây là việc làm hết sức ý nghĩa để xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp và văn minh. * Chu ý : Bài này chỉ có tính chất tham khảo mong các bạn khi Dow về nghiên cứu thôi con thi cử thì không nên đưa vào nha . Chúc các bạn lóp thi rùi thi lần 2 tốt nha ,sang năm sẽ không có môn này nữa đó .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2