intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: LỊCH SỬ. Lớp 10. Thời gian: phút. Không kể thời gian giao đề (Đề thi có 02 trang, gồm 26 câu) (Ngày thi: 05/11/2022) Mã đề 103 I. TRẮC NGHIỆM ( 6,0 điểm) Câu 1: Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông cổ đại được gọi là A. chế độ cộng hoà B. chế độ dân chủ chủ nô C. chế độ chuyên chế cổ đại D. chế độ chiếm hữu nô lệ. Câu 2: Hiện thực lịch sử được hiểu là: A. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách chủ quan B. những nhân vật trong quá khứ đã có những đóng góp to lớn C. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan. D. tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống xã hội loài người. Câu 3: Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn lịch sử? A. Xem phim tài liệu lịch sử. B. Học trực tiếp trên lớp. C. Tham quan, điền dã. D. Học trong các trang trại Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử? A. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. Lịch sử bao gồm cả quá trình con người tương tác với tự nhiên C. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. D. Lịch sử là khoa học tìm hiểu xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại? A. Tính thực tiễn và khái quát hoá cao. B. Có tính kế thừa và phát huy. C. Hình thành sớm và phát triển rực rỡ. D. Dấu ấn cá nhân được đề cao. Câu 6: Đâu là loại hình di sản văn hóa vật thể: A. Cung điện, nhà cổ. B. Tập quán xã hội và tín ngưỡng. C. Lễ hội, phong tục. D. Nghệ thuật trình diễn dân gian. Câu 7: Mục đích của việc phải khám phá, tìm hiểu và học tập lịch sử suốt đời là để: A. rút ra kinh nghiệm, định hướng cho tương lai. B. thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi cuộc sống của con người. C. tiếp cận công nghệ mới, tiến tiến nhất của thời đại. D. đáp ứng một phần trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường. Câu 8: Các di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể) có thể trở thành nguồn lực để phát triển ngành: A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Thương mại. D. Du lịch. Câu 9: Nông dân trong xã hội Ai cập cổ đại là lực lượng: A. sản xuất chính trong xã hội B. lượng tiến bộ, tích cực nhất C. quan trọng nhất trong xã hội. D. khổ cực nhất trong xã hội. Câu 10: Cư dân Ai Cập cổ đại sống chủ yếu bằng nghề: A. thủ công nghiệp truyền thống B. thủ công nghiệp và buôn bán. C. thương nghiệp đường biển D. nông nghiệp Câu 11: Người xưa thường nói “Ôn cố, tri tân” có nghĩa là A. Hiếu thuận với bố mẹ. B. Học cũ, ôn mới C. Học giỏi thành tài. D. Ôn cũ, biết mới. Câu 12: Điểm giống nhau của văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại là đều: A. tạo cơ sở cho sự phát triển của văn minh giai đoạn sau B. chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa phương Tây C. chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc D. có giá trinh vĩnh cửu, không bao giờ mất đi Câu 13: So với hiện thức lịch sử, lịch sử được con người nhận thức : A. tồn tại độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử. B. không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử. C. thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử. D. luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử. Trang 1/2 - Sử 10 - Mã đề 103
  2. Câu 14: Nói về Hồ Quí Ly, có ý kiến cho rằng ông là “một chiếc âu vàng bị sứt mẻ”. Nhận định trên được hiểu là: A. Tư liệu thành văn. B. Tư liệu truyền miệng. C. Lịch sử được con người nhận thức. D. Hiện thực lịch sử. Câu 15: Sự khác nhau cơ bản về chữ viết của người phương Tây so với người phương Đông cổ đại là: A. chữ viết nhiều nét, khả năng ghép chữ linh hoạt. B. ban đầu bộ chữ cái gồm 26 chữ. C. chủ yếu là chữ tượng hình, khó nhớ. D. chữ viết đơn giản, khả năng ghép chữ linh hoạt. Câu 16: Xét về mặt lịch sử, cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc và toàn nhân loại đều có A. chế độ. B. pháp luật. C. hiện tại. D. thể chế. Câu 17: Bài hát nào sau đây sử dụng tri thức Lịch sử: A. Cò lả B. Giấc mơ của mẹ C. Cây đà ghi ta của đại đội ba D. Vùng lá me bay Câu 18: Nhà nước phương Đông cổ đại ra đời sớm hơn phương Tây là do: A. công cụ sắt xuất hiện. B. chăn nuôi, trồng trọt phát triển C. nghề thủ công phát triển D. điều kiện tự nhiên thuận lợi Câu 19: Là học sinh, em cần làm gì để bảo tồn di sản văn hóa: A. Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa B. Sờ các bức tượng phật để cầu may mắn tại chùa Bái Đính C. Sờ đầu rùa tại Văn miếu Quốc tử giám để thi cử đỗ đạt D. Khắc tên để lại dấu ấn trên các di sản Câu 20: “ Di sản văn hóa là hệ thống các giá trị văn hóa và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hóa không bao gồm: A. Di sản văn hóa phi vật thể. B. Những sản phẩm được tạo ra ở hiện tại. C. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp D. Di sản văn hóa vật thể. Câu 21: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời? A. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị. B. Nhiều sự kiện, lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá. C. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử. D. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai. Câu 22: Điểm độc đáo trong kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ là: A. chịu ảnh hưởng của tôn giáo B. chỉ thờ và trạm khắc các vị thần C. tinh xảo với nhiều hoa văn D. đồ sộ, thể hiện uy quyền của vua Câu 23: Trong các di sản sau, đâu là di sản văn hóa phi vật thể? A. Quần thể di tích cố đô Huế. B. Hoàng thành Thăng Long C. Vịnh Hạ Long D. Hát xoan Câu 24: Văn hóa được hiểu là: A. tất cả các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình lịch sử. B. tất cả các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong một giai đoạn nhất định. C. các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra còn tồn tại đến ngày nay. D. những thành tựu vĩ đại được loài người sáng tạo ra kể từ khi xã hội có sự phân hóa giai cấp II. TỰ LUẬN (4,0 điểm). Câu 25 (2,0 điểm). Kể tên những di sản văn hóa vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? Theo em chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các di sản? Câu 26 (2,0 điểm). Chỉ ra điểm giống nhau giữa nền văn minh Trung Quốc và nền văn minh Ấn Độ (về điều kiện hình thành, cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa). ------------- HẾT ------------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 2/2 - Sử 10 - Mã đề 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2