intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2023 - 2024 Tổ SỬ- ĐỊA – GDCD/KT&PL MÔN LỊCH SỬ – Khối lớp 10 (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút(không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 101 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm ) Câu 1. Điểm giống nhau cơ bản của di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là A. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử. B. Có giá trị chính trị, văn hóa, xã hội. C. Sản phẩm tinh thần có giá trị khoa học. D. Có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Câu 2. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là A. Khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng B. Tái tạo biến cổ lịch rthoong qua thí nghiệm, dựng lại hiện trường C. Khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan D. Cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên- kĩ thuật Câu 3. Căn cứ vào yếu tố nào để đề ra chính sách, biện pháp phù hợp trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa? A. Yếu tố tự nhiên. B. Yếu tố địa lí. C. Phân loại di sản. D. Mục đích chính trị. Câu 4. Di tích Chùa Thiên Mụ là di sản văn hóa nào dưới đây: A. Di sản thiên nhiên B. Di sản văn hóa vật thể. C. Di sản văn hóa phi vật thể D. Di sản ẩm thực Câu 5. Khái niệm Lịch sử gắn với A. Tư liệu lịch sử xảy ra trong quá khứ B. Tư liệu truyền miệng và chữ viết C. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử D. Những gì diễn ra trong quá khứ Câu 6. Vì sao phải kết nối tri thức lịch sử với đời sống đương đại? A. Tri thức lịch sử là khoa học về thời đại quá khứ cần phải tìm hiểu B. Tri thức lịch sử se giúp giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự C. Tri thức lịch sử luôn gắn những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay D. Tri thức lịch sử luôn gắn với tri thức thời đương đại của chúng ta Câu 7. Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây? A. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất. B. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử. C. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức. D. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người. Câu 8. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là A. Những hoạt động của loài người. B. Quá trình tiến hóa của loài người. C. Toàn bộ quá khứ của loài người. D. Quá trình phát triển của loài người. Câu 9. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và rút ra bài học kinh nghiệm hiện tại là chức năng nào sau đây của Sử học? A. Xã hội. B. Giáo dục. C. Dự báo. D. Khoa học. 1/3 - Mã đề 101 -
  2. Câu 10. Vì sao sưu tầm và xử lí tư liệu lịch sử khá phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn? A. Mỗi sự kiện lịch sử thường thay đổi theo thời gian và nhận thức của con người B. Mỗi sự kiện lịch sử do nhiều người, nhiều thế hệ nghiên cứu theo thời gian C. Mỗi sự kiện lịch sử đều phản ánh ý chí của từng giai cấp trong xã hội đương thời D. Mỗi sự kiện lịch sử thường được phản ánh qua các nguồn sử liệu khác nhau Câu 11. Di dản văn hóa được bảo tồn và phát huy giá trị của mình sẽ góp phần phát triển A. Kinh tế - chính trị. B. Kinh tế - tư tưởng. C. Kinh tế - xã hội. D. Chính trị - xã hội Câu 12. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa là phải đảm bảo tính A. Hệ thống. B. Nhân tạo C. Hiện đại. D. Nguyên trạng. Câu 13. Vai trò then chốt của nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay là gì? A. Ra quyết định công nhận di sản. B. Trực tiếp tham gia bảo vệ và bảo tồn. C. Quản lí các di sản văn hóa. D. Cung cấp vốn và nhân lực. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng khía cạnh về giá trị của những di sản văn hóa? A. Kiến trúc. B. Văn hóa. C. Hiện đại. D. Lịch sử. Câu 15. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người . Đó là A. Quy luật lịch sử B. Hiện thực lịch sử C. Bản chất lịch sử D. Nhận thức lịch sử Câu 16. Nội dung nào sau đây KHÔNG PHẢI là lí do cần học tập lịch sử suốt đời? A. Cần bỏ qua quá khứ để hướng tới tương lai. B. Giúp chung ta chung sống với thế giới. C. Cần vận dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống. D. Lịch sử còn nhiều bí ẩn cần khám phá. Câu 17. Sử học có chức năng nào sau đây? A. Khoa học và nhân văn. B. Khoa học và giáo dục. C. Khoa học và nghiên cứu. D. Khoa học và xã hội. Câu 18. Một trong những cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là giá trị A. Lịch sử, văn hóa. B. Lịch sử, địa lí. C. Kinh tế, xã hội. D. Kinh tế, thương mại. Câu 19. Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam, của các nước trong khu vực và thế giới sẽ tạo ra cơ hội nào sau đây? A. Hiểu biết về tương lai. B. Hợp tác về kinh tế. C. Hội nhập thành công. D. Định hướng nghề nghiệp. Câu 20. Ngành nào sau đây đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia? A. Dịch vụ. B. Kinh tế. C. Kiến trúc. D. Du lịch. Câu 21. Hiện nay, giải pháp cấp bách hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là gì? A. Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản. B. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản. C. Xử lý nghiêm về vi phạm các giá trị di sản. D. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hiện đại. Câu 22. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử? A. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử. B. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử. C. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử. D. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 2/3 - Mã đề 101 -
  3. Câu 23. Nội dung nào sau đây KHÔNG PHẢI là chức năng của Sử học? A. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống. B. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước. C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức. D. Khôi phục các sự kiện lịch sử trong quá khứ. Câu 24. Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hóa? A. Bảo tồn và khôi phục các di sản B. Bảo vệ, khôi phục các di sản C. Bảo vệ và lưu giữ các di sản D. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản Câu 25. Vì sao thu thập thông tin trong lịch sử đóng vai trò quang trọng trong nghiên cứu lịch sử? A. Có thu thập thông tin mới phản ánh đúng sự kiện lịch sử B. Có thu thập thông tin mới chính là người nghiên cứu lịch sử C. Có thu thập đầy đủ thông tin mới đảm bảo độ chính xác về sử liệu D. Thu thập thông tin là thước đo cần thiết của các sự kiện lịch sử Câu 26. So với hiện thức lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì? A. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử B. . Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử C. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử D. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử Câu 27. Nhận thức lịch sử là gì? A. Là những mô tả của con người về quá khứ bằng lời nói, bằng chữ viết hoặc bằng hình vẽ minh họa B. Là những công trình nghiên cứu lịch sử của các nhà khoa học Sử học được nhà nước cấp kinh phí C. Là những lễ hội lịch sử văn hóa được phục dựng hoặc các tác phẩm văn học viết về lịch sử đã xảy ra D. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau. Câu 28. Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm gọ là A. Tri thức lịch sử B. Phương pháp lịch sử C. Hiện thực lịch sử D. Tiến trình lịch sử II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm ) Câu 29 (1,5 điểm). Hiện thực lịch sử là gì và nhận thức Lịch sử là gì? Cho một ví dụ minh họa và có phân tích (tác dụng và ý nghĩa lịch sử tức là nhận thức lịch sử) Câu 30 (1,5 điểm). Giải thích vai trò của lịch sử và văn hóa có tác động với sự phát triển du lịch ? - Cho ít nhất 3 ví dụ về Di sản văn hóa ở Việt Nam trong đó ít nhất có một Di sản văn hóa ở tỉnh Đắk Lắk - Cho ít nhất 3 ví dụ về Di sản thiên nhiên ở Việt Nam trong đó ít nhất có một Di sản thiên nhiên tỉnh Đắk Lắk ------ HẾT ------ 3/3 - Mã đề 101
  4. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK ĐÁP ÁN TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG MÔN LICH SU – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần đáp án câu trắc nghiệm: Tổng câu trắc nghiệm: 28. 101 102 103 104 1 D A C B 2 C D D B 3 C B A C 4 B A C D 5 C A C D 6 C C B B 7 C B D A 8 C D C D 9 A D D D 10 D C C B 11 C C B C 12 D A D A 13 C D C D 14 C B B D 15 B A C D 16 A D A B 17 D B A A 18 A B A C 19 C C C C 20 D C C D 21 B D B A 22 B A B B 23 B B B C 24 D C B D 25 C A B B 26 B C B B 27 D C C A 28 A B B A 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2