intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị" được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI Môn: LỊCH SỬ - Lớp 10 Thời gian làm bài:45 phút, Mã đề 101 Họ, tên thí sinh:............................................Số báo danh: ................................................ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Trong nền văn minh Đại Việt, để khuyến khích nông nghiệp phát triển, nhà nước đã tiến hành nghi lễ nào sau đây? A. Tịch điền. B. Cúng cơm mới. C. Cầu mưa. D. Đâm trâu. Câu 2: Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Trung và Nam Trung bộ. C. Khu vực Nam bộ. D. Cư trú trên khắp cả nước. Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt? A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. C. Sao chép hoàn toàn thành tựu văn minh Trung Hoa. D. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài. Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của vương quốc Phù Nam? A. Là quốc gia phát triển trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh. B. Địa bàn của cư dân Phù Nam là khu vực Nam bộ. C. Có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. D. Là quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Câu 5: Hai loại hình văn học chính tồn tại trong nền văn minh Đại Việt là A. văn học nhà nước và văn học dân gian. B. văn học viết và văn học truyền miệng. C. văn học nhà nước và văn học tự do. D. văn học dân gian và văn học viết. Câu 6: Ý nào sau đây không đúng về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Phù Nam? A. Cư dân Phù Nam sống trong những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ. B. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, phù hợp với địa hình. C. Trang phục của phụ nữ là dùng một tấm vải quấn lại thành váy. D. Cư dân Phù Nam có tục chôn cất người chết trong các mộ chum. Câu 7: Các tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác),…thuộc loại hình văn học nào? A. Văn học dân gian. B. Văn xuôi chữ Hán. C. Văn xuôi chữ Nôm. D. Văn học chữ Phạn. Câu 8: Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển trong thời kì A. độc lập tự chủ. B. phát triển kinh tế. C. giao lưu văn hóa. D. mở cửa hội nhập. Câu 9: Văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh A. Sông Hồng. B. Việt cổ. C. Thăng Long. D. Tây Đô. Câu 10: Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại nào? A. Lý. B. Trần. C. Lê sơ. D. Tiền Lê. Câu 11: Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, văn minh Đại Việt A. bước đầu được định hình.
  2. B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện. C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây. D. bộc lộ những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu. Câu 12: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm của văn minh Đại Việt giai đoạn đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX? A. Tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc. B. Có những dấu hiệu đình trệ và mai một về văn hóa. C. Từng bước khủng hoảng và nhiều biến động về chính trị. D. Một số lĩnh vực vẫn đạt được những thành tựu nổi bật. Câu 13: Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về thể chế chính trị, luật pháp từ nền văn minh A. Ấn Độ. B. Trung Hoa. C. Phục hưng. D. Hy Lạp - La Mã. Câu 14: Loại hình nhà ở phổ biến của cư dân Chăm-pa là nhà A. sàn dựng bằng gỗ. B. tranh vách đất. C. trệt xây bằng gạch. D. mái bằng xây bằng gạch. Câu 15: Nền văn minh Chăm-pa được hình thành và phát triển dựa trên nền văn hóa A. Đồng Nai. B. Đông Sơn. C. Sa Huỳnh. D. Óc Eo. Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là đúng về điều kiện tự nhiên của văn minh Chăm-pa? A. Khí hậu lạnh khô, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu bão tuyết, mưa đá. B. Khí hậu nóng ẩm, đất đai trù phú, có mưa nhiều, số lượng thiên tai không đáng kể. C. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt. D. Khí hậu ôn đới, đất đai giàu dưỡng chất, là một vùng tuyệt vời để sinh sống. Câu 17: Ý nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chăm-pa? A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Phù Nam. B. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ. D. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam. Câu 18: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển dựa trên nền văn hóa A. Đồng Đậu. B. Sa Huỳnh. C. Đông Sơn. D. Óc Eo. Câu 19: Nhà ở của cư dân Phù Nam chủ yếu được làm bằng A. gỗ. B. tranh. C. bê tông. D. sắt. Câu 20: Trong nền văn minh Đại Việt, các xưởng thủ công của nhà nước còn được gọi là A. Cục Bách tác. B. Quốc sử quán. C. Quốc tử giám. D. Hàn lâm viện. Câu 21: Năm 1042, vua Lý Thái Tông đã cho soạn bộ luật nào? A. Hình thư. B. Hình luật. C. Hồng Đức. D. Gia Long. Câu 22: Trong nền văn minh Đại Việt, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn nhân tài dưới triều đại nhà A. Lý. B. Trần. C. Lê sơ. D. Nguyễn. Câu 23. Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời các làng nghề thủ công truyền thống trong nền văn minh Đại Việt? A. Nâng cao năng lực cạnh tranh với các xưởng thủ công của nhà nước. B. Sản xuất được chuyên môn hóa, sản phẩm có chất lượng cao hơn. C. Sản phẩm mang nét độc đáo, gây dựng thành thương hiệu nổi tiếng. D. Góp phần quan trọng thúc đẩy thương nghiệp phát triển. Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam? A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
  3. B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều. C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước. Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu nông nghiệp trong nền văn minh Đại Việt? A. Cải thiện kỹ thuật thâm canh lúa nước. B. Mở rộng diện tích canh tác bằng nhiều biện pháp. C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài. D. Tay nghề người thợ được nâng lên hàng đầu. Câu 26: Trong nền văn minh Đại Việt, văn học trong các thế kỉ X - XV không bao gồm thể loại văn học A. dân gian. B. chữ Nôm. C. chữ Phạn. D. chữ Hán. Câu 27: Việc dựng bia khắc tên tiến sĩ dưới triều đại nhà Lê sơ không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Khuyến khích nhân tài. B. Vinh danh hiền tài. C. Đề cao vai trò của nhà vua. D. Cổ vũ thi cử trong nhân dân. Câu 28: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của nhà nước phong kiến Đại Việt trong việc khuyến khích nông nghiệp phát triển? A. Tách thủ công nghiệp thành một ngành độc lập. B. Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác. C. Tổ chức nghi lễ cày ruộng Tịch điền khuyến khích sản xuất. D. Nhà nước quan tâm trị thủy, bảo vệ sức kéo nông nghiệp. II. TỰ LUẬN: ( 3 điểm) Câu 29. Trình bày đời sống vật chất của cư dân Phù Nam? Hãy kể tên một số di chỉ, hiện vật khảo cổ của văn minh Phù Nam mà em biết.? Câu 30. Nêu đặc điểm của nền văn minh Đại Việt. Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc? ĐÁP ÁN: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 A B C B D D B A C C Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 D A B A C C C D A A Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 A A A D D C C A Câu 29 Trình bày đời sống vật chất của cư dân Phù Nam? Hãy kể tên một số di chỉ, 1 hiện vật khảo cổ của văn minh Phù Nam mà em biết. điểm * Đời sống vật chất: 0.5 - Nguồn lương thực, thực phẩm chính là: Lúa gạo, các loại rau, củ, quả; gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản… - Trang phục: Phổ biến là mặc áo chui đầu hoặc ở trần, dùng vải quấn làm váy, người dân đi chân đất hoặc đi dép bằng gỗ; còn vua đi dép bằng ngà voi... - Cư dân sống chủ yếu trong các nhà sàn bằng gỗ. - Việc đi lại giữa các khu vực chủ yếu bằng thuyền bè trên kênh rạch, sông, biển. * Kể tên: (Học sinh kể được tối thiểu kể tên được 4 hiện vật, di chỉ) 0.5 - Di chỉ khảo cổ Gò Cây Thị (Óc Eo, An Giang). - Nồi và cà ràng bằng đất nung. - Tượng Phật điêu khắc đá.
  4. - Tượng thần Vit-xnu bằng đá. - Mảnh vàng có hình nam thần. Câu 30 Nêu đặc điểm của nền văn minh Đại Việt. Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cần 2 làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc? điểm * Đặc điểm: 0.75 - Mang đậm tính dân tộc và giàu tính dân gian… - Là nền văn minh phát triển rực rỡ, toàn diện trên tất cả các mặt... - Phát triển phong phú, đa dạng, độc đáo... * Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cần: Học sinh được bày tỏ ý kiến cá nhân bằng 1.25 những lập luận riêng, dưới đây là một số gợi ý: - Có thái độ trân trọng và bảo tồn những di sản văn hóa cổ truyền… - Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc… - Tích cực quảng bá hình ảnh dân tộc Việt Nam… - Tuyên truyền, vận động những người xung quanh có ý thức giữ gìn bảo vệ… - Chủ động hội nhập văn hóa với tinh thần “hòa nhập không hòa tan”… - Lên án, phê phán những hành vi làm hư hại di sản văn hoá dân tộc…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0