intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B giúp cho các bạn học sinh trong việc nắm bắt được cấu trúc đề thi, dạng đề thi chính để có kế hoạch ôn thi một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, tài liệu cũng hữu ích với các thầy cô giáo trong việc ôn tập trọng tâm cho học sinh để đạt hiệu quả cao hơn trong kỳ thi này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B

  1. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH THI THỬ TN THPT LẦN 1 TRƯỜNG THPT KIM SƠN B NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: SINH HỌC -------------------- Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có ___ trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo danh: Họ và tên: ............................................................................ Mã đề 605 ............. Câu 1. Nội dung nào sau đây nói không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài? A. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2. B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước. C. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2. D. Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản ứng enzim tăng). Câu 2. Trong quá trình quang hợp, nếu cây đã sử dụng hết 24 phân tử nước (H2O) sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ôxi (O2)? A. 24. B. 6. C. 12. D. 48. Câu 3. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. AlPG. B. ATP. C. AM. D. AOA. Câu 4. Sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào? A. Tiêu hóa hóa, cơ và sinh học. B. Tiêu hóa hóa và cơ học. C. Chỉ tiêu hóa hóa học. D. Chỉ tiêu hóa cơ học. Câu 5. Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong thế nào ? A. Nước vôi trong bị vẩn đục. B. Nước vôi trong ngã sang màu xanh da trời. C. Nước vôi trong vẫn trong như ban đầu. D. Nước vôi trong ngã sang màu hồng. Câu 6. Năng suất kinh tế là: A. một phần năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. B. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. C. Toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. D. 1/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. Câu 7. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? A. Điều hòa không khí. B. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. C. Tích lũy năng lượng. D. Tạo chất hữu cơ. Câu 8. Ở cây trưởng thành thoát hơi nước chủ yếu qua A. cả hai con đường qua khí khổng và cutin. B. biểu bì thân và rễ. C. khí khổng. D. lớp cutin. Câu 9. Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi A. cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh. B. cơ chế cân bằng nước. C. cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin. D. cơ chế đóng mở khí khổng. Câu 10. So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men A. 19 lần. B. 17 lần. C. 16 lần. D. 18 lần. Câu 11. Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là gì? Mã đề 605 Trang 1/4
  2. A. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy. B. Tận dụng được đất giao khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp. C. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống. D. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng sẽ kich thích được sự ra rễ con để hút được nhiều nước và khoáng cho cây. Câu 12. Vì sao sau khi bón phân cây sẽ khó hấp thụ nước? A. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. B. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. C. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. Câu 13. Tăng năng suất cây tròng thông qua sự điều khiển quang hợp là A. Tăng diện tích lá. B. Tăng diện tích lá, tăng cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế. C. Tăng cường độ quang hợp. D. Tăng hệ số kinh tế. Câu 14. Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra? A. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí. B. Được cung cấp năng lượng ATP. C. Có lực khử mạnh. D. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza. Câu 15. Phát biểu đúng về mối quan hệ giữa trao đổi chất trong tế bào với trao đổi chất của cơ thể: A. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là cơ sở cho chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào không liên quan đến sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. C. Chỉ có trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là quyết định sự tồn tại của sinh vật. D. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Câu 16. Hoạt động của loại vi khuẩn nào sau đây không có lợi cho cây? A. Vi khuẩn cố định đạm. B. Vi khuẩn nitrat hóa. C. Vi khuẩn amon hóa. D. Vi khuẩn phản nitrat hóa. Câu 17. Chức năng nào sau đây không đúng với chức năng của răng ở thú ăn cỏ? A. Răng nanh nghiền nát cỏ. B. Răng nanh giữ và giứt cỏ. C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng để nghiền nát cỏ. D. Răng cửa giữ và giựt cỏ. Câu 18. Quang hợp xảy ra ở miền ánh sáng nào? A. Xanh tím, cam. B. Đỏ, lục. C. Xanh tím, đỏ. D. Cam, đỏ. Câu 19. Ở rêu, chất hữu cơ C6H12O6 được tạo ra ở giai đoạn nào của quang hợp? A. Pha sáng. B. Chu trình Canvin. C. Pha tối. D. Quang phân li nước. Câu 20. Để trẻ em hấp thụ tốt vitamin A, trong khẩu phần ăn ngoài các loại thực phẩm có màu đỏ, cam, vàng còn có thêm một lượng vừa phải của chất nào sau đây? A. Dầu ăn. B. Nước. C. Benzen hoặc axêtôn. D. Cồn 900. Câu 21. Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho việc đóng mở? A. Mép trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày. B. Mép trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày. C. Mép trong của tế bào rất dày, mép ngoài mỏng. D. Mép trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng. Câu 22. Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây? A. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. B. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào. C. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống. Mã đề 605 Trang 2/4
  3. D. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. Câu 23. Khi phân tích thành phần hóa học của các sản phẩm cây trồng thì các nguyên tố C, H, O cây lấy chủ yếu từ đâu? A. Từ các chất khoáng. B. Từ các chất hữu cơ. B. Từ H2O và CO2 thông qua quá trình quang hợp. C. Từ ôxi phân tử (O2) lấy từ không khí, từ H2O và CO2 thông qua quá trình quang hợp. Câu 24. Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho nhau theo sơ đồ nào sau đây là đúng? A. Diệp lục b → Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng. B. Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b trung tâm phản ứng. C. Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng. D. Diệp lục a → Diệp lục b → Carôtenôit → Carôtenôit trung tâm phản ứng. Câu 25. Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau: (1) Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. (2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ xanh da trời sang hồng (3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá. (4) So sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian. Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là: A. (2) → (3) → (1) → (4). B. (1) → (2) → (3) → (4). C. (3) → (1) → (2) → (4). D. (3) → (2) → (1) → (4). Câu 26. Phần lớn các chất khoáng được vận chuyển vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào? A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ cao ở rễ, không cần tiêu hao năng lượng. B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao ở đất đến nơi có nồng độ thấp ở rễ, cần ít năng lượng. C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao ở đất đến nơi có nồng độ thấp ở rễ. D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ cao ở rễ, cần tiêu hao năng lượng. Câu 27. Để tiến hành chiết rút diệp lục và carôtenôít người ta dùng A. NaCl. B. H2SO4. C. Cồn 900 → 96 o. D. Nước cất. Câu 28. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quang hợp? A. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục. B. Quá trình tạo thành ATP. NADPH và giải phóng O2. C. Quá trình quang phân ly nước. D. Quá trình khử CO2.. Câu 29. Tại sao trong ống tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào? A. vì thức ăn chứa tỉ lệ dinh dưỡng cao. B. vì túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa. C. vì trong tế bào mới có enzim tiêu hóa. D. vì chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được. Câu 30. Nhiệt độ có ảnh hưởng A. chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá. B. đến cả quá trình hấp thụ nước và thoát hơi nước. C. chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rễ. D. chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân. Câu 31. Dung dịch phân bó qua lá phải có nồng độ các muối khoáng A. cao và chỉ bón khi trời mưa bụi. B. thấp và chỉ bón khi trời không mưa. C. thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi. D. cao và chỉ bón khi trời không mưa. Câu 32. Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa A. trong dạ dày. B. trong không bào tiêu hóa. C. trong ống tiêu hóa. D. trong túi tiêu hóa. Câu 33. Lông hút có vai trò chủ yếu là Mã đề 605 Trang 3/4
  4. A. Lách vào kẽ đất để hút nước và muối khoáng cho cây. B. Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc. C. Lách vào kẽ hở của đất làm cho cây lấy được oxi để hô hấp. D. Lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng. Câu 34. Năng suất quang hợp tăng dần ở các nhóm thực vật được sắp xếp theo thứ tự đúng là A. C4 → CAM → C3. B. C4 → C3 → CAM. C. C3 → C4 → CAM. D. CAM → C3 → C4. Câu 35. Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là A. Làm giảm lượng khoáng trong cây. B. Tăng lượng nước cho cây. C. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá. D. Cân bằng khoáng cho cây. Câu 36. Xác động thực vật phải trãi qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitơ? A. Qúa trình nitrat hóa và phản nitrat hóa. B. Qúa trình amôn hóa và nitrat hóa. C. Qúa trình amôn hóa và phản nitrat hóa. D. Qúa trình cố định đạm. Câu 37. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là A. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có 1 tế bào trung tâm lớn. B. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có 1 tế bào trung tâm nhỏ. C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có 1 tế bào trung tâm lớn. D. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có 1 tế bào trung tâm lớn. Câu 38. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do: I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra II. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá A. II, III. B. II, IV. C. I, III. D. I, II. Câu 39. Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá là A. hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao hơn. B. tiêu hóa cơ học – hấp thụ thức ăn. C. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng. D. thực hiện tiêu hóa cơ học – tiêu hóa hóa học – hấp thụ thức ăn. Câu 40. Chu trình Canvin diễn ra thuận lợi trong điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp. C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao. D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường. ------ HẾT ------ Mã đề 605 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2