intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề trắc nghiệm khách quan môn Địa lý lớp 10

Chia sẻ: Le Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

345
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu đề trắc nghiệm khách quan môn Địa lý lớp 10 dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 nhằm củng cố kiến thức và luyện thi môn Địa về: Nguồn lực phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề trắc nghiệm khách quan môn Địa lý lớp 10

  1. ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN ĐỊA LÝ LỚP 10 Hãy chọn ý đúng trong các câu sau: Câu 1: ĐL1031CBB Các yếu tố nào sau đây được xem là nguồn lực phát triển kinh tế của một lãnh thổ? A. Tài nguyên thiên nhiên và hệ thống tài sản quốc gia. B. Nhân lực và thị trường. C. Đường lối và chính sách phát triển. D. Tất cả các yếu tố trên. PA: D Câu 2: ĐL1031CBB Nguồn lực tự nhiên không bao gồm: A. Vị trí địa lý. B. Tài nguyên thiên nhiên. C. Thị trường. D. Cả A và B đúng. PA: C Câu 3: ĐL1031CBH Đối với phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực tự nhiên không có vai trò: A. Làm cơ sở cho quá trình phát triển sản xuất. B. Là điều kiện quyết định sự phát triển kinh tế. C. Là nguồn vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế. D. Là nguồn vật chất phục vụ trực tiếp cho cuộc sống. PA: B 1
  2. Câu 4: ĐL1031CBV Đặc điểm nào dưới đây không đúng với nguồn lực kinh tế - xã hội? A. Được tạo ra trong qúa trình sản xuất và sinh hoạt của con người. B. Phần lớn được tăng cường và phát triển nhiều thế hệ. C. Là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho sản suất, sinh hoạt của con người. D. Một số không bị hao hụt trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. PA: C Câu 5: ĐL1031CBH Sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia phục thuộc trước hết vào việc sử dụng: A. Nguồn lực tự nhiên C. Nguồn lực bên trong B. Nguồn lực kinh tế - xã hội D. Nguồn lực bên ngoài. PA: C Câu 6: ĐL1031CBH Các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp thuộc. A. Khu vực kinh tế trong nước. B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. C. Cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. D. Cả B và C đúng. PA: A Câu 7: ĐL1031CBH Cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế không bao hàm. A. Toàn cầu và khu vực B. Trong nước và nước ngoài C. Quốc gia D. Vùng PA: B 2
  3. Câu 8: ĐL1032CBB Hiện nay, cũng như sau này, không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp, vì nông nghiệp là ngành: A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. B. Cung cấp nguyên liệu công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. C. Sản xuất các nông phẩm có giá trị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ. D. Tất cả đều đúng. PA: D Câu 9: ĐL1032CBH Đặc điểm quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp là: A. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu. B. Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động. C. Sản suất có tính mùa vụ. D. Sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. PA: A Câu 10: ĐL1032CBV Việc làm nào sau đây không xuất phát trực tiếp từ đặc điểm sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ? A. Xây dựng cơ cấu nông nghịêp hợp lý. B. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất trồng, C. Tăng vụ, xen canh, gối vụ D. Phát triển ngành nghề dịch vụ nông nghiệp. PA: B Câu 11: ĐL1032CBV Sinh vật có tác động đến sản xuất nông nghiệp ở chỗ: A. Ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ. B. Ảnh hưởng đến khả năng xen canh, tăng vụ. C. Ảnh hưởng đến việc tạo giống cây trồng, vật nuôi. 3
  4. D. Ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. PA: C Câu 12: ĐL1032CBV Biểu hiện tác động của dân cư và nguồn lao động tới sản xuất nông nghiệp là: A. Các cây trồng, vật nuôi cần nhiều lao động đều phân bố ở nơi đông dân, nhiều lao động. B. Truyền thống sản xuất của các dân tộc ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng, vật nuôi. C. Tập quán ăn uống ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng, vật nuôi. D. Tất cả đều đúng. PA: D Câu 13: ĐL1032CBV Các quan hệ sở hữu ruộng đất có ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, thể hiện ở: A. Chọn lựa con đường phát triển nông nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. B. Hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên. C. Chủ động trong hoạt động nông nghiệp, nâng cao năng suất và sản lượng. D. Tất cả đều đúng. PA: A Câu 14: ĐL1032CBH Thể tổng hợp nông nghịêp khác rõ rệt với trang trại nông nghiệp ở đặc điểm: A. Sản xuất hàng hoá. B. Quy mô đất đai lớn. C. Hạt nhân là các xí nghiệp nông - công nghiệp D. Tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ. PA: C 4
  5. Câu 15: ĐL1032CBV Vùng nông nghiệp là lãnh thổ sản xuất nông nghiệp không nhất thiết phải có sự tương đối đồng nhất về: A. Điều kiện sinh thái nông nghiệp B. Phong tục, tập quán C. Cơ sở vật chất - kĩ thuật nông nghiệp. D. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp. PA: B Câu 16: ĐL1033CBB Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, vì nó: A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư. B. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. C. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi. D. Tất cả đều đúng PA: D Câu 17: ĐL1033CBB Loại cây trồng cần đến khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ là: A. Lúa gạo B. Lúa mì C. Ngô D. Cả B và C đúng PA: B Câu 18: ĐL1033CBB Nước vừa xuất khẩu lúa gạo, vừa xuất khẩu lúa mì nhiều trên thế giới là: A. Ca-na-da B. Hoa Kì C.Trung Quốc 5
  6. D. Ấn Độ PA: B Câu 19: ĐL1033CBB Loại cây trồng được cả ở miền nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới nóng là: A. Lúa mì B. Lúa gạo C. Ngô D. Cả B và C đúng PA: C Câu 20: ĐL1033CBH Vai trò nào dưới đây không thuộc về cây công nghiệp? A. Làm nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. B. Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc. C. Khắc phục được tính mùa vụ, phá thế độc canh. D. Tận dụng tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường. PA: B Câu 21: ĐL1033CBB Loại cây công nghiệp nào sau đây không phân bố ở miền nhiệt đới? A.Củ cải đường B. Mía C. Bông D. Đậu tương PA: A Câu 22: ĐL1033CBB Loại cây công nghiệp nào sau đây phân bố ở miền cận nhiệt đới? A.Cao su B. Cà phê 6
  7. C. Chè D. Cả B và C đúng PA: C Câu 23: ĐL1033CBB Diện tích rừng trên thế giới bị suy giảm, do: A. Phá rừng lấy đất canh tác, làm đồng cỏ chăn nuôi. B. Phá rừng lấy đất cho công nghiệp, đất ở. C. Khai thác bất hợp lý và cháy rừng. D. Tất cả đều đúng. PA: D Câu 24: ĐL1034CBH Đặc điểm quan trọng nhất của ngành chăn nuôi là: A. Phụ thuộc vào tự nhiên B. Phụ thuộc vào cơ sở thức ăn. C. Phụ thuộc vào kĩ thuật D. Phụ thuộc vào chăm sóc PA: B Câu 25: ĐL1034CBH Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều lấy từ: A. Đồng cỏ tự nhiên B. Diện tích mặt nước. C. Trồng trọt. D. Công nghiệp chế biến thức ăn. PA: C Câu 26: ĐL1034CBB Loại gia súc được nuôi chủ yếu để lấy thịt, lấy sữa hay lấy thịt sữa là: A. Trâu 7
  8. B. Bò C. Lợn D. Cừu PA: B Câu 27: ĐL1034CBB Nước có đàn lợn đông nhất thế giới hiện nay là: A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. Anh D. Hoa Kì PA: B Câu 28: ĐL1034CBB Loại gia súc được nuôi nhiều ở các vùng khô hạn, hoang mạc và nửa hoang mạc, đặc biệt ở vùng cận nhiệt là: A. Dê B. Cừu C. Trâu D. Bò PA: B Câu 29: ĐL1034CBH Điểm nào sau đây không đúng với ngành nuôi trồng thủy sản? A.Các loại thuỷ sản được nuôi trồng ngày càng phổ biến ở các vùng nước lợ, nước mặn. B. Nuôi trồng nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao như: tôm, cua, đồi mồi … C. Sản lượng trong vòng mười năm trở lại đây tăng lên gấp ba lần. D. Chiếm 4/5 lượng cung ứng thuỷ sản trên thế giới. PA: D 8
  9. Câu 30: ĐL1034CBB Ngành nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được phát triển, không phải vì ngành này: A. Cung cấp nguồn đạm động vật con người. B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. D. Cung cấp mặt hàng xuất khẩu có giá trị. PA: B Câu 31: ĐL1037CBH Điểm nào sau đây đúng với ngành công nghiệp. A. Tạo khả năng mở rộng sản xuất và thị trường lao động. B. Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. C. Làm thay đổi sự phân công lao động. D. Tất cả đều đúng. PA: D Câu 32: ĐL1037CBB Hoạt động công nghiệp nào sau đây không thuộc giai đoạn tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng? A. Khai thác dầu mỏ B. Sản xuất máy móc C. Chế biến gỗ D. Chế biến thực phẩm PA: A Câu 33: ĐL1037CBH Tính chất tập trung cao độ của sản xuất công nghiệp không được thể hiện ở việc: A. Tập trung tư liệu sản xuất B. Tập trung đất đai 9
  10. C. Tập trung nhân công D. Tập trung sản phẩm PA: B Câu 34: ĐL1037CBV Đặc điểm nào sau đây không đúng với sản xuất công nghiệp? A. Gồm một số ngành độc lập với nhau. B. Quy trình sản xuất chi tiết chặt chẽ. C. Có sự phân công và phối hợp để tạo ra sản phẩm cuối cùng. D. Sản xuất theo hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hoá. PA: A Câu 35: ĐL1037CBV Để lựa chọn hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, cần căn cứ chủ yếu vào: A. Lực lượng sản xuất B. Thị trường tiêu thụ C. Cơ sở hạ tầng D. Đường lối công nghiệp hoá. PA: D Câu 36: ĐL1037CBV Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật tác động đến sự phát triển và phân bố công nghiệp được biểu hiện ở: A.Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển và quy mô công nghiệp B. Tạo thuận lợi hay cản trở sự phát triển công nghiệp C. Tạo điều kiện cho phân bố và phát triển công nghiệp phù hợp D. Taọ điều kiện cho việc xác định con đường phát triển công nghiệp PA: B 10
  11. Câu 37: ĐL1037CBH Nhân tố nào sau đây không có tính quyết định tới sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Dân cư - lao động B. Khoáng sản C. Tiến bộ khoa học - kĩ thuật D. Thị trường PA: B Câu 38: ĐL1037CBH Quá trình công nghiệp hoá là khái niệm để chỉ: A. Quá trình tập trung phát triển hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng. B. Quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế dựa trên nông nghiệp sang nền kinh tế về cơ bản dựa vào công nghiệp. C. Quá trình phát triển công nghiệp trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp. D. Quá trình phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu. PA: B Câu 39: ĐL1038CBH Về phân bố, khác với khai thác than và công nghiệp điện lực, khai thác dầu mỏ tập trung chủ yếu ở: A. Các nước phát triển B. Các nước đang phát triển C. Các nước công nghiệp mới D. Cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. PA: B Câu 40: ĐL1038CBH Than đá được dùng để: A. Làm nhiên liệu trong các máy hơi nước, đầu máy xe lửa. B. Làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện. 11
  12. C. Làm nguyên liệu chế tạo được phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo D. Tất cả đều đúng PA: D Câu 41: ĐL1038CBB Trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới hiện nay thuộc về khu vực: A. Bắc Mĩ B. Nam Mĩ C. Trung Đông D. Châu Phi PA: C Câu 42: ĐL1038CBB Sản lượng điện bình quân theo đầu người cao nhất thế giới thuộc về: A. Nhật Bản B. Liên Bang Nga C. Hoa Kì D. Trung Quốc PA: C Câu 43: ĐL1038CBB Luyện kim đen là ngành: A. Có sản phẩm chiếm 90% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới. B. Cung cấp sản phẩm cho hầu hết các ngành kinh tế. C. Tạo ra nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy. D. Tất cả đều đúng. PA: D Câu 44: ĐL1038CBH Được gọi là "quả tim của công nghiệp nặng" vì ngành cơ khí: A. Đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế. 12
  13. B. Đảm bảo sản xuất hàng tiêu dùng cho nhu cầu xã hội. C. Giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật. D. Giữ vai trò chủ đạo trong việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống. PA: A Câu 45: ĐL1038CBV Phân ngành công nghiệp cơ khí phát triển rộng khắp ở các nước phát triển và đang phát triển là: A. Cơ khí máy công cụ, cơ khí chính xác B. Cơ khí thiết bị toàn bộ, cơ khí hàng tiêu dùng C. Cơ khí hàng tiêu dùng, cơ khí máy công cụ. D. Cơ khí chính xác, cơ khí hàng tiêu dùng. PA: C Câu 46: ĐL1038CBB Được xem là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là ngành công nghiệp: A. Năng lượng B. Luyện kim C. Cơ khí D. Điện tử - tin học PA: D Câu 47: ĐL1038CBH Công nghiệp điện tử - tin học không phải là ngành: A. Không gây ô nhiễm môi trường B. Không chiếm diện tích rộng. C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước. D. Không cần nguồn lao động trẻ, có trình độ kĩ thuật cao. PA: D 13
  14. Câu 48: ĐL1038CBB Sản xuất axít vô cơ, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm thuộc vào: A. Hoá chất cơ bản B. Hoá tổng hợp hữu cơ C. Hoá dầu D. Cả a và b đúng. PA: A Câu 49: ĐL1038CBH Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành không chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố: A. Lao động B. Thị trường tiêu thụ. C. Vận tải D. Nguồn nguyên liệu PA: C Câu 50: ĐL1039CBH Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp? A. Có ranh giới rõ ràng với quy mô từ một đến vài trăm hecta. B. Là khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn. C. Trong khu vực không có dân cư sinh sống. D. Trong khu vực tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp công nghiệp. PA: B Câu 51: ĐL1039CBV Điểm nào sau đây không đúng với các xí nghiệp công nghiệp trong khu công nghiệp? A. Vị trí ở gần cảng biển, quốc lộ lớn, gần sân bay. B. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng C. Được hưởng quy chế riêng, ưu đãi về sử dụng đất, thuế quan,… 14
  15. D. Có khả năng hợp tác sản xuất với nhau. PA: A Câu 52: ĐL1039CBV Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến ở các nước có nền kinh tế quá độ từ nông nghiệp sang công nghiệp (công nghiệp hoá) là: A. Điểm công nghiệp B. Khu công nghiệp C. Trung tâm công nghiệp D. Vùng công nghiệp PA: B Câu 53: ĐL1039CBV Điểm nào dưới đây không đúng với hướng sản xuất chủ yếu của các xí nghiệp bổ trợ trong trung tâm công nghiệp? A. Nhằm cung cấp sản phẩm và cung cấp nguyên liệu cho xí nghiệp chuyên môn hoá. B. Nhằm sửa chữa máy móc, thiết bị cho xí nghiệp chuyên môn hoá. C. Nhằm sản xuất các mặt hàng dùng để xuất khẩu. D. Nhằm cung cấp hàng tiêu dùng cho nhu cầu dân cư trong trung tâm. PA: C Câu 54: ĐL1039CBH Ở Châu Á, khu công nghiệp tập trung còn được gọi là: A. Khu thương mại tự do B. Khu kinh tế C. Khu chế xuất D. Tất cả đều đúng. PA: D Câu 55: ĐL1042CBB Dịch vụ không phải là ngành A. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất 15
  16. B. Làm tăng giá trị hàng hoá nhiều lần. C. Phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. D. Góp phần giải quyết việc làm. PA: A Câu 56: ĐL1042CBB Loại hình nào sau đây không được xếp vào nhóm dịch vụ có liên quan đến việc phục vụ đời sống con người? A. Giáo dục B. Dịch vụ nhà ở C. Vận tải hành khách D. Tài chính PA: D Câu 57: ĐL1042CBH Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ ở khía cạnh: A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ B. Hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ C. Phân bố mạng lưới ngành dịch vụ D. Cả A và B đúng PA: B Câu 58: ĐL1042CBH Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch là: A. Sự phân bố các điểm dân cư B. Sự phân bố các tài nguyên du lịch C. Trình độ phát triển kinh tế đất nước. D. Mức sống và thu nhập thực tế của người dân. PA: B Câu 59: ĐL1042CBV Các nước đang phát triển có tỉ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong tổng GDP của nền kinh tế quốc dân thấp hơn các nước phát triển, vì các nước này: 16
  17. A. Có nền kinh tế tăng trưởng chậm B. Có ngành công nghiệp chưa phát triển C. Có ít đô thị lớn D. Có sức sản xuất xã hội còn thấp PA: D Câu 60: ĐL1043CBH Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành giao thông vận tải? A. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá B. Chất lượng của sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi và an toàn. C. Làm thay đổi giá trị của sản phẩm vận chuyển. D. Chỉ tiêu đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình. PA: C Câu 61: ĐL1043CBB Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, vì: A. Tham gia vào cung ứng vật tư, nguyên liệu,… cho các cơ sở sản xuất. B. Đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. C. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. D. Tất cả đều đúng. PA: D Câu 62: ĐL1043CBV Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, thể hiện ở: A. Điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt của một số loại hình vận tải. B. Điều kiện tự nhiên quy định vai trò của một số loại hình vận tải. C. Điều kiện tự nhiên quy định đặc điểm của một số loại hình vận tải. D. Cả A và B đúng. 17
  18. PA: D Câu 63: ĐL1043CBV Hoạt động của các phương tiện vận tải chịu ảnh hưởng sâu sắc của: A. Thuỷ văn C. Địa hình B. Khí hậu và thời tiết D. Tất cả đều đúng PA: B Câu 64: ĐL1043CBV Không ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải là nhân tố: A. Sự phát triển và phân bố của ngành kinh tế quốc dân. B. Sự phân bố dân cư C. Địa hình và mạng lưới thuỷ văn D. Tiến bộ của khoa học - kĩ thuật PA: C Câu 65: ĐL1043CBV Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép: A. Tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải. B. Tăng cường khối lượng vận chuyển của ngành giao thông vận tải. C. Tăng cường khả năng vận chuyển đến vùng sâu, vùng xa. D. Tăng cường năng lực khắc phục các khó khăn của tự nhiên gây ra. PA: A Câu 66: ĐL1044CBH Điểm nào sau đây không đúng với ngành vận tải đường sắt: A. Vận chuyển hàng nặng trên tuyến đường xa. B. Tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ. C. Không cần phải đầu tư nhiều. D. Chạy liên tục ngày đêm. 18
  19. PA: C Câu 67: ĐL1044CBV Sự phát triển và phân bố mạng lưới đường sắt ở các nước phát triển khác cơ bản với các nước chậm phát triển ở điểm: A. Mạng lưới đường dày đặc, khổ tiêu chuẩn. B. Đường ngắn, thường nối cảng biển với nơi khai thác tài nguyên. C. Chủ yếu là các tuyến đường đơn D. Đường ray thường khổ trung bình và khổ hẹp. PA: A Câu 68: ĐL1044CBH Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô là: A. Khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình. B. Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình. C. Phối hợp được hoạt động của các loại phương tiện vận tải khác. D. Tất cả đều đúng. PA: D Câu 69: ĐL1044CBH Điểm nào sau đây không đúng với ngành vận tải đường ống: A. Là loại hình vận tải rất trẻ, bắt đầu xây dựng trong thế kỉ XX. B. Sự phát triển gắn với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ, các sản phẩm của dầu mỏ và khí đốt. C. Là phương tiện luôn chuyển dịch trong quá trình vận tải, giá thành cao. D. Cả B và C đúng. PA: C Câu 70: ĐL1044CBH Điểm nào sau đây không đúng với giao thông đường sông, hồ? A. Là loại giao thông rẻ tiền. B. Thích hợp với hàng hoá nặng, cồng kềnh, không cần chuyển nhanh. C. Khối lượng luân chuyển hàng hoá lớn. 19
  20. D. Ra đời từ rất sớm. PA: C Câu 71: ĐL1044CBV Điểm nào sau đây không đúng với vận tải đường biển? A. Đảm nhiệm chủ yếu việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế. B. Khoảng một nửa khối lượng hàng vận chuyển là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. C. Khoảng 2/3 số hải cảng nằm ở hai bên bờ đối diện của Thái Bình Dương D. Khối lượng hàng hoá luân chuyển rất lớn. PA: C Câu 72: ĐL1044CBV Điểm giống nhau chủ yếu của ngành vận tải đường hàng không và đường biển là: A. Tốc độ vận chuyển nhanh B. Đảm nhận chủ yếu việc giao thông vận tải quốc tế. C. Thường dùng chỏ hành khách và hàng hoá trong điều kiện gấp rút về thời gian. D. Trọng tải thấp, cước phí vận tải rất đắt. PA: B Câu 73: ĐL1044CBB Các cường quốc hàng không trên thế giới hiện nay là: A. Hoa Kì, Anh, Pháp, CHLB Đức B. Hoa Kì, Anh, Pháp, Liên Bang Nga C. Hoa Kì, Liên Bang Nga, Anh, Nhật D. Hoa Kì, Liên Bang Nga, Pháp, Nhật PA: B Câu 74: ĐL1046CBV Điểm nào sau đây không đúng với ngành viễn thông? A. Sử dụng các thiết bị cho phép truyền các thông tin điện tử đi trên các khoảng cách xa trên Trái Đất. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2