Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ TUỔI GIÀ BẰNG PHẪU THUẬT<br />
TÁN NHUYỄN THỦY TINH THỂ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC TRĂNG<br />
Nghiêm Vánh*, Trần Anh Tuấn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị đục thủy tinh thể tuổi già bằng phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể<br />
tại bệnh viện đa khoa Sóc Trăng trong thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 107 mắt có đục thủy tinh<br />
thể nhân cứng độ 4 trở xuống theo phân loại của Lucio-Buratto, được phẫu thuật bằng phương pháp Phaco bởi<br />
một phẫu thuật viên duy nhất.<br />
Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 107 mắt của 94 bệnh nhân,tất cả các bệnh nhân đều trong tỉnh Sóc<br />
Trăng,không có sự khác biệt nơi cư ngụ cũng như nghề nghiệp, nữ giới gấp hai lần nam giới, tuổi trung bình là<br />
66, bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 75% trường hợp. Đục thủy tinh thể nhân cứng độ 4 chiếm 56% trường hợp,<br />
còn lại là nhân cứng độ 2 và độ 3.Thị lực trước mổ thấp, trung bình lá 1/10. Kết quả thị lực sau mổ ba tháng có<br />
chỉnh kính như sau:Thị lực ≥ 0,8 đạt 37%, thị lực ≥ 0,5 đạt 80%, thị lực ≥ 0,3 đạt 100%.Biến chứng trong lúc<br />
phẫu thuật là 8 trường hợp (4 trường hợp bỏng vết mổ và 4 trường hợp rách bao sau), biến chứng sau phẫu<br />
thuật có 3 trường hợp phù giác mạc, Sau phẫu thuật 2 tuần chỉ còn lại 4 trường hợp rách bao sau, các trường<br />
hợp biến chứng đều có thị lực ≥ 3/10. Độ khúc xạ tồn dư sau phẫu thuật là 0,5D.<br />
Bàn luận: Phẫu thuật phaco là phương pháp tiên tiến nhất ở địa phương đã được áp dụng.Từ kết quả thị<br />
lực của phẫu thuật này đem lại khá cao (80% trường hợp có thị lực ≥ 0,5) và tỉ lệ biến chứng trong giới hạn cho<br />
phép (3,7%). Kết luận đây là phương pháp phẫu thuật tương đối an toàn và đạt thị lực sau phẫu thuật cao, có<br />
thể áp dụng và nhân rộng tại tỉnh Sóc Trăng.<br />
Từ khóa: đục thủy tinh thể, tán nhuyễn thủy tinh thể.<br />
ABSTRACT<br />
TREATMENT OF CATARACT IN ELDERLY PATIENTS BY USING PHACOEMULSIFICATION<br />
SURGERY AT SOC TRANG GENERAL HOSPITAL<br />
Nghiem Vanh, Tran Anh Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 159 - 166<br />
<br />
Purpose: Evaluating the results of cataract treatment in elderly patients by using phacoemulsification<br />
surgery at Soc Trang General Hospital during the time March 2014 to March 2015<br />
Methods: A prospective study of clinical intervention with no control group in 107 cataract eyes in which<br />
the grading criteria for nuclear hardness level is less than or equal to 4 according to Lucio Buratto classification,<br />
and the phacoemulsification surgery was done by only one surgeon.<br />
Results: Research conducted on 107 eyes of 94 patients, all patients living in Soc Trang province, there is<br />
no difference in residence and occupation, women twice as men, average age 66, patients over age 60 accounted<br />
for 75% of cases. Cataract with nuclear hardness grade 4 accounted for 56% cases; others are grade 2 and 3.<br />
Vision test before surgery is quite low, average 1/10. Results of postoperative vision after 3 months with lens<br />
adapter as following: vision ≥ 0.8 is 37%, vision ≥ 0.5 is 80%, vision ≥ 0.3 is 100%. There are 8 cases with<br />
<br />
<br />
* Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nghiêm Vánh ĐT: 0949100109 Email: bsvanh@gmail.com<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 159<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
surgery complications (4 of incision burning and 4 of capsular tear from the back side). There are 3 cases with<br />
post-surgery complications, corneal edema. After two weeks surgery, the complication remained only 4 cases of<br />
capsular tear, and all the cases of complications are ≥ 3/10 in vision. The residual refraction after surgery is 0,5D.<br />
Conclusions: Phacoemulsification surgery is the most advanced method applied in the local region. The<br />
result of regaining vision from this surgery is quite high (80% of cases with vision ≥ 0.5), and complication rates<br />
are still under control (3.7%). Taken together, this method is relatively safe and postoperative vision of patients<br />
is high. It could be extended to apply in Soc Trang province.<br />
Keywords: cataract, phacoemulsification.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây giảm Xác định hiệu quả điều trị của phẫu thuật<br />
thị lực và mù lòa hàng đầu trên toàn thế tán nhuyễn thủy tinh thể tại bệnh viện đa khoa<br />
giới(15,17). Vì vậy, việc điều trị đục thủy tinh thể, tỉnh.<br />
mà chủ yếu là phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh Xác định độ an toàn của phẫu thuật tán<br />
thể (phẫu thuật phaco) được triển khai và áp nhuyễn thủy tinh thể tại bệnh viện đa khoa tỉnh.<br />
dụng rộng khắp các vùng miền trên toàn thế ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
giới nói chung và nước ta nói riêng.<br />
Phẫu thuật phaco với kính nội nhãn gấp<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn<br />
được là một tiến bộ vượt bậc của phẫu thuật Đục thể thủy tinh tuổi già, nhân từ độ 4 trở<br />
đục thủy tinh thể, với mục tiêu là đường rạch xuống.<br />
giác mạc vào nội nhãn để tiếp cận với thủy tinh Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu, tiếp<br />
thể càng nhỏ càng tốt, nhằm giảm độ loạn thị xúc tốt.<br />
giác mạc cũng như tạo sự lành vết thương Thị lực trước mổ ≤ 3/10.<br />
nhanh. Và do đó, thị lực sẽ phục hồi nhanh<br />
Khám nội khoa và các xét nghiệm cho phép<br />
chóng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật<br />
tiến hành phẫu thuật.<br />
phaco cũng có những biến chứng nặng nề như:<br />
Không phát hiện dấu hiệu tổn thương dây<br />
rách bao sau, sót nhân, xuất huyết, tăng nhãn<br />
Zinn trên lâm sàng.<br />
áp….gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả sau<br />
phẫu thuật(7,14). Kích thước đồng tử sau khi nhỏ dãn ≥ 7 mm.<br />
Bệnh viện cũng đã bắt đầu phẫu thuật tán Tiêu chuẩn loại trừ<br />
nhuyễn thủy tinh thể từ năm 2008. Tuy nhiên, Bệnh lý nội khoa không cho phép phẫu<br />
đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào của tỉnh về thuật.<br />
kết quả phẫu thuật phaco trên bệnh nhân bị đục Tiền căn phẫu thuật ở mắt hoặc giác mạc.<br />
thủy tinh thể.<br />
Đang mắc các bệnh lý tại giác mạc<br />
Vì vậy, để đánh giá chính xác hiệu quả của<br />
Có bệnh lý tại mắt kèm theo.<br />
phẫu thuật phaco tại bệnh viện tỉnh Sóc Trăng,<br />
cũng như những gì còn tồn tại để qua đó đề ra Phương pháp nghiên cứu<br />
kế hoạch chiến lược phẫu thuật hàng năm cho Thiết kế nghiên cứu<br />
tỉnh cũng như góp phần giảm tải cho tuyến trên Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng,<br />
nên chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết không đối chứng.<br />
quả phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể tuổi<br />
Công thức tính cỡ mẫu:<br />
già có đặt kính nội nhãn tại bệnh viện đa khoa<br />
tỉnh Sóc Trăng” với các mục tiêu sau.<br />
<br />
<br />
<br />
160 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trong đó: n: cỡ mẫu cần tính; Z: hệ số tin cậy, với α = Thử test thuốc tê và ghi kết quả vào bệnh<br />
0,05 tra bảng Z = 0,96; d: Sai số trong nghiên cứu; p: tỉ án.<br />
lệ thành công của phẫu thuật trong dự kiến p = 0,95.<br />
Nhỏ tê bằng dung dịch Tetracain 0,05% và<br />
Thay vào công thức, tính được n = 73. gây tê cạnh cầu bằng Lidocain2%.<br />
Dự kiến sau 3 tháng theo dõi, tỉ lệ mất mẫu Vệ sinh và sát trùng quanh mắt bằng<br />
khoảng 10%. Betadine 10%, nhỏ vào mắt Betadine 5%.<br />
Vậy số lượng mắt phải lấy mẫu là 81 mắt.<br />
Các bước phẫu thuật<br />
Tất cả bệnh nhân được khám và phẫu thuật Gồm các bước như sau:<br />
bởi một bác sĩ (tác giả)cùng một máy phao<br />
Đặt vành mi, rửa sạch cùng đồ bằng dung<br />
(Diplomax II) và được hẹn tái khám sau một<br />
dịch Lactat Ringer pha với gentamycin.<br />
ngày, một tuần, một tháng và ba tháng.<br />
Rạch giác mạc ở vị trí 7 giờ đối với mắt phải<br />
Thị lực sau mổ: Là thị lực đã chỉnh kính tốt<br />
và vị trí 2 giờ đối với mắt trái.<br />
nhất, đo sau mổ ba tháng.<br />
Bơm chất nhầy Healon vào tiền phòng.<br />
Phương pháp phân tích và xứ lý số liệu<br />
Xé bao trước thủy tinh thể theo đường tròn<br />
Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel.<br />
liên tục, đường kính khoảng 5 – 6mm.<br />
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm thống<br />
Mở lỗ phụ ở vị trí 12 giờ đối với mắt phải và<br />
kê Stata 12.<br />
vị trí 6 giờ đối với mắt trái.<br />
Phân tích số liệu:<br />
Thủy tách bao thủy tinh thể khỏi lớp vỏ:<br />
Kết quả của các biến định tính và định thực hiện bằng cách dùng kim 26 đầu cong tròn<br />
lượng có phân nhóm được trình bày dưới dạng với bơm tiêm 3ml đựng dung dịch Lactat<br />
tần số và tỉ lệ. Ringer, thủy tách ở hai vị trí 6 giờ và 12 gờ để<br />
Kết quả của các biến định lượng được trình tách bao ra khỏi vỏ.<br />
bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Thủy tách lớp vỏ khỏi nhân thủy tinh thể:<br />
Để so sánh mối tương quan giữa các biến thực hiện bằng cách đưa đầu kim vào giữa lớp<br />
định tính, tỉ lệ phần trăm hoặc các biến định vỏ và nhân để tách vỏ ra khỏi lớp nhân.<br />
lượng có phân nhóm thì dùng phép kiểm Chi Hút sạch chất nhầy và lớp vỏ mềm ở trên bề<br />
bình phương hoặc Fisher. mặt thủy tinh thể.<br />
Để so sánh mối liên quan giữa các biến định Tán nhuyễn nhân thủy tinh thể bằng kỹ<br />
lượng có phân phối bình thường thì dùng phép thuật phaco chop hoặc kỹ thuật Stop & Chop:<br />
kiểm T hoặc T bắt cặp. Đào hố sâu ở trung tâm thủy tinh thể, dùng đầu<br />
Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kim phaco giữ chặt nhân thủy tinh thể và dùng<br />
kê khi giá trị p 0,05. cây chóp đưa vào dưới bao trước thủy tinh thể<br />
Quy trình phẫu thuật để chẻ nhân theo hướng từ xích đạo về trung<br />
tâm nhân để chia nhân thành các mảnh nhỏ rời<br />
Chuẩn bị tiền phẫu<br />
nhau. Sau đó tán nhuyễn từng mãnh nhỏ của<br />
Vệ sinh mắt. nhân và được hút ra ngoài.<br />
Nhỏ kháng sinh col. Vigamox 2 giờ trước Rửa hút lớp vỏ còn sót hướng từ ngoại vi<br />
phẫu thuật. vào trung tâm.<br />
Nhỏ thêm thuốc giãn đồng tử col. Mydrin-P Đánh bóng bao sau thủy tinh thể với chế độ<br />
(Tropicamide 0,5% và Phenylephrine 0,5%). đánh bóng được cài với lực hút thấp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 161<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
Bơm chất nhầy Healon vào tiền phòng và Chủ yếu là đục TTT độ 4 (56%) còn lại là độ<br />
trong bao. 2,3 (44%)<br />
Đặt kính nội nhãn vào trong bao. Thị lực trước mổ thấp (trung bình 1/10)<br />
Rửa sạch chất nhầy ở tiền phòng và mặt sau Độ cứng nhân<br />
của kính. Độ cứng nhân được mô tả qua biểu đồ 1<br />
Tái tạo tiền phòng, bơm phù vết mổ.<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của mẫu<br />
nghiên cứu<br />
Đặc điểm chung<br />
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của 107 mắt (94<br />
bệnh nhân) trước phẫu thuật phaco được mô tả<br />
qua bảng 1<br />
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của nhóm<br />
nghiên cứu<br />
Biến số Giá trị P<br />
Biểu đồ 1: Phân bố độ cứng nhân của 107 mắt<br />
Tuổi (Mean ± SD) % > 59 t 65,9 ± 10 (75%)<br />
Nữ: tần số (%) 71 (66,4%) Nhận xét: chủ yếu là đục thủy tinh thể nhân<br />
Giới 0,07<br />
Nam: tần số (%) 36 (33,6%) cứng (độ 4). Tiếp theo là độ 3 (38%). Chỉ có 5,6%<br />
Nghề Lao động ngoài trời 47 (43,9%) đục thủy tinh thể nhân cứng độ 2.<br />
0,06<br />
nghiệp Văn phòng 60 (56,1%)<br />
Nông thôn 62 (58%) Liên quan giữa độ cứng nhân và tuổi<br />
Cư ngụ<br />
Thành thị 45 (42%) 0,28 Liên quan giữa độ cứng nhân và tuổi được<br />
Độ đục phân tích qua bảng 2 và biểu đồ 3. Theo đó, tuổi<br />
Độ 2,3 47 (43,9%)<br />
TTT<br />
0,2 trên 60 có 74,7% đục TTT độ 4, trong khi đó, tuổi<br />
Độ 4 60 (56,1%)<br />
Mắt bị MP 59 (55,1%)<br />
< 60 chỉ có 3,6% đục TTT độ 4, khác biệt có ý<br />
MT 48 (44,9%) 0,43 nghĩa thống kê, p = 0,00 (χ2 test).<br />
Thị lực Bảng 2: Liên quan giữa độ cứng nhân và tuổi<br />
0,12 (0,08)<br />
trước mổ<br />
Tuổi Độ 4 Độ 2+3 P (χ2 test)<br />
Nhãn áp 16,5 (2,3)<br />
>60 59 (74,7) 20 (25,3)<br />
Trục nhãn 0,00<br />
23,5 (2,5) ≤ 60 t 1 (3,6) 27 (96,4)<br />
cầu<br />
Công suất Tổng 60 47 107<br />
20,2 (0,86)<br />
IOL<br />
Thị lực trước phẫu thuật<br />
Nhận xét: Thị lực trước phẫu thuật của nhóm nghiên<br />
Tuổi trung bình là 66, đa số (75% bệnh nhân cứu được mô tả qua biểu đồ 2. Theo đó, thị lực<br />
trên 60 tuổi) trung bình là 0,1, nhỏ nhất là bóng bàn tay<br />
Tỉ lệ nam và nữ: Nữ giới gấp hai lần nam (0,0063), lớn nhất 0,3; 100% bệnh nhân có thị lực<br />
giới. trước mổ ≤ 0,3, và 50% thị lực < 0,1.<br />
Không có sự khác biệt nơi cư ngụ, cũng như<br />
nghề nghiệp (lao động chân tay hay văn phòng,<br />
p > 0,05).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
162 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lực tốt, ≥ 0,8).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2: Thị lực trước phẫu thuật của nhóm<br />
nghiên cứu<br />
Kết quả của phẫu thuật<br />
Kết quả thị lực<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 4: Biểu đồ phân tán, so sánh thị lực trước<br />
phẫu thuật và sau phẫu thuật 3 tháng có chỉnh kính.<br />
Nhận xét: trước PT 92% thị lực thấp, kém<br />
(nằm bên trái đường Cz; < 2/10). Sau PT 3 tháng,<br />
100% BN có thị lực ≥ 0,3. Trong đó có 37% đạt<br />
thị lực ≥ 0,8 (Chỉnh kính tăng thêm 15% ở mức<br />
thị lực ≥ 0,8).<br />
Kết quả khúc xạ đạt được sau phẫu thuật và<br />
khúc xạ tồn dư<br />
Khúc xạ trước phẫu thuật và khúc xạ sau<br />
phẫu thuật của 107 mắt được phân tích qua<br />
biểu đồ 5.<br />
75% trường hợp có khúc xạ tồn dư sau phẫu<br />
thuật 3 tháng nằm trong khoảng ± 0,25 Diop để<br />
Biểu đồ 3: Biểu đồ phân tán, so sánh thị lực trước đạt thị lực tối đa, cho thấy tính chính xác của<br />
phẫu thuật và sau phẫu thuật 3 tháng chưa chỉnh công thức tính công suất kính nội nhãn đã áp<br />
kính dụng.<br />
Nhận xét: trước phẫu thuật 92% thị lực<br />
thấp, kém (nằm bên trái đường Cz; < 0,2). Sau<br />
phẫu thuật 3 tháng, 100% bệnh nhân có thị<br />
lực ≥ 0,3. Trong đó có 22% bệnh nhân đạt thị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 163<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
Các tính năng phaco trong mổ 107 mắt được<br />
mô tả ở bảng 3. Sự liên quan giữa tính năng<br />
phaco với độ cứng nhân và thị lực được phân<br />
tích qua bảng 4<br />
Bảng 3: Các thông số phaco trong mổ<br />
Trung Độ lệch Nhỏ nhất –<br />
bình chuẩn lớn nhất<br />
Thời gian phaco<br />
134 40 69 – 213<br />
(giây)<br />
Tổng năng lượng<br />
50,8 22,3 16,9 – 93,9<br />
phaco (Jun)<br />
Lượng dịch (ml) 207,6 27,5 163 – 250<br />
Nhận xét: thời gian phaco phân bố tương<br />
đối phân tán, từ 69 – 213 giây, kéo theo tổng<br />
năng lượng phaco và lượng dịch cũng phân tán.<br />
Phân tích sự liên quan giữa tính năng phaco<br />
với độ cứng nhân và thị lực sau mổ<br />
Biểu đồ 5: So sánh khúc xạ tồn dư sau phẫu thuật<br />
Sự liên quan giữa tính năng phaco với độ<br />
Kết quả về tính năng phaco trong phẫu thuật cứng nhân và thị lực sau mổ được phân tích qua<br />
Mô tả các thông số phaco trong phẫu thuật bảng 4<br />
Bảng 4: So sánh thời gian phaco, tổng năng lượng phaco, lượng dịch sử dụng và kết quả thị lực theo độ cứng<br />
nhân<br />
Thông số phaco / Thị lực sau phẫu thuật Nhân độ 2, 3 Trung bình (đlc) Nhân độ 4 Trung bình (đlc) P<br />
Thời gian phaco (giây) 101 (26) 159 (28) 0,00<br />
Tổng năng lượng phaco (Jun) 29,5 (9,1) 67,4 (13,4) 0,00<br />
Lượng dịch (ml) 179,2 (10,2) 229,8 (11,3) 0,00<br />
Thị lực sau 1 tuần 0,58 (0,15) 0,4 (0,18) 0,00<br />
Thị lực sau 4 tuần 0,69 (0,17) 0,51 (0,19) 0,00<br />
Thị lực sau 12 tuần không kính 0,7 (0,16) 0,51 (0,19) 0,00<br />
Thị lực sau 12 tuần có kính 0,81 (0,15) 0,6 (0,2) 0,00<br />
Ghi chú: đlc (độ lệch chuẩn)<br />
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa về thời Biến chứng Tần số Tỉ lệ (%)<br />
Viêm màng bồ đào 0 0<br />
gian phaco, tổng năng lượng phaco, lượng dịch<br />
Tăng áp sau mổ 0 0<br />
sử dụng, và thị lực sau mổ tại các thời điểm 1<br />
Viêm nội nhãn 0 0<br />
tuần, 4 tuần và 12 tuần sau mổ. Rớt nhân vào dịch kính 0 0<br />
Biến chứng của phẫu thuật Sót nhân 2 1,8<br />
Khác 0 0<br />
Mô tả các biến chứng trong và sau phẫu thuật<br />
Nhận xét:<br />
Biến chứng của 107 mắt phẫu thuật phaco<br />
được mô tả trong bảng 5 Biến chứng nhiều nhất là bỏng vết mổ và<br />
rách bao, tiếp theo là phù giác mạc có hai<br />
Bảng 5: Biến chứng trong và sau phẫu thuật<br />
trường hợp sót nhân là biến chứng thứ phát của<br />
Biến chứng Tần số Tỉ lệ (%)<br />
rách bao, các biến chứng khác không gặp.<br />
Bỏng vết mổ 4 3,7<br />
Phù giác mạc 3 2,8<br />
Rách bao 4 3,7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
164 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Liên quan giữa biến chứng và độ cứng nhân Đây là phần hạn chế của chúng tôi khi tiến hành<br />
Liên quan giữa biến chứng và độ cứng nhân nghiên cứu. Tuy nhiên thị lực sau phẫu thuật có<br />
được phân tích trong bảng 6. chỉnh kính ở thời điểm ba tháng không có<br />
trường hợp nào thị lực ˂ 0,3), và đối tượng phần<br />
Bảng 6: Liên quan giữa biến chứng và độ cứng nhân<br />
lớn là lao động chân tay (chiếm tỉ lệ 58%) nên<br />
Độ cứng nhân Biến chứng Không biến chứng P<br />
Độ 4 10 (17,6) 50 (83,3) bệnh nhân cũng chấp nhận được thị lực sau<br />
0,02 phẫu thuật.<br />
Độ 2, 3 1(2,1) 46 (97,9)<br />
Tổng 11 96 107 Ở thời điểm sau một tuần thì có 10% bệnh<br />
Nhận xét: Trong nhóm nhân cứng độ IV, tỉ nhân đạt thị lực ≥ 0,8, tỉ lệ này tăng dần theo<br />
lệ biến chứng là 17,6%. Trong khi đó nhân cứng thời gian và đạt 37% sau 12 tuần. Các nghiên<br />
độ II, III tỉ lệ này chỉ 2,1%. OR = 9,2. Khác biệt có cứu cho thấy phẫu thuật đục thủy tinh thể đặc<br />
ý nghĩa thống kê (p = 0,02; χ2 test) biệt là phương pháp phaco làm mất một lượng<br />
BÀN LUẬN tế bào nội mô trong quá trình phẫu thuật, hậu<br />
quả là có tình trạng mất bù trong cơ chế bảo vệ<br />
Kết quả thị lực của tế bào nội mô giác mạc, thể hiện bằng tăng<br />
Sau phẫu thuật ba tháng 100% bệnh nhân bề dày giác mạc trung tâm sau phẫu thuật. Tình<br />
đều có thị lực chưa chỉnh kính tăng và đạt trạng này sẽ hồi phục nếu số lượng tế bào nội<br />
mức ≥ 0,3, không có trường hợp nào thị lực ≥ mô còn lại còn đủ để bù trừ, và chỉ hồi phục<br />
0,3. Trong số đó có 78% trường hợp có thị lực hoàn toàn sau 3 tháng.<br />
≥ 0,8 và 22% trường hợp đạt được thị lực ≥ Bệnh nhân trẻ có tuổi từ 45 đến 55 chiếm tỉ<br />
0,8. Sau khi chỉnh kính thì nhóm có thị lực ≥ lệ khoảng 20%, cũng tương đồng với tỉ lệ đạt thị<br />
0,8 tăng lên 37%. Như vậy có thể thấy rằng lực tốt nhất. Bệnh nhân trẻ tuổi thị lực phục hồi<br />
việc đo sinh trắc học để tính độ kính nội nhãn tốt hơn so với bệnh nhân lớn tuổi. Như giải<br />
là khá chính xác; mặt khác dân số nghiên cứu thích ở trên là do ở bệnh nhân lớn tuổi thường<br />
có nhiều trường hợp bị bệnh lý bán phần sau có nhân cứng hơn,dễ gây biến chứng trong và<br />
đi kèm làm hạn chế kết quả thị lực sau phẫu sau phẫu thuật hơn, ngoài ra người lớn tuổi<br />
thuật. Khi liên hệ với phân bố tuổi và độ cứng thường kèm theo tổn thương bán phần sau nên<br />
nhân của dân số nghiên cứu, thì rất có thể có thị lực sau phẫu thuật thường không cao.<br />
nhiều bệnh nhân có vấn đề ở đáy mắt mà<br />
Kết quả khúc xạ đạt được sau phẫu thuật<br />
trước phẫu thuật khó có thể phát hiện ra<br />
được. Tuy nhiên 100% bệnh nhân đều đạt thị<br />
và khúc xạ tồn dư<br />
lực sau phẫu thuật ít nhất 0,3, đáp ứng được Tất cả 107 mắt được phẫu thuật đều được<br />
tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới(12). tính công suất của kính nội nhãn, đều được<br />
đo trên cùng một máy Javal kế hiệu<br />
Có khoảng 75% trường hợp thị lực có chỉnh<br />
Keratometer SO – 21 và máy siêu âm A/B<br />
kính tăng lên ở thời điểm ba tháng, và mức độ<br />
hiệu US-4000. Công suất kính nội nhãn trung<br />
tăng được hai hàng chữ. Còn lại khoảng 25% thị<br />
bình tính được là 20,2 diop.<br />
lực chỉnh kính không tăng là nằm trong số các<br />
trường hợp rách bao có khâu vết mổ, do đó ít Có khoảng 90% trường hợp có độ chênh<br />
nhiều cũng gây ra loạn thị làm ảnh hưởng đến lệch về chỉ số khúc xạ trước phẫu thuật và sau<br />
thị lực. phẫu thuật, độ khúc xạ tồn dư vào khoảng ±<br />
0,25 diop. Điều này chứng tỏ việc xác định chỉ<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đánh<br />
số công suất kính nội nhãn cho bệnh nhân trước<br />
giá được mức độ loạn thị sau phẫu thuật, lý do<br />
phẫu thuật cũng tương đối chính xác.<br />
chúng tôi thiếu phương tiện để khảo sát độ loạn<br />
thị cũng như trục loạn thị sau khi phẫu thuật. Khúc xạ tồn dư đó chính là tật không chính<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 165<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
thị, là một lỗi khúc xạ không mong đợi, lỗi khúc 4. Fishkind WJ (2000), “Phacoemulsification technology:<br />
Improved Power and fludics”, Throfare, NJ: Slack, p87.<br />
xạ hình cầu lớn hơn sự mong muốn mà bệnh 5. Fishkind WJ, (Ed.) (2002), “Complications in<br />
nhân và thầy thuốc chấp nhận được. Tần suất phacoemulsification avoidance, recognition, and<br />
management. Thieme, Italy, p 11 – 12.<br />
tương đối phổ biến. Nguyên nhân thường gặp<br />
6. Friedman NJ, Kohnen T, Koch DD (2002), “Phaco chop:<br />
nhất là do lỗi đo sinh trắc học. Making the transition”, Dev Phthalmol, 34: p74 – 78.<br />
7. Gimbel HV (2004), “Principles of Phacoemulsification”,<br />
KẾT LUẬN Cataract Surgery: Technique, complications, management,<br />
Philadelphia, Elserier Science.<br />
Tính hiệu quả của phẫu thuật 8. Gimbel HV: Divide and conquer nucleofractis<br />
Từ kết quả thị lực trên cho thấy tất cả các phacoemulsification. J Cataract Refract Surg 20: 566 – 570, 1994.<br />
9. Hey worth P, Thompson GM, Tabandeh H, McGuigan S<br />
bệnh nhân sau phẫu thuật đều đạt thị lực có (1993), “The relationship between clinical classification of<br />
chỉnh kính từ 0,3 trở lên, không có trường cataract and lens hardness”, Eye 7: p726 – 730.<br />
10. Jaffe NS, Jaffe FG (1997), “Cataract surgery and its<br />
hợp nào có thị lực sau khi phẫu thuật dưới<br />
complications”. Sixth edition, St Louis, Mosby Inc. p 7 – 9.<br />
0,3. Điều này phù hợp với tiêu chuẩn của tổ 11. Kelman CD (1967), “Phacoemulsification and aspiration: A<br />
chức y tế thế giới là giải phóng được mù lòa new technique of cataract removal”, Am J Ophthalmol, 64(1),<br />
p23 – 35.<br />
sau phẫu thuật(12).<br />
12. Murthy GVS, et al., Current status of cataract blindness and Vision<br />
Tính an toàn của phẫu thuật 2020: The right to sight initiative in India. Indian Journal of<br />
Ophthalmology, 2008. 56: p, 489-494.<br />
Tỉ lệ biến chứng cuối cùng của phẫu thuật 13. Nagahara KB (2002), “Phaco Chop”, Complications in<br />
chỉ còn 3,7%. Theo y văn cho phép là 3% - Phacoemulsification: Avoidance, Recognition, and<br />
Management, Thieme, p 8 – 11.<br />
4%.Từ tỉ lệ biến chứng này, chúng tôi tiến hành 14. Packer M (2005), “The physics of phaco: a review”. J Cataract<br />
nghiên cứu cũng đạt được mức độ an toàn cho Refract Surg, 31: p424 – 431.<br />
15. Phan Dẫn và cộng sự (2004), “Nhãn khoa giản yếu”, Tập 1,<br />
phép(8,10).<br />
NXB Y học, Hà Nội,tr 265-366.<br />
Do tính hiệu quả và tính an toàn cao nên 16. Steinert RF (2004), “Cataract Surgery: Technique,<br />
complication, management, Chapter 9: Phaco Chop”,<br />
phẫu thuật này rất có giá trị áp dụng và nhân<br />
Philadelphia, Elserier Science.<br />
rộng tại tỉnh Sóc Trăng. 17. Trần Văn Kết (2004), “Đánh giá phẫu thuật nhũ tương hóa<br />
điều trị đục thủy tinh thể tuổi già tai bệnh viện Mắt –RHM<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO Cần Thơ”, Y học thực hành, (817) No –2012: tr11 –15.<br />
1. Amar A, at al (2012), “Phacoemulsification”, Jaypee Medical<br />
publisher, Chapter 8,9,11.<br />
2. Bron AJ, Vrencen GF, Koretz J, Maraini G, Harding JJ (2002),<br />
Ngày nhận bài báo: 03/03/2016<br />
“The ageing lens”, Ophthalmologica, 214(1), p86 – 104. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/03/2016<br />
3. Chang D (2011), “Learning phaco chop: Pearls and pitfals”,<br />
Oft@lmoskop.net.<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/04/2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
166 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PRIMARY ANTIBIOTIC RESISTANCE OF CHILDREN WITH HELICOBACTER PYLORI INFECTIOUS PEPTIC<br />
ULCER 77<br />
Le Thi Minh Hong, Nguyen Tuan Khiem, Van Thi Thuy Linh, Nguyen Thi Thanh, Nguyen Thi Thu Thuy, Nguyen Thi<br />
Hong Loan, Vo Thi Van, Vo Hoang Khoa, Tang Chi Thuong, Tran Thi Mong Hiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh *<br />
Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 77 - 82 77<br />
MATERNAL KNOWLEDGE , ATTITUDE AND PRACTICE TOWARDS ON ACUTE DIARRHEA IN UNDER FIVE<br />
YEARS CHILDREN AT HOME AT CHILDREN’S HOSPITAL 2. 83<br />
Kieu Mai My Dung, Nguyen Tuan Khiem, Tang Kim Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 -<br />
2016: 83 - 88 83<br />
NEONATAL NECROTIZING ENTEROCOLITIS BASED UPON THE MODIFIED BELL STAGING CRITERIA IN<br />
CHILDREN HOSPITAL 2 89<br />
Nguyen Thuy Hanh Ngan, Tran Thi Hoai Thu, Le Nguyen Nhat Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 -<br />
No 2 - 2016: 89 - 95 89<br />
CHARACTERISTICS OF PERSISTENT DIARRHEA IN YOUNG CHILDREN AT CHILDREN’S HOSPITAL NO.2<br />
96<br />
Vu Thi Thu Ha, Nguyen Tuan Khiem, Tang Chi Thuong, Tran Thi Mong Hiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of<br />
Vol. 20 - No 2 - 2016: 96 - 102 96<br />
CHARACTERISTICS OF FOCAL SEGMENTAL GLOMERULOSCLEROSIS IN CHILDREN 103<br />
Truong Hoang Anh Thien, Huynh Thoai Loan, Hoang Thi Diem Thuy, Tang Chi Thuong, Tran Thi Mong Hiep * Y Hoc<br />
TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 103 - 110 103<br />
APPLICATION OF ARRAY-CGH (COMPARATIVE GENOMIC HYBRIDIZATION) IN ROUTINE CLINICAL<br />
DIAGNOSIS OF GENETIC DISORDERS: MICRODELETION OR MICRODUPLICATION SYNDROME IN<br />
PATIENTS WITH NEURODEVELOPMENTAL DELAY AND/OR MULTIPLE CONGENITAL ABNORMALITIES 111<br />
Huynh Minh Tuan, Tran Cong Toai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 111 - 123 111<br />
SURGICAL ANATOMY OF THE MAIN TRUNK OF THE FACIAL NERVE ON VIETNAMESE. 124<br />
Le Quang Tuyen, Pham Dang Dieu, Phan Tran Thanh Thao, Tran Dang Khoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of<br />
Vol. 20 - No 2 - 2016: 124 - 133 124<br />
EVALUATION THE RELIABILITY OF WATZKE-ALLEN TEST IN MACULAR HOLE DIAGNOSIS 134<br />
Vo Ngoc Bich Minh, Le Minh Thong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 134 - 141 134<br />
RESULTS OF SILICONE NASOLACRIMAL DUCT INTUBATION IN CHILDREN WITH CONGENITAL<br />
NASOLACRIMAL DUCT OBSTRUCTION 142<br />
Nguyen Thi Ngoc Anh, Nguyen Chi Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 142 - 150 142<br />
RESEARCH OF TECHNIQUE OF LIMBAL CONJUNCTIVAL AUTOGRAFT BY AUTOLOGOUS BLOOD IN<br />
PRIMARY PTERYGIUM SURGERY. 151<br />
Trinh Quang Tri, Le Do Thuy Lan,Pham Huy Vu Tung, Pham Huu Minh Dung, Hoang Thi Hanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh<br />
* Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 151 - 158 151<br />
TREATMENT OF CATARACT IN ELDERLY PATIENTS BY USING PHACOEMULSIFICATION SURGERY AT<br />
SOC TRANG GENERAL HOSPITAL 159<br />
Nghiem Vanh, Tran Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 159 - 166 159<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 167<br />