Giải pháp hạn chế . . .<br />
<br />
Kinh tế<br />
<br />
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY<br />
CẦM CỐ HÀNG HÓA TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
Vũ Văn Thực*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Rủi ro trong cho vay cầm cố hàng hóa là một trong những chủ đề nóng được đề cập rất<br />
nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong năm vừa qua. Rủi ro xảy ra không những gây<br />
thiệt hại đến tài sản và con người của các ngân hàng thương mại (NHTM) mà còn làm cho uy tín<br />
của các NHTM suy giảm. Mục tiêu của bài viết này là đánh giá khái quát về thực trạng rủi ro trong<br />
cho vay cầm cố hàng hóa tại các NHTM trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp<br />
nhằm giảm thiểu rủi ro cho các NHTM thời gian tới.<br />
Từ khóa: cầm cố hàng hóa, hạn chế rủi ro<br />
<br />
SOLUTION TO MINIMIZE RISKS FROM GOODS PLEDGE AT<br />
COMMERCIAL BANKS<br />
ABSTRACT <br />
Risks from goods pledge have made the headlines in the media during the past year. The<br />
risks not only cause damage to the commercial banks property and human resources but also<br />
undermine their good reputation. The article is intended to give an overview of the actual risks<br />
arising from goods mortgage at the commercial banks recently and suggest solutions to minimize<br />
the risks incurred by the banks for the time to come<br />
Keywords: Goods pledge, risk ministration<br />
<br />
1. Đặt vấn đề: thế chấp tài sản là một<br />
biện pháp bảo đảm tiền vay được các ngân<br />
hàng thương mại áp dụng từ khá lâu nhằm hạn<br />
chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của<br />
các NHTM. Ở nhiều quốc gia trên thế giới,<br />
cầm cố hàng hóa để đảm bảo nợ vay được<br />
các NHTM sử dụng một mặt đáp ứng nhu cầu<br />
<br />
vay vốn của khách hàng phục vụ cho nhu cầu<br />
sản xuất kinh doanh, mặt khác để đảm bảo<br />
khả năng thu hồi vốn cho các NHTM. Tại<br />
Việt Nam, thế chấp hàng hóa đã và đang được<br />
nhiều NHTM áp dụng, bên cạnh những mặt<br />
tích cực của nó thì cầm cố hàng hóa đã và<br />
đang nảy sinh ra nhiều vấn đề dẫn đến rủi ro<br />
<br />
* TS. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.<br />
Điện thoại: 0918350036. Email: thucq6nhno@yahoo.com<br />
<br />
3<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
cho các NHTM, hậu quả là ngân hàng thiệt<br />
hại về vốn vay, uy tín bị suy giảm và đôi khi<br />
còn có cả thiệt hại về con người đối với các<br />
NHTM. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả<br />
trình bày khái quát về thực trạng rủi ro trong<br />
cho vay cầm cố hàng hóa, phân tích nguyên<br />
nhân dẫn đến rủi ro, trên cơ sở đó đề xuất<br />
một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho các<br />
NHTM khi nhận tài sản thế chấp là hàng hóa<br />
để đảm bảo nợ vay tại các NHTM.<br />
2. Cơ sở lý luận về đảm bảo tiền vay<br />
Tín dụng ngân hàng là hoạt động chứa<br />
đựng nhiều rủi ro và đảm bảo tiền vay được sử<br />
dụng như là một trong những cách thức nhằm<br />
gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi<br />
ro tín dụng cho các NHTM. Đảm bảo tiền vay<br />
trong hoạt động ngân hàng là việc bên vay<br />
vốn thế chấp hoặc cầm cố tài sản thuộc sở hữu<br />
của mình cho ngân hàng để đảm bảo khả năng<br />
hoàn trả vốn vay. Để đảm bảo tiền vay thực sự<br />
có hiệu quả, đòi hỏi:<br />
- Giá trị tài sản sử dụng làm đảm bảo phải<br />
lớn hơn nghĩa vụ cần được đảm bảo.<br />
- Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải<br />
tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và thị<br />
trường tiêu thụ).<br />
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho<br />
vay có quyền xử lý tài sản dùng đảm bảo tiền<br />
vay. [9]<br />
Theo qui định của pháp luật Việt Nam:<br />
đảm bảo tiền vay là việc các tổ chức tín dụng<br />
áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi<br />
ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi<br />
được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.[2]<br />
Hàng hóa trong bài viết này được hiểu là<br />
động sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng<br />
dùng để cầm cố đảm bảo nghĩa vụ nợ của<br />
khách hàng vay vốn tại các NHTM.<br />
3. Thực trạng rủi ro trong cho vay thế chấp<br />
hàng hóa tại các NHTM trong thời gian qua<br />
<br />
Có khá nhiều rủi ro xảy ra đối với các<br />
NHTM trong cho vay thế chấp hàng hoá trong<br />
thời gian vừa qua. Để có cái nhìn tổng quát<br />
về thực trạng rủi ro trong cho vay thế chấp<br />
hàng hóa tại các NHTM trong thời gian qua,<br />
chúng ta có thể điểm lại một số vụ điển hình<br />
dưới đây:<br />
Tháng 11 năm 2013, tại một kho hàng<br />
thuộc địa bàn xã An Hồng, huyện An Dương,<br />
thành phố Hải Phòng đã phát sinh một sự<br />
kiện là 7 ngân hàng cùng tranh chấp một kho<br />
hàng, doanh nghiệp vay là một doanh nghiệp<br />
chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, tranh<br />
chấp xảy ra khi có ngân hàng đã phát hiện ra<br />
số lượng hàng hoá trong kho bị thiếu hụt và<br />
tài sản trong kho không đảm bảo được dư nợ<br />
vay cho ngân hàng. Được biết trước đó, doanh<br />
nghiệp này luôn để số lượng hàng hoá tồn<br />
kho lớn hơn số dư nợ vay tại ngân hàng (vốn<br />
vay chỉ chiếm từ 60%-70% giá trị tài sản bảo<br />
đảm). Tuy nhiên, khi gặp khó khăn của nền<br />
kinh tế vĩ mô, mặc dù trước đây doanh nghiệp<br />
thường có uy tín cao với các ngân hàng nhưng<br />
cuối cùng cũng lâm vào tình trạng vi phạm<br />
(Trần Minh Hải, 2013). Trước đó, ngân hàng<br />
Sacombank - Chi nhánh Thăng Long (Hà<br />
Nội) cũng đã gặp rất nhiều khó khăn khi xử<br />
lý khoản nợ xấu hơn 4,25 triệu USD (tương<br />
đương 88 tỷ đồng) mà ngân hàng này đã cho<br />
Công ty Cổ phần Thương mại nông sản Đức<br />
Lợi vay từ năm 2011. Được biết, khoản dư<br />
nợ trên Sacombank đã giải ngân cho Công ty<br />
Cổ phần Thương mại nông sản Đức Lợi vay<br />
để nhập khẩu hàng nghìn tấn đậu tương từ<br />
Mỹ, tài sản cầm cố cho khoản vay trên chính<br />
là các lô hàng đậu tương được nhập khẩu từ<br />
Mỹ. Tuy nhiên, với lượng hàng 6.078 tấn đậu<br />
tương đã nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ chuyển<br />
một phần hàng hóa về kho do ngân hàng quản<br />
lý, phần hàng hoá còn lại doanh nghiệp đã<br />
4<br />
<br />
Giải pháp hạn chế . . .<br />
<br />
không chuyển về kho do ngân hàng quản lý<br />
mà bán hết cho các đại lý và các nhà máy chế<br />
biến thức ăn chăn nuôi. Khi phát hiện hàng<br />
hóa không đảm bảo cho khoản nợ vay tại<br />
ngân hàng, ngân hàng này đã buộc phải xử lý<br />
để thu hồi nợ trước hạn. Tuy nhiên, ngoài một<br />
số bất động sản đã được thế chấp, chi nhánh<br />
ngân hàng này chỉ thu giữ được hơn 327 tấn<br />
đậu tương còn sót lại, có giá trị chỉ hơn 7,84<br />
tỷ đồng (Thu Hằng, 2013).<br />
Mới đây, vào khoảng đầu tháng 6 năm<br />
2013, Công ty TNHH Trường Ngân ở Bình<br />
Dương bị 7 ngân hàng bao vây, tìm cách thu<br />
hồi khoảng 3.000 tấn cà phê lưu kho để siết<br />
nợ, vụ việc này đã được dư luận đặc biệt quan<br />
tâm theo dõi và đây là chủ đề được bàn luận<br />
rất nhiều tại các NHTM trong thời gian qua.<br />
Cụ thể, Công ty TNHH Trường Ngân vay nợ<br />
của bảy ngân hàng: Quân đội (MB), Công<br />
thương (VietinBank), Quốc tế (VIB), Kỹ<br />
thương (Techcombank), Nông nghiệp và phát<br />
triển nông thôn (Agribank), Phương Đông<br />
(OCB) và Hàng hải (Maritime bank) với tổng<br />
số nợ lên tới 600 tỉ đồng. Tuy nhiên, số hàng<br />
hóa cầm cố trong kho của Công ty TNHH<br />
Trường Ngân chỉ có khoảng 3.000 tấn cà phê<br />
(trị giá khoảng 100 tỉ đồng). Vụ việc này cho<br />
đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm và<br />
với mong muốn làm sáng tỏ vụ việc, một số<br />
ngân hàng đã đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra<br />
vào cuộc để hỗ trợ điều tra xử lý theo qui định<br />
của pháp luật đối với chủ doanh nghiệp này<br />
(Thiên Cầm, 2013). Trước đó vào năm 2011,<br />
5 ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ,<br />
bao gồm: ABBank, Vietinbank, SeaBank,<br />
Eximbank và Nngân hàng Phát triển Việt Nam<br />
- chi nhánh Cần Thơ - Hậu Giang đã xảy ra<br />
“tranh chấp” kho hàng của Công ty chế biến<br />
thủy sản An Khang (Cần Thơ). Số tiền công<br />
ty này nợ 5 ngân hàng là 305 tỉ đồng, khi công<br />
<br />
ty có dấu hiệu không có khả năng thanh toán<br />
nợ đến hạn, các ngân hàng kiểm tra và phát<br />
hiện hàng hóa tồn kho luân chuyển bao gồm<br />
các sản phẩm cá tra fillet, chả cá sumiri đông<br />
lạnh, tổng cộng hơn 1.000 tấn mà công ty này<br />
dùng thế chấp để đảm bảo nợ vay chỉ còn là<br />
một kho hàng hoàn toàn rỗng. Nguyên nhân là<br />
do giữa lúc các ngân hàng đang tính chuyện<br />
cùng mở kho giải chấp hàng hóa thì trước đó<br />
đại diện của công ty này đã ký thỏa thuận giao<br />
toàn bộ 2 kho hàng đã dùng thế chấp để thanh<br />
toán nợ cho các hộ bán cá tra nguyên liệu mà<br />
công ty còn thiếu nợ, quy ra thành tiền là trên<br />
29,4 tỉ đồng. Các hộ dân theo đó đã tự ý vào<br />
mở cửa kho lấy đi số lượng lớn hàng hóa và<br />
để lại các xác kho không, cuối cùng 5 ngân<br />
hàng cho vay chính là người bị thiệt hại lớn<br />
nhất [7].<br />
Vài tháng trước đây, dư luận ở trong và<br />
ngoài ước đặc biệt xôn xao vụ ông Lâm Ngọc<br />
Khuân, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị<br />
Công ty Cổ phần Thực phẩm Phương Nam<br />
(Sóc Trăng), khi ông này “xuất ngoại”, bỏ lại<br />
một khoản nợ khổng lồ với số tiền hơn 1.500<br />
tỉ đồng. Trong đó có khoảng 700 tỉ đồng liên<br />
quan đến các ngân hàng nhận tài sản thế chấp<br />
là hàng tồn kho nhưng trên thực tế là lượng<br />
hàng trong kho là rất ít, chỉ có vài chục tỉ<br />
đồng và lượng hàng này không chỉ thế chấp<br />
cho một ngân hàng mà còn ở nhiều ngân hàng<br />
khác nữa (Yên Trang, 2013). Vụ việc này xảy<br />
ra không những chỉ gây thiệt hại về tài sản<br />
cho các ngân hàng mà còn có hàng loạt cán<br />
bộ ngân hàng của các ngân hàng khác nhau<br />
bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố với nhiều<br />
tội danh khác nhau.<br />
Trên đây chỉ là một số vụ điển hình trong<br />
cho vay thế chấp tài sản là hàng hóa dẫn đến<br />
rủi ro cho các NHTM mà các phương tiện báo<br />
chí đã đề cập, chắc chắn con số đã được công<br />
5<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
bố trên các phương tiện thông tin đại chúng<br />
chưa phản ánh được hết trên thực tế, con số<br />
thực có thể sẽ lớn hơn và phức tạp hơn rất<br />
nhiều. Hậu quả rủi ro xảy ra là ngân hàng thất<br />
thoát vốn, giảm lợi nhuận, mất cán bộ xảy ra<br />
và hơn nữa hình ảnh của ngân hàng sẽ xấu đi<br />
rất nhiều trong lòng công chúng.<br />
4. Một số nguyên nhân chính dẫn đến<br />
rủi ro trong cho vay thế chấp hàng hóa<br />
Thứ nhất, ngân hàng thương mại thẩm<br />
định không kỹ hoặc không chính xác tình hình<br />
tài chính và phương án kinh doanh của doanh<br />
nghiệp: nguyên nhân này là do cán bộ không<br />
đủ trình độ để thẩm định về tình hình tài chính<br />
và tính khả thi của phương án vay của doanh<br />
nghiệp hoặc cán bộ đủ trình độ nhưng cố tình<br />
thẩm định sai sự thật để cấu kết với khách<br />
hàng nhằm mục đích trục lợi cá nhân; ngoài<br />
ra còn có những nguyên nhân khác như cán<br />
bộ cẩu thả trong quá trình thẩm định, doanh<br />
nghiệp cung cấp thông tin sai sự thật…<br />
Thứ hai, tài sản thế chấp không đủ điều<br />
kiện vay vốn: theo qui định của pháp luật, tài<br />
sản thế chấp phải là tài sản hợp pháp và không<br />
có tranh chấp, song khi cho vay ngân hàng đã<br />
không thẩm định kỹ đến yếu tố này dẫn đến<br />
khi xảy ra tranh chấp, ngân hàng mới biết là<br />
tài sản thế chấp không thuộc quyền sở hữu<br />
của khách hàng vay, do đó ngân hàng không<br />
có quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ<br />
vay theo qui định của pháp luật.<br />
Thứ ba, thiếu kiểm tra giám sát chặt chẽ<br />
hàng hóa trước khi nhập kho; bảo vệ kho<br />
hàng còn khá lỏng lẻo dẫn đến khách hàng<br />
bán tài sản thế chấp mà ngân hàng không<br />
biết: một trong những nguyên nhân thường<br />
xảy ra dẫn đến rủi ro là do ngân hàng không<br />
kiểm soát chặt chẽ số lượng, chủng loại, chất<br />
lượng hàng hóa khi nhập và xuất kho, dẫn đến<br />
khách hàng nhập kho không đủ số lượng hoặc<br />
<br />
hàng hóa nhập kho không đúng qui cách, chất<br />
lượng. Bên cạnh đó, khi xuất kho hàng hóa<br />
ngân hàng không kiểm soát được số lượng<br />
hàng hóa xuất ra và để cho khách hàng xuất<br />
kho số lượng hàng hóa trên thực tế lớn hơn<br />
giấy tờ sổ sách đối chiếu giữa ngân hàng và<br />
khách hàng.<br />
Thứ tư, không công chứng và đăng ký<br />
giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp: do tài sản<br />
thế chấp không được công chứng và đăng ký<br />
giao dịch đảm bảo nên khi có tranh chấp xảy<br />
ra sẽ khó xác định hàng hóa thế chấp phải<br />
phân định như thế nào cho các bên nhận thế<br />
chấp tài sản, mặc dù pháp luật hiện hành qui<br />
định, đăng ký giao dịch đảm bảo làm cơ sở<br />
việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của<br />
người nhận thế chấp tài sản, là cơ sở ưu tiên<br />
thứ tự thanh toán khi người vay không trả<br />
được nợ, qui định như vậy nhưng rất nhiều<br />
ngân hàng đã không thực hiện công chứng và<br />
đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản thế<br />
chấp, dẫn đến khi có tranh chấp xảy ra sẽ khó<br />
xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.<br />
Thứ năm, sử dụng kho chung để giữ hàng<br />
hóa: một trong những nguyên nhân dẫn đến<br />
rủi ro cho ngân hàng là sử dụng kho chung<br />
để chứa hàng hóa, khi khách hàng không trả<br />
được nợ thì các ngân hàng khó phân biệt là<br />
hàng hóa nào thuộc tài sản của mình, hàng<br />
hoá nào là của ngân hàng bạn, đặc biệt là<br />
những hàng hóa có cùng mẫu mã, chất lượng<br />
và chủng loại.<br />
Thứ sáu, chưa chú trọng đến việc mua<br />
bảo hiểm cho hàng hóa đang cầm cố: hàng<br />
hóa cầm cố có thể giảm giá, mất mát, cháy nổ,<br />
hư hỏng…dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tuy<br />
nhiên rất nhiều ngân hàng hiện nay chưa thực<br />
sự chú trọng đến việc mua bảo hiểm đối với<br />
hàng hóa cầm cố.<br />
Thứ bảy: ngân hàng nhận tài sản thế chấp<br />
6<br />
<br />
Giải pháp hạn chế . . .<br />
<br />
kém khả năng thanh khoản hoặc không có khả<br />
năng thanh khoản: như chúng ta đã biết, theo<br />
quy định của pháp luật, ngân hàng và khách<br />
hàng được thỏa thuận xử lý tài sản thế chấp<br />
theo nhiều phương thức khác nhau như: được<br />
xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa<br />
thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định<br />
của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.<br />
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đến thời<br />
điểm xử lý tài sản bảo đảm, khách hàng giao<br />
tài sản hoặc ngân hàng cùng khách hàng bán<br />
đấu giá tài sản nhưng tài sản không thể bán<br />
được do khả năng thanh khoản thấp, trong khi<br />
đó hàng tồn kho vẫn phải trả các chi phí khác<br />
như: lưu kho, bảo vệ, bảo hiểm hàng hóa…<br />
ngoài ra, hàng hóa tồn kho lâu ngày sẽ hết hạn<br />
sử dụng hoặc bị giảm sút chất lượng sẽ dẫn<br />
đến rủi ro cho các NHTM.<br />
Trên đây là một số nguyên nhân chính<br />
dẫn đến rủi ro trong cho vay thế chấp tài sản là<br />
hàng hóa tại các NHTM trong thời gian qua.<br />
5. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi<br />
ro trong cho vay cầm cố hàng hóa tại các<br />
NHTM<br />
Một là, thẩm định kỹ tình hình tài chính<br />
và phương án vay vốn của khách hàng: mục<br />
đích cho vay là thu hồi được nợ vay, không<br />
phải là bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay;<br />
tài sản thế chấp của khách hàng vay chỉ là tài<br />
sản bổ sung khi nguồn thu thứ nhất từ phương<br />
án xin vay là nguồn thu nợ chính không đảm<br />
bảo chắc chắn và khi đó tài sản thế chấp sẽ<br />
là nguồn thu thứ hai cho ngân hàng. Vì vậy,<br />
trước khi cho vay, NHTM nên thẩm định kỹ<br />
tình hình tài chính, uy tín của khách hàng và<br />
tính khả thi của phương án vay, chỉ những<br />
khách hàng có đủ điều kiện theo qui định của<br />
pháp luật và của ngân hàng, có phương án vay<br />
vốn khả thi thì các NHTM mới tiến hành thẩm<br />
định đến tài sản đảm bảo là hàng hóa.<br />
<br />
Hai là, xem xét kỹ về điều kiện tài sản thế<br />
chấp trước khi nhận làm tài sản đảm bảo cho<br />
khoản vay: theo qui định của pháp luật, không<br />
phải tài sản nào cũng được đem thế chấp để<br />
vay vốn ngân hàng mà chỉ những tài sản thỏa<br />
mãn những điều kiện sau thì mới đủ điều kiện<br />
để thế chấp vay vốn ngân hàng: thứ nhất tài<br />
sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của<br />
bên bảo đảm; thứ hai tài sản được phép giao<br />
dịch và không có tranh chấp, tức là tài sản<br />
được pháp luật cho phép mua, bán, tặng cho,<br />
chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp,<br />
bảo lãnh. Bên cạnh đó, tài sản thế chấp phải<br />
là những tài sản có khả năng thanh khoản, tức<br />
là tài sản có thể chuyển nhượng hoặc mua,<br />
bán được dễ dàng; thứ ba bên bảo đảm mua<br />
bảo hiểm đối tài sản đem thế chấp mà pháp<br />
luật qui định phải được bảo hiểm. Như vậy,<br />
để tránh rủi ro khi nhận cầm cố hàng hóa, các<br />
NHTM cần xem xét kỹ đến các yếu tố trên,<br />
nếu hàng hóa không đủ điều kiện nêu trên thì<br />
nên từ chối nhận làm tài sản đảm bảo.<br />
Ba là, thẩm định và kiểm tra kỹ các yếu<br />
tố như quyền sở hữu, chất lượng và giá cả<br />
hàng hóa trước khi nhận thế chấp: để đảm<br />
bảo hàng hóa khi nhập kho đúng chất lượng,<br />
giá cả và là tài sản thuộc sở hữu của khách<br />
hàng, trước hết NHTM khi nhận cầm cố hàng<br />
hóa cần thẩm định kỹ xem tài sản thế chấp có<br />
thuộc quyền sở hữu của khách hàng không,<br />
để làm được điều đó, cán bộ ngân hàng phải<br />
kiểm tra, đối chiếu kỹ xem hợp đồng mua bán<br />
hàng hoá, hóa đơn giá trị gia tăng, tờ khai<br />
xuất nhập khẩu, kiểm định hàng hóa…đối với<br />
hàng hóa khách hàng đề nghị thế chấp, trên cơ<br />
sở đó ngân hàng thấy rõ được hàng hóa khách<br />
hàng dự định cầm cố có thuộc quyền sở hữu<br />
của khách hàng hay không. Sau khi đối chiếu<br />
xong, nếu hàng hóa đúng là sở hữu của khách<br />
hàng thì ngân hàng nên thẩm định thêm xem<br />
7<br />
<br />