intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án hiện nay tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án, tìm hiểu thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án hiện nay

  1. 374 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ ÁN HIỆN NAY TS. Trần Anh Quang Trường Đại học Lao động - Xã hội ThS. Thái Thị Hiền Toà án nhân dân tối cao Email: quangktqt@gmail.com Tóm tắt: Hiện nay Việt Nam đang không ngừng thay đổi, ngày càng hội nhập và phát triển kinh tế với các nước phát triển trên toàn thế giới. Hoạt động thương mại diễn ra ngày một phổ biến, kéo theo đó thì các tranh chấp thương mại phát sinh trong quá trình kinh doanh, mua bán cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt Covid-19 tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay. Khi mâu thuẫn giữa các bên quá lớn, không thỏa thuận được với nhau bằng việc hòa giải, thương lượng thì các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài thương mại hoặc tại Tòa án theo pháp luật tố tụng dân sự. Bài viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án, tìm hiểu thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án. Từ khoá: Covid-19, kinh doanh thương mại, Toà án,, Tranh chấp. RESOLVING THE BUSINESS DISPUTES IN COURT Abstract: Currently, Vietnam is constantly changing, increasingly integrating and developing economically with developed countries around the world. Commercial activities are becoming more and more popular, leading to more and more commercial disputes arising in the process of doing business and buying and selling. In particular, Covid-19 affects all aspects of socioeconomic life, including current business and commercial dispute resolution activities. When the conflict between the parties is too great and cannot be reached by conciliation or negotiation, the parties may choose to settle the dispute at the Commercial Arbitration Center or the Court according to the civil procedure law. the. The article focuses on studying some basic issues of commercial business dispute resolution at the Court, understanding the current situation of commercial
  2. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 375 business dispute resolution at Vietnamese courts, thereby offering solutions to improve the efficiency of resolving business and commercial disputes at the Court. Keywords: Covid-19, commercial business, Court, Dispute. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang không ngừng thay đổi, ngày càng hội nhập và phát triển kinh tế với các nước phát triển trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển của kinh doanh thương mại (KDTM) luôn tiềm ẩn những rủi ro tranh chấp không thể lường trước được. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, trường hợp khi mâu thuẫn giữa các bên quá lớn, không thỏa thuận được với nhau bằng việc hòa giải, thương lượng thì các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài thương mại hoặc tại Tòa án theo pháp luật tố tụng dân sự. Tại Toà án, hiệu quả giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án mang ý nghĩa quan trọng không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp mà còn góp phần không nhỏ tạo môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh. Cũng chính vì lẽ đó, cùng với việc ngày càng gia tăng các tranh chấp KDTM phức tạp, việc tập trung nghiên cứu nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án là cần thiết và phù hợp với thực tiễn xã hội. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ ÁN 2.1. Khái niệm và đặc điểm tranh chấp kinh doanh thương mại Tại Việt Nam các thuật ngữ như tranh chấp kinh tế, tranh chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp trong kinh doanh đã được sử dụng với các khái niệm khác nhau. Song dù dùng thuật ngữ nào cũng nói lên bản chất của tranh chấp là những mâu thuẫn, bất đồng về chính kiến hay về quyền lợi, lợi ích giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại. Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, tranh chấp được hiểu là “Đấu tranh, giằng co khi có những mâu thuẫn, bất đồng thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên”. Như vậy, có thể quan niệm tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể phát sinh trong hoạt động thực hiện liên tục một, một số hoặc toàn bộ quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Một cách ngắn gọn hơn, có thể định nghĩa tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi giữa các chủ thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại. Theo cách định nghĩa này, tranh chấp KDTM có những đặc điểm pháp lý sau đây: (i): Chủ thể trong quan hệ tranh chấp KDTM là những chủ thể tham gia vào hoạt động KDTM nhằm tìm kiếm lợi nhuận; (ii): Nội dung của tranh chấp KDTM xảy ra xung quanh các quyền và nghĩa vụ của quan hệ KDTM mà các bên tham gia được pháp luật điều chỉnh; (iii): Phát sinh khi một bên chủ thể trong quan hệ KDTM mà các bên tham gia khẳng định trái quyền của mình nhưng bị bên khác chống lại. 2.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án Các nguyên tắc cơ bản của thủ tục giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại nói riêng và vụ án dân sự nói chung là tu tưởng chì đạo hoạt động giải quyết vụ án dân sự nói chung và được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật. BLTTDS năm 2015 đã dành cả Chương
  3. 376 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 2 để quy định những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng dân sự. Chương này bao gồm 23 Điều (từ Điều 3 đến Điều 25) trong đó nêu lên những nguyên tắc chung của hoạt động Tố tụng dân sự tại Tòa án như: nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử; nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử; nguyên tắc xét xử tập thể; nguyên tắc xét xử công khai v.v... Ngoài ra còn có những nguyên tắc riêng, đặc thù của tố tụng dân sự nói chung như: nguyên tắc tự định đoạt; nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc hòa giải. Là một quy trình giải quyết tranh chấp đặc biệt do tòa án - cơ quan tư pháp của nhà nước đứng ra tiến hành, giải quyết tranh chấp KDTM bằng con đường tòa án phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết các tranh chấp KDTM được quy định trong BLTTDS 2015 gồm: - Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự (Điều 5 BLTTDS 2015): - Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật (Điều 8 BLTTDS 2015) - Nguyên tắc tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ. - Nguyên tắc hòa giải trong giải quyết tranh chấp KDTM (Điều 10 BLTTDS 2015) - Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời đảm bảo khắc phục kịp thời các thiệt hại cho bên bị vi phạm. Ngoài ra việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc chung như: - Nguyên tắc pháp chế; - Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự - Nguyên tắc khi xét xử sơ thẩm có Hội thẩm nhân dân tham gia,Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; - Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng; - Nguyên tắc bảo đảm quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự; - Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. 2.3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án Căn cứ Điều 317 Luật thương mại 2005, một trong các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại là giải quyết tại Tòa án. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Tòa án do pháp luật quy định. Tóa án là cơ quan nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện việc xét xử theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua Tòa án bao gồm các bước sau: Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện Người khởi kiện nộp Đơn khởi kiện (theo mẫu quy định tại Nghị quyết số 01/2017/NQ- HĐTP) tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Thông thường, các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại sẽ được Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn có trụ sở.
  4. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 377 Các trường hợp đặc biệt khác như tranh chấp về bất động sản, hay không biết trụ sở của bị đơn,... thì Tòa án có thẩm quyền được xác định theo các Điều 39, Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Đơn khởi kiện được nộp phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Người khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Bước 2: Nhận và xử lý đơn khởi kiện Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Bước 3: Đóng tiền tạm ứng án phí Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Bước 4: Thụ lý vụ án  Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ , Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án. Bước 5: Hòa giải Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (thường kéo dài từ 02 đến 04 tháng), Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết tranh chấp Tòa án lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
  5. 378 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử, mở phiên tòa (sơ thẩm) Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Tòa án sau đó ra Bản án giải quyết tranh chấp giữa các bên. Bên nào không đồng ý có thể thực hiện thủ tục kháng cáo. Bước 7 (nếu có): Xét xử phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm Căn cứ, thời hạn mở các phiên tòa phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm được quy định chi tiết tại Bộ luật dân sự 2015. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ ÁN HIỆN NAY Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong cơ cấu tổ chức của Toà án, Tòa Kinh tế là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp về KDTM. Những tranh chấp về KDTM được xác định thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đã được làm rõ phù hợp với Luật Thương mại và Luật Doanh nghiệp....là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Cụ thể: Sơ thẩm đối với những tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh; Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc, bản án KDTM chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật TTDS. Ngoài ra, Toà án có thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ đối với những tranh chấp KDTM nếu nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở; nơi có bất động sản nếu tài sản tranh chấp là bất động sản thuộc phạm vi hành chính hoặc do hai bên đương sự thỏa thuận lựa chọn Toà án là nơi giải quyết tranh chấp. Năm 2022, số lượng các loại vụ việc mà các Tòa án phải thụ lý, giải quyết gia tăng (tăng gần 6% so với năm trước) với tính chất, mức độ ngày càng đa dạng, phức tạp. Tình hình an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới và trong nước bên cạnh những thuận lợi, cũng phát sinh nhiều khó khăn mới. Đặc biệt trong những tháng đầu năm, dịch Covid-19 lây lan nhanh, với số ca lây nhiễm trong cộng đồng rất cao ở một số địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải quyết các loại vụ việc thuộc thẩm quyền. Bên cạnh nhiệm vụ phải làm tốt công tác giải quyết, xét xử các loại vụ việc, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và các chỉ tiêu, yêu cầu theo Nghị quyết của Quốc hội; các Tòa án còn phải tiếp tục tập trung thực hiện tốt Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; tổ chức thi hành Nghị quyết của Quốc hội về phiên tòa xét xử trực tuyến...Để chủ động triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2022, ngay từ đầu năm, Ban cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kịp thời ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo các Tòa án nhân dân. Trên cơ sở đó, các Tòa án đã khẩn trương xây dựng, đề ra chương trình, kế hoạch công tác với các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện quyết liệt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, yêu cầu của Nghị quyết của Quốc hội và của Tòa án nhân dân đề ra. Các Tòa án đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trọng tâm công tác được giao và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
  6. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 379 Bảng. Tình hình xét xử các vụ án về tranh chấp KDTM tại Toà án năm 2022 Đơn vị: vụ / % Nội dung Số vụ án Tỷ lệ Số vụ án đã giải Tỷ lệ Tỷ lệ giải thụ lý (%) quyết (%) quyết (%) Sơ thẩm 15.130 90,8 10.483 89,02 69,28 Phúc thẩm 1.383 8,3 1.172 9,95 84,74 Giám đốc thẩm, tái 148 0,9 120 1,03 81,08 thẩm Tổng 16.661 100 11.775 100 70,67 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2022 của Toà án nhân dân tối cao) Từ những thống kê số liệu kể trên, có thể thấy trong năm 2022, tình hình giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án ngày một gia tăng và có tính chất phức tạp. Các Tòa án đã thụ lý 16.661 vụ việc kinh doanh thương mại, đã giải quyết, xét xử được 11.775 vụ việc, đạt tỷ lệ 70,67%; trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 15.130 vụ việc (chiếm 90,8%), đã giải quyết, xét xử 10.483 vụ việc (chiếm 89,02%); thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 1.383 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 1.172 vụ việc; thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 148 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 120 vụ việc. Mặc dù số vụ án thụ lý tăng nhưng tỷ lệ giải quyết cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm tại Toà án vẫn đạt tỷ lệ cao. Cụ thể tỷ lệ giải quyết án sơ thẩm là 69,28% và tỷ lệ giải quyết án phúc thẩm là 84,74%. Tỷ lệ giải quyết án cao là minh chứng rõ nhất cho hiệu quả giải quyết án của Toà án. Như vậy Toà án trong quá trình giải quyết tranh chấp KDTM đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đối với hoạt động xét xử sơ thẩm, Tòa án đã giải quyết nhiều vụ việc, giảm áp lực cho các Tòa án cấp trên. TAND cấp huyện luôn trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất, từ đó nâng cao chất lượng xét xử. Đối với hoạt động xét xử phúc thẩm, đã giải quyết nhiều vụ án khó, khắc phục những thiếu sót hoặc vi phạm mà tòa án cấp sơ thẩm còn mắc phải, là cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ cho tòa sơ thẩm, đảm bảo rằng hạn chế tối đa sai sót trong giải quyết vụ án. Giải quyết các án tồn đọng, các vụ án có dấu hiệu oan sai và có tính chất phức tạp, nghiêm trọng. Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án có những thuận lợi, như: Quyết định của tòa được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước, có cơ quan thi hành án chuyên trách và có đầy đủ phương tiện để thi hành; Giải quyết tại tòa án có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế đảm bảo bản án, quyết định đó được chính xác, công bằng, khách quan, đúng pháp luật. Bên cạnh những thuận lợi trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh tại toà án vẫn còn tồn tại một số khó khăn, bất cập, cụ thể là: - Thứ nhất, trong những năm qua, các chính sách, văn bản pháp luật về KDTM, doanh nghiệp, đầu tư có nhiều thay đổi, các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo nhau chưa được cơ quan có thẩm quyền kịp thời định hướng gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong nhận thức và áp dụng pháp luật. - Thứ hai, số lượng án không giải quyết được: tạm đình chỉ, chuyển hồ sơ, đình chỉ ở cấp sơ thẩm còn cao. Đối với những vụ án được giải quyết tại cấp phúc thẩm, tỷ lệ sửa và hủy bản án còn cao. Mặc dù luôn đề cao vai trò của hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp KDTM, nhưng số vụ án công nhận thỏa thuận vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số vụ án đã xét xử.
  7. 380 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 - Thứ ba, thời hạn giải quyết vụ án kéo dài. Giải quyết tranh chấp là một quá trình gồm nhiều giai đoạn và chủ thể tham gia. Do đó, một biến số như COVID-19 sẽ có thể tác động mang tính hệ thống đến quy trình giải quyết tranh chấp này, dẫn đến hệ lụy là thời gian giải quyết tranh chấp bị kéo dài.Thậm chí nhiều trường hợp đã được gia hạn nhiều lần nhưng cũng vẫn không giải quyết triệt để được vụ án, kéo dài nhiều năm liền. Thủ tục tố tụng tòa án thường kéo dài, phức tạp và khó dự đoán kết quả giải quyết. Quy trình, thủ tục tố tụng kéo dài, mất thời gian của các bên tranh chấp, chưa kể đến việc trên thực tế, phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo, điều này khiến cho quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt phải kể đến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, để xác định chính xác thời hạn, thời hiệu trong thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp, khởi kiện, các bên cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: sự kiện bất khả kháng do một bên phải thực hiện quyết định cách ly của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ: Do một bên phải thực hiện quyết định cách ly tập trung của UBND xã nên không thể thực hiện nghĩa vụ theo đúng thời hạn hợp đồng. Khi đó, thời gian cách ly trong quyết định cách ly tập trung đó sẽ không tính vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, những trở ngại khách quan do giãn cách xã hội, khiến cho một bên không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình, ví dụ: Một bên không thể nộp đơn kiện vì Tòa án tạm ngừng hoạt động do giãn cách thì thời hiệu khởi kiện sẽ được cộng thêm khoảng thời gian thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội. - Thứ tư, trình độ của một số cán bộ Toà án còn hạn chế. Một số công chức Tòa án chưa chấp hành nghiêm kỷ luật công vụ, chưa rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức dẫn đến bị xử lý theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật. Một số thẩm phán của Tòa án cấp huyện trong quá trình xử lý, còn chủ quan trong việc nghiên cứu, thu thập hồ sơ, đánh giá chứng cứ chưa hoàn thiện, đầy đủ. Thẩm phán cũng có nhiều áp lực, nặng tâm lý lo ngại án bị sửa, bị hủy nên còn rụt rè, không chủ động, thụ động, còn bị ảnh hưởng bởi nhiều cơ quan, tổ chức khác nên gây kéo dài thời gian, gây bức xúc cho các đương sự. Năng lực, trình độ của cán bộ tiến hành tố tụng còn hạn chế. Cán bộ ngành tòa án chưa nêu cao tinh thần học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chưa kịp thời cập nhật những quy định mới, thay đổi của quy định pháp luật. Mặt khácTòa án được bố trí 2 cấp xét xử, tuy là ngành dọc nhưng vẫn chịu sự báo cáo, giám sát của ủy ban. Trong nhiều vụ án, vì quan hệ nên ý chí của Thẩm phán giải quyết vẫn bị chi phối, ảnh hưởng bởi các cơ quan hành chính. Do đó, kết quả giải quyết tranh chấp không thể hiện sự khách quan, công bằng. Hơn nữa khối lượng án thụ lý vào nhiều mà Thẩm phán cũng phải giải quyết nhiều loại án khác nhau, đội ngũ cán bộ biên chế ít lại còn thiếu kinh nghiệm dẫn đến hiệu quả giải quyết án chưa cao. Nhất là cán bộ Tóa án nhân dân cấp huyện, thường khi ra trường tốt nghiệp cử nhân là đã thi rồi vào làm việc tại Tòa án, do đó không thể tránh khỏi sự sai sót, áp dụng pháp luật là không chính xác. - Thứ năm, việc hòa giải được thực hiện mang tính hình thức, thủ tục; các bên đương sự không hợp tác; trình độ, kỹ năng hòa giải của Thẩm phán còn kém.... Đây là vấn đề tồn tại và xảy ra trong quá trình xét xử hai cấp của Toà án , gây tốn kém, lãng phí về mặt thời gian cũng như tiền bạc của nhà nước. Một số đơn vị còn khó khăn trong việc triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án như: bố trí, sắp xếp phòng hòa giải, đối thoại riêng, phòng làm việc của Hòa giải viên; số lượng các vụ việc đương sự đồng ý hòa giải, đối thoại tại Tòa án chiếm tỷ lệ thấp so với số lượng đơn khởi kiện, đơn yêu cầu mà Tòa án nhận được; số lượng vụ việc đã được hòa giải thành, đối thoại thành chiếm tỷ lệ chưa cao.
  8. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 381 Ngoài ra các bên tranh chấp phải chấp nhận thủ tục tố tụng chung được quy định trong pháp luật quốc gia, không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác nên thiếu đi tính linh hoạt. Trong thủ tục xét xử ở tòa án, các bên không có cơ hội để lựa chọn cho mình một người xét xử mà do tòa án chỉ định. Nguyên tắc xét xử tại tòa án là công khai, dẫn đến việc không đảm bảo giữ kín những thông tin, bí mật kinh doanh của các bên tham gia kinh doanh thương mại. Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập - Covid-19 tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay. Covid-19 làm bùng nổ các tranh chấp hợp tác kinh doanh. Các lĩnh vực chịu tác động nhiều là: du lịch lữ hành, những dịch vụ không phải là thiết yếu, các liên doanh trong công trình xây dựng, chuỗi phân phối hàng hoá không thiết yếu...Do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm, nhiều cán bộ, công chức Tòa án bị nhiễm Covid-19 phải thực hiện cách ly, điều trị nên đã ảnh hưởng nhất định tới việc sắp xếp, phân công công việc cũng như tiến độ giải quyết công việc. - Số lượng các loại vụ việc và đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà các Tòa án phải thụ lý, giải quyết tăng so với năm trước với tính chất ngày càng phức tạp, chứng cứ không rõ ràng mất nhiều thời gian xác minh, trong khi số lượng Thẩm phán, công chức chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ dẫn đến áp lực rất lớn với Tòa án; chế độ chính sách, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các Tòa án còn nhiều khó khăn. - Tỷ lệ án hành chính hủy, sửa còn cao có nguyên nhân chính là do các tranh chấp phát sinh chủ yếu liên quan đến đất đai rất phức tạp; việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật trong một số vụ án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; vẫn còn tình trạng Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) không chấp hành nghiêm quy định của Luật Tố tụng hành chính, một số vụ án Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cung cấp tài liệu, chứng cứ không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn theo yêu cầu của Tòa án, có vụ việc không cung cấp chứng cứ dẫn đến thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài; một số vụ án, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (hoặc người đại diện) có đơn xin giải quyết, xét xử vắng mặt; thậm chí có trường hợp vắng mặt tại các phiên đối thoại hoặc các phiên tòa nhưng không có đơn xin phép vắng mặt... dẫn đến Tòa án phải hoãn phiên tòa, gây khó khăn cho Tòa án trong công tác xét xử và gây bức xúc cho người khởi kiện. - Một số cơ quan, tổ chức chưa thực sự quan tâm đến công tác phối hợp với Toà án, chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, tham gia định giá tài sản... Nhiều trường hợp đương sự cung cấp chứng cứ không đầy đủ hoặc cố tình không cung cấp chứng cứ hoặc trốn tránh, không hợp tác, không đến Tòa án theo giấy triệu tập, chống đối khi tiến hành thẩm định tại chỗ... gây khó khăn cho Tòa án. - Một số Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong thực thi công vụ còn chưa thận trọng nghiên cứu, thu thập, đánh giá chứng cứ; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm công tác; phương pháp làm việc chưa khoa học, hiệu quả. 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ ÁN Để đảm bảo việc giải quyết các tranh chấp KDTM đúng quy định của pháp luật cao hơn nữa, một số giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp KDTM như sau:
  9. 382 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Một là, Nâng cao chất lượng công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử; tăng cường trao đổi nghiệp vụ, tập trung giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực chuyên môn, nhất là tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu theo từng lĩnh vực như: dân sự, phá sản, sở hữu trí tuệ... Hai là, Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đột phá nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc và các mặt công tác khác. Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành theo hướng phân công, phân nhiệm hợp lý; đảm bảo rành mạch giữa quản lý, điều hành hoạt động nội bộ của các Tòa án với hoạt động tố tụng. Khơi dậy và phát huy tính năng động, sáng tạo và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao. Cần chú trọng trong giai đoạn thụ lý hồ sơ, giai đoạn chuẩn bị xét xử,Tòa án các cấp cần đánh giá đúng nội dung vụ án, xem xét đầy đủ người tham gia tố tụng tránh ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người có liên quan. Việc thu thập, đánh giá chứng cứ cần được chủ động, chú trọng quy định pháp luật chi tiết hơn đối với một số trường hợp bắt buộc khi gửi thông báo thụ lý đến, yêu cầu bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Ba là, Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án trong sạch, vững mạnh. Kiện toàn đội ngũ công chức của các Tòa án, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp ở Tòa án nhân dân cấp huyện. Động viên cán bộ, công chức tích cực tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vị trí công tác. Trước hết đề nghị Tòa án cấp trên quan tâm bố trí nhân sự phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của công tác giải quyết án tranh chấp KDTM. Cần xem xét, bố trí lại cán bộ, điều chuyển công tác cán bộ ở những nơi thừa cán bộ, ít án đến những nơi thiếu cán bộ, số lượng án giải quyết nhiều. Ngoài ra, có biện pháp, chủ trương khuyến khích, đôn đốc để đội ngũ Thẩm phán, Thư ký, cán bộ Tòa án chủ động hơn, không ngừng học tập nâng cao hơn nữa về trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng phán đoán, vận dụng pháp luật kết hợp với kiểm tra, đôn đốc. Đối với những vụ án tranh chấp KDTM khó, phức tạp, nhiều thành phần tham gia, nhiều quan hệ pháp luật hoặc pháp luật quy định không rõ ràng, chưa có hướng dẫn, pháp luật không quy định thì cần có biện pháp linh hoạt để đảm bảo hiệu quả xét xử vụ án. Đối với Thẩm phán luôn đề cao vai trò của các giai đoạn hòa giải, đánh giá chứng cứ. Tăng cường hướng dẫn, nâng cao khả năng viết án, đảm bảo phản ánh đúng tình tiết khách quan, chính xác của vụ án. Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức tập huấn, rút kinh nghiệm, trao đổi nghiệp vụ giữa Tòa án các cấp. Bốn là, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Toà án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra quá trình thi hành án, chuyển giao bản án để nhằm phát hiện ra các thiết sót trong công tác áp dụng pháp luật và chấn chỉnh kịp thời các sai sót ấy. Kịp thời khen thưởng, vinh danh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác; đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Năm là, Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo trụ sở của các Tòa án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp nhằm củng cố và hiện đại hóa cơ sở vật chất của Tòa án các cấp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Tòa án. Bên cạnh các giải pháp về thay đổi, bổ sung pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ Tòa án... thì việc nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án cũng cần chú trọng về điều kiện vật chất, môi trường làm việc. Những cơ sở vật chất: trụ sở làm việc, tài liệu, văn
  10. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 383 bản, phương tiện tra cứu thông tin, thiết bị chuyên dùng, máy tính kết nối internet, kinh phí hoạt động .... có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giải quyết và thời gian thực hiện nhiệm vụ. Sáu là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan Đảng, chính quyền ở trung ương, điạ phương và các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các mặt công tác của Tòa án. Đối với những vụ án phức tạp, phạm vi nhiều quốc gia, thì Toà án cũng có thể tham vấn ý kiến của các chuyên gia để có cái nhìn khách quan, đúng đắn nhất. Bên cạnh đó, cũng là dịp để học hỏi, kinh nghiệm giải quyết của các chuyên gia, quốc gia khác trong lĩnh vực mình đang quan tâm, giải quyết. Bảy là, nâng cao chất lượng hòa giải tại Tòa án. Hòa giải luôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp KDTM. Ngoài việc tiết kiệm cả về chi phí và thời gian còn đảm bảo bí mật kinh doanh của các doanh nghiệp, không làm ảnh hưởng đến quan hệ đối tác và đảm bảo trên tinh thần đoàn kết, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. 5. KẾT LUẬN COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay. Đứng trước thực tiễn trong việc giải quyết tranh chấp KDTM trong Tòa án suốt thời gian qua, có thể thấy được phần nào những khó khăn, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như các vướng mắc, bất cập về các quy định pháp luật trong tố tụng dân sự nói chung và KDTM nói riêng. Thực tế, tỷ lệ giải quyết và xét xử các vụ án tranh chấp KDTM cũng không cao nhưng tỷ lệ hủy, sửa do lỗi chủ quan đến từ phía Tòa án cũng nhiều. Vì vậy, trên hết, cần có những thay đổi về quy định, chính sách pháp luật, kèm theo đó là việc bổ sung các quy định cũng như áp dụng hình phạt thích hợp với những sai phạm để chấn chỉnh kịp thời. Cần phát huy tư tưởng đón nhận cái mới, sẵn sàng sửa đổi và khắc phục khó khăn cũng như lỗi lầm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2005), Luật Thương mại năm 2005. 2. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại năm 2010. 3. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức TAND năm 2014. 4. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư năm 2014. 5. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015. 6. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 7. TAND tối cao (2022), Báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 của các tòa án 8. Trần Anh Tuấn (2017), Sách Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, NXB Tư pháp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2