intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thuế và kê khai thuế - Nghề: Kế toán doanh nghiệp (Trung cấp) - CĐ Nghề Đà Lạt

Chia sẻ: Ochuong_999 Ochuong_999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:302

120
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Cấu trúc chung của giáo trình Thuế và Kê khai thuế bao gồm 10 bài: Giới thiệu tổng quan về Thuế; Quản lý thuế Bài 3: Hoá đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ; Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và kê khai Thuế GTGT; Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và kê khai Thuế TNDN; Thuế Tài nguyên và kê khai thuế Tài nguyên; Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và kê khai thuế TNCN; Thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam - do phía Việt Nam thực hiện (gọi tắt là Thuế nhà thầu);...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thuế và kê khai thuế - Nghề: Kế toán doanh nghiệp (Trung cấp) - CĐ Nghề Đà Lạt

  1. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THUẾ VÀ KÊ KHAI THUẾ NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:……/QĐ-CĐNĐL ngày…tháng…năm…… của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Đà Lạt, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Vài nét về xuất xứ giáo trình: Giáo trình này được viết theo Kế hoạch số 1241/KH-CĐNĐL ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt về việc triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo Luật Giáo dục nghề nghiệp để làm tài liệu dạy nghề trình độ trung cấp. Quá trình biên soạn: Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu về mô đun Thuế và Kê khai thuế, kết hợp với thực tế nghề nghiệp của nghề Kế toán Doanh nghiệp, giáo trình này được biên soạn có sự tham gia tích cực của các giáo viên có kinh nghiệm, cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia về lĩnh vực Thuế và Kê khai thuế. Mối quan hệ của tài liệu với chương trình, mô đun: Căn cứ vào chương trình đào tạo nghề Kế toán Doanh nghiệp cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Thuế và Kê khai thuế, từ đó người học có thể hỗ trợ cho người học vận dụng vào công tác thực tiễn của doanh nghiệp; Thông qua kiến thức chuyên môn về quản lý thuế và tính chất, quy định các sắc thuế cơ bản, giúp người học hiểu được và biết cách sử dụng dữ liệu kế toán để kê khai thuế tại doanh nghiệp, áp dụng kiến thức để soạn thảo các điều kiện của hợp đồng kinh tế, kết hợp với kiến thức các môn kinh tế để tính toán, đưa ra các quyết định kinh doanh cũng như quản trị doanh nghiệp. Cấu trúc chung của giáo trình Thuế & Kê khai thuế bao gồm 10 bài: Bài 1: Giới thiệu tổng quan về Thuế Bài 2: Quản lý thuế Bài 3: Hoá đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ Bài 4: Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và kê khai Thuế GTGT Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và kê khai Thuế TNDN Bài 6: Thuế Tài nguyên và kê khai thuế Tài nguyên Bài 7: Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và kê khai thuế TNCN Bài 8: Thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam - do phía Việt Nam thực hiện (gọi tắt là Thuế nhà thầu) Bài 9: Giới thiệu một số sắc thuế khác Bài 10: Giới thiệu một số lệ phí phổ biến Sau mỗi bài đều có các câu hỏi ôn tập, thảo luận hoặc bài tập tình huống để củng cố kiến thức cho người học. Giáo trình được biên soạn trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước và tham khảo nhiều tài liệu liên quan có giá trị. Song chắc hẳn quá trình biên soạn
  4. không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban biên soạn mong muốn và thực sự cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, các thầy cô đóng góp cho việc chỉnh sửa để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Đà Lạt, ngày 30 tháng 6 năm 2017 Tham gia biên soạn Chủ biên Nguyễn Thị Ngọc Hà
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU BÀI 1 - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THUẾ ................................................ 1 1. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế ...................................................... 1 1.1. Khái niệm, đặc điểm....................................................................................... 1 1.2. Chức năng, vai trò của thuế ............................................................................ 1 2. Giới thiệu tổng quan các sắc thuế ................................................................... 3 2.1. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) ......................................................................... 3 2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ............................................................ 3 2.3. Thuế Tài nguyên ............................................................................................ 3 2.4. Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) .................................................................... 3 2.5. Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) ...................................................................... 3 2.6. Thuế Bảo vệ môi trường (BVMT) .................................................................. 3 2.7. Thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu (XK,NK) ........................................................... 3 2.8. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDDPNN):.............................................. 3 2.9. Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDDNN):...................................................... 4 2.10.Tiền sử dụng đất ............................................................................................. 5 3. Giới thiệu Tuyên ngôn ngành thuế ................................................................. 5 4. Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016-2020 (giới thiệu nội dung liên quan đến doanh nghiệp) .................................................................................................. 6 5. Một số đặc điểm về loại hình, ngành nghề phổ biến của doanh nghiệp tại Lâm Đồng ................................................................................................................... 21 6. Các Đề án tỉnh Lâm Đồng nhằm quản lý thuế theo đặc thù của địa phương . 21 7. Câu hỏi ôn tập .............................................................................................. 22 BÀI 2 - QUẢN LÝ THUẾ .................................................................................. 23 1. Quy định chung về quản lý thuế ................................................................... 23 1.1. Đối tượng quản lý thuế ................................................................................. 23 1.2. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế.............................................................. 24 1.3. Giao dịch với cơ quan thuế ........................................................................... 25 1.4. Tiếp nhận hồ sơ thuế gửi đến cơ quan thuế ................................................... 25 1.5. Cách tính thời hạn để thực hiện thủ tục hành chính thuế ............................... 26 1.6. Thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế ..................................................... 26
  6. 2. Đăng ký thuế ................................................................................................ 26 2.1. Đối tượng đăng ký thuế ................................................................................ 26 2.2. Thời hạn đăng ký thuế .................................................................................. 27 2.3. Hồ sơ đăng ký thuế ...................................................................................... 27 2.4. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế ................................................................. 27 2.5. Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế ............................................................... 27 2.6. Sử dụng mã số thuế ...................................................................................... 28 2.7. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế ...................................................................... 28 3. Giới thiệu tổng quan về khai thuế, tính thuế (kê khai từng sắc thuế trình bày tại từng sắc thuế) .................................................................................................. 28 3.1. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế .................................................................... 28 3.2. Hồ sơ khai thuế ............................................................................................ 29 3.3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế ....................................................................... 29 3.4. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế ....................................................................... 30 3.5. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế ......................................................................... 31 3.6. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế ....................................................................... 31 4. Ấn định thuế................................................................................................. 32 4.1. Nguyên tắc ấn định thuế ............................................................................... 32 4.2. Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế .................................................................. 32 4.3. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế ...................................................................................... 33 5. Nộp thuế, trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ với NSNN ................................ 34 5.1. Thời hạn, đồng tiền và thủ tục nộp thuế ....................................................... 34 5.2. Tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp .................................................... 37 5.3. Tiền phạt vi phạm hành chính ...................................................................... 38 6. Hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế ................................................................. 39 6.1. Hồ sơ hoàn thuế. .......................................................................................... 39 6.2. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế .......................................................................... 39 7. Giới thiệu kiến thức về thanh tra, kiểm tra thuế; Hành vi trốn thuế, gian lận thuế (nội dung liên quan đến doanh nghiệp); ........................................................ 39 7.1. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế ...................................................... 39 7.2. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế ................................................... 39
  7. 7.3. Kiểm tra Thuế .............................................................................................. 40 7.4. Thanh tra thuế .............................................................................................. 43 8. Cưỡng chế nợ thuế ....................................................................................... 44 8.1. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế .................... 44 8.2. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế ........................... 45 9. Xử lý vi phạm về thuế, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về thuế, quản lý rủi to về thuế ..................................................................................................................... 46 9.1. Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế ................................ 46 9.2. Khiếu nại, tố cáo .......................................................................................... 46 9.3. Khởi kiện ..................................................................................................... 46 10. Câu hỏi ôn tập .............................................................................................. 47 BÀI 3 - HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ .......................... 48 1. Quy định chung về hoá đơn .......................................................................... 48 2. Tạo và phát hành hoá đơn............................................................................. 49 2.1. Nguyên tắc tạo hoá đơn ................................................................................ 49 2.2. Tạo hoá đơn tự in, đặt in, điện tử .................................................................. 49 2.3. Phát hành hoá đơn của tổ chức kinh doanh ................................................... 54 2.4. Đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế..................................................... 55 2.5. Hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền ............................................................ 55 2.6. Các hình thức ghi ký hiệu để nhận dạng hoá đơn.......................................... 56 3. Sử dụng hoá đơn .......................................................................................... 56 3.1. Lập hóa đơn và Ủy nhiệm lập hóa đơn ......................................................... 56 3.2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn .............................................. 57 3.3. Ủy nhiệm lập hóa đơn .................................................................................. 59 3.4. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn .............................. 60 3.5. Lập hoá đơn khi danh mục hàng hoá, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hoá đơn ................................................................................................................ 61 3.6. Xử lý đối với hoá đơn đã lập và Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng .................................................................................................... 61 3.7. Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn................. 62 3.8. Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn ......................................... 63 3.9. Sử dụng hoá đơn của người mua hàng .......................................................... 63 4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng hoá đơn ..... 64
  8. 4.1. Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có quyền: ................................. 64 4.2. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ: ................................... 64 5. Xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn ...................................................... 65 5.1. Các trường hợp bị xử phạt khi vi phạm quy định về hoá đơn ....................... 65 5.2. Hình thức phạt.............................................................................................. 65 6. Hướng dẫn lập hoá đơn hàng hoá, dịch vụ đối với một số trường hợp .......... 65 7. Bài tập thực hành, các lỗi sai thường gặp và cách khắc phục........................ 66 BÀI 4 - THUẾ GTGT VÀ KÊ KHAI THUẾ GTGT ........................................ 67 1. Quy định chung về Thuế GTGT ................................................................... 67 1.1. Đối tượng không chịu thuế GTGT ............................................................... 67 1.2. Đối tượng chịu thuế GTGT .......................................................................... 70 1.3. Người nộp thuế ............................................................................................ 70 2. Căn cứ và phương pháp tính Thuế GTGT .................................................... 70 2.1. Căn cứ tính thuế GTGT ................................................................................ 70 2.2. Phương pháp tính Thuế GTGT ..................................................................... 73 3. Khấu trừ, hoàn thuế GTGT .......................................................................... 74 3.1. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào ....................................................................... 74 3.2. Hoàn thuế GTGT ......................................................................................... 75 4. Nơi nộp thuế GTGT ..................................................................................... 77 5. Thủ tục hành chính về Thuế GTGT (kê khai thuế GTGT) ............................ 77 5.1. Thủ tục hành chính Khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ................ 77 5.2. Thủ tục hành chính Khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT .. ..................................................................................................................... 80 6. Bài tập thực hành, các lỗi sai thường gặp và cách khắc phục........................ 82 BÀI 5 - THUẾ TNDN VÀ KÊ KHAI THUẾ TNDN ........................................ 85 1. Người nộp thuế TNDN................................................................................. 85 2. Căn cứ và phương pháp tính Thuế TNDN .................................................... 86 2.1. Phương pháp tính thuế TNDN...................................................................... 86 3. Xác định thu nhập tính thuế TNDN .............................................................. 86 3.1. Doanh thu..................................................................................................... 87 3.2. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế . 87 3.3. Thu nhập khác .............................................................................................. 88 3.4. Thu nhập được miễn thuế TNDN ................................................................. 93
  9. 3.5. Xác định lỗ và chuyển lỗ .............................................................................. 94 3.6. Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp ............... 95 3.7. Thuế suất thuế TNDN .................................................................................. 95 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn; Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản ............................................................ 96 4.1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn .................................................................. 96 4.2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán .................................................... 98 4.3. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản .................................................. 100 4.4. Ưu đãi thuế TNDN ..................................................................................... 106 5. Thủ tục hành chính về Thuế TNDN (kê khai thuế TNDN) ......................... 111 5.1. Thủ tục hành chính Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp ............... 111 5.2. Thủ tục hành chính Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu. .......................................................................................................... 117 5.3. Thủ tục hành chính Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản .............................................................................. 119 5.4. Thủ tục hành chính Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng vốn ............................................................................................ 121 6. Bài tập thực hành, các lỗi sai thường gặp và cách khắc phục ...................... 124 BÀI 6 - THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ KÊ KHAI THUẾ TÀI NGUYÊN ........... 126 1. Đối tượng chịu thuế Thuế Tài nguyên ........................................................ 126 2. Người nộp thuế........................................................................................... 127 3. Căn cứ tính Thuế Tài nguyên ..................................................................... 128 3.1. Sản lượng tài nguyên tính thuế ................................................................... 128 3.2. Giá tính thuế tài nguyên ............................................................................. 133 3.3. Thuế suất thuế tài nguyên ........................................................................... 137 4. Tính Thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế Tài nguyên....................................... 141 4.1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế .................................... 141 4.2. Khai thuế, quyết toán thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản ............ 141 4.3. Miễn giảm thuế tài nguyên ......................................................................... 142 5. Thủ tục hành chính về Thuế Tài nguyên (Kê khai Thuế Tài nguyên) ......... 143 5.1. Thủ tục hành chính Khai thuế tài nguyên đối với cơ sở khai thác tài nguyên. ... ................................................................................................................... 143 5.2. Thủ tục hành chính Khai quyết toán thuế tài nguyên (trừ dầu thô, khí thiên
  10. nhiên). ................................................................................................................ 145 5.3. Thủ tục hành chính Khai phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. ................................................................................................................... 147 5.4. Thủ tục hành chính Khai quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ......................................................................................................... 149 6. Bài tập thực hành, các lỗi sai thường gặp và cách khắc phục...................... 150 BÀI 7 - THUẾ TNCN VÀ KÊ KHAI THUẾ TNCN ...................................... 152 1. Người nộp thuế TNCN ............................................................................... 152 1.1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: ............. 152 1.2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện Cá nhân cư trú nêu trên. ................................................................................................................... 153 2. Căn cứ tính Thuế TNCN (từ tiền lương, tiền công) .................................... 153 2.1. Thu nhập chịu Thuế TNCN (Thu nhập từ tiền lương, tiền công) ................ 154 2.2. Thu nhập tính thuế TNCN (từ tiền lương, tiền công) .................................. 160 2.3. Thuế suất.................................................................................................... 169 2.4. Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế ................ 170 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế, giảm thuế TNCN .............................. 172 3.1. Các khoản thu nhập được miễn thuế........................................................... 172 3.2. Giảm thuế................................................................................................... 178 4. Giới thiệu tính thuế TNCN đối với một số loại thu nhập ............................ 179 4.1. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn ................................................................... 179 4.2. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn .................................................... 180 4.3. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán ...................................... 181 4.4. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản....................................... 183 4.5. Đối với thu nhập từ bản quyền ................................................................... 185 4.6. Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng .................................. 186 5. Thủ tục hành chính về Thuế TNCN (Kê khai Thuế TNCN) ....................... 188 5.1. Thủ tục hành chính Khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công .......................................................... 188 5.2. Thủ tục hành chính Khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công .......................................................... 190 5.3. Thủ tục hành chính Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện khai thuế TNCN trực tiếp với cơ quan thuế . 192
  11. 5.4. Thủ tục hành chính Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng (trừ bất động sản). ...................................................... 194 5.5. Thủ tục hành chính Đăng ký người phụ thuộc (NPT) giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công. ............................................... 196 6. Bài tập thực hành, các lỗi sai thường gặp và cách khắc phục ...................... 199 BÀI 8 - THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI KINH DOANH TẠI VIỆT NAM HOẶC CÓ THU NHẬP TẠI VIỆT NAM - DO PHÍA VIỆT NAM THỰC HIỆN (GỌI TẮT LÀ THUẾ NHÀ THẦU) ......................................................................................... 202 1. Quy định chung về Thuế nhà thầu .............................................................. 202 1.1. Đối tượng áp dụng ...................................................................................... 202 1.2. Đối tượng không áp dụng ........................................................................... 203 2. Căn cứ và phương pháp tính Thuế .............................................................. 206 2.1. Đối tượng chịu thuế GTGT và Thu nhập chịu thuế TNDN ......................... 206 2.2. Nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; Nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế (gọi tắt là phương pháp kê khai) ................................................................................................................... 208 2.3. Nộp Thuế GTGT, nộp thuế TNDN theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu (gọi tắt là phương pháp trực tiếp) ....................................................................... 208 2.4. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu (gọi tắt là phương pháp hỗn hợp) ......................................... 218 3. Thủ tục hành chính về Thuế nhà thầu (Kê khai Thuế nhà thầu) .................. 218 3.1. Thủ tục hành chính Khai thuế đối với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu. .................................................................................... 218 3.2. Thủ tục hành chính Khai quyết toán thuế TNDN đối với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu. ............................................................. 221 3.3. Thủ tục hành chính Khai thuế đối với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu đối với hoạt động kinh doanh và các loại thu nhập khác. .................................................................................................... 223 3.4. Thủ tục hành chính Khai quyết toán thuế đối với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu đối với hoạt động kinh doanh và các loại thu nhập
  12. khác. .................................................................................................................. 224 4. Bài tập thực hành, các lỗi sai thường gặp và cách khắc phục...................... 226 BÀI 9 - GIỚI THIỆU MỘT SỐ SẮC THUẾ KHÁC ..................................... 238 1. Giới thiệu về Thuế TTĐB .......................................................................... 238 1.1. Đối tượng chịu thuế.................................................................................... 238 1.2. Đối tượng không chịu thuế ......................................................................... 239 1.3. Người nộp thuế .......................................................................................... 240 1.4. Căn cứ tính thuế ......................................................................................... 240 1.5. Giá tính thuế............................................................................................... 240 1.6. Thuế suất.................................................................................................... 241 1.7. Thủ tục hành chính kê khai thuế TTĐB...................................................... 246 2. Giới thiệu về Thuế BVMT ......................................................................... 248 2.1. Căn cứ tính thuế BVMT ............................................................................. 248 2.2. Tính thuế .................................................................................................... 250 2.3. Khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế................................................ 251 2.4. Thủ tục hành chính kê khai thuế BVMT .................................................... 252 3. Giới thiệu về Thuế XK,NK ........................................................................ 254 3.1. Căn cứ tính thuế XK,NK ............................................................................ 254 3.2. Căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế và biểu thuế...................................... 256 3.3. Thuế chống bán phá giá ,thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ ............................. 259 4. Câu hỏi ôn tập ............................................................................................ 266 BÀI 10 - GIỚI THIỆU MỘT SỐ LỆ PHÍ PHỔ BIẾN ................................... 268 1. Pháp luật về phí, lệ phí ............................................................................... 268 1.1. Những quy định chung ............................................................................... 268 1.2. Nguyên tắc xác định mức thu, miễn giảm, giảm phí, lệ phí ........................ 269 1.3. Kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí ........................................ 270 1.4. Quyền, trách nhiệm của tổ chức thu và người nộp phí, lệ phí ..................... 271 1.5. Thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về quản lí phí và lệ phí ................................................................................................................... 271 2. Lệ phí môn bài ........................................................................................... 273 2.1. Người nộp lệ phí môn bài ........................................................................... 273 2.2. Miễn lệ phí môn bài ................................................................................... 273 2.3. Mức thu lệ phí môn bài .............................................................................. 274
  13. 2.4. Khai, nộp lệ phí môn bài ............................................................................ 275 3. Lệ phí trước bạ ........................................................................................... 276 3.1. Đối tượng chịu lệ phí trước bạ .................................................................... 276 3.2. Người nộp lệ phí trước bạ........................................................................... 276 3.3. Áp dụng điều ước quốc tế ........................................................................... 276 3.4. Căn cứ tính lệ phí trước bạ ......................................................................... 276 3.5. Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) ........................................................ 278 3.6. Ghi nợ, miễn lệ phí trước bạ ....................................................................... 279 3.7. Chế độ khai, thu, nộp và quản lí lệ phí trước bạ.......................................... 284 6. Câu hỏi ôn tập ............................................................................................ 286
  14. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THUẾ VÀ KÊ KHAI THUẾ Tên mô đun: Thuế & kê khai thuế Mã mô đun: MĐ18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: Mô đun Thuế & kê khai thuế thuộc nhóm các môn học chuyên môn được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học: Luật kinh tế, Soạn thảo văn bản trong Doanh nghiệp và Kế toán doanh nghiệp. Môn học có vị trí quan trọng trong khoa học kinh tế quản lý nói chung và khoa học kế toán nói riêng. - Tính chất: Mô đun Thuế & kê khai thuế là một môn học bắt buộc, có tính chất hỗ trợ cho các môn học nghiệp vụ của nghề và vận dụng vào công tác thực tiễn của doanh nghiệp; Thông qua kiến thức chuyên môn về quản lý thuế và tính chất, quy định các sắc thuế cơ bản, giúp người học hiểu được và biết cách sử dụng dữ liệu kế toán để kê khai thuế tại doanh nghiệp, áp dụng kiến thức để soạn thảo các điều kiện của hợp đồng kinh tế, kết hợp với kiến thức các môn kinh tế để tính toán, đưa ra các quyết định kinh doanh cũng như quản trị doanh nghiệp. Mục tiêu mô đun Về kiến thức - Trình bày được bản chất, tính chất và phương pháp quản lý thuế (gồm đăng ký thuế; khai thuế, tính thuế; ấn định thu; hoàn thành nghĩa vụ thuế; Miễn giảm hoàn thuế; Cưỡng chế nợ thuế; các trường hợp xử lý trốn thuế, gian lận thuế); - Trình bày được nội dung cơ bản về các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến các sắc thuế phổ biến, hoá đơn, một số phí, lệ phí; - Hiểu bản chất, mối quan hệ giữa các sắc thuế mà doanh nghiệp phải kê khai và hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước trong nền kinh tế hiện nay; - Vận dụng những nội dung chủ yếu của thuế và kết hợp với dữ liệu kế toán để kê khai thuế cho từng trường hợp cụ thể và cho từng doanh nghiệp. Về kỹ năng - Sử dụng dữ liệu kế toán để tổng hợp, kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế tài nguyên và một số loại thuế khác; - Phân loại, thực hiện đăng ký thuế và kê khai thuế nhà thầu theo quy định; - Xử lý được một số lỗi sai trong quá trình kê khai thuế; - Tính toán được số tiền phải nộp ngân sách nhà nước của từng sắc thuế tại các doanh nghịêp theo quy định hiện hành; - Biết thao tác, kê khai thuế; đăng ký và nộp thuế điện tử trên Ứng dụng iHTKK.
  15. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Có khả năng tự nghiên cứu, tự ho ̣c, tham khảo tài liê ̣u liên quan đế n môn học để vận du ̣ng vào hoa ̣t đô ̣ng hoc tâ ̣p. - Vận dụng được các kiến thức tự nghiên cứu, ho ̣c tâ ̣p và kiế n thức, kỹ năng đã được học để hoàn thiê ̣n các kỹ năng liên quan đến môn ho ̣c mô ̣t cách khoa ho ̣c, đúng quy đinh. ̣ - Có ý thức học tập theo phương pháp biết suy luận, kết hợp lý luận với thực tiễn - Có thái độ nghiêm túc, cách tiếp cận khoa học khi xem xét một vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Nội dung của mô đun:
  16. BÀI 1 - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THUẾ Mã bài: MĐ18-1  Mục tiêu của bài: - Trình bày được bản chất Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế. - Liệt kê được các sắc thuế - Nắm được lộ trình cải cách của ngành Thuế, đề án quản lý thuế, ngành nghề phổ biến để có bước chuẩn bị phù hợp cho doanh nghiệp và phù hợp đối với nghề nghiệp của bản thân. - Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu  Nội dung bài: 1. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế 1.1. Khái niệm, đặc điểm 1.1.1. Khái niệm: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm: - Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật. - Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. - Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp. - Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. 1.2. Chức năng, vai trò của thuế 1.2.1. Chức năng của thuế - Chức năng phân phối và phân phối lại: là chức năng cơ bản, đặc thù của thuế: Ngay từ lúc ra đời thuế là phương tiện dùng để động viên nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước (có ở tất cả các kiểu Nhà nước).Về mặt lịch sử, chức năng huy động nguồn tài chính là chức năng đầu tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế.Thông qua chức năng này, các qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình 1
  17. thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự hoạt động thường xuyên và tồn tại của Nhà nước. - Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế: Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào qũy đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngay càng được nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Với công cụ thuế, sự can thiệp của Nhà nước không mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể phải kinh doanh hay không kinh doanh mà chủ yếu tạo ra sự lựa chọn đối với các chủ thể kinh doanh. 1.2.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với qúa trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. - Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. - Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. 2
  18. 2. Giới thiệu tổng quan các sắc thuế 1.1. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dung. 1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp. Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định. 1.3. Thuế Tài nguyên: là sắc thuế đánh vào người khai thác, thu mua tài nguyên thiên nhiên theo quy định. Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lươ ̣ng tài nguyên tính thuế , giá tính thuế và thuế suấ t. 1.4. Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN): là sắc thuế trực thu tính trực tiếp trên thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú và không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm: thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng; thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. 1.5. Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. 1.6. Thuế Bảo vệ môi trường (BVMT): Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường 1.7. Thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu (XK,NK): Thuế xuất nhập khẩu là sắc thuế gián thu đánh trực tiếp vào hàng hóa xuất, nhập khẩu thông qua các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất, nhập khẩu. 1.8. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDDPNN):  Đất phi nông nghiệp là gì? Điều 13 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở (tại nông thôn, đô thị) ; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất sản xuất kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi; đất 3
  19. xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh; đất sử dụng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.  Loại đất phi nông nghiệp nào phải chịu thuế? Điều 1 Thông tư 153/2011/TT-BTC quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế: Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm: Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất; Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế); Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất; Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất phi nông nghiệp không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh. 1.9. Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDDNN): Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế gián thu được đánh vào việc sử dụng đối với mục đích sản xuất nông nghiệp. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). Hộ được giao quyền sử dụng đất mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử đất nông nghiệp. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm: đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất có rừng trồng. Căn cứ tính thuế là diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Việc phân hạng đất căn cứ vào các yếu tố: chất đất, vị trí của đất, địa hình của đất, khí hậu, thời tiết, điều kiện tưới tiêu. Thuế sử dụng đất nông nghiệp có thể được miễn hoặc giảm theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1