Giáo trình Tiền tệ ngân hàng (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
lượt xem 4
download
Giáo trình Tiền tệ ngân hàng cung cấp cho người học những kiến thức như: Những vấn đề cơ bản về tiền tệ; Hệ thống ngân hàng; Ngân hàng thương mại; Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia; Những vấn đề cơ bản về lãi suất; Hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 giáo trình!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tiền tệ ngân hàng (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TIỀN TỆ NGÂN HÀNG NGÀNH, NGHỀ: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình tiền tệ ngân hàng được biên soạn nhằm phục vụ cho việc học tập của sinh viên ngành kế toán và việc nghiên cứu, giảng dạy tại trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp. Nhằm cung cấp tài liệu học tập, nghiên cứu về những nội dung chính trong hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Tác giả xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy, cô cùng các bạn sinh viên “giáo trình tiền tệ ngân hàng” với bố cục như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tiền tệ Chương 2: Hệ thống ngân hàng Chương 3: Ngân hàng thương mại Chương 4: Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia Chương 5: Những vấn đề cơ bản về lãi suất Chương 6: Hoạt động thanh toán qua ngân hàng Tác giả đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, song không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, đồng thời tiền tệ ngân hàng bao gồm các vấn đề về thực tiễn và lý luận trong hoạt động ngân hàng thương mại. Vì vậy, chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót chưa thể thỏa mãn được yêu cầu của thực tế. Chúng tôi rất mong nhận được những ý đóng góp của bạn đọc, sinh viên và các giảng viên. Đồng Tháp, ngày 20 tháng 07 năm 2017 Chủ biên Th.S Tăng Thúy Liễu ii
- MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU ..............................................................................................................ii CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................ 1 TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ....................................................... 1 1. Nguồn gốc ra đời và khái niệm về tiền tệ ..................................................................... 1 1.1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ ....................................................................................... 1 1.2 Khái niệm tiền tệ ........................................................................................................... 2 2 Chức năng và vai trò của tiền tệ..................................................................................... 2 2.1 Chức năng của tiền tệ ................................................................................................... 2 2.2 Vai trò của tiền tệ ......................................................................................................... 5 3. Các hình thái tiền tệ ....................................................................................................... 6 3.1. Hóa tệ (commodity money) ........................................................................................ 6 3.2 Tín tệ (Token money) ................................................................................................... 8 3.3. Bút tệ (Tiền ghi sổ, tiền bút toán – Bank money) ................................................... 11 3.4. Tiền điện tử (electronic money)................................................................................ 12 4. Chế độ lƣu thông tiền tệ ............................................................................................... 12 4.1. Chế độ lƣu thông tiền kim loại (tiền đúc) ................................................................ 12 4.2. Chế độ lƣu thông tiền dấu hiệu (tiền giấy) .............................................................. 14 4.3. Chế độ lƣu thông tiền Việt Nam ............................................................................... 16 5. Quy luật lƣu thông tiền tệ ............................................................................................ 17 5.1 Nội dung quy luật: K-Marx (1818-1883) .................................................................. 17 5.2. Cung cầu tiền tệ ......................................................................................................... 18 5.3. Kết cấu khối lƣợng tiền trong lƣu thông ................................................................. 20 5.4. Khối lƣợng tiền cần thiết cho lƣu thông .................................................................. 21 CÂU HỎI CHƢƠNG 1 .................................................................................................... 22 CHƢƠNG 2 ...................................................................................................................... 25 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ............................................................................................ 25 1.1. Lịch sử hình thành ngân hàng .................................................................................. 25 iii
- 1.2. Lịch sử phát triển ...................................................................................................... 26 1.3. Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế................................................................. 26 2. Tổ chức hệ thống ngân hàng trên thế giới .................................................................. 26 2.1. Tổ chức hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế kế hoạch tập trung ..................... 26 2.2. Tổ chức hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng ................................... 27 3. Hệ thống ngân hàng hiện nay ...................................................................................... 32 3.1 Tổ chức hệ thống ngân hàng trƣớc năm 1987 ......................................................... 32 3.2 Tổ chức hệ thống ngân hàng thời kỳ 1987 – 1990 ................................................... 34 3.3. Tổ chức hệ thống ngân hàng thời kỳ 1990 đến nay ................................................ 35 CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................... 39 CHƢƠNG 3 ...................................................................................................................... 41 NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................................... 41 1. Các vấn đề cơ bản về ngân hàng thƣơng mại (NHTM) ............................................ 41 1.1. Khái nhiệm ngân hàng thƣơng mại ......................................................................... 41 1.2. Đặc điểm của ngân hàng thƣơng mại ...................................................................... 43 2. Phân loại ngân hàng thƣơng mại ................................................................................ 43 2.1. Dựa vào hình thức sở hữu ......................................................................................... 43 2.2. Dựa vào chiến lƣợc kinh doanh ................................................................................ 45 2.3. Phân loại theo hình thức hoạt động của ngân hàng thƣơng mại .......................... 46 2.4. Phân loại dựa vào quan hệ tổ chức .......................................................................... 47 3. Chức năng của ngân hàng thƣơng mại....................................................................... 47 4. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thƣơng mại ................................................................ 52 4.1. Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh ......................................................................... 53 4.2. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ............................................................................... 53 5. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại .................................................. 53 1. Dự trữ ngân quỹ (Cash reserves) ................................................................................ 54 1. Tiền gửi KKH (Notice deposits) .................................................................................. 54 2. TG tại các NH khác (Deposits at other banks) .......................................................... 54 2. TG có kỳ hạn (Term deposits) ..................................................................................... 54 3. Chứng khoán (Securities) ............................................................................................ 54 3. Giấy tờ có giá................................................................................................................. 54 iv
- 4. Cho vay (Loans) ............................................................................................................ 54 4. Đi vay (Borrowings) ..................................................................................................... 54 5. TSCĐ và TS khác (Fixed and other assets) ................................................................ 54 5. Vốn chủ sở hữu (bank capital) .................................................................................... 54 5.1 Hoạt động huy động vốn ............................................................................................ 54 5.2 Hoạt động tín dụng ..................................................................................................... 54 5.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ............................................................ 55 5.4. Các hoạt động khác ................................................................................................... 56 CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................... 57 CHƢƠNG 4 ...................................................................................................................... 66 NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG ...................................................................................... 66 1. Những vấn đề chung về Ngân hàng trung ƣơng ........................................................ 66 1.1. Khái niệm ngân hàng trung ƣơng ............................................................................ 66 1.2. Quá trình ra đời và bản chất của ngân hàng trung ƣơng ...................................... 66 1.3. Mô hình tổ chức của ngân hàng trung ƣơng ........................................................... 68 1.4 Các chức năng của ngân hàng trung ƣơng .............................................................. 69 1.5. Vai trò của ngân hàng trung ƣơng ........................................................................... 70 2. Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ƣơng ........................................................... 71 2.1 Khái niệm .................................................................................................................... 71 2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ ................................................................................. 72 2.3. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW .................................................. 73 CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................... 78 CHƢƠNG 5 ...................................................................................................................... 86 TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT ............................................................................................. 86 1. Tín dụng......................................................................................................................... 86 1.1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng ........................................................................ 86 1.2. Phân loại tín dụng ...................................................................................................... 88 1.3. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trƣờng ................................................. 90 2. Lãi suất .......................................................................................................................... 92 2.1. Khái niệm và phân loại lãi suất ................................................................................ 92 2.2. Nguyên tắc xác định lãi suất tín dụng: .................................................................... 96 v
- 2.3. Các nhân tố quyết định lãi suất thị trƣờng ............................................................. 97 2.4. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng .................................................................................. 100 CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................................ 102 CHƢƠNG 6 .................................................................................................................... 107 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG ................................................. 107 1. Tổng quan về hoạt động thanh toán qua ngân hàng ............................................... 107 1.1. Khái niệm thanh toán qua ngân hàng ................................................................... 107 1.2. Tiện ích của thanh toán qua ngân hàng ................................................................ 107 1.3. Điều kiện thanh toán qua ngân hàng ..................................................................... 109 1.4. Thanh toán giữa các khách hàng ........................................................................... 109 2. Các phƣơng thức thanh toán qua ngân hàng .......................................................... 110 2.1 .Thanh toán ủy nhiệm chi ....................................................................................... 110 2.2 . Thanh toán ủy nhiệm thu ...................................................................................... 115 2.3 . Thanh toán bằng thẻ ngân hàng........................................................................... 117 2.5. Thanh toán bằng Sec (Check) ................................................................................ 122 CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................................ 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 131 vi
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Tiền tệ ngân hàng Mã môn học: CKT231 Thời gian thực hiện môn học: 40 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 18 giờ; Kiểm tra 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học tiền tệ ngân hàng thuộc nhóm môn học tự chọn và được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học cơ sở. - Tính chất: Môn học tiền tệ ngân hàng trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiền tệ, NHTM, NHTW và các hình thức thanh toán qua ngân hàng. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được những kiến thức cơ bản về tiền tệ, kiến thức về hệ thống ngân hàng, tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại + Trình bày được ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ, các vấn đề cơ bản về lãi suất và hoạt động thanh toán qua ngân hàng. - Về kỹ năng: + Nắm được những kiến thức cơ bản về tiền tệ. + Nắm được lịch sử hình thành và hình thức hoạt động của hệ thống ngân hàng + Nắm được khái niệm, chức năng ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia + Phân biệt chức năng hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng Trung ương. + Thực hiện được các hình thức tính lãi vào thực tế công tác tại các ngân hàng thương mại. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chủ động tìm tài liệu nghiên cứu, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. + Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập. + Làm các bài tập tình huống bắt buộc nhằm rèn luyện các kỹ năng, thái độ khách quan và khoa học. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: vii
- Thời gian (giờ) Số Thảo Tên chƣơng, mục Tổng Lý luận, Kiểm TT số thuyết bài tra tập 1 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tiền tệ 1.1 Định nghĩa về tiền tệ 1.2 Vai trò và chức năng của tiền tệ 4 3 1 1.3 Các hình thái của tiền tệ 1.4 Các chế độ bản vị tiền tệ 1.5 Cung và cầu tiền tệ 2 Chương 2: Hệ thống ngân hàng 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng 6 4 2 2.2 Tổ chức hệ thống ngân hàng trên thế giới 2.3 Hệ thống ngân hàng Việt Nam 3 Chương 3: Ngân hàng thương mại 3.1 Các vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại 3.2 Phân loại ngân hàng thương mại 7 3 3 1 3.3 Chức năng của ngân hàng thương mại 3.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại 3.5 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 4 Chương 4: Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia 9 4 5 4.1 Ngân hàng trung ương 4.2 Chính sách tiền tệ của NHTW 5 Chương 5: Những vấn đề cơ bản về lãi suất 5.1 Khái niệm và phân loại lãi suất 5.2 Phương pháp đo lường lãi suất 9 3 5 1 5.3 Các nhân tố quyết định lãi suất thị trường 5.4 Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất 6 Chương 6: Hoạt động thanh toán qua ngân hàng 6.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán qua ngân 5 3 2 hàng 6.2 Các phương thức thanh toán qua ngân hàng Cộng 40 20 18 2 viii
- CHƢƠNG 1 TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Giới thiệu: Chương này cho chúng ta hiểu một cách cơ bản: nguồn gốc, chức năng và vai trò của tiền tệ. Giải thích quy luật lưu thông tiền tệ và cung cầu tiền tệ cho nền kinh tế. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được vai trò và chức năng của tiền tệ đối với nền kinh tế, từ đó thấy được tầm quan trọng của tiền đối với mọi hoạt động của nền kinh tế. + Mô tả được nguồn gốc ra đời và tiến hoá của tiền tệ qua các hình thái của nó. + Giải thích các chế độ lưu thông tiền tệ của quốc tế cũng như ở VN, các quy luật lưu thông tiền tệ, mối quan hệ giữa cung – cầu tiền tệ trong nền kinh tế. - Về kỹ năng: + So sánh được các chế độ phát triển tiền tệ qua từng thời kỳ + Vận dụng được các hình thái tiền tệ vào thực tế. 1. Nguồn gốc ra đời và khái niệm về tiền tệ 1.1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong thời kỳ đầu của chế độ công sản nguyên thủy, với công cụ lao động thô sơ, người ta tự cung cấp cho nhau số sản phẩm ít ỏi thu về sau một ngày săn bắn, hái lượm. Khi đời sống cộng đồng phát triển, ý thức phân công lao động được hình thành và lượng sản phẩm dư thừa đã làm nảy sinh quan hệ trao đổi giữa các thị tộc. Trong giai đoạn này trao đổi mang tính ngẫu nhiên và được thực hiện bằng cách trao đổi sản phẩm trực tiếp. Đây là một bước tiến lớn để xã hội công xã thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp. Sự chuyên môn hóa trong sản xuất dẫn đến nhu cầu về trao đổi hàng hóa phát triển. Việc trao đổi hàng hóa trực tiếp gây khó khăn cho lưu thông hàng hóa. Cùng với việc cải tiến công cụ lao động và quá trình phân công lao động xã hội ngày một sâu hơn, nền sản xuất phát triển mạnh do đó quan hệ trao đổi không còn ngẫu nhiên. Mặt khác, hàng hóa trên thị trường đã phong phú và đa dạng hơn đòi hỏi 1
- phạm vi trao đổi phải được mở rộng hơn. Thực tế đó đòi hỏi phải có vật ngang giá chung làm trung gian trao đổi. Yêu cầu của vật ngang giá chung là phải có giá trị, là vật quý hiếm, dễ bảo quản, dễ chuyên chở và được rộng rãi địa phương chấp nhận. Thời gian đầu, mỗi địa phương, mỗi vùng đều có vật ngang giá chung, mang nét đặc trưng phổ biến của từng vùng lãnh thổ. Sau khi lực lượng sản xuất phát triển, thị trường hàng hóa mở rộng thì việc có nhiều vật ngang giá chung gây trở ngại cho lưu thông hàng hóa. Những hàng hóa được chọn làm vật ngang giá chung bài trừ lẫn nhau để cuối cùng còn lại kim loại vàng giữ vị trí độc quyền làm vật ngang giá chung và tên vật ngang giá chung được thay bằng “Tiền tệ”. 1.2 Khái niệm tiền tệ Học thuyết tiền tệ ra đời từ thế kỷ 16 với đại diện là Thomas – Men (1576 – 1641) đã khẳng định rằng: vàng, bạc tự nhiên là tiền tệ; vàng, bạc là của cải chính tông. Đến đầu thế kỷ 18, khi các loại tiền dấu hiệu như tiền giấy, tiền tín dụng ra đời nhưng vẫn phục vụ cho trao đổi thì trường phái tiền tệ duy danh lại đề cao tiền dấu hiệu. Họ cho rằng: tiền giấy và tiền kim loại là như nhau, chỉ là dấu hiệu thanh toán hay nhãn hiệu mà nhờ đó hàng hóa được lưu thông. K. Marx (1818 – 1883) dưới cái nhìn của nhà biện chứng đã nghiên cứu nguồn gốc ra đời của tiền tệ qua sự phát triển các hình thái giá trị và đã khẳng định: tiền tệ là một loại hàng hóa, từ thế giới hàng hóa tách ra. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế phát triển như ngày nay, tiền tệ không chỉ đơn thuần là phương tiện trao đổi mà người ta còn sử dụng tiền để đầu tư, cho vay, và xem nó như một dạng của cải, một đối tượng để sở hữu… 2 Chức năng và vai trò của tiền tệ Dù biểu hiện dưới hình thức nào, tiền tệ cũng có 3 chức năng cơ bản: chức năng phương tiện trao đổi, chức năng đơn vị đánh giá và chức năng phương tích luỹ. 2.1 Chức năng của tiền tệ 2.1.1 Chức năng phƣơng tiện trao đổi Là một phương tiện trao đổi, tiền tệ được sử dụng như một vật môi giới trung gian trong việc trao đổi các hàng hoá, dịch vụ. Đây là chức năng cơ bản và quan 2
- trọng của tiền, nó phản ánh lý do tại sao tiền tệ lại xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp, người ta phải tiến hành đồng thời hai dịch vụ bán và mua với một người khác. Điều đó là đơn giản trong trường hợp chỉ có ít người tham gia trao đổi, nhưng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các chi phí để tìm kiếm như vậy quá cao. Vì vậy người ta cần sử dụng tiền làm môi giới trong quá trình này, tức là người ta trước hết sẽ đổi hàng hoá của mình lấy tiền sau đó dùng tiền mua thứ hàng hoá mình cần. Tiền là phương tiện trao đổi thông qua đó các hàng hoá dịch vụ được trao đổi cho nhau, với chức năng này, tiền làm công cụ trung gian cho quan hệ trao đổi hàng hóa, có thể mô tả qua công thức: H - T – H’ Quá trình này được chia làm 2 giai đoạn: H – T : Là giai đoạn bán hàng, chuyển giá trị của hàng hóa thành tiền tệ. T – H : Là giai đoạn mua hàng. Hành vi mua và bán có thể tách rời về không gian và thời gian, người sản xuất hàng hóa có thể bán ở chỗ này và mua ở chỗ khác, bán lúc này và mua lúc khác một cách chủ động và linh hoạt. Nói cách khác, tiền tệ đã tạo ra một khả năng thanh toán tức thì và đây chính là ý nghĩa thiết thực của tiền tệ trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển ngày nay. Để thực hiện tốt chức năng trao đổi, tiền phải có những tiêu chuẩn nhất định: Nó phải được chấp nhận rộng rãi, nó phải được con người chấp nhận rộng rãi trong lưu thông, bởi vì chỉ khi mọi người cùng chấp nhận nó thì người có hàng hoá mới đồng ý đổi hàng hóa của mình lấy tiền Dễ nhận biết: con người phải nhận biết nó dễ dàng Có thể chia nhỏ được để thuận lợi cho đổi chác giữa các hàng hóa có giá trị khác nhau Dễ vận chuyển: tiền tệ phải đủ gọn nhẹ để dễ dàng trong việc trao đổi hàng hoá ở khoảng cách xa Không bị hư hỏng một cách nhanh chóng Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng: để số lượng của nó đủ dùng trong trao đổi Có tính đồng nhất: các đồng tiền có cùng mệnh giá phải có sức mua ngang 3
- nhau. 2.1.2 Chức năng thƣớc đo giá trị Đo lường giá trị là yêu cầu trước tiên và không thể thiếu của trao đổi hàng hóa. Trong mua bán trao đổi hàng hóa, người ta thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, muốn đảm bảo được nguyên tắc ngang giá thì điều kiện tiên quyết là phải đo lường và xác định được giá trị hàng hóa. Với chức năng đo lường giá trị, tiện tệ có thể giải quyết được yêu cầu này. Việc đo lường giá trị của hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế cũng giống như việc đo lường khối lượng bằng kg hay đo khoảng cách bằng km Nếu không có tiền, giá trị của hàng hoá đem bán phải biểu hiện lẫn nhau. Số lượng các mặt hàng đem trao đổi càng lớn, số giá cần để biểu hiện càng nhiều Tiền thông qua giá trị của mình để đo lường và biểu hiện giá trị cho các tát cả các hàng hoá khác và chuyển giá trị của hàng hóa thành giá cả của hàng hóa. Thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ trở thành một “tiêu chuẩn” để đo lường hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, vì vậy tiền tệ phải có các điều kiện sau: Tiền phải có giá trị đầy đủ. Tiền cần phải có tiêu chuẩn giá cả: bao gồm nội dung của đơn vị tiền tệ, tên gọi của đồng tiền, phần chia nhỏ… những điều này do Nhà nước quy định. Với chức năng này tiền tệ đã trở thành thước đo chung để biểu thị và so sánh giá cả của tất cả hàng hóa, từ đó làm cho đời sống kinh tế được đơn giản hóa rất nhều. Trong bất kể nền kinh tế tiền tệ nào việc sử dụng tiền làm đơn vị đo lường giá trị đều mang tính chất trừu tường, vừa có tính pháp lý vừa có tính quy ước. Mặt khác, thông qua việc biểu hiện giá trị hàng hóa bằng thước đo chung, tiền tệ cón tạo điều kiện để người ta có thể so sánh, đánh giá và lựa chọn các loại hàng hóa khác trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, vận dụng chức năng này của tiền tệ đã giúp cho các doanh nghiệp có thể hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm và qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh để có hướng đầu tư thích hợp. Hơn nữa ở tầm vĩ mô của hệ thống kế toán quốc gia, đồng tiền với chức năng thước đo giá trị đã được vận dụng để tính toán tổng mức GDP, GNP cho từng thời kỳ. 2.1.3 Chức năng tích lũy hay cất giữ giá trị 4
- Đồng tiền không chỉ được sử dụng tất cả cho chi tiêu ngay, mà người ta còn thực hiện tích luỹ để đề phòng rủi ro trong tương lai hoặc tích luỹ để mua sắm, nghĩa là người ta muốn chuyển nhu cầu tiêu dùng từ thời điểm này sang thời điểm khác. Chức năng tích lũy không phải chỉ có tiền mới có mà phần lớn các dạng động sản, vật trang sức, chứng khoán đều có thể đóng vai trò lưu giữ giá trị, thậm chí trong một số trường hợp như nền kinh tế có lạm phát thì việc tích lũy một số dạng tài sản khác có tính ưu việt hơn là tích lũy tiền mặt. Tuy nhiên, người ta vẫn giữ tiền với mục đích dự trữ giá trị bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài sản khác, còn các tài sán khác nhiều khi đòi hỏi chi phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyển nó sang tiền. Những điều đó cho thấy, tiền là một phương tiện dự trữ bên cạnh các loại tài sản khác Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ của tiền tốt đến đâu tùy thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng hóa mà nó có thể đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Vì vậy để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định. 2.2 Vai trò của tiền tệ - Tiền tệ là phương tiện để mở rộng sản xuất, phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hàng sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó. Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh. Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. - Tiền tệ biểu hiện quan hệ XH và mở rộng các quan hệ quốc tế. 5
- Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước trên thế giới. - Tiền tệ là phương tiện phục vụ mục đích của người sở hữu chúng. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế - xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiện tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử lý và giải tỏa mọi mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó. 3. Các hình thái tiền tệ 3.1. Hóa tệ (commodity money) Hóa tệ là hình thái cổ xưa và sơ khai nhất của tiền tệ, theo đó một loại hàng hóa nào đó do được nhiều người ưa chuộng nên có thể tách ra khỏi thế giới hàng hóa để thực hiện các chức năng của tiền tệ, tức là thực hiện các chức năng mà các hàng hóa thông thương khác không có được. Hàng hóa này dần dần trở thành loại hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật nang giá chung và được sử dụng thường xuyên để trao đổi với những hàng hóa khác. Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, từng vùng, từng khu vực quốc gia mà người ta lựa chọn những háng hóa khác nhau để làm tiện tệ. Một hàng hóa giữ vai trò của một trung gian trao đổi, được thừa nhận là phương tiện thanh toán gọi là hoá tệ: Hóa tệ gồm 2 loại, hóa tệ không kim loại và hóa tệ kim loại. 3.1.1. Hóa tệ không kim loại Sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển. Sự trao đổi không còn ngẫu nhiên, không còn trên cơ sở của định giá giản đơn. Trao đổi đã vượt khỏi cái khung nhỏ hẹp một vài hàng hoá, giới hạn trong một vài địa phương. 6
- Sự trao đổi ngày càng nhiều hơn đó giữa các hàng hoá đòi hỏi phải có một hàng hoá có tính đồng nhất, tiện dụng trong vai trò của vật ngang giá, có thể tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi, và bảo tồn giá trị. Hóa tệ không kim loại được sử dụng phổ biến ở thời kỳ đầu của nền kinh tế tiền tệ, là loại tiền tệ không phải kim loại. Loại hàng hóa này gồm những hàng hóa rất khác nhau, tùy vào sự lựa chọn của từng vùng lãnh thổ. Những hình thái tiền tệ đầu tiên có vẻ lạ lùng, nhưng nói chung là những vật trang sức hay những vật có thể ăn. Thổ dân ở các bờ biển Châu Á, Châu Phi, trước đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền. Lúa mì và đại mạch được sử dụng ở vùng Lưỡng Hà, gạo được dùng ở quần đảo Philippines. Trước Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa được sử dụng làm tiền… Tuy nhiên, hóa tệ không kim loại có nhiều điểm bất tiện như: tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia hay gộp lại, khó bảo quản cũng như vận chuyển, và chỉ được công nhận ở từng khu vực, từng địa phương. Vì vậy mà hóa tệ không kim loại dần dần bị đào thải và nhường chỗ cho thời kỳ sử dụng tiền kim khí. 3.1.2. Hóa tệ kim loại Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển kèm theo sự mở rộng phân công lao động xã hội, đồng thời với sự xuất hiện của Nhà nước và giao dịch quốc tế thường xuyên. Kim loại ngày càng có những ưu điểm nổi bật trong vai trò của vật ngang giá bởi những thuộc tính bền, gọn, có giá trị phổ biến,… Những đồng tiền bằng kim loại: đồng, chì, kẽm, thiếc, bạc, vàng xuất hiện thay thế cho các hoá tệ không kim loại. Cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, khi giá trị của bạc trên thị trường bị giảm mạnh, hầu hết các nước phương Tây áp sử dụng chế độ bản vị vàng và chế độ này cũng bắt đầu được các nuớc khác áp dụng (Châu Âu, Châu Á, các nước Đông Dương, Trung Quốc...) Chỉ các nước Châu Á mới sử dụng bạc (do không đủ vàng) đến cuối thế kỷ 19 bạc ngày càng mất giá do vậy các nước Châu Âu và cả Hoa Kỳ quyết định và sử dụng vàng, các nước Châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Hoa do lệ thuộc sự nhập cảng nguyên liệu máy móc… từ Phương Tây nên cũng bãi bỏ bạc sử dụng vàng. Ở Đông Dương, bạc được sử dụng làm tiền từ 1885 đến 1931. Đến năm 1931 đồng bạc Đông Dương từ bản vị bạc sang bản vị vàng, có thể cho rằng, khoảng từ 1935 chỉ còn một kim loại quý được tất cả các nước chấp nhận làm tiền trên thế giới là vàng. Giá trị của vàng ổn định trong thời gian tương đối dài, ít chịu ảnh hưởng của năng suất lao động tăng lên như các hàng hoá khác. Sự ổn định của giá trị vàng là do năng suất lao động sản xuất ra vàng tương đối ổn định. Ngay cả việc áp dụng 7
- tiến bộ kỹ thuật vào khai thác cũng không làm tăng năng suất lao động lên nhiều. Điều này làm cho tiền vàng luôn có được giá trị ổn định, một điều kiện rất cần thiết để nó có thể chấp hành tốt các chức năng tiền tệ. Tuy có những đặc điểm rất thích hợp cho việc dùng làm tiền tệ như vậy, tiền vàng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi của xã hội khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến mức cao. Một loạt lý do sau đây đã khiến cho việc sử dụng tiền vàng ngày càng trở nên bất tiện, không thực hiện được chức năng tiền tệ nữa: - Quy mô và trình độ sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, khối lượng và chủng loại hàng hoá đưa ra trao đổi ngày càng tăng và đa dạng; trong khi đó lượng vàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu về tiền tệ (nhu cầu về phương tiện trao đổi) của nền kinh tế. - Giá trị tương đối của vàng so với các hàng hoá khác tăng lên do năng suất lao động trong ngành khai thác vàng không tăng theo kịp năng suất lao động chung của các ngành sản xuất hàng hoá khác. Điều đó dẫn đến việc giá trị của vàng trở nên quá lớn, không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung trong một số lĩnh vực có lượng giá trị trao đổi mỗi lần nhỏ như mua bán dịch vụ hoặc hàng hoá tiêu dùng…. - Ngược lại, trong những giao dịch với giá trị lớn thì tiền vàng lại trở nên cồng kềnh. - Việc sử dụng tiền tệ hàng hoá bị các nhà kinh tế xem như là một sự lãng phí những nguồn tài nguyên vốn đã có giới hạn bởi trữ lượng khai thác. Rõ ràng là với việc dùng vàng làm tiền tệ con người đã phải giảm bớt các nhu cầu dùng vàng làm đồ trang sức hoặc trong các ngành có sử dụng vàng làm nguyên liệu vì xã hội phải dành một phần lớn số lượng vàng hiện có để làm tiền tệ. Với những lý do như vậy mà xã hội đã phải đi tìm cho mình một dạng tiền tệ mới phù hợp hơn. Do đó, thay vì dùng vàng trực tiếp làm tiền, các nước đã có xu hướng chuyển sang sử dụng tiền dấu hiệu. 3.2 Tín tệ (Token money) Tín tệ là loại tiền mà bản thân nó không có hoặc có giá trị không đáng kể, nhưng do quy ước của Xã hội mà nó được dùng làm tiền. Tín tệ có 2 loại: Tín tệ kim loại và tiền giấy. 3.2.1 Tín tệ kim loại (coin) 8
- Là loại tiền tệ được đúc bằng kim loại rẻ tiền thay vì đúc bằng kim loại quý như bạc hay vàng. Như đã nói ở phần trước, khi phát hiện ra vàng và bạc có những thuộc tính đặc biệt phù hợp với vai trò tiền tệ, người ta đã sử dụng bạc và vàng để làm tiền trong một thời gian khá dài. Về sau này do trong quá trình lưu thông, hàm lượng vàng trong mỗi đơn vị tiền tệ bị hao hụt dần đi khiến cho giá trị thực tế của đồng tiền không còn đúng như giá trị danh nghĩa của nó nữa. Chẳng hạn, lúc mới đúc ra hàm lượng vàng của một đồng Franc là 0,5268 gram nhưng sau vài năm lưu thông bị hao mòn khiến hàm lượng vàng của nó chỉ còn 0,5168 gram. Mặc dù bị hao hụt giá trị, khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông khiến cho giá trị thực tế thấp hơn giá trị danh nghĩa, nhưng khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ bao giờ cũng thực hiện theo giá trị danh nghĩa, không phải theo giá trị thực tế. Lợi dụng điều này, sở đúc tiền chủ động giảm bớt hàm lượng vàng trong mỗi đơn vị tiền tệ để tiết kiệm vàng. Điều này xét về mặt giá trị nội tại của đồng tiền thì cò ảnh hưởng, nhưng xét về mặt chấp hành chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện lưu thông của đồng tiền thì vẫn không hề ảnh hưởng gì. Tiến xa một bước, thay vì sử dụng kim loại quý như vàng và bạc để đúc tiền, người ta đã sử dụng kim loại rẻ tiền để đúc tiền và đưa vào lưu thông để thay thế cho tiền vàng và tiền bạc nhằm mục tiêu: - Tiết kiệm vàng và bạc của quốc gia - Giảm bớt sự căng thẳng do thiếu vàng bạc làm phương tiện lưu thông khi nền kinh tế ngày càng phát triển. 3.2.2 Tiền giấy Tiền giấy là một dạng tiền dấu hiệu, chỉ có giá trị đại diện cho nên để được sử dụng như một phương tiện trao đổi thì nó phải dựa vào sự tín nhiệm của con người. Tiền giấy bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. Tiền giấy khả hoán là thứ tiền được lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc ký thác ở ngân hàng. Bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hay bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên tiền giấy khả hoán đó. Tiền giấy có mặt lần đầu tiên vào thời nhà Tống, triều Tống đã phát hành tiền giấy. Vì những nhu cầu mua bán, các thương gia hình thành từng thương hội có nhiều chi nhánh ở khắp các thị trấn lớn. Các thương gia ký thác vàng hay bạc vào hội sở của thương hội rồi nhận giấy chứng nhận của hội sở thương hội, với giấy 9
- chứng nhận này các thương gia có thể mua hàng ở các thị trấn khác nhau có chi nhánh của thương hội, ngoài loại giấy chứng nhận trên triều đình nhà Tống còn phát hành tiền giấy và được dân chúng chấp nhận. Ở Việt Nam nhà Hồ cũng đã cho lưu hành tiền giấy “Phong bảo hội sao”, Hồ Quý Ly đã thí nghiệm cho phát hành tiền giấy. Nhân dân ai cũng phải nộp tiền đồng vào cho Nhà nước, cứ 1 quan tiền đồng đổi được 2 quan tiền giấy. Tuy nhiên, việc lưu hành các loại tiền giấy nêu trên không được phát triển liên tục, do đó, khi xét về lịch sử phát triển tiền giấy người ta thường nghiên cứu về tình hình ở Châu Âu. Vào thế kỷ 17, ngân hàng Amsterdam của Hà Lan đã cho phát hành những tờ biên lai cho thân chủ có vàng, bạc ký thác tại Ngân hàng. Với biên lai này, người sở hữu có thể rút tiền tại ngân hàng hoặc dùng để thanh toán cho người khác. Sau đó một ngân hàng ở Thụy Điển tên Palmstruch đã cho phát hành tiền tín dụng (kỳ phiếu ngân hàng) để cho vay dựa trên dự trữ bằng vàng và uy tín của ngân hàng. Tiền giấy bất khả hoán là thứ tiền giấy bắt buộc lưu hành, mọi người không thể đem tiền giấy này đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Nguồn gốc của tiền bất khả hoán là bởi những nguyên nhân sau: - Trước thế chiến lần I, các nước đã áp dụng chế độ tiền giấy khả hoán nên vàng được xem là cơ sở đảm bảo để các ngân hàng phát hành tiền tín dụng và có trách nhiệm chuyển đổi tiền tín dụng ra vàng cho người sở hữu nó bất cứ lúc nào. Sau khi chiến tranh thế giới thứ I kết thúc, nguồn dự trữ vàng của các nước giảm sút, cơ sở đảm bảo cho tiền giấy phát hành không chỉ là vàng mà còn được đảm bảo bằng thương phiếu hoặc bằng đồng tiền của các cường quốc kinh tế bấy giờ như Bảng Anh, USD.... - Sau chiến tranh thế giới thứ II, USD trở thành đồng tiền quốc tế và phương tiện cất trữ của các nước tư bản. Trong giai đoạn này, chính phủ Mỹ chỉ thực hiện chuyển đổi USD giấy ra vàng cho chính phủ và ngân hàng trung ương nước khác. Bắt đầu những năm 60, USD bị rơi vào khủng hoảng, bị giảm giá liên tục trên thị trường thế giới và chế độ bản vị USD hoàn toàn bị phá sản vào đầu thập niên 70, chấm dứt thời kỳ các nước áp dụng chế độ tiền giấy khả hoán. Ngày nay các nước đều áp dụng chế độ lưu thông tiền giấy. Tiền giấy do ngân hàng trung ương thống nhất phát hành là đồng tiền hợp pháp, được lưu hành với giá trị bắt buộc và nhà nước không thực hiện chuyển đổi tiền giấy ra vàng. Tuy nhiên, vàng vẫn được thừa nhận là một trong những cơ sở đảm bảo cho tiền giấy cũng như 10
- là một trong những tiêu chuẩn để xác định tính chất mạnh yếu của các loại tiền giấy trên thị trường quốc tế. Tiền giấy được sử dụng làm phương tiện trao đổi ngày càng phổ biến vì những tiện lợi như dễ mang theo người, dễ cất trữ. Mặt khác, việc in tiền với nhiều mệnh giá khác nhau có thể đáp ứng cho nhu cầu trao đổi chi ly và chính xác. Qua nghiên cứu quá trình hình thành tiền giấy, có thể thấy, tiền giấy ra đời với tư cách là dấu hiệu của kim loại tiền tệ (tiền vàng), được phát hành ra để thay thế cho tiền kim loại trong việc thực hiện chức năng tiền tệ nhằm khắc phục những nhược điểm của tiền tệ kim loại. Chính vì vậy, tiền giấy vẫn được sử dụng với giá trị như giá trị tiền tệ kim loại mà nó đại diện mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều. Tờ giấy bạc 10 USD trước năm 1970 mặc dù được in ấn khá công phu trên chất liệu giấy đắt tiền vẫn không thể có giá trị bằng 8,88671g vàng mà nó đại diện. Và với việc in thêm chỉ một con số 0 nữa chúng ta cũng sẽ có một tờ 100 USD với chi phí rẻ hơn nhiều so với 88,8671g vàng mà nó đại diện. Cũng vì thế tiền giấy còn được gọi là tiền tệ dưới dạng dấu hiệu giá trị hay là tiền danh nghĩa (token money). Cùng mang bản chất là tiền dấu hiệu, các loại chứng từ có giá có thể thay thế cho tiền làm phương tiện chi trả rất phổ biến ở các nước từ thế kỷ 19 đến nay như thương phiếu (có thể chuyển nhượng trong thời hạn nợ) hay séc thanh toán (có thể lưu thông trong thời hạn hiệu lực) cũng được xem là các công cụ lưu thông tín dụng hay tiền tín dụng do tư nhân phát hành. Sự có mặt của chúng đã làm phong phú thêm các phương tiện thanh toán ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Tiền giấy cũng có những nhược điểm như: không bền (dễ rách); chi phí lưu thông vẫn còn lớn; khi trao đổi hàng hoá diễn ra trên phạm vi rộng (chẳng hạn giữa các quốc gia hay giữa các vùng xa nhau), đòi hỏi tốc độ thanh toán nhanh, an toàn thì tiền giấy vẫn tỏ ra cồng kềnh, không an toàn khi vận chuyển; có thể bị làm giả… Bên cạnh tiền giấy, ngày nay do sự phát triển của các tổ chức tài chính tín dụng, đặc biệt là của hệ thống ngân hàng, một hình thái tiền tệ mới đã xuất hiện dựa trên những hoạt động của các tổ chức đó. Đó là tiền tín dụng. 3.3. Bút tệ (Tiền ghi sổ, tiền bút toán – Bank money) Bút tệ là một hình thái tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán của Ngân hàng. Bút tệ xuất hiện lần đầu tại nước Anh, vào giữa thế kỷ XIX. Để tránh những quy định chặt chẽ trong việc phát hành giấy bạc, các nhà ngân hàng Anh đã sáng chế ra hệ thống thanh toán qua sổ sách ngân hàng. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiền tệ Ngân hàng
76 p | 1488 | 879
-
Giáo trình tham khảo về kế toán ngân hàng
138 p | 1303 | 810
-
Ngân hàng trung ương_chương 4
24 p | 1024 | 510
-
Giáo trình Tiền tệ ngân hàng - TS. Nguyễn Minh Kiều (chủ biên)
514 p | 1230 | 435
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng
148 p | 666 | 335
-
Giáo trình Kinh tế học Tiền tệ - Ngân hàng: Phần 1 - Trịnh Thị Hoa Mai (chủ biên) (ĐHQG HN)
134 p | 587 | 129
-
Giáo trình Kinh tế học Tiền tệ - Ngân hàng: Phần 2 - Trịnh Thị Hoa Mai (chủ biên) (ĐHQG HN)
138 p | 224 | 92
-
Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên) (ĐH Kinh tế Quốc dân)
155 p | 235 | 75
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng trung Ương
280 p | 307 | 73
-
Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng: Phần 1
309 p | 233 | 59
-
wwwTiền tệ ngân hàng
510 p | 103 | 44
-
Giáo trình Kế toán ngân hàng: Phần 2 - ĐH kinh tế
95 p | 183 | 43
-
Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng: Phần 2
304 p | 131 | 43
-
Giáo trình Tiền tệ ngân hàng (Nghề: Kế toán - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
66 p | 19 | 4
-
Giáo trình Quản lý tiền tệ ngân hàng trung ương: Phần 1 - PGS. TS Đinh Xuân Hạng
62 p | 9 | 4
-
Giáo trình Quản lý tiền tệ ngân hàng trung ương: Phần 2 - PGS. TS Đinh Xuân Hạng
59 p | 8 | 4
-
Tài liệu hướng dẫn học tập Tiền tệ và ngân hàng: Phần 2 - Trường ĐH Mở
52 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn