HỆ THỐNG KIẾN THỨC NHỮNG BÀI THƠ<br />
NGỮ VĂN 12<br />
1. TÂY TIẾN – Quang Dũng<br />
là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Một hồn thơ phóng khoáng lãng mạn, tài<br />
hoa<br />
Hoàn cảnh ra đời<br />
Cuối 1948, Quang Dũng chuyển<br />
sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh<br />
nhà thơ nhớ đoàn quân da diết nên viết<br />
bài thơ này. Lúc đầu có tên là “Nhớ<br />
Tây Tiến”, sau đổi thành “Tây Tiến” in<br />
trong tập “Mây đầu ô”<br />
<br />
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi<br />
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi<br />
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi<br />
Mường Lát hoa về trong đêm hơi<br />
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm<br />
Heo hút cồn may sứng ngửi trời<br />
Ngàn thức lên cao, ngàn thước xuống<br />
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi<br />
Anh bạn dãi dầu không bước nữa<br />
Gục lên súng mũ bỏ quên đời<br />
Chiều chiều oai linh thác gầm thét<br />
Đêm đêm Mường hịch cọp trêu người<br />
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói<br />
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi<br />
<br />
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa<br />
Kìa em xiêm áo tự bao giờ<br />
Khèn lên man điệu nàng e ấp<br />
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ<br />
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy<br />
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ<br />
Có nhớ dáng người trên độc mộc<br />
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa<br />
<br />
Ý nghĩa văn bản- nghệ thuật<br />
- Khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến<br />
trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà thơ<br />
mộng. Hình tượng người lính mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm<br />
chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của<br />
mỗi chúng ta<br />
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn ;Ngôn từ đặc sắc: từ chỉ<br />
địa danh, tượng hình, Hán Việt; Kết hợp chất nhạc và họa<br />
- Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng<br />
cũng mỹ lệ, trữ tình gắn liền cuộc hành quân gian khổ:<br />
+ Hai câu đầu: là cảm xúc khơi nguồn nỗi nhớ da diết<br />
+ Nhớ Tây Bắc, một vùng đất xa xôi, hoang vắng , hùng<br />
vĩ, dữ dội nhưng thơ mộng, trữ tình:<br />
Một vùng đất khắc nghiệt,lạnh lẽo: sương lấp…<br />
Một vùng đất hiểm trở, cheo leo, dữ dội: núi cao,<br />
vực sâu<br />
Một vùng đất hoang vu, bí hiểm chứa đầy sự ghê<br />
gớm: thác gầm, cọp dữ<br />
Nhưng cũng thơ mộng: hoa về trong đêm, mưa xa<br />
khơi<br />
+ Bóng dáng những người lính Tây Tiến trong cuộc<br />
hành quân gian khổ : gục lên súng mũbỏ quên đời,…nhưng<br />
vẫn lạc quan, yêu đời quây quần bên nhân dân<br />
- Nghệ thuật: Nhân hoá, từ láy, từ cảm thán, phối thanh,<br />
ngắt nhịp, từ chỉ địa danh lạ, đối lập<br />
- Kỉ niệm đêm liên hoan và tình quân dân thắm thiết:<br />
+ 4 câu đầu: Cảnh đêm liên hoan lửa trại biên giới thật thơ<br />
mộng:<br />
Không khí nhộn nhịp, tưng bừng ,tràn ngập ánh<br />
sáng, niềm vui<br />
Sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng ,hào hứng trước cái lạ:<br />
trang phục lạ “ xiêm áo”, vũ điệu lạ “man điệu”, giao tiếp<br />
lạ “ nàng e ấp”<br />
+ 4 câu sau: Cảnh sông nước Tây Bắc một chiều sương :<br />
Một buổi chiều yên tĩnh, buồn: sương giăng mắc,<br />
phủ đầy trên dòng sông thật huyền ảo, lặng tờ<br />
Cảnh vật thiên nhiên hoang dại, phảng phất hồn<br />
người trong gió, trong cây.<br />
Một bức tranh nên thơ, duyên dáng: thuyền độc<br />
mộc, hoa lả lướt làm duyên bên dòng nước lũ<br />
- Nghệ thuật: động từ mạnh, hô ngữ “kìa em; ngôn ngữ cô<br />
đọng, hình ảnh độc đáo, …<br />
<br />
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc<br />
Quân xanh màu lá dữ oai hùm<br />
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới<br />
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm<br />
Rải rác biên cương mồ viễn xứ<br />
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh<br />
Áo bào thay chiếu anh về đất<br />
Sông Mã gầm lên khúc độc hành<br />
<br />
- Vẻ đẹp chân dung lính Tây Tiến:<br />
+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hoà hoa, lãng mạn: ( 4 câu<br />
đầu)<br />
Lính Tây Tiến chịu đựng nhiều gian khổ, hiện hiên<br />
với ngoại hình lạ thường do: sốt rét hoành hành, thiếu ăn,<br />
thiếu mặc “Không mọc tóc”, “xanh màu lá”<br />
Nhưng vẫn toát lên vẻ oai phong, lẫm liệt, kiêu hùng:<br />
“dữ oai hùm” khí thế mạnh mẽ<br />
Có một trái tim rạo rực, khát khao yêu đương, khát<br />
khao tự do: hướng về Hà Nội xa xăm, nhớ về những người<br />
thân yêu<br />
+ Vẻ đẹp bi tráng: ( 4 câu sau)<br />
Chịu mất mát hi sinh nhưng vẫn can trường: dù nằm<br />
lại nơi núi rừng xa xôi “ Rải rác… xứ” nhưng vẫn không lùi<br />
bước, tự hiến dâng đời mình cho Tổ quốc, xem cái chết nhẹ<br />
tựa lông hồng “ chiến trường đi… đời xanh”<br />
Họ hiện lê tráng lệ, hào hùng: cái chết của họ được<br />
nhà thơ lí tưởng hoá lên thật cao đẹp “ Áo bào … về đất”<br />
Họ mãi mãi bất tử trong lòng mọi người và Tổ quốc:<br />
“Sông Mã gầm … độc hành” thiên nhiên và con người<br />
phải ngưỡng vọng, thán phục và biết ơn họ<br />
- Nghệ thuật: Cảm hứng lãng mạn và bi tráng, từ Hán Việt,<br />
từ láy, nói giảm, hình ảnh lạ,<br />
<br />
2. VIỆT BẮC – Tố Hữu: lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại<br />
Hoàn cảnh ra đời<br />
Tháng 10- 1954 , Trung ương Đảng và<br />
Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội.<br />
Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu<br />
viết bài thơ “Việt Bắc”<br />
<br />
Mình về mình có nhớ ta<br />
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.<br />
Mình về mình có nhớ không<br />
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?<br />
Tiếng ai tha thiết bên cồn<br />
Bâng khuâng trong dạ, chồn bước đi<br />
Áo chàm đưa buổi phân li<br />
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…<br />
<br />
Ý nghĩa văn bản- nghệ thuật<br />
- VB là bản hùng ca về kháng chiến, bàn tình<br />
ca về nghĩa tình cách mạng<br />
- Đậm đà tính dân tộc; Sử dụng nhuần<br />
nhuyễn thể thơ lục bát truyền thống ;Vận dụng đốp<br />
đáp giao duyên, so sánh độc đáo<br />
<br />
- Khung cảnh chia tay và tâm trạng con người<br />
+ 4 câu đầu: Tâm trạng của người ở lại: ( Việt Bắc)<br />
Lo sợ người về xuôi sẽ quên mình, quên kỉ niệm<br />
gắn bó suốt 15 năm<br />
Nhắn nhủ, gợi nhớ trong lòng người về xuôi : nhìn<br />
cây thì nhứ đến núi, nhìn sông thì phải nhớ đến nguồn ở<br />
VB<br />
+ 4 câu sau: Tâm trạng của người về xuôi: ( Cán bộ)<br />
Bâng khuâng, xao xuyến không nói nên lời<br />
Nỗi nhớ như da diết, khôn nguôi trong lòng người<br />
ra đi<br />
Tấm lòng son sắt , thủy chung của người cách<br />
mạng<br />
luyến lưu, bịn rịn, không một lời đáp, không một<br />
lời giã từ mà chỉ có đôi bàn tay nắm lấy bàn tay<br />
- Nghệ thuật: Thơ lục bát, đối đáp giao duyên, câu hỏi tu<br />
từ ,từ láy chỉ tâm trạng, hình ảnh quen thuộc, điệp từ,…<br />
<br />
Mình đi, có nhớ những ngày<br />
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù<br />
Mình về, có nhớ chiến khu<br />
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?<br />
Mình về, rừng núi nhớ ai<br />
Trám bùi để rụng, măng mai để già.<br />
Mình đi, có nhớ những nhà<br />
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son<br />
Mình về, có nhớ núi non<br />
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh<br />
Mình đi, mình có nhớ mình<br />
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?<br />
<br />
Nhớ gì như nhớ người yêu<br />
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương<br />
Nhớ từng bản khói cùng sương<br />
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.<br />
Nhớ từng rừng nứa bờ tre<br />
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.<br />
Ta đi ta nhớ những ngày<br />
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…<br />
Thương nhau, chia củ sắn lùi<br />
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.<br />
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng<br />
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.<br />
Nhớ sao lớp học i tờ<br />
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan<br />
Nhớ sao ngày tháng cơ quan<br />
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.<br />
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều<br />
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…<br />
<br />
- Kỉ niệm về VB trong những năm tháng kháng chiến<br />
– tình cảm của VB đối với cán bộ<br />
+ Bốn câu đầu: Lời cuả VB nhắn người ra đi đừng quên<br />
VB:<br />
Mảnh đất từng gắn bó với cuộc chiến hào hùng,<br />
trường kì của dân tộc<br />
Nơi mà cán bộ và VB đã từng trải qua Khó khăn,<br />
gian khổ: “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù”,<br />
“miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”<br />
+ Tám câu còn lại: Lời bày tỏ tình cảm của đồng bào<br />
VB đối với cán bộ:<br />
Gợi lại kỉ niệm, nhắn nhủ người đi “có nhớ<br />
những nhà, hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”, “nhớ khi<br />
kháng Nhật”<br />
Nỗi nhớ da diết bao trùm cả lòng người và cả<br />
không gian “rừng núi nhớ ai”, “trám bùi để rụng, măng<br />
mai để già”<br />
- Nghệ thuật: Thơ lục bát, câu hỏi tu từ ,từ láy, hình<br />
ảnh quen thuộc, điệp từ, điệp cấu trúc, ngắt nhịp chẵn<br />
đều đều…<br />
<br />
- Nhớ thiên nhiên và con người VB trong những<br />
ngày đầu kháng chiến<br />
+ 6 câu đầu: Nhớ thiên nhiên Việt Bắc<br />
Như nhớ người yêu: một nỗi nhớ da diết, bồi hồi<br />
khó tả<br />
Nhớ thiên nhiên bình dị, thơ mộng, môc mạc,<br />
đơn sơ gắn liền với những địa danh quen thuộc suốt 15<br />
kháng chiến gian khổ<br />
+ 4 câu tiếp theo: Nhớ con người VB<br />
Nghĩa tình thủy chung, đồng cam cộng khổ<br />
Giàu hi sinh, chịu đựng gian khổ, vất vả để nuôi<br />
cán bộ ( hình ảnh người mẹ nuôi quân)<br />
+ 6 câu cuối: Nhớ khung cảnh sinh hoạt ở VB :<br />
Nhớ những ngày cán bộ và nhân dân tham gia<br />
lớp học bình dân học vụ<br />
Nhớ những ngày kháng chiến gian khổ nhưng<br />
lạc quan yêu đời “ gian nan”, “ca vang núi đèo”<br />
Nhớ âm thanh sinh hoạt hàng ngày nơi núi rừng<br />
“tiếng mõ rừng chiều”, “chày đêm nện cối”, “<br />
suối xa”<br />
- Nghệ thuật: Thơ lục bát, so sánh ví von ,từ láy,liệt kê<br />
hình ảnh quen thuộc, liệt kê địa danh, điệp từ, điệp cấu<br />
trúc, ngắt nhịp chẵn đều đều…<br />
<br />
Ta với mình, mình với ta<br />
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh<br />
Mình đi, mình lại nhớ mình<br />
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu<br />
<br />
Ta về, mình có nhớ ta<br />
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.<br />
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.<br />
Ngày xuân mơ nở trắng rừng<br />
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.<br />
Ve kêu rừng phach đổ vàng<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình<br />
Rừng thu trăng rọi hoà bình<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.<br />
<br />
Nhớ khi giặc đến giặc lùng<br />
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây.<br />
Núi giăng thành luỹ sắt dày<br />
Rừng che bộ đội, rừng quay quân thù.<br />
Mênh mông bốn mặt sương mù<br />
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.<br />
Ai về ai có nhớ không?<br />
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng<br />
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng<br />
Nhớ từ Cao- Lạng, nhớ sang Nhị Hà…<br />
<br />
- Lời thề sắt son của người về xuôi:<br />
+ Trước sau như một, vững bền “mặn mà”, “đinh ninh”<br />
+ Luôn nhớ về Việt Bắc, không bao giờ quên: đong<br />
đầy “Nguồn bao nhiêu nướu” thì “nghĩa tình” ta dành<br />
cho VB “bấy nhiêu”<br />
- Nghệ thuật: Thơ lục bát, đảo cụm từ, điệp từ, vận<br />
dụng cách nói trong ca dao, từ láy,…<br />
<br />
- Nhớ thiên nhiên và con người trong bức tranh bốn<br />
mùa:<br />
+ Hai câu đầu : nỗi nhớ chung về cảnh và người VB <br />
nhớ hoa, nhớ người<br />
+ Tám dòng còn lại : triển khai cụ thể nỗi nhớ sự hòa<br />
quyện giữa thiên nhiên và con người ứng với từng mùa,<br />
từng không gian, thời gian khác nhau :<br />
Mùa đông : phối màu độc đáo « xanh »- « đỏ »<br />
ấm áp, xua tan đi cái lạnh lẽo của trời đông, làm bừng sáng<br />
cả bức tranh con người đang làm chủ núi rừng, lao động<br />
hăng say, hiên ngang, mạnh mẽ<br />
Mùa xuân : Động từ « nở » kết hợp với màu<br />
« trắng » tinh khôi, trong trẻo, cả khu rừng tràn ngập<br />
màu trắng của hoa mơ con người VB « chuốt từng sợi<br />
giang » người VB tài hoa, khéo léo, thận trọng, chuyên<br />
cần trong lao động<br />
Mùa hè : Phối hợp hài hòa giữa màu sắc « vàng »<br />
và âm thanh » ve kêu » bức tranh sôi động ,cả khu rừng<br />
sặc sỡ màu vàng trông thật nên thơ cô gái nuôi quân<br />
mộc mạc, giản dị đang hái từng búp măng để nuôi cán bộ<br />
Mùa thu : yên ả, trữ tình, huyền ảo : ánh trăng thu<br />
soi rọi rừng đêm, tỏa sáng cả khu rừng VB gợi cảm giác<br />
thơ mộng, thanh bình con người ân tình thuỷ chung<br />
- Nghệ thuật : Thơ lục bát ,từ láy,phối màu độc đáo điệp<br />
từ, điệp cấu trúc, ngắt nhịp chẵn đều đều…<br />
<br />
-Nỗi nhớ về căn cứ địa vững chắc và chiến công ở<br />
VB :<br />
+6 câu đầu : nhớ về căn cứ địa vững chắc, thuận lợi cho<br />
ta, hiểm trở, khó khăn cho địch và sự đoàn kết của quân<br />
dân VB<br />
+ 4 câu sau : nhớ chiến công ở VB – nhớ những địa danh<br />
cuộc chiến đi qua và đã lập chiến công<br />
- Nghệ thuật : Thơ lục bát ,từ láy, điệp từ, điệp cấu<br />
trúc,câu hỏi tu từ, liệt kê địa danh, ngắt nhịp chẵn đều<br />
đều…<br />
<br />
Những đường Việt Bắc của ta<br />
Đêm đêm rầm rập như là đất rung<br />
Quân đi điệp điệp trùng trùng<br />
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.<br />
Dân công đỏ đuốc từng đoàn<br />
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.<br />
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày<br />
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.<br />
Tin vui chiến thắng trăm miền<br />
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về<br />
Vui từ Đồng Tháp, An Khê<br />
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.<br />
<br />
- Nhớ hình ảnh đoàn quân VB mạnh mẽ, hào<br />
hùng và niềm vui chiến thắng ;<br />
+ 8 câu đầu : hình ảnh đoàn quân VB mạnh mẽ, hào<br />
hùng, khí thế quyết liệt.<br />
+ 4 câu sau : niềm vui chiến thắng – chiến công liên<br />
tục, vang dội khắp mọi miền đất nước<br />
- Nghệ thuật : Thơ lục bát ,từ láy, điệp từ, điệp cấu<br />
trúc, so sánh, nhân hoá, nói quá, liệt kê địa danh,<br />
ngắt nhịp chẵn đều đều…<br />
<br />
Ai về ai có nhớ không?<br />
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.<br />
Nắng trưa rực rỡ sao vàng<br />
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công<br />
Điều quân chiến dịch Thu- đông<br />
Nông thôn phát động, giao thông mở đường<br />
Giữ đê, phòng hạn, thu lương<br />
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…<br />
<br />
- Nhớ tài lãnh đạo của Trung ương Đảng<br />
+ Điều quân<br />
+ Chiến thuật đánh giặc<br />
- Nghệ thuật : Thơ lục bát ,từ láy, câu hỏi tu từ,<br />
gieo vần, ngắt nhịp chẵn đều đều…<br />
<br />
Ở đâu u ám quân thù<br />
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi<br />
Ở đâu đau đớn giống nòi<br />
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.<br />
Mười lăm năm ấy, ai quên<br />
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà<br />
Mình về mình lại nhớ ta<br />
Mái đành Hồng Thái, cây đa Tân Trào.<br />
<br />
- Nhớ công ơn của Bác Hồ:<br />
+ Bác là áng sáng soi đường cho dân tộc<br />
+ Bác là niềm tin nuôi dưỡng ý chí cho<br />
Cách mạnh, nhân dân ta<br />
+ Nhớ Bác – nhớ quê hương Cách mạng<br />
- Nghệ thuật: Thơ lục bát ,từ láy, liệt kê, gieo<br />
vần, ngắt nhịp chẵn đều đều…<br />
<br />