intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hóa học xanh và phát triển bền vững

Chia sẻ: Cánh Cụt đen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết này trình bày việc áp dụng các nguyên tắc và nội dung của Hóa học xanh vào ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam là rất cần thiết và cấp bách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hóa học xanh và phát triển bền vững

  1. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 04/2019 Hóa học xanh và phát triển bền vững Nguyễn Thị Minh Anh - CQ56/23.01 1. Giới thiệu Hóa học xanh đang được quan tâm rộng rãi trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Hóa học xanh và phát triển bền vững có quan hệ chặt chẽ với nhau, phát triển bền vững là mục tiêu, hóa học xanh là phương tiện đạt đến mục tiêu đó. Nước ta đi vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi công nghiệp hóa chất phải tăng công suất sản xuất các sản phẩm hóa chất, để đáp ứng những yêu cầu chung đối với sự phát triển của các ngành và nhu cầu bảo vệ sức khỏe, cũng như tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, tăng quy mô sản xuất và sử dụng các sản phẩm hóa chất cũng dẫn đến những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Hóa học xanh là giải pháp tốt nhất để xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, ở nước ta, phát triển công nghiệp mới ở giai đoạn đầu, còn nhiều vấn đề cần giải quyết, tạo tiền đề cho phát triển hóa học xanh. Trên thực tế, việc áp dụng những nguyên lý thân thiện môi trường của hóa học xanh đã và đang góp phần giúp ngành hóa chất đi theo hướng phát triển bền vững, mang lại những lợi ích tích cực cả về kinh tế, môi trường và xã hội cho nhân loại. Hóa học xanh (hay còn gọi là hóa học bền vững) là một khái niệm chỉ một ngành hóa học và kỹ thuật khuyến khích việc thiết kế các sản phẩm và quá trình giảm thiểu việc sử dụng và tạo ra các chất độc hại. Thuật ngữ “Hóa học xanh” được Anastas thuộc Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đặt ra. Hóa học xanh tìm cách giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn của nó. Như một triết lý hóa học, hóa học xanh áp dụng cho hóa hữu cơ, hóa học vô cơ, hóa sinh, hóa phân tích và thậm chí hóa học vật lý. Trọng tâm là giảm thiểu các nguy hiểm và tối đa hóa hiệu quả của sự lựa chọn bất kỳ hóa chất sử dụng. Khác biệt với hóa học môi trường là tập trung vào các hiện tượng hóa học trong môi trường. Từ đầu những năm 1990, cả Italia và Vương quốc Anh đều đã đưa ra những sáng kiến chủ yếu trong hóa học xanh và gần đây hơn, mạng lưới hóa học xanh và bền vững đã được tổ chức ở Nhật Bản. Những xuất bản phẩm ban đầu của tạp chí Hóa học xanh được Hội Hóa học hoàng gia bảo trợ đã xuất hiện vào năm 1999. Như vậy là, từ đó Hóa học xanh đã thật sự hiện hữu và ngày càng lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Ngành công nghiệp hóa chất ở Việt Nam vẫn còn chậm phát triển so với các nước công nghiệp khác. Các sản phẩm hóa học còn ít, đặc biệt các hợp chất hữu cơ chủ yếu chúng ta chưa sản xuất được. Đặc điểm chung của ngành công nghiệp hóa chất ở nước ta là công nghệ và thiết bị sản xuất cũ, lạc hậu, thiếu các giải pháp đảm bảo để xử lý ô nhiễm từ khí thải, nước thải và rác thải (trừ một số nhà máy mới được đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây). Do vậy, ô nhiễm môi trường do hoạt nghiªn cøu khoa häc Sinh viªn 3
  2. Taäp 04/2019 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ động sản xuất hóa chất là rất nghiêm trọng. Mặt khác, nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái của người quản lý, sản xuất và cộng đồng còn hạn chế. Từ những lý do trên, việc áp dụng các nguyên tắc và nội dung của Hóa học xanh vào ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam là rất cần thiết và cấp bách. 2. Mô hình phát triển bền vững cho Hóa học xanh Định nghĩa của “The World Commission on Environment and Development’s” 1987: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. Mô hình phát triển bền vững của Hóa học xanh dựa trên 12 nguyên tắc: 1. Ngăn ngừa: Tốt nhất là ngăn ngừa sự phát sinh của chất thải hơn là xử lý hay làm sạch chúng. 2. Tiết kiệm nguyên tử: Các phương pháp tổng hợp phải được thiết kế sao cho các nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp có mặt tới mức tối đa trong sản phẩm cuối cùng. 3. Phương pháp tổng hợp ít nguy hại: Các phương pháp tổng hợp được thiết kế nhằm sử dụng và tái sinh các chất ít hoặc không gây nguy hại tới sức khỏe con người và cộng đồng. 4. Hóa chất an toàn hơn: Sản phẩm hóa chất được thiết kế, tính toán sao cho có thể đồng thời thực hiện được chức năng đòi hỏi của sản phẩm nhưng lại giảm thiểu được tính độc hại. 5. Dung môi và các chất phụ trợ an toàn hơn: Trong mọi trường hợp có thể nên dùng các dung môi, các chất tham gia vào quá trình tách và các chất phụ trợ khác không độc hại. 6. Thiết kế nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng: Các phương pháp tổng hợp được tính toán sao cho năng lượng sử dụng cho các quá trình hóa học ở mức thấp nhất. Nếu như có thể, phương pháp tổng hợp nên được tiến hành ở nhiệt độ và áp suất bình thường. 7. Sử dụng nguyên liệu tái sinh: Nguyên liệu dùng cho các quá trình hóa học có thể tái sử dụng thay cho việc loại bỏ. 8. Giảm thiểu dẫn xuất, ít giai đoạn trung gian: Vì các quá trình tổng hợp qua nhiều hợp chất trung gian, nhiều dẫn xuất, càng đòi hỏi thêm các hóa chất khác và thường tạo thêm chất thải. 9. Sử dụng các chất xúc tác: Các chất xúc tác nên dùng ở mức tối đa có thể, thay cho việc sử dụng các chất phản ứng theo tỷ lượng. 10. Tính toán, thiết kế để sản phẩm có thể phân hủy sau sử dụng: Các sản phẩm hóa chất được tính toán và thiết kế sao cho khi thải bỏ chúng có thể phân huỷ trong môi trường. nghiªn cøu khoa häc Sinh viªn 4
  3. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 04/2019 11. Phân tích thời gian hữu ích để ngăn ngừa ô nhiễm: Phát triển các phương pháp phân tích cho phép quan sát và kiểm soát việc tạo thành các chất thải nguy hại. 12. Hóa học an toàn hơn để đề phòng các sự cố: Các hợp chất và quá trình tạo thành các hợp chất sử dụng trong các quá trình hóa học cần được chọn lựa sao cho hạn chế tới mức thấp nhất mối nguy hiểm có thể xảy ra do các tai nạn, kể cả việc thải bỏ, nổ hay cháy, hóa chất. 3. Mô hình chuẩn Hóa học xanh là một xu hướng tất yếu đối với công nghiệp hóa chất, vừa bảo đảm phát triển bền vững, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế chung. Là một cẩm nang cơ bản đưa đến việc làm sạch và bảo vệ môi trường. Tuy vậy, ở nước ta còn nhiều cản trở cho việc phát triển mạnh mẽ hóa học xanh, rất cần được quan tâm xử lý, tạo tiền đề cho hóa học xanh phát triển trên phạm vi cả nước. Một khi đã kiểm soát thành công thì điều không thể phủ nhận rằng Hóa học xanh chính là vị cứu tinh của toàn cầu trong vấn đề ô nhiễm môi trường. Paul T. Anastas cho rằng “Hóa học xanh là một công cụ hữu hiệu vì nó bắt đầu ở quy mô phân tử nhưng lại cung cấp các sản phẩm và các quy trình thân thiện hơn với môi trường. Hóa học xanh không yêu cầu gì đặc biệt trừ một nền khoa học có chất lượng cao với một tầm nhìn lớn nhất và xa nhất có thể”. Có các mô hình chuẩn như sau : 1. Cân bằng 3 yếu tố:  Môi trường thiên nhiên tồn tại độc lập và phát triển  Xã hội chia sẻ  Kinh tế no đủ. 2. Môi trường + kinh tế: Kinh tế bền vững. 3. Môi trường + xã hội: Môi trường tự nhiên bền vững. 4. Xã hội + kinh tế: Xã hội công bằng. Tài liệu tham khảo: http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Hoa-hoc-xanh-Xu- huong-phat-trien-cua-nganh-hoa-chat-trong-tuong-lai-49011.html https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B3a_h%E1%BB%8Dc_xanh#Tham_kh%E1%BA %A3o http://www.vinachem.com.vn/xuat-ban-pham/so-2-2012-vnc/phat_trien_hoa_hoc_xanh _o_viet_nam.html nghiªn cøu khoa häc Sinh viªn 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1