intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HOẠ SĨ TRẦN VINH LƯU

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

85
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Họa sĩ Trần Vinh Lưu sinh năm 1937, hiện ở thôn Trung Lăng, thị trấn Tiên Lãng. Sau 25 năm trong quân ngũ, được học các trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật Hà Nội, ông liên tục sáng tác. Khi trở về là chi hội trưởng Chi hội CCB Trung Lăng, ông đã có một gia tài và dấu ấn cá nhân rất đáng kể. Đó là nguồn tác phẩm tranh, tượng và ký họa phong phú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HOẠ SĨ TRẦN VINH LƯU

  1. HOẠ SĨ TRẦN VINH LƯU TRẦN VINH LƯU-Bác Hồ với chiến sĩ bảo vệ 1950-Khắc gỗ
  2. Họa sĩ Trần Vinh Lưu sinh năm 1937, hiện ở thôn Trung Lăng, thị trấn Tiên Lãng. Sau 25 năm trong quân ngũ, được học các trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật Hà Nội, ông liên tục sáng tác. Khi trở về là chi hội trưởng Chi hội CCB Trung Lăng, ông đã có một gia tài và dấu ấn cá nhân rất đáng kể. Đó là nguồn tác phẩm tranh, tượng và ký họa phong phú. Trong đó có 5 tác phẩm đang được lưu giữ tại các Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Lịch sử Quân sự Việt Nam và Cách mạng Việt Nam gồm tranh khắc gỗ màu Bác Hồ với các chiến sĩ bảo vệ (1974) , Vá áo ở hầm bãi cát Lý Hoà, Quảng Bình (1979), ký họa mực nho: Chiến sĩ Nông Ngọc Long (1979), tranh lụa Sau trận chiến đấu (2004) và Anh hùng Trần Văn Thọ hướng dẫn bà con dân tộc Hà Nhì cày cải tiến 1958 (2004). Ngoài một số lần tham gia giảng dạy các lớp vẽ, triển lãm chung trong quân đội và toàn quốc ở Hà Nội, Đà Nẵng, ông còn có triển lãm riêng tại Hải Phòng năm 1983, và năm 2007 tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội . Đối với một cựu chiến binh tuổi 70 đam mê hội họa như ông có triển lãm cá nhân ở thủ đô với nhiều người xem là sinh viên các trường mỹ thuật, kiến trúc, xây dựng... Những dòng cảm tưởng song ngữ, lại bán được tác phẩm thế là rất vui! Người xem chú ý đến triển lãm của ông trước hết vì một chủ đề rất đặc biệt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Theo đó, hạt nhân cảm xúc của ông là những ảnh hưởng to lớn của Bác Hồ với nhân dân, bộ đội đối với Bác Hồ... Nổi bật nhất là bộ tranh khắc gỗ thể hiện xuyên suốt khí thế cách mạng của nhân dân cả nước từ năm
  3. 1945 đến nay khi thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ, mà ý tưởng sáng tác cũng nhứ nghệ thuật bố cục được ông ấp ủ trong 10 năm qua. Bộ tranh gồm 4 bức tranh khổ 80x50cm. Mỗi tranh có từ 12 - 13 nhân vật với các tiêu đề: Đi theo mặt trận Việt Minh, Đánh đổ đế quốc phong kiến, Quyết tâm thống nhất tổ quốc và Phấn đấu dân giàu nước mạnh. Tính khái quát cao của bộ tranh là một ấn tượng đối với người xem triển lãm. Nhiều tác phẩm khác ở các chất liệu khắc gỗ thuốc nước, lụa, thạch cao cũng gợi mở về sở trường sáng tác của họa sĩ. Ba bộ tranh truyện về các anh hùng Đinh Trọng Lịch hy sinh bảo vệ hàng hoá ở Hải Phòng, Hồ Phòm người vận động quần chúng đi theo cách mạng, Trương Thành Nam diệt ác phá kìm 1969 - 1971 tại Quảng Trị. Bên cạnh đó là các phác thảo tượng đài chất liệu thạch cao Chiến thắng Cát Bi và Tiên Long phá càn... là những tác phẩm toát lên vẻ đẹp về tư tưởng cách mạng, gợi lại dòng lịch sử và truyền thống cách mạng rất đỗi tự hào. Mảng tác phẩm thú vị không kém là ký họa về phong cảnh quê hương. Với kiến thức vững chắc về hình họa và một thời chịu đi, đam mê sáng tác cũng như khả năng sử dụng các chất liệu chì, bút sắt và nhất là mực nho, họa sĩ Trần Vinh Lưu thành công ở những ký họa về Cát Bà, Đồ Sơn, Long Châu, về vùng sâu, vùng xa nông thôn, hải đảo. Trong lời giới thiệu về ông, họa sĩ Bằng Lâm - Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam viết: “Vẻ đẹp của người lính là phong cảnh quê hương từ hiện thực đến tác phẩm của họa sĩ Trần Vinh Lưu không ồn ào, phô trương, không nặng hình thức kiểu cách... Tranh ông thể hiện đúng tính chất phác hiền lành đầy trách nhiệm trước hiện thực cuộc sống như chính con người ông một phẩm chất “Bộ đội Cụ
  4. Hồ”. Giờ đây họa sĩ Trần Vinh Lưu mong muốn in tuyển tập tác phẩm Mỹ thuật của mình hy vọng đóng góp sản phẩm quảng bá về Hải Phòng, về quê hương đất nước thời kỳ mở cửa và hội nhập. ông tiếp tục ký họa về những rung động của đời sống hàng ngày và cũng vẽ cả bằng ký ức một thời trai trẻ . Trích bài ANH THƠ báo Hải Phòng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2