intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hồng ban

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Hồng ban" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc các bệnh: mày đay (L50), hồng ban đa dạng (L51), hồng ban nút (L52), hồng ban do thuốc, hồng ban do nhiễm siêu vi (ban đỏ truyền nhiễm). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hồng ban

  1. HỒNG BAN 1. ĐỊNH NGHĨA Hồng ban là sang thương da gây đổi màu sắc da do hiện tượng dãn mạch máu dưới da tạo nên. Đây là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh khác nhau trong đây chỉ đề cập đến các bệnh sau đây: - Mày đay (L50). - Hồng ban đa dạng (L51). - Hồng ban nút (L52). 2. MÀY ĐAY (L50) 2.1. Định nghĩa Là một tình trạng phản ứng quá mẫn type 1 của cơ thể biểu hiện bằng các sẩn, mảng hồng ban có hình dạng đa dạng phân bố ngẫu nhiên kèm ngứa. Gồm 2 thể cấp (< 6 tuần, hiếm khi kéo dài quá 24 giờ) và mạn (kéo dài hoặc tái phát > 6 tuần). Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, thuốc, thức ăn, vắc xin. 2.2. Chẩn đoán - Bệnh sử: tiền căn dị ứng trước đây, tiền căn mề đay, tiếp xúc các dị nguyên như thuốc (NSAID), thức ăn. Lưu ý ở trẻ bị mày đay tái phát thường xuyên có thể do nhiễm trùng tiêu hóa hoặc hô hấp. Các triệu chứng gợi ý dấu hiệu nặng của sốc phản vệ như tức ngực, khó thở, đau bụng, buồn nôn, nôn. - Sẩn mảng hồng ban gồ cao trên da, hình dạng đa dạng kích thước thay đổi. 358
  2. - Phân bố ngẫu nhiên. - Ngứa nhiều, càng gãi càng nổi lên nhiều. Triệu chứng thường nặng hơn về đêm. - Thường tự khỏi sau 24 giờ không để lại dấu vết. - Vùng mô liên kết lỏng lẻo như mặt, mi mắt, sinh dục có thể có hiện tượng phù mạch (phù Quincke), nếu phù vùng thanh quản có thể làm trẻ khò khè, khó thở. - Cận lâm sàng: nếu có shock phản vệ hoặc phản ứng phản vệ xét nghiệm chức năng gan, thận, công thức máu, đông máu… - Xét nghiệm bạch cầu ái toan, xác định dị nguyên. 2.3. Điều trị Xem bài mề đay trong phác đồ. 3. HỒNG BAN ĐA DẠNG (L51) 3.1. Định nghĩa Là một tình trạng phản ứng cấp tính của cơ thể thông qua trung gian hệ miễn dịch biểu hiện là sang thương da được đặc trưng bởi hình bia bắn điển hình. Gồm 2 thể nặng (major) có ảnh hưởng đến niêm mạc, sốt, đau khớp và nhẹ (minor) không có ảnh hưởng đến niêm mạc, không sốt, không đau khớp. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng chiếm 90% (HSV, Mycoplasma pneumonia…), thuốc chiếm 10%. 3.2. Lâm sàng (chỉnh lại format bullet) - Sang thương bia bắn điển hình gồm 3 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng ứng với mỗi giai đoạn phát triển của bệnh: 359
  3. + Trung tâm: hoại tử thượng bì, màu đỏ sậm hoặc mụn nước. + Giữa: quầng sẩn phù nhạt. + Ngoài cùng: vòng hồng ban. - Vị trí: phân bố đối xứng, đầu tiên xuất hiện ở mặt duỗi của các chi sau đó lan lên thân mình. Trong thể nặng có thể có tổn thương niêm mạc miệng (môi, mặt trong má, khẩu cái), mắt, hậu môn, ống tiêu hóa, sinh dục. Thương tổn ban đầu là bóng nước sau đó vỡ để lại vết loét. - Triệu chứng toàn thân: người bệnh có thể có dấu hiệu báo trước gồm sốt, mệt mỏi, đau khớp. Nếu do nhiễm M.pneumonia có thể có triệu chứng của hệ hô hấp. - Diễn tiến: xuất hiện đầy đủ triệu chứng trong 3 đến 5 ngày đầu và tự khỏi trong vòng 2 tuần. Không để lại sẹo tuy nhiên có thể có tăng sắc tố kéo dài 1 tháng sau khi lành bệnh. 3.3. Cận lâm sàng Không có giá trị trong chẩn đoán trừ thể nặng bội nhiễm có bạch cầu tăng, CRP tăng, men gan tăng nhẹ. 3.4. Điều trị - Điều trị triệu chứng: chống ngứa bằng thuốc kháng histamin, bội nhiễm da dùng các thuốc bôi Milian, loét miệng dùng các chế phẩm gel chứa corticoid và lidocain bôi miệng, có thể cho trẻ ngậm Phosphologel. Trong trường hợp nặng tổn thương niêm mạc rộng làm trẻ biếng ăn có thể cân nhắc prednisone uống. - Điều trị theo nguyên nhân: + Dị ứng thuốc: ngưng dùng thuốc nghi ngờ. 360
  4. + Do HSV: acyclovir. + Do M.Pneumonia: kháng sinh nhóm macrolide như azithromycin, clarithromycin. - Hội chẩn bác sĩ nhãn khoa nếu có tổn thương mắt. 4. HỒNG BAN NÚT (L52) 4.1. Định nghĩa Là tình trạng phản ứng quá mẫn muộn của cơ thể do nhiễm trùng (thường do Streptococcus, lao), tiếp xúc với các dị nguyên như thuốc, sarcoidosis… Tuy nhiên, 50% trường hợp không xác định được nguyên nhân. Cơ chế do viêm vách mô mỡ của lớp hạ bì. 4.2. Lâm sàng - Sang thương dạng nốt hồng ban, cứng, không di động, đường kính từ 2-5 cm hơi gồ lên trên bề mặt da. - Vị trí: mặt duỗi của các chi. - Có thể kèm theo sốt, mệt mỏi, đau khớp, triệu chứng hô hấp trên. - Bệnh thường tự khỏi sau 8 tuần. Dát tăng sắc tố thường mất đi sau 1 tháng. 4.3. Điều trị - Nghỉ ngơi, nâng cao chân. - Điều trị nguyên nhân tùy theo từng trường hợp. - NSAIDs đường uống. 361
  5. 5. HỒNG BAN DO THUỐC 5.1. Định nghĩa - Hồng ban do sử dụng một số thuốc như macrolide, sulfonamide, acetaminophen, quinolones. 5.2. Chẩn đoán - Tiền căn gia đình hoặc bản thân từng có dị ứng thuốc. - Nóng, rát nơi nổi hồng ban sau đó xuất hiện hồng ban hoặc bóng nước. Giai đoạn hồi phục có tăng sắc tố. - Bệnh thường tự giới hạn. 5.3. Điều trị - Ngưng sử dụng thuốc nghi ngờ. - Điều trị triệu chứng: ngứa dùng Antihistamin, hạ sốt. 6. HỒNG BAN DO NHIỄM SIÊU VI (BAN ĐỎ TRUYỀN NHIỄM) - Là hồng ban do nhiễm Parovirus B19. - Có thể có triệu chứng báo trước giống cúm như sốt, đau khớp, mệt mỏi, triệu chứng hô hấp trên. - Đầu tiên hồng ban xuất hiện ở mặt, toàn thân sau đó nhạt màu ở trung tâm tạo thành hồng ban dạng ren lưới. - Bệnh tự giới hạn. - Điều trị triệu chứng nếu có: + Sốt: hạ sốt bằng acetaminophen. + Ngứa: Antihistamin (Clorpheniramin, Fexofenadin, Loratadin, Desloratadin, Cetirizin, Levocetirizin…). 362
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2