intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận khò khè tại phòng khám

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Tiếp cận khò khè tại phòng khám" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận khò khè tại phòng khám

  1. TIẾP CẬN KHÒ KHÈ TẠI PHÒNG KHÁM 1. ĐỊNH NGHĨA - Khò khè là âm thanh phát ra do dòng khí xoáy qua chỗ hẹp của đường thở trong lồng ngực. - Khò khè do hẹp phế quản nhỏ thường tăng khi thở ra, đa âm sắc, lan tỏa. - Khò khè do hẹp khí quản hay 2 phế quản gốc thường 2 thì, đơn âm. - Khò khè cần được phân biệt với những tiếng thở bất thường khác như tiếng rít, ngáy, tiếng rên, khụt khịt…từ đường hô hấp trên. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP 2.1. Khò khè cấp - Dị vật đường thở. - Cơn hen cấp. - Viêm tiểu phế quản cấp. - Viêm phổi siêu vi, Mycoplasma, Chlamydia. 2.2. Khò khè tái phát, kéo dài - Dị vật đường thở bỏ quên. - Hen phế quản. - Viêm phổi hít: trào ngược dạ dày thực quản, bệnh thần kinh, cơ… - Bệnh phổi mạn: loạn sản phế quản phổi, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn… 12
  2. - Bất thường cấu trúc: mềm sụn khí-phế quản, hẹp bẩm sinh hay sẹo hẹp, vòng mạch, rò khí-phế quản với đường tiêu hóa… - Chèn ép đường thở: hạch lao, u trung thất, tim to, giãn động mạch phổi… 3. CÁCH TIẾP CẬN 3.1. Hỏi bệnh sử 3.1.1. Khò khè cấp - < 02 tuổi, sau viêm mũi họng: viêm tiểu phế quản. - 02-04 tuổi, hội chứng xâm nhập, suy hô hấp nhanh: dị vật. - Trẻ lớn, ho, tăng về đêm, khởi phát sau gắng sức, tiếp xúc dị nguyên, đổi thời tiết: cơn hen phế quản. 3.1.2. Khò khè tái phát, kéo dài - Cơn ho khó thở tăng về đêm, giảm sau khí dung, khởi phát sau viêm mũi họng hay yếu tố khởi phát khác, tiền căn bản thân và gia đình hen, viêm mũi dị ứng, chàm: hen phế quản. - Sinh non, hay ọc ói, khò khè khi bú, gầy mòn, khàn tiếng tái phát: bệnh lý hít. - Khò khè đột ngột kéo dài sau hội chứng xâm nhập: dị vật đường thở bỏ quên. - Viêm phổi tái phát: bệnh phổi mạn. - Khởi phát từ nhỏ, liên tục, dị tật khác đi kèm: dị tật bẩm sinh đường thở. - Tiền căn thở máy: loạn sản phổi sơ sinh, hẹp hạ thanh môn do nội khí quản. 13
  3. - Tiếp xúc lao: hạch lao trung thất. - Bệnh thần kinh-cơ: bệnh lý hít. 3.2. Khám lâm sàng - Đánh giá ngay tình trạng suy hô hấp, nguy cơ tắc nghẽn nặng đường thở: tím tái? Thở nhanh? Co lõm ngực? Nói hay khóc ngắt quãng? - Khò khè thở ra hay 02 thì? Đơn âm, khu trú hay đa âm, lan tỏa? - Phế âm giảm, lồng ngực căng giảm thông khí? - Sốt? Ran nổ ẩm? - Đánh giá đáp ứng với khí dung Salbutamol +/- Budesonide. 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập cấp cứu - Suy hô hấp nặng: bứt rứt hoặc đừ, tím tái, thở nhanh, co lõm ngực nặng. 4.2. Chỉ định nhập viện - Khò khè có suy hô hấp trung bình nhẹ không đáp ứng khí dung. - Viêm tiểu phế quản, viêm phổi chậm đáp ứng điều trị ngoại trú. - Kèm các bất thường phối hợp: khó bú, sốt cao... 4.3. Khám chuyên khoa Hô hấp - Nghi dị vật đường thở. 14
  4. - Khò khè tái phát, kéo dài: hen phế quản chưa được theo dõi chuyên khoa, bệnh phổi mạn, khò khè chưa rõ nguyên nhân… - Khò khè không đáp ứng khí dung. 4.4. Điều trị ngoại trú và theo dõi - Khí dung Salbutamol +/- Budesonide: chẩn đoán và điều trị. - Điều trị bệnh lý theo phác đồ: viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen phế quản cơn nhẹ, trung bình đã được theo dõi chuyên khoa hô hấp. - Theo dõi dấu hiệu nặng. - Tái khám. LƯU ĐỒ XỬ TRÍ KHÒ KHÈ SUY HÔ HẤP NẶNG TRUNG BÌNH, NHẸ KHÔNG Chuyển Cấp cứu KD Salbutamol +/- Budesonide Nghi dị vật x 1-3 lần / Oxy Khò khè tái phát, kéo dài ĐÁP ỨNG TỐT MỘT PHẦN KHÔNG VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN HEN PHẾ QUẢN VIÊM PHỔI Nguyên nhân khác Điều trị theo phác đồ Chuyển Hô hấp 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2