intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải 61,62 trang 91 SGK Hình học 9 tập 2

Chia sẻ: Chac Van00 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

176
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em ôn tập, nắm chắc kiến thức và nâng cao kỹ năng giải bài tập về đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp hiệu quả. TaiLieu.VN xin chia sẻ với các em tài liệu giải bài tập trang 91 SGK Hình học lớp 9 với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình SGK sẽ giúp các em dễ dàng vẽ được tâm, vẽ được đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của 1 đa giác đều cho trước. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải 61,62 trang 91 SGK Hình học 9 tập 2

Bài 61 trang 91 SGK Hình học 9 tập 2

a) Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm.

b) Vẽ hình vuông nội tiếp đường tròn (O) ở câu a)

c) Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông ở câu b) rồi vẽ đường tròn (O;r)

Hướng dẫn giải bài 61 trang 91 SGK Hình học 9 tập 2:

a) Chọn điểm O làm tâm, mở compa có độ dài 2cm vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm: (O; 2cm)

Vẽ bằng eke và thước thẳng.

b) Vẽ đường kính AC và BD vuông góc với nhau. Nối A với B, B với C, C với D, D với A ta được tứ giác ABCD là hình vuông nội tiếp đường tròn (O;2cm)

c) Vẽ OH ⊥ AD

OH là bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD.

r = OH = AH.

r2 + r2 = OA2 = 22 => 2r2 = 4 => r = √2 (cm)

Vẽ đường tròn (O;√2cm). Đường tròn này nội tiếp hình vuông, tiếp xúc bốn cạnh hình vuông tại các trung điểm của mỗi cạnh.


Bài 62 trang 91 SGK Hình học 9 tập 2 

a) Vẽ tam giác ABC cạnh a = 3cm.

b) Vẽ đường tròn (O;R) ngoại tiếp tam giác đều ABC. Tính R.

c) Vẽ đường tròn (O;r) nội tiếp tam giác đều ABC. Tính r.

d) Vẽ tiếp tam giác đều IJK ngoại tiếp đường tròn (O;R).

Hướng dẫn giải bài 62 trang 91 SGK Hình học 9 tập 2:

a) Vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 3cm (dùng thước có chia khoảng và compa)

b) Tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác đều ABC là giao điểm của ba đường trung trực (đồng thời là ba đường cao, ba trung tuyến, ba phân giác của tam giác đều ABC).

Ta có: R= OA = 2/3AA’ = 2/3. AB√3/2 = 2/3.3√3 /2 = √3v(cm).

c) Đường tròn nội tiếp (O;r) tiếp xúc ba cạnh của tam giác đều ABC tại các trung điểm A’, B’, C’ của các cạnh.

r = OA’ = 1/3AA’ =1/3. 3√3/2 =√3/2 (cm)

d) Vẽ các tiếp tuyến với đường tròn (O;R) tại A,B,C. Ba tiếp tuyến này cắt nhau tại I, J, K. Ta có ∆IJK là tam giác đều ngoại tiếp (O;R).

 

Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn và tải về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem phần giải bài tập của:

>> Bài tập trước: Hướng dẫn giải bài 58,59,60 trang 90 SGK Hình học 9 tập 2

>> Bài tập sau: Hướng dẫn giải 63,64 trang 92 SGK Hình học 9 tập 2

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2