Bài 19 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2
Giải các bất phương trình theo quy tắc chuyển vế:
a) x – 5 > 3; b) x – 2x < -2x + 4;
c) -3x > -4x + 2; d) 8x + 2 < 7x – 1.
Hướng dẫn giải bài 19 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2:
a) x – 5 > 3 <=> x > 5 + 3 <=> x > 8
Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 8
b) x – 2x < -2x + 4 <=> x – 2x + 2x < 4 <=> x < 4
Vậy nghiệm của bất phương trình là x < 4
c) -3x > -4x + 2 <=> -3x + 4x > 2 <=> x > 2
Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 2
d) 8x + 2 < 7x – 1 <=> 8x – 7x < -1 -2 <=> x < -3
Vậy nghiệm của bất phương trình là x < -3
Bài 20 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2
Giải các bất phương trình (theo quy tắc nhân):
a) 0,3x > 0,6; b) -4x < 12;
c) -x > 4; d) 1,5x > -9.
Hướng dẫn giải bài 20 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2:
a) 0,3x > 0,6 <=> 10/3.0,3x > 0,6.10/3
<=> x > 2
Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 2
b) -4x < 12 <=> -1/4 .(-4x) > 12.(-1/4) <=> x > -3
Vậy nghiệm của bất phương trình là x > -3
c) -x > 4 <=> x < -4
Vậy nghiệm của bất phương trình là x < -4
d) 1,5x > -9 <=> 3/2
x > -9 <=> 2/3 .3/2
x > (-9).2/3
<=> x > -6
Vậy nghiệm của bất phương trình là x > -6
Bài 21 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2
Giải thích sự tương đương sau:
a) x – 3 > 1 <=> x + 3 > 7; b) -x < 2 <=> 3x > -6
Hướng dẫn giải bài 21 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2:
a) x – 3 > 1 <=> x + 3 > 7
Hai bất phương trình tương đương vì cộng 6 vào cả hai vế.
b) -x < 2 <=> 3x > -6
Hai bất phương trình tương đương vì nhân -3 vào cả hai vế và đổi dấu bất phương trình.
Bài 22 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2
Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số:
a) 1,2x < -6; b) 3x + 4 > 2x + 3
Hướng dẫn giải bài 22 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2:
a) 1,2x < -6 <=> x < -6 : 1,2 <=> x < -5
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = {x/x < -5} và được biểu diễn trên trục số như sau:
b) 3x + 4 > 2x + 3 <=> 3x – 2x > 3 -4 <=> x > -1
Vậy tập hợ nghiệm của bất phương trình là S = {x/x > -1} và được biểu diễn trên trục số như sau:
Bài 23 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2
Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số:
a) 2x – 3 > 0; b) 3x + 4 < 0;
c) 4 – 3x ≤ 0; d) 5 – 2x ≥ 0
Hướng dẫn giải bài 23 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2:
a) 2x – 3 > 0 <=> 2x > 3 <=> x > 3/2
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = {x/x > 3/2} và được biểu diễn trên trục số như sau:
b) 3x + 4 < 0 <=> x < -4/3
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = {x/x < -4/3} và được biểu diễn trên trục số như sau:
c) 4 – 3x ≤ 0 <=> x ≥ 4/3
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = {x/x ≥ 4/3 } và được biểu diễn trên trục số như sau:
d) 5 – 2x ≥ 0 <=> 5 ≥ 2x <=> x ≤ 5/2
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = {x/x ≤ 5/2 } và được biểu diễn trên trục số như sau:
Bài 24 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2
Giải các bất phương trình:
a) 2x – 1 > 5; b) 3x – 2 < 4;
c) 2 – 5x ≤ 17; d) 3 – 4x ≥ 19.
Hướng dẫn giải bài 24 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2:
a) 2x – 1 > 5 <=> 2x > 6 <=> x > 3
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x > 3
b) 3x – 2 < 4 <=> 3x < 6 <=> x < 2
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x < 2
c) 2 – 5x ≤ 17 <=> -5x ≤ 15 <=> -x ≤ 3 <=> x ≥ -3
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x ≥ -3
d) 3 – 4x ≥ 19 <=> -4x ≥ 16 <=> x ≤ -4
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x ≤ -4
Bài 25 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2
Giải các bất phương trình:
a) 2/3 x > -6; b) -5/6.x < 20;
c) 3 – 1/4x > 2; d) 5 – 1/3.x > 2.
Hướng dẫn giải bài 25 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2:
a) 2/3.x > -6 <=> x > (-6) : 2/3
<=> x > -9
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x > -9
b) -5/6. x < 20 <=> x > 20 : (-5/6) <=> x > -24
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x > -24
c) 3 – 1/4. x > 2 <=> -1/4. x > -1 <=> x < (-1) : (-1/4)
<=> x < 4
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x < 4
d) 5 – 1/3
x > 2 <=> – 1/3
x > -3 <=> x < (-3) : (-1/3) <=> x < 9
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x < 9
Bài 26 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2
Hình vẽ sau biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào? (kể cả bất phương trình có cùng tập nghiệm)
Hướng dẫn giải bài 26 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2:
a) Hình biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình:
x ≤ 12 hoặc 1/2.x ≤ 6 hoặc x – 5 ≤ 7
b) Hình biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình:
x ≥ 8 hoặc x + 4 ≥ 12 hoặc -2x ≤ -4