intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả bước đầu nội soi phế quản can thiệp điều trị tắc nghẽn đường thở trung tâm tại Bệnh viện 103

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nghiên cứu về kết quả nội soi phế quản (NSPQ) can thiệp điều trị trên 26 bệnh nhân (BN) tắc nghẽn đường thở trung tâm (TNĐTTT) lành tính và ác tính tại Bệnh viện 103 từ tháng 4 - 2013 đến 10 - 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả bước đầu nội soi phế quản can thiệp điều trị tắc nghẽn đường thở trung tâm tại Bệnh viện 103

TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU NỘI SOI PHẾ QUẢN CAN THIỆP ĐIỀU TRỊ<br /> TẮC NGHẼN ĐƢỜNG THỞ TRUNG TÂM TẠI BỆNH VIỆN 103<br /> Tạ Bá Thắng*; Đỗ Quyết**; Nguyễn Huy Lực*<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu kết quả néi soi phế quản (NSPQ) can thiệp điều trị trên 26 bệnh nhân (BN) tắc nghẽn<br /> đường thở trung t©m (TNĐTTT) lành tính và ác tính tại Bệnh viện 103 từ tháng 4 - 2013 đến 10 - 2013,<br /> kết quả: 100% BN được nong phế quản bằng ống cứng và cắt tổn thương bằng kìm sinh thiết,<br /> 84,61% BN được cắt đốt laser và 15,38% được đặt stent silicon khí quản. Các triệu chứng lâm sàng,<br /> hình ảnh X quang, mức độ tắc nghẽn đường thở thay đổi rõ rệt sau 1 tuần điều trị. Tỷ lệ biến chứng<br /> chung của nội soi can thiệp 46,15%, trong đó, ho máu nhẹ 42,3%, nhiễm trùng hô hấp 15,38%, suy hô<br /> hấp 7,69%.<br /> * Từ khóa: Tắc nghẽn đường thở trung tâm; Nội soi phế quản can thiệp.<br /> <br /> The initial results of interventional<br /> bronchoscopy for treatment of<br /> central airway obstruction in 103 hospital<br /> SUMMARY<br /> Study on results of interventional therapeutic bronchoscopy in 26 patients with benign and malignant<br /> central airway obstruction at 103 Hospital from April 2012 to October 2013, the results: 100% of<br /> patients with mechanical dilatation and cut lesions with forceps, 84.61% of patients with laser ablation and<br /> 15.38% with silicon airway stent placement. The clinical symptoms, X-ray images, the degree of airway<br /> obstruction markedly changed after one week treatment. The rate of overall complication was 46.15%,<br /> including 42.3% with mild hemoptysis, 15.38% respiratory infection, 7.69% respiratory failure.<br /> * Key words: Central airway obstruction; Interventional airway obstruction.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tắc nghẽn đường thở trung tâm là bệnh<br /> lý gặp phổ biến trên lâm sàng, bao gồm tắc<br /> nghẽn khí quản, phế quản gốc và phế quản<br /> trung gian. Nguyên nhân của TNĐTTT gồm<br /> các bệnh ác tính và lành tính. Trong những<br /> <br /> nguyên nhân ác tính gây TNĐTTT, hay gặp<br /> nhất là ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu cho<br /> thấy: 20 - 40% BN ung thư phổi có xâm lấn<br /> đường thở trung tâm. Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có<br /> khoảng 600 - 700 BN ung thư phổi có xâm<br /> lấn đường thở. Căn nguyên lành tính gặp chủ<br /> yếu là hẹp đường thở sau đặt nội khí quản,<br /> <br /> * Bệnh viện 103<br /> ** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Tạ Bá Thắng (tabathang@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 25/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/1/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 21/1/2014<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> mở khí quản hoặc sẹo sau nhiễm trùng khíphế quản. Triệu chứng lâm sàng chính của<br /> TNĐTTT là khó thở, đôi khi gây suy hô hấp<br /> đe dọa tính mạng BN [3, 6, 8]. Có nhiều<br /> phương pháp điều trị TNĐTTT như phẫu<br /> thuật, NSPQ can thiệp (nong, cắt, đốt, đặt<br /> stent khí-phế quản...) [1, 2, 9]. Nghiên cứu<br /> của Colt HG và CS (1997) trên BN TNĐTTT<br /> nhập Khoa Điều trị Tích cực thấy: khoảng<br /> 2/3 số BN phải NSPQ ống cứng can thiệp<br /> cấp cứu. NSPQ can thiệp có nhiều ưu điểm<br /> trong điều trị TNĐTTT hơn so với phẫu<br /> thuật: can thiệp cấp cứu bất kỳ thời điểm<br /> nào, can thiệp nhẹ nhàng hơn, các tai biến,<br /> biến chứng sau thủ thuật ít hơn, BN nhanh<br /> hồi phục hơn [3, 4, 5, 8]. Tại Việt Nam, một<br /> số kỹ thuật NSPQ đã được áp dụng từ lâu<br /> (lấy dị vật phế quản, cắt, đốt điện, nhiệt).<br /> Tuy nhiên, một số kỹ thuật mới còn chưa<br /> được áp dụng nhiều như cắt, đốt laser, đặt<br /> stent khí-phế quản. Chúng tôi thực hiện<br /> nghiên cứu này nhằm: Đánh giá kết quả<br /> NSPQ can thiệp điều trị TNĐTTT tại Bệnh<br /> viện 103.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 26 BN được chẩn đoán xác định TNĐTTT<br /> do căn nguyên ác tính và lành tính, điều trị<br /> nội trú tại Khoa Lao và Bệnh phổi và Khoa<br /> Hồi sức Tích cực, Bệnh viện 103 từ tháng<br /> 4 - 2012 đến 10 - 2013.<br /> Chẩn đoán TNĐTTT dựa vào các triệu<br /> chứng lâm sàng định hướng và xác định<br /> bằng chụp cắt lớp vi tính, kết hợp với nội<br /> soi ảo và NSPQ.<br /> Chẩn đoán xác định nguyên nhân TNĐTTT<br /> dựa vào tiền sử, đặc điểm lâm sàng, hình<br /> ảnh X quang và xét nghiệm mô bệnh.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> BN được khám lâm sàng, phát hiện các<br /> triệu chứng và dấu hiệu; xét nghiệm sinh<br /> <br /> hóa máu, công thức máu. Đông máu, nhóm<br /> máu, điện tim, X quang phổi chuẩn ở thời<br /> điểm vào viện để chuẩn bị cho thực hiện<br /> các kỹ thuật xâm nhập.<br /> BN được chụp cắt lớp vi tính và nội soi<br /> ảo, NSPQ mềm đánh giá vị trí, mức độ hẹp,<br /> tình trạng tổn thương tại chỗ hẹp đường<br /> thở. Phân loại hình thái và mức độ hẹp<br /> đường thở theo Bollinger CT và CS (2006).<br /> BN được thực hiện soi phế quản ống<br /> cứng loại Dumon, kết hợp với soi phế quản<br /> mềm dưới gây mê tại phòng phẫu thuật nội<br /> soi. Tiến hành cắt, đốt bằng kìm sinh thiết<br /> hoặc laser các tổn thương và nong đường<br /> thở bằng ống cứng. Đặt stent silicon khí<br /> hoặc phế quản gốc nếu BN có hẹp lại đường<br /> thở sau điều trị nội soi 1 tuần. Đặt ống nội<br /> khí quản qua đường thở cắt, đốt, nong ở<br /> BN không đặt stent, đưa BN về Khoa Hồi<br /> sức Tích cực theo dõi và điều trị tiếp.<br /> Đánh giá kết quả của nội soi can thiệp:<br /> đánh giá thay đổi triệu chứng lâm sàng (khó<br /> thở, tiếng rít khu trú), hình ảnh X quang, NSPQ<br /> mềm và theo dõi các tai biến, biến chứng<br /> của nội soi can thiệp sau 1 tuần điều trị.<br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mềm Epi.info 6.0.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm lâm sàng, vị trí và mức độ<br /> tắc nghẽn đƣờng thở.<br /> Bảng 1: Tuổi và giới.<br /> GIỚI<br /> TUỔI<br /> <br /> NAM<br /> <br /> NỮ<br /> <br /> TỔNG<br /> <br /> < 30<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2 (7,69%)<br /> <br /> 30 - < 40<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2<br /> <br /> 8 (30,76%)<br /> <br /> 40 - < 50<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4 (15,38%)<br /> <br /> 50 - < 60<br /> <br /> 6<br /> <br /> ≥ 60<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6 (23,07%)<br /> 1<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 22 (84,61%) 4 (15,39%)<br /> <br /> Tuổi trung<br /> bình<br /> <br /> 41,65 ± 18,42<br /> <br /> 6 (23,07%)<br /> 26 (100%)<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> Nam gặp đa số (84,61%), nữ chỉ chiếm<br /> 15,39%; tuổi trung bình 41,65 ± 18,42, lứa<br /> tuổi gặp nhiều nhất là 30 - < 40 (30,76%).<br /> Nghiên cứu của Cosano Povedano A và CS<br /> (2005) trên BN TNĐTTT: 66,17% nam, 33,83%<br /> nữ, tuổi trung bình 57 ± 7. Hespanhol V và<br /> CS (2013) nghiên cứu 804 BN TNĐTTT thấy:<br /> nam 76,9%, nữ 23,1%, tuổi trung bình 62.<br /> Tuổi trung bình của BN trong nghiên cứu<br /> này thấp hơn của các tác giả trên do nhóm<br /> TNĐTTT lành tính gặp nhiều hơn và chủ<br /> yếu ở lứa tuổi trẻ.<br /> * Đặc điểm lâm sàng của BN trước điều<br /> trị (n = 26):<br /> Hai triệu chứng gặp phổ biến nhất là khó<br /> thở rít và tiếng rít khu trú (100%), sốt gặp<br /> 46,15% (12 BN), ho máu gặp 30,76%<br /> (8 BN) và 15,38% BN có suy hô hấp cấp<br /> (4 BN). Theo Saji H và CS (2010), đa số BN<br /> TNĐTTT nhập viện với các triệu chứng<br /> chính: khó thở rít, ho máu, nhiễm trùng hô<br /> hấp, đôi khi có bệnh cảnh suy hô hấp cấp<br /> do tắc nghẽn đường thở nặng [8]. Đây cũng<br /> là lý do khiến nhiều BN phải nội soi can<br /> thiệp cấp cứu.<br /> Bảng 2: Nguyên nhân gây TNĐTTT.<br /> NGUYÊN NHÂN<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Ác tính:<br /> <br /> 12<br /> <br /> 46,15<br /> <br /> - Ung thư phế quản<br /> <br /> 9<br /> <br /> 75<br /> <br /> - Ung thư khác di căn<br /> <br /> 3<br /> <br /> 25<br /> <br /> Lành tính:<br /> <br /> 14<br /> <br /> 53,88<br /> <br /> - Di chứng lao phế quản<br /> <br /> 3<br /> <br /> 21,42<br /> <br /> - Sau mở khí quản, đặt nội khí quản<br /> <br /> 11<br /> <br /> 79,58<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 26<br /> <br /> 100<br /> <br /> Nguyên nhân TNĐTTT lành tính gặp<br /> nhiều nhất (53,58%), trong đó đa số do<br /> mở khí quản và đặt nội khí quản (79,58%),<br /> di chứng lao phế quản gặp 21,42%. Nguyên<br /> nhân ác tính gặp 46,15%, trong đó, ung thư<br /> phế quản là chủ yếu (75%), ung thư khác di<br /> căn chỉ gặp 25%. Cosano Povedano A và CS<br /> <br /> (2005) gặp 47% BN hẹp đường thở do ung<br /> thư, 42% BN do di chứng sau mở khí quản,<br /> đặt nội khí quản, 12% do các nguyên nhân<br /> khác [1]. Như vậy, hai nhóm nguyên nhân<br /> hay gặp nhất của TNĐTTT là do ung thư<br /> phế quản và sau đặt nội khí quản, mở khí<br /> quản.<br /> Bảng 3: Vị trí và mức độ TNĐTTT.<br /> TNĐTTT<br /> <br /> n (%)<br /> <br /> n (%)<br /> <br /> n (%)<br /> <br /> n (%)<br /> Đ<br /> Khí quản:<br /> <br /> 13 (50)<br /> <br /> - 1/3 trên<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> - 1/3 giữa<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 8<br /> <br /> - 1/3 dưới<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7<br /> <br /> 10<br /> (38,46)<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3 (11,5)<br /> <br /> Phế quản gốc<br /> <br /> 1<br /> <br /> Phế quản<br /> trung gian<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 2 (7,69) 6 (23,07) 18 (69,2) 26 (100)<br /> <br /> Vị trí TNĐTTT gặp ở khí quản nhiều nhất<br /> (13/26 BN = 50%). Mức độ hẹp nặng gặp<br /> 69,2%, tiếp đến mức độ trung bình 23,07%,<br /> mức độ nhẹ gặp thấp nhất (7,69%).<br /> Hespanhol V và CS (2013) nghiên cứu 864<br /> BN TNĐTTT do ung thư thấy hẹp khí quản<br /> chiếm tỷ lệ nhiều nhất [4]. Nhiều nghiên cứu<br /> cho thấy BN có hẹp khí quản thường có<br /> triệu chứng suy hô hấp và nội soi can thiệp<br /> khó khăn hơn [1, 7].<br /> 2. Kết quả nội soi can thiệp.<br /> * Các phương pháp nội soi can thiệp<br /> điều trị TNĐTTT:<br /> Nong phế quản: 26 BN (100%); cắt cơ học:<br /> 26 BN (100%); cắt, đốt laser: 22 BN (84,61%);<br /> đặt stent silicon: 4 BN (15,38%).<br /> Cosano Povedano A và CS (2005) đã thực<br /> hiện 320 lần NSPQ can thiệp cho 136 BN<br /> TNĐTTT, trong đó: 33 lần nong bóng, cơ học;<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> 145 lần cắt, đốt laser; 26 lần đốt điện; 116<br /> lần đặt stent silicon. Theo tác giả, cần phối<br /> hợp nhiều biện pháp trong điều trị TNĐTTT:<br /> đầu tiên là giải phóng tắc nghẽn đường thở<br /> (cắt, đốt, nong), sau đó là tạo lại hình đường<br /> thở (stent) [1]. Chúng tôi nong phế quản bằng<br /> ống cứng và cắt tổn thương bằng kìm sinh<br /> thiết cho 100% BN, 84,61% kết hợp với cắt<br /> đốt laser và 15,38% được đặt stent silicon<br /> khí quản. Theo Sajia H và CS (2010), cần<br /> đánh giá mức độ, tính chất đoạn hẹp để sử<br /> dụng phối hợp các biện pháp điều trị qua<br /> nội soi một cách hiệu quả [8].<br /> Bảng 4: Biến đổi lâm sàng, hình ảnh<br /> X quang và mức độ tắc nghẽn đường thở<br /> sau điều trị.<br /> THAY ĐỔI LÂM SÀNG, TRƯỚC ĐIỀU SAU ĐIỀU TRỊ<br /> CẬN LÂM SÀNG<br /> TRỊ n (%)<br /> n (%)<br /> <br /> giảm rõ rệt (2 so với 6 BN), 14 BN (53,84%)<br /> có mức độ tắc nghẽn đường thở nhẹ. Sajia<br /> H và CS (2010) đánh giá kết quả nội soi<br /> can thiệp trên 65 BN TNĐTTT do ung thư<br /> thấy: 98% cải thiện triệu chứng tức thì,<br /> 25,2% BN sống thêm 1 năm và thời gian<br /> sống thêm trung bình tăng 4 tháng [8].<br /> Neyman K và CS (2011) đánh giá kết quả<br /> nội soi can thiệp trên 257 BN TNĐTTT ác<br /> tính thấy: các triệu chứng lâm sàng, hình<br /> ảnh X quang và nội soi cải thiện rõ rệt sau<br /> 1 tuần điều trị, thời gian sống thêm của BN<br /> tăng 15 tuần [6]. Kết quả cải thiện các triệu<br /> chứng lâm sàng, hình ảnh X quang và mức<br /> độ tắc nghẽn đường thở trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi cũng tương tự các tác giả<br /> nước ngoài, đặc biệt là cải thiện các triệu<br /> chứng lâm sàng như khó thở, suy hô hấp.<br /> * Tai biến, biến chứng của nội soi can thiệp:<br /> <br /> Lâm sàng:<br /> - Sốt<br /> <br /> 12 (46,15)<br /> <br /> 1<br /> <br /> - Ho máu<br /> <br /> 8 (30,76)<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Khó thở rít<br /> <br /> 26 (100)<br /> <br /> 0<br /> <br /> - Tiếng rít khu trú<br /> <br /> 26 (100)<br /> <br /> 0<br /> <br /> - Suy hô hấp cấp<br /> <br /> 4 (15,38)<br /> <br /> 0<br /> <br /> - Xẹp thùy phổi<br /> <br /> 6 (23,07)<br /> <br /> 1<br /> <br /> - Viêm phổi dưới chít<br /> hẹp<br /> <br /> 8 (30,76)<br /> <br /> 0<br /> <br /> Mức độ tắc nghẽn<br /> đường thở:<br /> <br /> 4 (15,38)<br /> <br /> X quang:<br /> <br /> - Nhẹ<br /> <br /> 2 (7,69)<br /> <br /> 14 (53,84)<br /> <br /> - Trung bình<br /> <br /> 6 (23,07)<br /> <br /> 2 (7,69)<br /> <br /> - Nặng<br /> <br /> 18 (69,23)<br /> <br /> 0<br /> <br /> Sau điều trị 1 tuần, các triệu chứng lâm<br /> sàng của BN thay đổi rõ rệt so với trước<br /> điều trị: hết triệu chứng khó thở rít, tiếng rít<br /> khu trú và suy hô hấp, chỉ còn 1 BN sốt và 2<br /> BN ho máu nhẹ; trên hình ảnh X quang hết<br /> viêm phổi dưới chít hẹp và tỷ lệ xẹp thùy<br /> phổi giảm rõ rệt (1 so với 6 BN); không còn<br /> BN mức độ tắc nghẽn đường thở nặng,<br /> mức độ tắc nghẽn đường thở trung bình<br /> <br /> Tỷ lệ biến chứng chung: 12 BN (45,15%);<br /> ho máu nhẹ: 11 BN (42,3%); nhiễm trùng<br /> hô hấp: 4 BN (15,38%); suy hô hấp: 2 BN<br /> (7,69%).<br /> Tỷ lệ gặp tai biến, biến chứng chung của<br /> nội soi can thiệp ở BN nghiên cứu là 45,15%.<br /> Sajia H và CS (2010) gặp tỷ lệ tai biến chung<br /> của NSPQ can thiệp ở BN ung thư là 22%,<br /> tử vong 8% [8]. Neyman K và CS (2011)<br /> gặp một số tai biến, biến chứng của nội soi<br /> can thiệp như chảy máu, tràn khí màng<br /> phổi, tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp,<br /> tuy nhiên tỷ lệ thấp (khoảng 1,9 - 5%) [6].<br /> Chúng tôi cũng gặp ho máu nhẹ và nhiễm<br /> trùng hô hấp 15,38%, sau điều trị nội khoa<br /> 1 tuần, bệnh ổn định. 7,69% BN có suy hô<br /> hấp trong quá trình nội soi can thiệp do tắc<br /> nghẽn đường thở, nhưng được xử lý cấp<br /> cứu ngay trong quá trình làm thủ thuật. Sau<br /> can thiệp, những BN không đặt stent đều<br /> được đặt nội khí quản và theo dõi điều trị tại<br /> Khoa Hồi sức Tích cực nên không xảy ra<br /> biến chứng suy hô hấp.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Đánh giá kết quả NSPQ can thiệp điều<br /> trị TNĐTTT tại Bệnh viện 103, bước đầu<br /> nhận thấy:<br /> - 100% BN được nong phế quản bằng<br /> ống cứng và cắt tổn thương bằng kìm sinh<br /> thiết, 84,61% BN được cắt đốt laser và 15,38%<br /> được đặt stent silicon khí quản.<br /> - Các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh<br /> X quang, mức độ tắc nghẽn đường thở thay<br /> đổi rõ rệt sau 1 tuần điều trị.<br /> - Tỷ lệ biến chứng chung của nội soi can<br /> thiệp gặp 46,15%, trong đó, ho máu nhẹ<br /> 42,3%, nhiễm trùng hô hấp 15,38%, suy hô<br /> hấp 7,69%.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Cosano Povedano A, Muñoz Cabrera L,<br /> Cosano Povedano FL et al. Endoscopic<br /> treatment of central airway stenosis: five years’<br /> experience. Arch Bronconeumol. 2005, 41 (6),<br /> pp.322-327.<br /> 2. Dutau H, Breen DP. Endobronchial laser<br /> treatment: an essential tool in therapeutic<br /> bronchoscopy. Eur Respir Mon. 2010, 48, pp.1-12.<br /> 3. Ernst A, Feller-Kopman D, Becker HD et al.<br /> Central airway obstruction. Am J Respir Crit<br /> Care Med. 2004, 169, pp.1278-1297.<br /> 4. Hespanhol V, Magalhães A, Marques A.<br /> Neoplastic severe central airways obstruction,<br /> interventional bronchoscopy: a decision-making<br /> analysis. J Thorac Cardiovasc Surg. 2013, Apr,<br /> 145 (4), pp.926-932.<br /> 5. Lund ME, Garland R, Ernst A. Airway<br /> stenting: applications and practice management<br /> considerations. Chest. 2007, 131, pp.579-587.<br /> 6. Neyman K, Sundset A, Espinoza A et al.<br /> Survival and complications after interventional<br /> bronchoscopy in malignant central airway obstruction:<br /> a single-center experience. J Bronchology Interv<br /> Pulmonol. 2011, Jul, 18 (3), pp.233-238.<br /> 7. Oviatt L, Michaud GC, Stather DR et al.<br /> Quality of lifr and exercise capacity following<br /> <br /> interventional bronchoscopy for malignant airway<br /> obtruction. Chest. 2009, 136 (4).<br /> 8. Sajia H, Furukawab K, Tsutsuia H et al.<br /> Outcomes of airway stenting for advanced lung<br /> cancer with central airway obstruction. Interactive<br /> CardioVascular and Thoracic Surgery. 2010, 11,<br /> pp.425-428.<br /> 9. Yerushalmi R, Fenig E, Shitrit D et al.<br /> Endobronchial stent for malignant airway obstructions.<br /> IMAJ. 2006, 8, pp.615-617.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2