intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi trẻ chuyển trường

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

85
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi chuyển trường, trẻ cần nhận được sự giúp đỡ từ cha mẹ để có thể làm quen với môi trường mới, bạn mới, thầy cô mới. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn… 1. Tạo cơ hội cho trẻ biết về môi trường mới trước khi chính thức bước vào năm học, có thể chỉ bằng hình ảnh. 2. Hãy trấn an trẻ, cho chúng biết nỗi lo lắng khi chuyển qua môi trường học mới là hoàn toàn tự nhiên. Trẻ có thể lo, không biết các bạn mới đối xử với chúng ra sao,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi trẻ chuyển trường

  1. Khi trẻ chuyển trường Khi chuyển trường, trẻ cần nhận được sự giúp đỡ từ cha mẹ để có thể làm quen với môi trường mới, bạn mới, thầy cô mới. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn… 1. Tạo cơ hội cho trẻ biết về môi trường mới trước khi chính thức bước vào năm học, có thể chỉ bằng hình ảnh. 2. Hãy trấn an trẻ, cho chúng biết nỗi lo lắng khi chuyển qua môi trường học mới là hoàn toàn tự nhiên. Trẻ có thể lo, không biết các bạn mới đối xử với chúng ra sao, bản thân có thể đạt điểm cao ở trường mới hay không. Hãy chia sẻ với trẻ chuyện ngày xưa bạn cũng đã từng lo lắng thế nào khi chuyển sang một hoàn cảnh mới. Đặc biệt hãy kể những chuyện tích cực, ví dụ như bạn đã gặp được người bạn tốt nhất ở ngôi trường mới.
  2. 3. Nhấn mạnh rằng, lớp học mới của trẻ sẽ mang đến cho chúng nhiều điều mới lạ. Một ngày trước khi nhập học, hãy thu xếp cho trẻ đầy đủ vật dụng cần thiết. Sáng hôm sau, hãy dành thời gian cho trẻ chuẩn bị tư thế sẵn sàng và tự tin bước vào lớp học mới. 4. Hãy nhớ rằng, bất kỳ sự điều chỉnh nào cũng cần có thời gian. Hãy biểu lộ cho trẻ biết bạn tin tưởng trẻ có khả năng thích nghi tốt với các thay đổi. 5. Hãy tham gia các buổi hướng dẫn thông tin và tham quan trường lớp cùng trẻ. Chủ động làm quen với phụ huynh của các bạn cùng lớp với trẻ. 6. Có thể trẻ sẽ cần thêm một ít thời gian, sự lưu tâm cũng như hỗ trợ từ phía gia đình. Hãy lên kế hoạch cho trẻ vui chơi cùng gia đình, giai đoạn này, gia đình là nguồn động viên cần thiết. 7. Khuyến khích trẻ thổ lộ suy nghĩ và tình cảm của mình bằng những câu hỏi như: "Mọi chuyện thế nào rồi con?" hay "Hình như con đang buồn phải không? Có chuyện gì thế?". Lắng nghe trẻ nói và giúp trẻ giải quyết khó khăn nếu chúng yêu cầu.
  3. 8. Động viên trẻ thử qua những điều mới lạ trong môi trường mới bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khóa. Giúp trẻ hiểu rằng, điều quan trọng là nỗ lực của bản thân, không hẳn lúc nào cha mẹ cũng đòi hỏi trẻ phải thành công.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2