intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

29
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ BÉ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ EM MỒ CÔI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG (NGHIÊN CỨU TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG) CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ BÉ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ EM MỒ CÔI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG (NGHIÊN CỨU TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG) CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HẢI THANH -------------------------- BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Hải Thanh. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Trần Thị Bé i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng” (Nghiên cứu tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương) được hoàn thiện không chỉ là sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn là sự động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, Ban Lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương cùng gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Lê Hải Thanh – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Những kiến thức được thể hiện trong luận văn này là sự tích lũy, học hỏi kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình 2 năm học tập từ các thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian và năng lực còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của các Thầy Cô giáo để luận văn này được khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn. Trân trọng! Học viên Trần Thị Bé ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH MỤC BẢNG......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... viii TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do thực hiện đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 3 3. Tổng quan nghiên cứu...................................................................................... 4 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 9 5. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 9 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10 7. Kết quả nghiên cứu dự kiến ........................................................................... 12 8. Đóng góp của nghiên cứu .............................................................................. 12 9. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 13 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI...................... 14 HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ EM MỒ CÔI .................................................... 14 1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ......................................................... 14 1.1.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow .................................................... 14 1.1.2. Lý thuyết năng động tâm lý của S.Freud ................................................. 16 1.2. Các khái niệm.............................................................................................. 18 1.2.1. Khái niệm Công tác xã hội....................................................................... 18 1.2.2. Khái niệm Hỗ trợ (tham vấn) tâm lý ........................................................ 18 1.2.3. Khái niệm Phương pháp công tác xã hội cá nhân ................................... 20 1.2.4. Khái niệm Trẻ em ..................................................................................... 20 1.2.5 Khái niệm Trẻ em mồ côi ......................................................................... 21 1.2.6. Khái niệm Công tác xã hội với trẻ em mồ côi.......................................... 21 iii
  6. 1.2.7. Khái niệm hòa nhập cộng đồng ............................................................... 22 1.2.8. Khái niệm trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng ........................................ 22 1.3. Đặc điểm tâm lý của trẻ em ........................................................................ 22 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ em mồ côi tại các cơ sở nuôi dưỡng ................. 23 1.3.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ em sống trong môi trường gia đình ngoài cộng đồng .................................................................................................................... 24 1.4. Các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam liên quan đến trẻ em mồ côi ....................................................................................................................... 26 1.5. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội ........................................................ 28 1.5.1. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội nói chung .................................... 28 1.5.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở nuôi dưỡng ............ 30 1.6. Những yếu tố tác động của công tác xã hội đến trẻ em mồ côi tại các cơ sở nuôi dưỡng ......................................................................................................... 31 1.6.1. Những yếu tố khách quan ........................................................................ 31 1.6.2. Những yếu tố chủ quan ............................................................................ 33 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 37 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................................................ 38 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 38 2.2. Đặc điểm của Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương .... 39 2.2.1. Lịch sử hình thành.................................................................................... 39 2.2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Trung tâm ................................................... 40 2.2.3. Nguyên tắc làm việc của Trung tâm ........................................................ 42 2.2.4. Vị trí và chức năng ................................................................................... 43 2.2.5. Nhiệm vụ và quyền hạn ............................................................................ 44 2.3. Đội ngũ viên chức, người lao động và trẻ em mồ côi tại Trung tâm .......... 45 2.3.1. Đội ngũ viên chức và người lao động tại Trung tâm .............................. 45 2.3.2. Trẻ em mồ côi tại Trung tâm.................................................................... 48 2.4. Cơ sở vật chất tại Trung tâm ....................................................................... 52 iv
  7. 2.5. Chế độ, chính sách đối với trẻ em mồ côi và Nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm ........................................................................................................... 53 2.5.1. Chế độ, chính sách đối với trẻ em mồ côi ................................................ 53 2.5.2. Chế độ, chính sách đối với Nhân viên Công tác xã hội .......................... 53 2.6. Thực trạng việc hỗ trợ nhu cầu cho trẻ em mồ côi tại Trung tâm .............. 53 2.6.1. Thực trạng sự đáp ứng nhu cầu của trẻ em mồ côi tại Trung tâm .......... 53 2.6.2. Thực trạng các hoạt động hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương ... 59 2.7. Thực trạng những yếu tố làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em mồ côi đang nuôi dưỡng tại Trung tâm .................................................................................. 69 2.7.1. Những yếu tố từ bản thân trẻ ................................................................... 69 2.7.2. Những hạn chế và nguyên nhân từ phía Trung tâm ................................ 72 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 74 Chương 3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN (QUẢN LÝ CA) VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM ... 75 3.1. Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm ........................................................................................................... 75 3.1.1. Mục tiêu.................................................................................................... 75 3.1.2. Thời gian thực hiện: ................................................................................. 75 3.1.3. Kế hoạch thực hiện .................................................................................. 75 3.2. Tiến trình công tác xã hội cá nhân .............................................................. 77 3.2.1. Mô tả ca ................................................................................................... 77 3.2.2. Tiếp nhận ca và xây dựng mối quan hệ ................................................... 77 3.2.3. Thu thập thông tin về thân chủ ................................................................ 79 3.2.4. Chuẩn đoán vấn đề .................................................................................. 84 3.2.5. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề................................................................ 89 3.2.6. Thực hiện kế hoạch .................................................................................. 91 3.2.7. Lượng giá, kết thúc sự trợ giúp ................................................................ 93 v
  8. 3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương ...... 95 3.3.1. Nhóm giải pháp về công tác quản lý ........................................................ 95 3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao kỹ năng cho trẻ em mồ côi ............................. 99 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 102 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 1 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 5 vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1. CTXH Công tác xã hội 2. DVCTXH Dịch vụ công tác xã hội 3. HCĐBKK Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 4. LĐ-TBXH Lao động- Thương binh và Xã hội 5. NVCTXH Nhân viên công tác xã hội 6. PTTH Phổ thông trung học 7. PVS Phỏng vấn sâu 8. QLTH Quản lý trường hợp 9. THCS Trung học cơ sở 10. TTBTCTXH Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội vii
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ viên chức, người lao động tại Trung tâm ........................................................................................................ 45 Bảng 2. 2: Số lượng, trình độ, độ tuổi và thời gian công tác của đội ngũ NVCTXH tại Trung tâm ....................................................................................... 47 Bảng 2. 3: Số lượng, giới tính, dân tộc của trẻ em mồ côi tại Trung tâm ........... 48 Bảng 2. 4: Phân loại độ tuổi trẻ em mồ côi tại Trung tâm .................................. 49 Bảng 2. 5: Trình độ văn hóa của trẻ em mồ côi tại Trung tâm ........................... 50 Bảng 3. 1: Kế hoạch thực hiện ............................................................................. 75 Bảng 3. 2: Điểm mạnh, điểm hạn chế của thân chủ và môi trường hệ thống xã hội ......................................................................................................................... 87 Bảng 3. 3: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề .......................................................... 89 Bảng 3. 4: Lượng giá kết quả thực hiện mục tiêu của thân chủ .......................... 94 DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Hình tháp nhu cầu A.Maslow (Tác giả tổng hợp) .............................. 14 Hình 2. 1: Cơ sở chính ......................................................................................... 39 Hình 2. 2: Cơ sở 1 ............................................................................................... 40 Hình 2. 3: Cơ sở 2 ................................................................................................ 40 Hình 2. 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy của TTBTCTXH tỉnh Bình Dương .................. 42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Trình độ chuyên môn của đội ngũ VC-NLĐ tại Trung tâm ........... 46 Biểu đồ 2. 2: Trình độ, độ tuổi và thời gian công tác của đội ngũ NVCTXH tại Trung tâm ............................................................................................................. 48 Biểu đồ 2. 3: Các nhóm trẻ em tại Trung tâm...................................................... 49 Biểu đồ 2. 4: Độ tuổi trẻ em mồ côi tại Trung tâm .............................................. 50 Biểu đồ 2. 5: Trình độ văn hóa của trẻ em mồ côi tại Trung tâm ....................... 51 Biểu đồ 2. 6: Đánh giá mức độ nhu cầu sinh học của trẻ em mồ côi tại Trung tâm .............................................................................................................................. 55 Biểu đồ 2. 7: Nhận thức về hiệu quả của tư vấn riêng ........................................ 62 Biểu đồ 2. 8: Mức độ thăm hỏi của NVCTXH đối với trẻ em mồ côi .................. 63 viii
  11. Biểu đồ 2. 9: Đánh giá khả năng hòa nhập của trẻ với gia đình mới.................. 65 Biểu đồ 3. 1: Biểu đồ phả hệ ................................................................................ 82 Biểu đồ 3. 2: Biểu đồ sinh thái ............................................................................. 84 Biểu đồ 3. 3: Cây vấn đề 1 ................................................................................... 86 Biểu đồ 3. 4: Cây vấn đề 2 ................................................................................... 88 Biểu đồ 3. 5: Mức độ cần thiết của CTXH trong hỗ trợ tâm lý, tình cảm cho trẻ em mồ côi ............................................................................................................. 96 ix
  12. TÓM TẮT LUẬN VĂN Công tác xã hội (CTXH) đối với trẻ em mồ côi là một trong những lĩnh vực chuyên biệt của nghề Công tác xã hội nhằm giúp trẻ em mồ côi đáp ứng được đúng những nhu cầu mà trẻ em mồ côi cần, tạo điều kiện và cơ hội giúp các em hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi, tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng” được nghiên cứu tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương (TTBTCTXH). Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 3/2021 đến tháng 05/2021. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hệ thống hóa một cách đầy đủ và khoa học vấn đề lý luận chung về công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi. Đề tài đã tìm hiểu thực trạng công tác hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi tại Trung tâm (những ưu điểm, những hạn chế, những nguyên nhân của hạn chế). Trên cơ sở những nội dung lý luận và những đánh giá về thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi tại TTBTCTXH trong thời gian tới. Tác giả mong muốn đề tài này sẽ góp phần mang lại những lợi ích thiết thực cho trẻ em mồ côi, thúc đẩy vai trò của CTXH và đảm bảo an sinh xã hội, quyền lợi cho trẻ em mồ côi nói chung và trẻ em mồ côi tại Trung tâm nói riêng. x
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong xã hội ngày nay, đối tượng trợ giúp của công tác xã hội tương đối đa dạng: có thể là người già hay người trẻ, người giàu hay người nghèo... Khi họ gặp phải khó khăn trong cuộc sống và không tự giải quyết được họ mong muốn có sự trợ giúp. Tuy nhiên, đối tượng thường được hướng tới nhiều nhất trong hoạt động trợ giúp của công tác xã hội là nhóm trẻ em mồ côi . Trẻ em mồ côi là những trẻ mất cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mất mẹ hoặc cha, nhưng (cha/mẹ) mất tích, không đủ năng lực pháp lý để nuôi dưỡng (bị tâm thần, đang trong thời kỳ chấp hành án) theo quy định của pháp luật. Nhóm đối tượng trẻ em mồ côi là một nhóm đặc thù và có những đặc điểm riêng biệt cả về hoàn cảnh lẫn đặc tính xã hội, chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt tới nhóm trẻ em mồ côi thông qua các chương trình, chính sách có liên quan. Các đề án có nội dung về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được phê duyệt tạo điều kiện hình thành những mô hình chăm sóc thiết thực cho các em, giúp các em được hưởng điều kiện sinh hoạt và học tập đầy đủ. Mặc dù được Nhà nước bảo hộ, được chăm sóc trong môi trường an toàn nhưng các em vẫn chịu nhiều thiệt thòi so với những trẻ em khác, các em không có được sự yêu thương, giáo dục của cha mẹ, của người thân… Việc mất đi những người gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, khiến trẻ không thể xây dựng được những mối quan hệ tốt cũng như không có một cuộc sống bình yên thoải mái. Một đứa trẻ từng phải chịu đựng nỗi đau mồ côi cha mẹ dễ gặp phải tình trạng khó khăn hoặc căng thẳng về mặt tâm lý, bởi trẻ luôn lo sợ bi kịch sẽ tái diễn. Như một đứa trẻ đã từng bị cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng bỏ 1
  14. rơi hoặc không chăm sóc đầy đủ thường có tính cách thay đổi thất thường, hay khóc hoặc dỗi hờn, dễ nóng giận, cáu gắt. Tình trạng này không được khắc phục có thể kéo dài đến khi đứa trẻ đó lớn lên, thậm chí trong suốt cuộc đời của trẻ. Những hành vi bốc đồng hay cáu kỉnh như thế sẽ khiến cho những người xung quanh ngại tiếp xúc và xa lánh trẻ. Đây có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cùng với các kỹ năng xã hội của trẻ không có cha mẹ. Sự mất mát về tinh thần của trẻ em mồ côi là quá lớn, vì vậy đòi hỏi cộng đồng và xã hội quan tâm, dìu dắt các em, trong đó vai trò của công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi là hết sức quan trọng. Với vai trò là người tư vấn, tham vấn… nhân viên công tác xã hội hỗ trợ các em về mặt tâm lý, sức khỏe, giải quyết những vấn đề khó khăn mà bản thân các em không giải quyết được. Với vai trò là người giáo dục, nhân viên công tác xã hội sẽ trang bị cho các em các vấn đề về kỹ năng sống ứng xử với bạn bè, gia đình, nhà trường và các mối quan hệ trong xã hội, giúp các em tự tin hòa nhập cộng đồng. Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương là đơn vị trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương. Trung tâm có chức năng tiếp nhận quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý, điều trị y tế ban đầu, phục hồi thể chất, phục hồi chức năng, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp cho các đối tượng trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người lang thang, ăn xin, người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định,..Thực tế, Trung tâm hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 394 đối tượng, trong đó có 70 đối tượng là trẻ em mồ côi. Các em đến với Trung tâm này từ nhiều hoàn cảnh khác nhau: có trẻ bị bỏ rơi từ các cơ sở y tế khi vừa mới sinh ra, có trẻ bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại không đủ năng lực pháp lý để nuôi dưỡng. Với số lượng nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) tại Trung tâm hiện nay rất ít và kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên không thể đáp ứng đa dạng các loại hình dịch vụ cho trẻ em mồ côi. Hơn nữa, do hoàn cảnh xuất thân của các em, không có được tình yêu thương của cha mẹ, sống khép kín và ít tương tác xã hội nên đã hình thành nên những đặc điểm 2
  15. tâm lý khác biệt so với những trẻ sống trong môi trường gia đình. Nếu không được hỗ trợ can thiệp kịp thời có thể để lại những hệ lụy rất lớn đối với bản thân trẻ và với xã hội. Vì vậy việc giúp các em phát triển bình thường, hiểu được tâm sinh lý và nhu cầu của các em, đó là trách nhiệm của đội ngũ NVCTXH. Trong thời gian qua, với chức năng nhiệm của mình, Trung tâm đã đáp ứng được cho trẻ em mồ côi các nhu cầu về ăn mặc, học tập và khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nhu cầu được hỗ trợ về mặt tinh thần, trang bị các kỹ năng làm hành trang hòa nhập cộng đồng cho trẻ em còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nhóm đối tượng trẻ em mồ côi tại Trung tâm được hỗ trợ tâm lý giúp các em giảm bớt tự ti, mặc cảm, tự tin hòa nhập cộng đồng như bao trẻ em khác. Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng” nhằm đánh giá thực trạng hoạt động công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi tại TTBTCTXH tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần khẳng định vai trò của công tác xã hội trong đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi trẻ em. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu thực trạng Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương. Áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân để đánh giá vai trò của NVCTXH đối với trẻ em mồ côi tại TTBTCTXH từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao vai trò của Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu thực trạng công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương (những mặt đã làm được và những tồn tại, hạn chế của hoạt động này). 3
  16. Tìm hiểu, nhận diện đặc điểm tâm lý của trẻ em mồ côi và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hòa nhập cộng đồng của trẻ. Thực hành công tác xã hội cá nhân với 01 trường hợp trẻ em mồ côi, từ đó đánh giá vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm. Xây dựng cơ sở lý luận làm nền tảng trong nghiên cứu đề tài. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Điều kiện và môi trường sống tại Trung tâm có đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ em mồ côi hay không? Những nhu cầu nào chưa được đáp ứng? Vì sao? Hoạt động hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi tại Trung tâm được thực hiện như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập của trẻ em mồ côi? Cần có những giải pháp gì để nâng cao vai trò công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi tại Trung tâm? 3. Tổng quan nghiên cứu Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là trẻ em mồ côi luôn là đối tượng quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên của Đề tài “Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng” tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu sau đây: 3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Công trình nghiên cứu Children’s Right; Policy and Practise (Quyền trẻ em; Chính sách và Thực hành) của tác giả Jean A.Pardeck, năm 2012, tác giả nghiên cứu về thực trạng thực hiện quyền trẻ em, thực trạng việc chăm sóc trẻ em tại gia đình, trường học và các cơ sở tư nhân; đồng thời tác giả cũng nghiên cứu những nguyên nhân lạm dụng, sao nhãng đối với trẻ em cũng như cung cấp các yếu tố được coi là gia đình có nguy cơ trẻ em bị lạm dụng, xâm hại. Cuốn sách Social work with Children của tác giả Marian Brandon, Gillian Schofield, Liz Trinder, người dịch Nguyễn Thị Nhẫn “Công tác xã hội với trẻ em”. Cuốn sách đã nêu lên các phương pháp làm việc với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có nói đến các vụ kiện về con nuôi và được bảo vệ ở 4
  17. tòa án, chính quyền địa phương...đặc biệt nói đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc bảo vệ nhóm trẻ em này. Công trình nghiên cứu “Trẻ em trong các hoàn cảnh khó khăn: loại trừ những sự khác biệt xã hội đối với trẻ mồ côi” của Quỹ bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Liên Bang Nga, năm 2012, công trình đã đánh giá thực trạng trẻ em bị bỏ rơi, bị phân biệt theo số liệu ở các khu vực. Bên cạnh đó, công trình còn đưa ra những đánh giá của những nghiên cứu khác về tình trạng trẻ em này của các nhà nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của Nga. Từ đó đưa ra những lập luận về tính khả thi của các biện pháp bảo vệ quyền của nhóm trẻ em mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi nhưng bị phân biệt đối xử. Cuốn tài liệu Children’s Rights Under The Law (Quyền trẻ em theo luật) của tác giả Samuel David, năm 2011 có nội dung nghiên cứu về quyền của trẻ em theo luật, xem xét cách thức quy định của pháp luật về các quyền của trẻ em trên cả hai lĩnh vực Luật công và Luật tư bao gồm các quyền của trẻ em ở trường học, quyền về tài sản, lao động trẻ em, kỷ luật nhà trường, giáo dục pháp luật... Cuốn tài liệu còn nghiên cứu về chế độ y tế đối với trẻ em, các quyền tự do cá nhân của trẻ em, các quyền lợi tài sản của trẻ em và giải quyết các vấn đề xã hội của trẻ em phát sinh trong môi trường giáo dục. Tuyển tập công trình với tiêu đề “Bảo vệ gia đình-bảo vệ trẻ em-gìn giữ tương lai của chúng ta” được xuất bản dưới sự bảo trợ của Quỹ “Quyền trẻ em”, chủ biên S.Pronina, 2012, tác giả đã công bố rất nhiều nghiên cứu có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các quyền trẻ em, các nhóm quyền trẻ em thường bị vi phạm và các giải pháp phòng ngừa. 3.2. Các nghiên cứu trong nước Đề tài “Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Trung tâm Bảo trợ tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” của tác giả Nguyễn Thiên Thanh năm 2011, tác giả tập trung nghiên cứu việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi trong độ tuổi từ 8-16 tuổi bởi vì theo tác giả ở độ tuổi này trẻ mồ côi thường hình thành một số đặc điểm tâm lý mang tính tiêu cực như mặc cảm, giao tiếp kém, thiếu tự tin vào bản thân và những người khác, trẻ 5
  18. thiếu ý chí làm chủ cuộc đời mình và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo. Vì vậy đây là lứa tuổi cần trang bị kỹ năng sống giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát và phương pháp thực hành. Công trình nghiên cứu của tác giả đã góp phần đánh giá thực trạng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi và đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ tỉnh Vĩnh Phúc. Bài viết nghiên cứu: “Thực trạng xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở Việt Nam hiện nay” của ThS. Phạm Thị Hải Hà - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước năm 2017. Bài viết đề cập đến những kết quả đạt được sau một thời gian triển khai thực hiện, xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Nhiều gia đình tham gia tích cực vào việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thông qua nhận chăm nuôi đỡ đầu trẻ, trẻ bỏ rơi được nhận trẻ làm con nuôi, tạo cho trẻ một mái ấm gia đình giúp trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập một số hạn chế như: tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, bị lạm dụng, xâm hại... có chiều hướng gia tăng do nhận thức của cha mẹ, gia đình, xã hội đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa cao; việc hỗ trợ của các gia đình trong việc chăm nuôi đỡ đầu trẻ có hoàn cảnh đặc biệt chưa được phổ biến rộng rãi. Đề tài “Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại Trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Phương Trang năm 2010. Tác giả nhận định rằng tham vấn tâm lý là hoạt động cần thiết cho mọi người trong xã hội hiện đại, nhất là cho đối tượng trẻ mồ côi. Vì vậy tác giả đã tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại Trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn Tp. Đà Nẵng (Làng Hi Vọng). Từ đó đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng một phần nhu cầu tham vấn tâm lý của các em, giúp các em vượt qua những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, tạo điều kiện tốt cho các em phát triển về mọi mặt. 6
  19. Đề tài “Công tác xã hội công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng” của tác giả Nông Thị An năm 2017. Đề tài tìm hiểu nhu cầu của trẻ em mồ côi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng, ứng dụng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động CTXH cá nhân tại Trung tâm này. Nghiên cứu “Công tác xã hội với nhóm, trẻ em mồ côi nhằm giảm cảm giác mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường” của tác giả Đỗ Thị Huyền Trang. Qua nghiên cứu cho thấy trẻ em mồ côi gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập môi trường học đường do các em tự ti, mặc cảm mình là trẻ mồ côi, không có được sự yêu thương chăm sóc từ cha mẹ và những người thân trong gia đình. Tác giả đã đưa ra giải pháp Nhà trường và cơ sở nuôi dưỡng cùng phối hợp thực hiện các biện pháp để giúp các em giảm cảm giác mặc cảm tự tin, cởi mở hơn trong giao tiếp, mạnh dạn tham gia nhóm học tập, mở rộng mối quan hệ, dễ dàng hòa nhập, vươn lên trong cuộc sống. Bài viết “Quan điểm thế mạnh trong thực hành Công tác xã hội” của tác giả Doãn Thị Ngọc, Trường Đại học Hoa Sen tại Hội thảo Khoa học Công tác xã hội-nhu cầu nhân lực & vấn đề đào tạo CTXH viên tháng 10/2018. Tác giả tập trung vào việc giải thích từ lý thuyết tới thực hành của quan điểm thế mạnh, bao gồm: các khái niệm, các nguyên tắc và năm loại câu hỏi để khơi gợi những sức mạnh nội lực, tiềm năng, khả năng, niềm tin, hi vọng, khát khao, khí phách hay tính anh hùng của thân chủ để giúp họ tự quyết, tự giúp, tự thay đổi, tự có trách nhiệm giải quyết các vấn đề đang xảy ra. Qua bài viết này, tác giả luận văn tiếp cận được phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thân chủ để đánh giá toàn diện nhận thức, cảm xúc, sức khỏe, kỹ năng và kinh nghiệm cuộc sống của thân chủ. Bài viết “Mái ấm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Quảng Ninh” của tác giả Minh Cảnh. Tác giả đã đề cập đến mô hình “Gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” tại thành phố Hạ Long, Cẩm Phả và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2013 đến nay. Đối tượng được nhận 7
  20. nuôi là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ nhiễm HIV/AIDS, trẻ là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ khuyết tật nặng, trẻ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa đang sống trong cộng đồng. Mô hình đã hoạt động thực sự hiệu quả và đã phát huy được vai trò của cộng đồng trong công tác hỗ trợ trẻ em, san sẻ trách nhiệm xã hội giữa toàn thể cộng đồng. Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài “Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng”, tác giả luận văn tiếp cận được một số nội dung sau: Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài mà tác giả thu thập được chủ yếu tập trung nghiên cứu quyền và đảm bảo quyền lợi cho trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. Thậm chí có những nghiên cứu chỉ nói quyền trẻ em trong một lĩnh vực pháp luật cụ thể như Luật giáo dục, luật y tế…Ở các công trình nghiên cứu nước ngoài, tác giả luận văn kế thừa các cách tiếp cận về quyền trẻ em dựa vào các văn bản pháp luật và các lĩnh vực pháp luật để từ đó tổng hợp thành quyền của trẻ em liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trong nước đã nhận định tầm quan trọng của công tác tham vấn đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho đối tượng. Ở các công trình nghiên cứu trong nước, tác giả luận văn kế thừa được những khái niệm về trẻ em theo các góc độ và các ngành luật để phân tích và đưa vào luận văn. Từ đó, xây dựng các khái niệm theo quan điểm của riêng mình. Trên cơ sở tham khảo, kế thừa những công trình nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước – mặc dù chưa được đầy đủ, tác giả luận văn xác định những điểm mới mà luận văn cần tập trung nghiên cứu: (1) Đặc điểm tâm lý trẻ em mồ côi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi, chứ không phải trẻ em nói chung, đây là đề tài mà các nghiên cứu trước đây ít đề cập đến. (2) Thực hành công tác xã hội cá nhân (quản lý ca) với trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương. (3) Trong thời gian nghiên cứu đề tài này, tác giả sẽ tiếp tục đề xuất các giải pháp mà các nghiên cứu trước đưa ra trên cơ sở bổ sung, phân tích và có những luận giải mang tính thuyết 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0