Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015
lượt xem 38
download
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về vận tải hàng không và vai trò của vận tải hàng không, phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hàng không tại tổng công ty hàng không Việt Nam, đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng không cho tổng công ty này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 Sinh viên thực hiện : Vũ Quang Hƣng Lớp : Anh1 Khoá : K42 QTKD Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Khải Hà Nội, tháng 11/2007
- Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT…………..…...…….......……..…………3 LỜI NÓI ĐẦU…………………………….........………….…….…………..…….…….4 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG..…....6 1.1. Khái niệm dịch vụ vận tải hàng không……..…………..………….…….…………..6 1.1.1. Khái niệm dịch vụ và các phƣơng thức cung cấp dịch vụ.............................................6 1.1.1.1. Dịch vụ......................................................................................................................6 1.1.1.2. Các phƣơng thức cung cấp dịch vụ...........................................................................8 1.1.2. Khái niệm dịch vụ vận tải……………………………………….……..........……......9 1.1.3. Khái niệm dịch vụ vận tải hàng không……………………..............……………….10 1.2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hƣởng đến dịch vụ vận tải hàng không……............11 1.2.1. Đặc điểm của dịch vụ vận tải hàng không………………….……………….……....11 1.2.1.1. Các đặc điểm và đối tƣợng chuyên chở của dịch vụ vận tải hàng không................11 1.2.1.2. Ƣu điểm và hạn chế của dịch vụ vận tải hàng không..............................................13 1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động dịch vụ vận tải hàng không…..............…….16 1.2.2.1. Cầu…………………………………………………………………..............….....16 1.2.2.2. Cung……………………………………………………………............…….…...17 1.2.2.3. Môi trƣờng kinh doanh ……………………………………………......................18 1.3. Vai trò của dịch vụ vận tải hàng không trong nền kinh tế quốc dân.....................21 1.3.1. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ khác, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc...............................................................................21 1.3.2. Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bƣớc đầu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế..............................................................................................................22 1.3.3. Tạo việc làm cho xã hội.............................................................................................23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.....................24 2.1. Tổng quan về tổng công ty hàng không Việt Nam...................................................24 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................................24 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và loại hình kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam...................................................................................................................26 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.......................................26 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.............................31 2.1.2.3. Loại hình kinh doanh..............................................................................................32 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.......................32 Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 1
- Khoá luận tốt nghiệp 2.1.3.1. Đội máy bay............................................................................................................33 2.1.3.2. Cơ sở bảo dƣỡng sửa chữa máy bay........................................................................34 2.1.3.2. Công nghệ thông tin................................................................................................35 2.1.3.3. Trang thiết bị phục vụ mặt đất.................................................................................35 2.1.3.4. Đội ngũ nguồn nhân lực .........................................................................................36 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không của tổng công ty hàng không việt Nam........................................................................................................37 2.2.1. Thị trƣờng dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam ...................................................37 2.2.1.1. Thị trƣờng nội địa..................................................................................................37 2.2.1.2. Thị trƣờng quốc tế..................................................................................................38 2.2.2. Những kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không của TCTHKVN trong thời gian qua...............................................................................................................38 2.3. Đánh giá tổng quát về dịch vụ vận tải hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam .............................................................................................................................41 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................................41 2.3.2. Những tồn tại chính cần khắc phục............................................................................42 2.3.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến dịch vụ vận tải hàng không tại Tổng công ty hàng không Việt Nam...................................................................................................................44 2.3.3.1. Nhân tố ảnh hƣởng tích cực....................................................................................44 2.3.3.2. Nhân tố ảnh hƣởng tiêu cực....................................................................................46 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015................................................49 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2015.................49 3.1.1. Dự báo triển vọng phát triển hoạt động dịch vụ vận tải hàng không của thế giới đến năm 2015..............................................................................................................................49 3.1.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng phát triển dịch vụ vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015...................................................................................53 3.2. Những giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng không của Tổng công ty Hàng không Việt Nam đến năm 2015.........................................................................................57 3.2.1. Giải pháp vĩ mô..........................................................................................................57 3.2.2. Giải pháp vi mô .........................................................................................................60 KẾT LUẬN......................................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................79 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 2
- Khoá luận tốt nghiệp Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt TCTHKVN Tổng công ty Hàng không Việt Nam VASCO Vietnam Air Services Công ty bay dịch vụ hàng không Company SFC Service Flight Corporation Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam of Vietnam HKDD Hàng không dân dụng HKVN Hàng không Việt Nam HĐQT Hội đồng quản trị PVKTTMMĐ Phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất SCIC State Capital Investment Tổng công ty đầu tư và kinh doanh Corporation vốn nhà nước IMF International Monetary Quỹ tiền tệ quốc tế Fund WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Asian Nations APEC Asia-PacificEconomic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Cooperation Thái Bình Dương ATAG Air Transport Action Group Tổ chức hoạt động vận tải hàng không LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 3
- Khoá luận tốt nghiệp Vận tải hàng không - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn luôn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Nó không chỉ là ngành kinh tế có khả năng đem lại lợi nhuận lớn mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị, ngoại giao cũng nhƣ quốc phòng đối với bất kỳ một quốc gia nào. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, là trung tâm của một khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trƣởng trung bình tƣơng đối cao, hàng không Việt Nam có lợi thế để phát triển. Trong những năm qua, từ khi có chính sách đổi mới của Đảng, hàng không dân dụng Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh về mọi mặt, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nƣớc. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trƣờng, khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán đến các phƣơng án kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn phải đổi mới phát triển sản phẩm của mình cho phù hợp với những yêu cầu khắt khe của khách hàng. Đứng trƣớc thực trạng phát triển và những xu thế của thời kỳ mới, Tổng công ty hàng không Việt Nam cần phải đƣợc đổi mới cả về tầm nhìn, chiến lƣợc và trình độ tƣ duy để ngày càng nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hàng không sánh bƣớc cùng các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Với mong muốn đóng góp một số giải pháp để phát triển dịch vụ vận tải của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, căn cứ trên những tài liệu và số liệu thực tế về tình hình hàng không thế giới cũng nhƣ hoạt động của Tổng công ty trong một số năm qua, em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015” làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu. ● Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt thời gian: từ năm 2002 – 9/2007 - Về mặt nội dung : Trong khuôn khổ cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu tình hình hoạt động và các giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam. Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 4
- Khoá luận tốt nghiệp ● Đối tƣợng nghiên cứu: các giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu. - Làm rõ một số vấn đề lý luận về vận tải hàng không và vai trò của vận tải hàng không. - Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hàng không tại Tổng công ty hàng không Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hàng không cho Tổng công ty hàng không Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp, tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp thống kê, so sánh, phƣơng pháp dự báo, … 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài lời nói đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp này còn gồm 3 chƣơng lớn: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ vận tải hàng không Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam. Chương 3: Định hướng và những giải pháp cơ bản phát triển dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2015. Vì đây là một lĩnh vực rất rộng, các kỹ năng, nghiệp vụ, các quy trình công nghệ trong hàng không mang nhiều nét đặc thù so với các dịch vụ hàng hoá thông thƣờng khác, trong khi trình độ và thời gian có hạn nên em rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và những ngƣời có quan tâm đến lĩnh vực này. Em xin cảm ơn thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, phòng Quản lý khoa học - Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội và các anh chị trong Cục Hàng không dân dụng - Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 1.1. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG. Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 5
- Khoá luận tốt nghiệp 1.1.1. Khái niệm dịch vụ và các phƣơng thức cung cấp dịch vụ 1.1.1.1. Dịch vụ a. Định nghĩa về dịch vụ Trong thế giới hiện đại ngày nay, khái niệm dịch vụ đƣợc đƣợc xã hội nói đến rất nhiều nhƣng để hiểu rõ dịch vụ là gì và bản chất của dịch vụ thì không phải ai cũng hiểu rõ đƣợc. Trên thực tế hiện nay đang có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ và việc đi đến một định nghĩa thống nhất về dịch vụ đang gặp nhiều khó khăn. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, dịch vụ là “những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”. Ví dụ nhƣ phục vụ giải trí, y tế, giáo dục…; phục vụ sản xuất kinh doanh có dịch vụ vận tải, dịch vụ thông tin, dịch vụ tƣ vấn… Nhƣ vậy, dịch vụ ở đây đƣợc hiểu hiểu là những hoạt động phục vụ. Trong kinh tế học, dịch vụ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng, dịch vụ đƣợc coi là ngành kinh tế thứ ba, tức là các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp, ví dụ nhƣ hàng không, du lịch, thƣơng mại, tài chính ngân hàng…Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ khách hàng trƣớc, trong và sau khi bán hàng. Chẳng hạn nhƣ dịch vụ bảo hành sản phẩm của hãng Toyota là dịch vụ đi kèm với việc bán sản phẩm xe ô tô, thực hiện sau khi bán hàng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động bán hàng. Hiện tại, một số tổ chức quốc tế nhƣ IMF, WTO… đã hƣớng đến một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Họ tiếp cận khái niệm này bằng cách xác định phạm vi những lĩnh vực đƣợc coi là dịch vụ và liệt kê danh mục phân loại các ngành dịch vụ. Nhƣ vậy, mặc dù khái niệm về dịch vụ chƣa đƣợc thống nhất một cách rộng rãi nhƣng hƣớng đi này là hoàn toàn hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay. Ở đây, trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn tiếp cận khái niệm dịch vụ trong mối quan hệ phân biệt với khái niệm hàng hoá, và dịch vụ có Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 6
- Khoá luận tốt nghiệp thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về khái niệm dịch vụ thông qua nghiên cứu các thuộc tính của dịch vụ. b. Các thuộc tính của dịch vụ Thứ nhất là tính không hiện hữu: Dịch vụ có tính không hiện hữu hay còn gọi là tính vô hình, tính phi vật chất. Sản phẩm dịch vụ không tồn tại dƣới dạng vật thể nên không thể nhìn thấy, cầm, nắm… do vậy ngƣời ta không thể biết đƣợc chất lƣợng của dịch vụ trƣớc khi tiêu dùng nó. Để tìm đến những dịch vụ có chất lƣợng thoả mãn nhu cầu của mình, ngƣời tiêu dùng chỉ có thể tìm kiếm các dấu hiệu chứng tỏ chất lƣợng cung ứng đó, nhƣ thƣơng hiệu, danh tiếng ngƣời cung ứng, biểu tƣợng, giá cả hay qua sự mô tả về dịch vụ đó của các khách hàng đã tiêu dùng dịch vụ hoặc qua thông tin quảng cáo. Thứ hai là tính không mất đi: kỹ năng cung ứng dịch vụ không mất đi sau khi đã cung ứng. Sau khi thực hiện một ca phẫu thuật thành công, bác sỹ không mất đi khả năng phẫu thuật. Vì vậy sự thành công của bác sỹ trong phẫu thuật vẫn tồn tại và hƣớng tới sự hoàn thiện hơn trong việc lặp đi lặp lại hoạt động của mình. Thứ ba là tính không thể tách rời và không lưu giữ được: dịch vụ có tính đặc thù ở chỗ việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ song trùng với việc cung ứng dịch vụ. Một dịch vụ đƣợc tiêu dùng khi nó đang tạo ra và khi ngừng quá trình cung ứng có nghĩa là việc tiêu dùng dịch vụ ấy cũng ngừng lại. Do tính không thể tách rời đó, dịch vụ không thể lƣu giữ đƣợc, tức là sản phẩm dịch vụ không thể sản xuất sẵn rồi lƣu vào kho chờ tiêu thụ. Dịch vụ không thể tách rời nguồn gốc, trong khi hàng hoá vật chất tồn tại không phụ thuộc vào sự vắng mặt hay có mặt nguồn gốc của nó. Tuy nhiên đặc tính này chỉ mang tính tƣơng đối do một số sản phẩm dịch vụ có thể mang hình thái Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 7
- Khoá luận tốt nghiệp vật chất nhƣ đối với dịch vụ thiết kế thì các bản vẽ là hữu hình và có thể lƣu trữ đƣợc. Thứ tư là tính không ổn định và khó xác định chất lượng: chất lƣợng dịch vụ không đồng nhất, nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ nhƣ ngƣời cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng. Ví dụ, chất lƣợng giáo dục của một trƣờng đại học có thể khác nhau khi nó đƣợc giảng dạy bởi những giáo viên có trình độ khác nhau. Ngay cả khi cùng một giáo viên giảng dạy, bài giảng cũng có thể thành công với lớp học này nhƣng lại không thành công với lớp học khác do mức độ thành công của nó không chỉ phụ thuộc vào trình độ của giáo viên mà còn phụ thuộc vào các phƣơng tiện kỹ thuật trợ giúp và tâm lý của họ ở những thời điểm khác nhau… 1.1.1.2. Các phương thức cung cấp dịch vụ Trong điều 1, khoản 2 của Hiệp định GATS liệt kê 4 phƣơng thức cung cấp dịch vụ nhƣ là định nghĩa về thƣơng mại dịch vụ. Bốn phƣơng thức cung cấp dịch vụ đó là: - Cung cấp qua biên giới (Cross border): Dịch vụ đƣợc cung cấp từ lãnh thổ của một nƣớc thành viên này vào trong lãnh thổ của một nƣớc thành viên khác. Trong phƣơng thức này, chỉ có dịch vụ đƣợc chuyển qua biên giới còn ngƣời cung cấp dịch vụ thì không dịch chuyển. Ví dụ nhƣ việc cung cấp thông tin và tƣ vấn qua fax hoặc thƣ điện tử hoặc việc vận chuyển hàng hoá. Ngƣời cung cấp dịch vụ không xuất hiện trên lãnh thổ của nƣớc thành viên tiêu dùng dịch vụ đó. - Tiêu thụ ở nước ngoài (Consumption abroad): Hình thức này liên quan tới các dịch vụ đƣợc tiêu thụ bởi công dân của một nƣớc thành viên trên lãnh thổ của một nƣớc thành viên khác (nơi mà dịch vụ đƣợc cung cấp). Nói cách khác, dịch vụ đƣợc cung cấp cho ngƣời tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ mà ngƣời tiêu dùng đó cƣ trú thƣờng xuyên. Điển hình cho hình thức này là dịch vụ du Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 8
- Khoá luận tốt nghiệp lịch, hoặc dịch vụ sửa chữa tài sản của ngƣời tiêu dùng nhƣ sửa chữa tàu biển ở nƣớc ngoài. - Hiện diện thương mại (Commercial presence): Trong hình thức này dịch vụ đƣợc cung cấp bởi ngƣời cung cấp dịch vụ của một thành viên, qua sự “ hiện diện thƣơng mại” trong lãnh thổ của bất cứ thành viên nƣớc nào khác. Để cung cấp dịch vụ theo hình thức này ngƣời cung cấp dịch vụ phải thành lập một công ty, một chi nhánh, một văn phòng đại diện, hay là một liên doanh…v.v. tại nƣớc tiêu thụ dịch vụ để cung cấp dịch vụ. - Hiện diện của thể nhân (Presence of natural person): Hình thức này chỉ áp dụng với nhà cung cấp dịch vụ là các thể nhân, trong đó các thể nhân này sẽ hiện diện trực tiếp ở nƣớc tiêu thụ để cung cấp dịch vụ. Đây là trƣờng hợp cung cấp dịch vụ của những ngƣời tự kinh doanh hay những ngƣời làm việc cho các nhà cung cấp dịch vụ… Đối với hai hình thức đầu, ngƣời cung cấp dịch vụ ở ngoài nƣớc thành viên, còn hai hình thức sau, ngƣời cung cấp dịch vụ làm việc ở nƣớc thành viên mà dịch vụ đƣợc cung cấp. 1.1.2. Khái niệm dịch vụ vận tải Ngành giao thông vận tải là một trong những ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của nền kinh tế quốc dân, nó đƣợc ví nhƣ hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể sống của con ngƣời. Chẳng những vậy, khi còn sống Hồ chủ tịch đã từng nói rằng: “ Giao thông vận tải rất quan trọng, quan trọng đối với chiến đấu, đối với sản xuất, đối với đời sống nhân dân. Nó nhƣ mạch máu của con ngƣời. Muốn chiến đấu tốt, muốn sản xuất tốt, muốn đời sống nhân dân bình thƣờng, thì giao thông vận tải phải làm tốt”1. Vậy vận tải là gì? Theo nghĩa rộng, vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào của vật phẩm và con ngƣời. Còn với ý nghĩa kinh tế (nghĩa 1 Nguồn: Báo nhân dân số ra ngày 24/03/1976 Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 9
- Khoá luận tốt nghiệp hẹp), vận tải chỉ bao gồm những sự chỉ chuyển của vật phẩm và con ngƣời khi thoả mãn đồng thời hai tính chất: là một hoạt động sản xuất và là một hoạt động kinh tế độc lập. Vậy tóm lại ta có thể thấy rằng, vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển. 1.1.3. Khái niệm dịch vụ vận tải hàng không Dịch vụ vận tải hàng không là hình thức dịch vụ chuyên chở hàng hoá và hành khách trong không gian bằng máy bay nhằm đạt mục đích nhất định. So với các phƣơng thức vận tải khác, vận tải hàng không là một ngành vận tải còn rất non trẻ. Nếu vận tải đƣờng biển đã hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ V trƣớc Công nguyên thì vận tải hàng không mới chỉ ra đời và phát triển từ những năm đầu của thế kỷ XX. Mặc dù vậy sự ra đời của vận tải hàng không đã đánh dấu một bƣớc tiến lớn của con ngƣời. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong giao lƣu kinh tế giữa các nƣớc, các dân tộc, là phƣơng tiện chính trong du lịch quốc tế. Bên cạnh đấy, vận tải hàng không là phƣơng tiện chuyên chở có tốc độ cao nhất vì vậy nó thƣờng dùng để vận chuyển hàng hoá khẩn cấp, cần giao ngay; là mắt xích quan trọng trong quy trình vận tải đa phƣơng thức. Với những lợi ích to lớn nhƣ vậy, vận tải hàng không luôn chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong ngành giao thông vận tải. 1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 1.2.1. Đặc điểm của dịch vụ vận tải hàng không. 1.2.1.1. Các đặc điểm và đối tượng chuyên chở của dịch vụ vận tải hàng không. Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 10
- Khoá luận tốt nghiệp Vận tải hàng không là một loại hình dịch vụ vận tải. Công việc kinh doanh này đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn, chi phí lớn. Tất cả các hoạt động và công tác phục vụ liên quan đến một chuyến bay phải đƣợc chuẩn bị một cách chu đáo thì hoạt động hàng không mới có thể đạt hiệu quả cao. Hiểu một cách đơn giản nhất, sản phẩm của ngành hàng không chính là dịch vụ chuyên chở hành khách và hàng hoá. Để thực hiện một chuyến bay có rất nhiều các công việc liên quan khác nhƣ lên lịch cho các chuyến bay, sắp xếp chỗ cho hành khách trên một chuyến bay, phục vụ suất ăn và chƣơng trình giải trí cho khách, cung cấp vé, làm các thủ tục tại sân bay, tiếp nhận và giao trả hành lý cho khách cùng nhiều dịch vụ khác đi kèm. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng: kinh doanh vận tải hàng không là một chuỗi các công việc đƣợc thực hiện một cách logic, liên kết và ăn ý với nhau. Sự thành công của doanh nghiệp khi cung ứng dịch vụ vận tải hàng không chỉ đạt đƣợc khi mọi khâu, mọi hoạt động trong cả chuỗi những hoạt động đó đƣợc thực hiện một cách hoàn hảo. Dịch vụ vận tải hàng không còn phụ thuộc rất lớn vào thái độ và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Ở mỗi khu vực thị trƣờng khác nhau, nhu cầu của khách hàng về dịch vụ hàng không cũng khác nhau. Kinh doanh vận tải hàng không mang đầy đủ tính chất đặc trƣng của bất kỳ một loại dịch vụ nào: Đặc tính đầu tiên và cũng là đặc tính dễ dàng nhận thấy nhất của loại hình dịch vụ này là tính vô hình. Đây là loại sản phẩm mà ngƣời tiêu dùng chúng không thể nhận thấy cũng nhƣ không thể cầm nắm hay cảm nhận đƣợc trƣớc khi tiêu dùng chúng. Để giảm bớt mức độ không chắc chắn, ngƣời tiêu dùng sẽ tìm kiếm những dấu hiệu hay bằng chứng về chất lƣợng của dịch vụ. Họ sẽ suy diễn về chất lƣợng dịch vụ từ địa điểm, con ngƣời, trang thiết bị, tài liệu thông tin, biểu tƣợng và giá cả mà họ thấy. Vì vậy, nhiệm vụ của ngƣời cung ứng dịch vụ là vận dụng những điều kiện vật chất cụ thể để biến cái vô hình thành cái hữu hình cho sự nhận biết của ngƣời tiêu dùng đƣợc rõ ràng và cụ thể hơn. Đó là các bến bãi, sân bay, thái độ cƣ xử của nhân viên ngành Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 11
- Khoá luận tốt nghiệp hàng không đối với khách, là các hoạt động dịch vụ trên máy bay nhƣ cung ứng suất ăn và các chƣơng trình giải trí, sự đúng giò của các chuyến bay... Chính vì đặc tính vô hình này mà việc vật chất hoá nó càng đƣợc chú trọng và quan tâm hơn bao giờ hết. Dịch vụ vận tải hàng không mang đặc tính không tách rời. Việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Hãng hàng không cung cấp cho khách hàng dịch vụ hàng không bao gồm chỗ ngồi trên máy bay và nhiều dịch vụ khác đi kèm khác. Nếu tất cả mọi sự cung ứng đó đƣợc khách hàng chấp thuận và tiêu dùng nó thì sự cung ứng dịch vụ hàng không mới đƣợc coi là hiệu quả. Khách hàng và ngƣời cung ứng dịch vụ hàng không cùng tham gia vào quá trình thực hiện dịch vụ. Sự tác động qua lại của cả hai bên đều ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả của dịch vụ. Dịch vụ vận chuyển hàng không cũng mang tính không đồng nhất. Đó là do đặc trƣng cá biệt hoá cung ứng và tiêu dùng dịch vụ. Sự cung ứng dịch vụ cho mỗi chuyến bay đƣợc thực hiện bởi các nhân viên khác nhau. Hơn nữa việc tiêu dùng và cảm nhận dịch vụ của mỗi hành khách là khác nhau, tuỳ thuộc vào sự đánh giá của từng ngƣời. Vì thế rất khó xác định mức độ chất lƣợng chính xác của loại hình sản phẩm dịch vụ này. Một đặc điểm khác nữa của sản phẩm dịch vụ vận chuyển hàng không là tính không lƣu giữ đƣợc ( hay tính mau hỏng). Một chuyến bay đƣợc thực hiện nếu số ghế cung ứng vƣợt quá số nhu cầu đƣợc hành khách chấp nhận thì số ghế thừa này coi nhƣ bị bỏ. Mức cung ứng dƣ thừa này không thể cất trữ đƣợc cho những chuyến bay sau. ● Đối tượng chuyên chở của vận tải hàng không gồm 3 nhóm khách hàng chính, đó là: - Thƣ, bƣu kiện : gồm thƣ từ, bƣu kiện, bƣu phẩm dùng để biếu tặng, vật kỷ niệm... Những mặt hàng này thƣờng đòi hỏi phải vận chuyển nhanh và an toàn cao. Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 12
- Khoá luận tốt nghiệp - Hàng chuyển phát nhanh : gồm các loại chứng từ, sách báo, tạp chí và đặc biệt là hàng cứu trợ khẩn cấp. - Hàng hoá thông thƣờng: là những hàng hoá thích hợp vận chuyển bằng máy bay. Trong tổng khối lƣợng hàng hóa vận chuyển bằng máy bay thì 80% là hàng hoá thông thƣờng, 16% là hàng hoá chuyển phát nhanh và 4% là bƣu phẩm, bƣu kiện. Hàng hoá thông thƣờng đƣợc vận chuyển bằng máy bay gồm các loại sau: + Hàng hoá có giá trị cao nhƣ vàng, bạch kim, đá quý, tiền, séc du lịch, thẻ tín dụng… + Hàng hoá dễ hƣ hỏng do thời gian: gồm những loại hoa quả tƣơi, thực phẩm đông lạnh... + Hàng hoá nhạy cảm với thị trƣờng: gồm những loại hàng mốt, hàng thời trang... + Động vật sống: gồm những động vật nuôi trong nhà, vƣờn thú... Động vật sống khi vận chuyển đòi hỏi phải kiểm dịch, chăm sóc đặc biệt và phải vận chuyển nhanh để đảm bảo chất lƣợng. 1.2.1.2. Ƣu điểm và hạn chế của dịch vụ vận tải hàng không. a. Ưu điểm: Tuyến đƣờng trong vận tải hàng không là không trung và hầu nhƣ là đƣờng thẳng, không phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt nƣớc, không phải đầu tƣ xây dựng. Tuy nhiên việc hình thành các đƣờng bay cũng phụ thuộc ít nhiều vào điều kiện địa lý, khí tƣợng của từng vùng. Thông thƣờng đƣờng hàng không bao giờ cũng ngắn hơn đƣờng sắt và đƣờng bộ khoảng 20% và đƣờng biển 30%. Tốc độ vận tải cao, thời gian vận tải ngắn. Có thể nói vận tải hàng không có tốc độ cao nhất rút ngắn thời gian vận tải. Nếu nhƣ trên một quãng đƣờng 500km thì với loại máy bay bình thƣờng chỉ mất khoảng 1giờ thì tầu hoả mất hơn 8 giờ, ô tô là 10 giờ, và đƣờng biển là 27 giờ. Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 13
- Khoá luận tốt nghiệp Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, do tốc độ cao và chủ yếu là chuyên chở con ngƣời và hàng hoá có giá trị cao vì vậy cần có một sự an toàn tuyệt đối trong quá trình vận tải bởi tính chất hủy diệt nghiêm trọng một khi tai nạn xảy ra cho nên vận tải hàng không không cho phép một sự sai sót nào kể cả nhỏ nhất. Vận tải hàng không luôn cải tiến và ứng dụng những công nghệ tiên tiến của thế giới. Do đặc tính trên mà vận tải hàng không đƣợc coi là an toàn nhất, tỉ lệ tai nạn, thiệt hại trong vận tải bằng đƣờng hàng không thấp hơn rất nhiều so với các hình thức vận tải khác. Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn cao hơn hẳn các phƣơng thức vận tải khác, đƣợc đơn giản hóa về thủ tục và chứng từ do máy bay bay thẳng ít qua các trạm kiểm tra, kiểm soát. b. Hạn chế: Cƣớc phí vận tải hàng không rất cao do chi phí trang thiết bị, chi phí máy bay, chi phí các dịch vụ phục vụ, nếu so sánh cƣớc vận tải hàng không cho 1kg hàng trên cùng một tuyến đƣờng từ Hàn Quốc đi Marseille của Pháp thì cƣớc máy bay là 6 USD trong khi đó tàu biển chỉ khoảng 1 USD. Giá cƣớc cao nên vận tải hàng không bị hạn chế đối với việc vận chuyển mặt hàng có giá trị thấp, khối lƣợng lớn do chi phí vận chuyển chiếm một tỉ lệ quá lớn trong giá bán của hàng hoá, nhƣ vậy sức cạnh tranh của hàng hoá đó sẽ bị suy giảm so với các mặt hàng cùng chủng loại, hay mặt hàng thay thế. Vận tải hàng không cũng bị hạn chế trong việc chuyên chở hàng hoá khối lƣợng lớn, hàng cồng kềnh do máy bay có trọng tải và dung tích nhỏ, loại máy bay lớn nhất hiện nay chỉ có khả năng chuyên chở tối đa 110 tấn hàng, nếu kết hợp chở khách với chở hàng thì chỉ chở khoảng 15-20 tấn. Trong khi đƣờng biển có những con tàu có thể chuyên chở tới hàng chục vạn tấn. Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tƣ lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cho máy bay, sân bay, trang thiết bị, nhà ga, hệ thống dịch vụ... Do vậy các nƣớc đang Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 14
- Khoá luận tốt nghiệp phát triển, các nƣớc nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển vận tải hàng không do thiếu vốn, thiếu thiết bị công nghệ hiện đại. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không. - Máy bay: Máy bay là cơ sở vật chất chủ yếu trong vận tải hàng không. Do có tính đồng nhất và quốc tế hóa cao của sản phẩm hàng không nên không có sự khác nhau đáng kể trong việc vận chuyển hành khách trên các máy bay khác nhau. Một hành khách có thể bắt đầu chuyến đi của mình tại một sân bay nhỏ bằng một chiếc máy bay nhỏ rồi chuyển sang một chiếc Jumbo B747-400 tại một sân bay lớn và cuối cùng kết thúc chuyến đi trong một chiếc máy bay tầm ngắn nhƣ một chiếc Fokler 50. Có nhiều loại máy bay khác nhau tuỳ thuộc vào tính năng kỹ thuật, mức độ sử dụng, nƣớc sản xuất. Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản giữa các máy bay là kích cỡ của nó, điều này sẽ quyết định đến số lƣợng hành khách (hoặc hàng hóa) có thể chuyên chở đƣợc, tốc độ và quãng đƣờng tối đa mà nó có thể đi thẳng. - Sân bay: Tính đến cuối năm 2006, có hơn 80 sân bay của 46 hãng trên thế giới đƣợc xếp hạng lớn nhất trên thế giới. Tuy đứng đầu vẫn là các công ty của Mỹ và Châu Âu nhƣng về tốc độ tăng lƣợng khách và hàng hoá thi Châu Á vẫn đứng đầu, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, hàng chục tỷ USD đang đƣợc chi cho xây dựng và hiện đại hoá các sân bay trong khu vực để đủ khả năng đáp ứng đƣợc lƣợng hành khách và hàng hoá đang tăng lên. Theo đánh giá của ATAG thì cần có 200 tỷ USD cho các chƣơng trình xây dựng và hiện đại hoá của khu vực này. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động dịch vụ vận tải hàng không. 1.2.2.1. Cầu: Dịch vụ vận tải hàng không chính là một phần của sản phẩm lớn trong đó sản phẩm lớn bao gồm cả giải trí, thƣơng mại (mua bán tại các cửa hàng miễn Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 15
- Khoá luận tốt nghiệp thuế ở sân bay) và việc di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Nhu cầu đi lại bằng đƣờng hàng không phụ thuộc vào một số yếu tố nhƣ: - Thu nhập cá nhân. - Mức độ thông thƣơng giữa các quốc gia. - Mức độ khẩn cấp của công việc của hành khách (do ƣu điểm của vận tải hàng không là thời gian vận chuyển thuận tiện và nhanh chóng). - Sự phân bố dân cƣ và những biến đổi có thể xảy ra (chiến tranh, thiên tai...). - Mức độ tăng trƣởng kinh tế. ● Xét theo những đặc trƣng của thu nhập cao hay thấp mà việc tăng hay giảm giá có thể ảnh hƣởng khác nhau đến nhu cầu: - Đối với những ngƣời có thu nhập cao: Việc giảm giá không có tác dụng thúc đẩy nhu cầu, việc tăng giá cũng không có hiệu quả cao. - Đối với những ngƣời có thu nhập thấp: Việc giảm giá sẽ chỉ thúc đẩy đƣợc nhu cầu lúc đầu. (Do trong kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không, khi giá trở nên quá thấp thì cũng không có ý nghĩa thúc đẩy nhu cầu do chi phí đi lại chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ chi phí cho một chuyến đi). Ngƣợc lại, nếu tăng giá thì ảnh hƣởng của nó đến doanh thu và lợi nhuận sẽ mang tính chất tiêu cực. Tăng giá sẽ dẫn đến giảm doanh thu, do đó làm giảm lợi nhuận. Có thể nói chiến lƣợc thay đổi giá cả không phải lúc nào cũng tỏ ra hiệu quả trong kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không. Ngƣời ta phải sử dụng các chiến lƣợc khác nhƣ: thay đổi chính sách phân phối, xúc tiến bán hàng... Nhu cầu đi lại bằng đƣờng hàng không còn phụ thuộc rất nhiều vào thời gian, thời tiết và các sự kiện trong năm. Nhu cầu sẽ biến đổi khác nhau nếu chuyến bay đƣợc xếp vào các thời gian bay trong ngày, trong tuần (ví dụ việc sắp xếp thời gian bay trong ngày có thuận tiện cho nối chuyến hay không, sắp xếp chuyến bay tập trung vào sáng hay chiều, đầu tuần hay cuối tuần...). Nhu cầu đi lại của hành khách đôi khi còn phụ thuộc theo mùa. Có những tuyến Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 16
- Khoá luận tốt nghiệp đƣờng bay chỉ khai thác mạnh theo mùa để phục vụ nhu cầu du lịch vào Việt Nam của khách nƣớc ngoài hay nhu cầu của chính ngƣời Việt Nam. Nhu cầu sẽ biến động tăng vọt vào mùa du lịch hay có khi có các sự kiện đặc biệt (hội nghị, Festival) hoặc khi thời tiết không thuận tiện cho các loại hình vận tải khác (lụt lội, hỏng đƣờng...) Có thể nói, điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng, phát triển thị trƣờng dịch vụ vận tải hàng không là nhu cầu thị trƣờng. Nhu cầu thị trƣờng đóng vai trò là điều kiện cần cho việc mở rộng. Xác định đƣợc nhu cầu của thị trƣờng và năng lực của bản thân mình là cơ sở khá vững chắc để thực hiện ý đồ mở rộng thị trƣờng. 1.2.2.2. Cung Trong kinh doanh vận tải hàng không, cung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: năng lực của công ty về vốn, đội máy bay, nhân lực, thời gian đƣợc phép cất hạ cánh (đặc biệt ở các sân bay nƣớc ngoài và các sân bay nhỏ), thời tiết, chính sách của Chính phủ... Cung ở đây đồng nghĩa với việc thực hiện hoàn hảo và an toàn các chuyến bay. Để thực hiện một chuyến bay có rất nhiều các công việc liên quan nhƣ sắp xếp lịch bay, sắp xếp chỗ cho khách trên máy bay, cung cấp suất ăn trên máy bay, cung cấp dịch vụ giải trí...Trong dịch vụ vận tải hàng không, việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Khách hàng và ngƣời cung ứng dịch vụ cùng tham gia vào quá trình thực hiện dịch vụ. Do vậy sự tác động qua lại của cả hai bên sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả của dịch vụ đó. Nếu nhƣ nhu cầu thị trƣờng đóng vai trò là điều kiện cần cho việc mở rộng thì năng lực kinh doanh của công ty về mặt tài chính, nhân lực, công nghệ của công ty chính là điều kiện đủ để doanh nghiệp thực hiện đƣợc ý đồ của mình. Nguồn vốn đƣợc coi là quan trọng nhất trong tất cả các điều kiện phải có của doanh nghiệp. Nó quyết định cơ bản và có ảnh hƣởng lớn đến các năng lực khác nhƣ công nghệ, kỹ thuật hay nhân sự. Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 17
- Khoá luận tốt nghiệp Để có thể mở rộng thị trƣờng kinh doanh của mình, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không cần phải có đủ những yếu tố nội tại cần thiết, đáp ứng đƣợc những nhu cầu tiềm tàng của thị trƣờng chƣa đƣợc khai thác hết. Bên cạnh đó là các nhân tố thúc đẩy mang tính thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nhƣ: sự ủng hộ của Chính phủ, sự hỗ trợ hợp tác của các doanh nghiệp cùng liên kết làm ăn. Một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong thời điểm này là xu hƣớng hoà hợp về kinh tế - chính trị của các quốc gia trên Thế giới. Đối với một doanh nghiệp vận tải hàng không, việc mở rộng thị trƣờng thực sự nên bắt đầu khi cơ sở cho thị trƣờng cũ khá vững chắc về mọi mặt. Đó là điều kiện về sân bay, máy bay, các trang thiết bị phục vụ tại sân bay và trên máy bay. Ngoài ra, các công tác phục vụ cho chuyến bay nhƣ phân phối vé, làm thủ tục, phục vụ hành khách trên máy bay cùng các dịch vụ kèm theo khác đã đƣợc thực hiện khá tốt cho các chuyến bay hiện tại. Việc mở rộng thị trƣờng hàng không sẽ là sự gia tăng về cƣờng độ các công tác phục vụ và các loại dịch vụ đồng thời là sự đầu tƣ thêm về cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho việc phục vụ hành khách. 1.2.2.3. Môi trường kinh doanh a. Môi trường chính trị và môi trường pháp lý. Bất kì một doanh nghiệp, một tập đoàn kinh tế nào khi tham gia vào thị trƣờng hàng không thì điều đầu tiên họ quan tâm tới là môi trƣờng chính trị, môi trƣờng pháp lý và định hƣớng xã hội của nƣớc đó nhƣ thế nào, chính sách mở cửa và mức độ quan tâm của chính phủ đến ngành nghề đó ra sao? Bởi vì chính những điều đấy sẽ tác động trực tiếp đến chất lƣợng kinh doanh hay cũng chính là lợi nhuận của tập đoàn hàng không đó. Chính vì vậy mà môi trƣờng chính trị, môi trƣờng pháp lý luôn đƣợc các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. b. Môi trường tự nhiên, văn hoá – xã hội. Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 18
- Khoá luận tốt nghiệp Sau khi phân tích môi trƣờng chính trị, môi trƣờng pháp lý các hãng hàng không cần căn cứ vào định hƣớng, chiến lƣợc kinh doanh và phát triển của mình để nghiên cứu và xác định rõ thị trƣờng mục tiêu. Trong đó các yếu tố về môi trƣờng tự nhiên, văn hoá – xã hội là vô cùng quan trọng bởi một khi hiểu rõ về vị trí địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên cũng nhƣ phong tục, tập quán của ngƣời khách hàng thì các hãng hàng không sẽ tìm ra và đáp ứng một cách tốt nhất những dịch vụ vận tải cho khách hàng. Vì môi trƣờng tự nhiên, văn hoá- xã hội là một mảng vô cùng lớn vì vậy cần phải nghiên cứu rất kĩ càng, tỉ mỉ và đồng thời phối hợp với các ban ngành du lịch địa phƣơng đƣa ra những giải pháp phù hợp cho để thu hút lƣợng khách hàng du lịch tới thị trƣờng của mình. c. Môi trường cạnh tranh Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không nói riêng, các doanh nghiệp (cụ thể là các hãng hàng không) luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt với các đối thủ cạnh tranh trong ngành và đối thủ cạnh tranh ngoài ngành. Các hãng hàng không thƣờng xuyên phải đƣơng đầu với một thực tế là trong quan điểm của hành khách thì sự khác biệt giữa ghế ngồi của hãng này với hãng khác cũng nhƣ loại máy bay này với loại máy bay khác là rất nhỏ nếu các hãng này có thời gian bay nhƣ nhau. Chính bản chất đồng nhất của các sản phẩm hàng không làm gia tăng gấp đôi sự cạnh tranh. Nó thúc đẩy các hãng Hàng không khác nỗ lực hết mình làm sao cho sản phẩm của mình khác biệt với các sản phẩm của hãng cạnh tranh. Để làm đƣợc điều này họ đƣa các máy bay thuộc thế hệ mới vào khai thác, tần suất bay cao hơn, chi phí nhiều hơn cho các suất ăn trên máy bay và tăng cƣờng quảng cáo cũng nhƣ lập kế hoạch bay ổn định. Ngoài ra còn vấn đề cạnh tranh về giá cả giữa các hãng hàng không do đặc tính dễ xâm nhập của sản phẩm hàng không vì đặc tính của vận tải hàng không là dùng phƣơng tiện máy bay bay trên không. Cùng với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng các ngành Vũ Quang Hưng – Anh1 K42 QTKD 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Viễn thông quốc tế VTI
100 p | 256 | 89
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VP bank
124 p | 286 | 80
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số liên minh chiến lược trong kinh doanh quốc tế trên thế giới và giải pháp cho việc thành lập liên minh chiến lược ở Việt Nam
92 p | 570 | 74
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số vấn đề về hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vào WTO
103 p | 277 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam
103 p | 316 | 54
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ học tập tốt và yêu thích môn học Giáo dục quốc phòng an ninh
24 p | 295 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam
105 p | 181 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
109 p | 269 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật thông tin cho công ty TNHH Zenco
51 p | 45 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy thuốc lá Sài Gòn
90 p | 58 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới
84 p | 163 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực biểu diễn toán học cho học sinh trong dạy học tam giác đồng dạng
54 p | 22 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Tìm kiếm và Phát triển Nguồn nhân lực Gjobs
87 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Quốc tế Bắc Việt Nam
74 p | 17 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Và Khai khoáng Việt Nam
73 p | 10 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hải Phòng
76 p | 10 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Một thành viên 189
64 p | 5 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng & Trang trí nội thất Hải Phòng
92 p | 7 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn