Khóa luận tốt nghiệp: Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam
lượt xem 58
download
Đề tài Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam nêu tổng quan về tập trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế. Thực trạng và những vấn đề về tập trung kinh tế đặt ra tại Việt Nam. Xu hướng và một số giải pháp kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam Họ và tên sinh viên : Lê Thanh Mai Lớp : Nhật Khóa : 42 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Quý Nhâm Hà Nội - 11/2007
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ. .................................................................. 3 I. Khái quát về tập trung kinh tế ..................................................................... 3 1. Nguyên nhân ...................................................................................... 3 2. Mục đích của tập trung kinh tế .......................................................... 7 II. Khái niệm và các hình thức tập trung kinh tế ........................................... 7 1. Khái niệm tập trung kinh tế ................................................................ 7 2. Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế .............................................. 9 3. Các hình thức tập trung kinh tế ....................................................... 10 III. Tác động của tập trung kinh tế đối với môi trƣờng cạnh tranh ........... 15 1. Tác động tích cực .............................................................................. 15 2. Tác động tiêu cực .............................................................................. 17 IV. Kiểm soát tập trung kinh tế ..................................................................... 20 1. Sự cần thiết phải kiểm soát tập trung kinh tế ................................... 20 2. Quy định về kiểm soát tập trung kinh tế tại một số quốc gia ........... 23 2.1 Kiểm soát tập trung kinh tế tại Hoa Kỳ......................................... 23 2.2 Kiểm soát tập trung kinh tế tại Pháp ............................................ 24 2.3 Kiểm soát tập trung kinh tế tại Đức .............................................. 25 2.4 Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam .................... 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ ĐẶT RA TẠI VIỆT NAM. ....................................................... 29 I. Thực trạng tập trung kinh tế tại Việt Nam ............................................... 29 1. Về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ............................................... 30 2. Về việc tập trung kinh tế thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán .................................................................................................... 32 3. Về liên doanh .................................................................................... 34
- 4. Về hợp nhất ....................................................................................... 34 5. Về thành lập tổng công ty ................................................................. 35 6. Về thành lập tập đoàn kinh tế ........................................................... 36 7. Các ngành có mức độ tập trung kinh tế cao nhất ............................ 38 II. Những vấn đề về tập trung kinh tế đặt ra tại Việt Nam ......................... 39 1. Xác định ranh giới giữa tập trung kinh tế bị cấm và quyền tự do thành lập, đổi mới doanh nghiệp .......................................................... 39 2. Về cơ sở pháp lý cho tập trung kinh tế ............................................. 39 3. Vấn đề liên quan đến tiêu chí thị phần ............................................ 40 4. Về thông báo tập trung kinh tế ......................................................... 41 5. Về loại tập trung kinh tế ................................................................... 42 6. Hệ thống thông tin chưa hoàn thiện ................................................ 44 7. Bộ máy quản lý nhà nước về tập trung kinh tế ở Việt Nam ............. 45 8. Vấn đề về tập trung kinh tế thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán ......................................................................................... 45 9. Vấn đề hình thành tập đoàn kinh tế ................................................. 46 10. Vấn đề về liên doanh....................................................................... 48 11. Về các trường hợp miễn trừ ............................................................ 49 12. Tác động từ vấn đề hiệu lực không gian trong Luật Cạnh tranh .. 50 CHƢƠNG 3. XU HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ......................................................... 51 I. Xu hƣớng tập trung kinh tế trên Thế giới ................................................. 51 II. Xu hƣớng tập trung kinh tế tại Việt Nam ................................................ 53 1. Tập trung kinh tế không ngừng phát triển ....................................... 53 2. Hoạt động mua bán và sáp nhập có yếu tố nước ngoài sẽ tăng mạnh .............................................................................................................. 56 3. Các vụ tập trung kinh tế nằm trong ngưỡng phải thông báo hoặc bị cấm đã bắt đầu xuất hiện và có xu hướng gia tăng. ............................ 58 III. Một số giải pháp nhằm kiểm soát tập trung kinh tế một cách hiệu quả. ...................................................................................... 59
- 1. Giải pháp về chính sách và thiết chế kiểm soát tập trung kinh tế .... 59 1.1 Về chính sách và môi trường pháp lý ............................................ 59 1.1.1 Xác định ranh giới hợp lý và hợp pháp đối với tập trung kinh tế ........................................................................................................ 59 1.1.2 Minh bạch và đơn giản hoá các thủ tục .................................. 60 1.1.3 Hoàn thiện một khung pháp lý thống nhất .............................. 61 1.1.4 Giải quyết khó khăn trong việc kiểm soát các trường hợp tập trung kinh tế theo tiêu chí thị phần .................................................. 62 1.1.5 Tăng cường kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế theo chiều dọc và khối (conglomerate) ............................................................. 64 1.1.6 Sửa đổi bổ sung quy định về hiệu lực không gian .................. 65 1.2 Về thiết chế kiểm soát tập trung kinh tế ........................................ 65 1.2.1 Nghiên cứu và dự đoán những lĩnh vực và doanh nghiệp có khả năng xảy ra hiện tượng tập trung kinh tế ......................................... 65 1.2.2 Tiếp tục tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật cạnh tranh và các quy định về tập trung kinh tế.................................................... 66 1.2.3 Tăng cường thẩm quyền và nâng cao tính độc lập của cơ quan quản lý cạnh tranh ........................................................................... 66 1.2.4 Tăng cường hợp tác quốc tế ................................................... 67 2. Các đề xuất đối với doanh nghiệp .................................................... 68 KẾT LUẬN ................................................................................................. 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 72 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCK Công ty chứng khoán UBCK Ủy ban chứng khoán Công ty CP Công ty cổ phần Công ty cổ phần tập đoàn Công ty CPTĐ Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn HĐQT Hội đồng quản trị NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần WTO – World Trade Tổ chức Thương mại Thế giới Organization EU Liên minh châu Âu EC – European Commission Ủy ban châu Âu ECMR – European Commission Các văn bản pháp luật của Ủy ban châu Âu Merger Regulation về tập trung kinh tế VCA – Vietnam Competition Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam Authority CR3 – Concentration Ratio 3 Tỷ lệ tập trung mức 3 M&A Mua bán, sáp nhập UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Đạo luật nâng cao chống độc quyền Hart- HRS - Hart-Scott-Rodino Scoot-Rodino
- Chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra IPO – Initial Public Offering công chúng TKV Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao EVN Telecom dịch quốc tế là Vietnam Electricity) VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công FPT nghệ FPT FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam Đồng (đơn vị tiền tệ của Việt VND Nam) PwC – Pricewater house Hãng kiểm toán Pricewater house Coopers’ Coopers’
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nếu không xét trên bình diện nền kinh tế toàn cầu đang chững lại vì khủng hoảng tài chính xảy ra thời gian qua, thì có thể thấy những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam đã trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc cải cách thể chế kinh tế, trong đó có cải cách khu vực doanh nghiệp đã tạo ra môi trường thông thoáng, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp để đổi mới hình thức tổ chức kinh doanh và thích ứng với thay đổi của thị trường, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập. Một trong những hình thức có xu hướng ngày càng tăng trong nền kinh tế nước ta là hoạt động tập trung kinh tế. Hoạt động tập trung kinh tế ít nhiều đều có tầm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cho dù hoạt động này diễn ra ở các nước phát triển hay đang phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung của hoạt động tập trung kinh tế và nghiên cứu vấn đề kiểm soát hoạt động này là rất cần thiết, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi xu hướng tập trung kinh tế đang diễn ra dưới nhiều góc độ, nhiều hình thức đa dạng. Xuất phát từ nhu cầu đó, em đã chọn chủ đề “Tập trung kinh tế: xu hướng và những vấn đề đặt ra tại Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đó, khoá luận hướng đến những mục đích cơ bản sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tập trung kinh tế dưới giác độ của Luật cạnh tranh. - Phân tích những vấn đề đặt ra đối với hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam hiện nay và những ảnh hưởng của tập trung kinh tế đến cạnh tranh trên thị trường. - Đề xuất những giải pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đối với cạnh tranh của tập trung kinh tế. 1
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hoạt động tập trung kinh tế dưới giác độ của pháp luật cạnh tranh Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu tập trung kinh tế trên thực tế cũng như những quy định pháp luật về tập trung kinh tế trong Luật cạnh tranh năm 2004 tại Việt Nam. Ngoài ra, khoá luận còn tìm hiểu một số các quy định pháp luật ở các nước khác như Hoa Kỳ, Pháp, Đức,…về tập trung kinh tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khoá luận, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp nghiên cứu thống kê, dự báo, phân tích - tổng hợp, đối chiếu, so sánh. Các số liệu trong khoá luận tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu đã được thực hiện. 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của khoá luận bao gồm 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về tập trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế Chƣơng 2: Thực trạng và những vấn đề về tập trung kinh tế đặt ra tại Việt Nam Chƣơng 3: Xu hƣớng và một số giải pháp kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Tăng Văn Nghĩa, người đã nhiệt tình hướng dẫn em viết khóa luận, đồng thời em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khoá luận này. Sinh viên thực hiện Ngô Thị Hoàng Ngân 2
- CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ. I. Khái quát về tập trung kinh tế 1. Nguyên nhân Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho cạnh tranh phát triển. Các doanh nghiệp trong ngành tăng lên về số lượng và ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh. Để nhanh chóng gia nhập và cạnh tranh với các đối thủ sẵn có trong ngành, các doanh nghiệp mới tham gia muốn tập trung, liên kết lại với nhau hoặc đôi khi do chính nhu cầu liên kết của một số doanh nghiệp hiện tại trong ngành nhằm đối phó lại doanh nghiệp mới tham gia cũng là nguyên nhân xuất hiện hiện tượng tập trung kinh tế. Bên cạnh đó, mục đích của các doanh nghiệp bao giờ cũng là mở rộng và phát triển hơn trong việc kinh doanh trên thị trường nhằm tăng lợi nhuận. Do vậy, các chủ thể tham gia cạnh tranh thường có xu hướng sáp nhập lại với nhau vừa để làm bàn đạp chinh phục thị trường mới vừa để có thể tập trung về nguồn lực, về vốn và các yếu tố khác trong quá trình tái sản xuất. Trong một vài trường hợp, các doanh nghiệp nhỏ có kế hoạch mở rộng thị trường nhưng lại bị các hàng rào về tài chính cũng như thanh danh, uy tín cản trở. Cho nên, những doanh nghiệp này chủ động tìm kiếm các đối tác lớn hơn để có những khoản vốn đầu tư cần thiết. Và đến một lúc nào đó, biện pháp sáp nhập sẽ là phương án được ưu tiên hàng đầu. Mặt khác, các doanh nghiệp luôn có xu hướng tăng quy mô để giảm chi phí sản xuất hàng hoá. Họ nhận ra rằng thông qua tập trung kinh tế, họ mới có điều kiện tập trung hơn vào nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ cho việc cạnh tranh trên thị trường, hoặc tạo ra được mô hình kinh doanh lớn có thể tăng số lượng bán ra để bù đắp cho phần lợi nhuận giảm đi vì phải đầu tư cho nghiên cứu, hoặc tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác. Ví dụ như tập đoàn HP đã thể hiện rõ mục tiêu này khi sáp nhập với Compaq. Thông qua vụ sáp nhập, riêng trong những tháng đầu tiên, HP đã tiết kiệm được gần 700 triệu USD. 3
- Một năm sau ngày chính thức sáp nhập, tập đoàn HP đã giảm được khoản chi phí lên tới 3,5 tỉ USD. Bởi vậy, tiết kiệm chi phí là một trong những yếu tố khá quan trọng khiến cho nhu cầu tập trung kinh tế hình thành. Và ngoài ra, còn có nhiều vụ sáp nhập mang tính chất phòng thủ, phản ứng lại các cuộc sáp nhập khác đang được tiến hành mà trong tương lai có thể đe doạ đến vị trí cạnh tranh của một công ty. Thực tế cho thấy, từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhờ tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển nhanh hơn thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, việc hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn cũng diễn ra nhanh hơn. Giai đoạn này đã đánh dấu thời kỳ đỉnh cao trong quá trình tập trung tư bản của nền kinh tế thế giới cùng sự phát triển với tốc độ “nóng” của các cường quốc mới nổi như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản. Đây là thời kỳ vẫn được coi là chuyển giao từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với sự hình thành của các tập đoàn công nghiệp khổng lồ (trust, consortium). Đó chính là làn sóng đầu tiên về mua bán sáp nhập trên thế giới được nhận biết một cách rõ nét. Cuộc Đại sáp nhập này (1895-1905) bắt nguồn từ tình trạng khủng hoảng thừa năm 1893 khi lượng cầu suy yếu kéo theo giá tiêu dùng giảm mạnh. Đứng trước nguy cơ này, hàng loạt công ty Mỹ đã thực hiện sáp nhập ngang nhằm tạo ra những dây chuyền sản xuất khổng lồ. PepsiCo. mua 80% cổ phần nước uống hoa quả Sandora LLC Ucraina, 542 triệu USD, tối đa hóa hiệu suất lao động, khai thác lợi thế kinh tế nhờ quy mô nhằm giảm thiểu chi phí trên đơn vị sản phẩm. Với quy mô sản xuất và quyền lực thị trường mới sau sáp nhập, họ hy vọng sẽ kìm hãm được tốc độ giảm giá, và duy trì lợi nhuận trên nền tảng chi phí tối thiểu. Họ cũng hiểu rằng với góc độ là doanh nghiệp lớn, mạnh, họ sẽ tìm cách thôn tính các doanh nghiệp nhỏ, yếu hơn để tăng vốn và trình độ tập trung hoá sản xuất cũng như nâng cao vị thế của mình trên thương trường bằng cách nhận sáp nhập hoặc mua lại các công ty con. Họ có thể mua toàn bộ hoặc mua một phần công ty đủ để nắm quyền kiểm soát và chi phối các công ty bị thôn tính. Nhưng ở một khía cạnh khác, trước nguy cơ bị thôn tính do sức ép cạnh tranh của các công ty lớn, các công ty nhỏ để tăng khả năng sản xuất nhằm cạnh tranh với các công ty lớn thường có xu hướng liên kết nhau lại. Các công ty này tự nguyện đàm phán, sáp nhập, hợp nhất thành một công ty mới lớn hơn 4
- hoặc liên kết xung quanh một công ty đầu đàn. Kết quả của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất này là hàng loạt tổ chức độc quyền ra đời. Quá trình này đặc biệt phát triển mạnh vào những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi một số quốc gia khuyến khích việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp để hình thành các công ty lớn. Làn sóng hợp nhất mạnh mẽ chưa từng có đã diễn ra và hình thành các tập đoàn tư bản độc quyền cực lớn. Rất nhiều tập đoàn hùng mạnh phát triển bằng con đường này như General Motor (Mỹ), Samsung (Hàn Quốc), Mitshubishi (Nhật Bản) … Như vậy, tự do cạnh tranh là cội nguồn dẫn đến tập trung sản xuất. Sự tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến mức độ nhất định sẽ dẫn đến độc quyền. Có thể nói tập trung kinh tế là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung tư bản, là nhu cầu của nền sản xuất hàng hoá và cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên không phải sự tích tụ, tập trung sản xuất nào cũng dẫn đến tập trung kinh tế. Ví dụ cartel là thoả thuận kinh tế giữa các công ty để thống nhất về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm, quy cách hàng hoá… nhưng không hình thành bộ máy quản lý thống nhất, do vậy không phải là tập trung kinh tế 1. Quá trình tập trung kinh tế đã và đang diễn ra trên khắp thế giới, ở các nước kinh tế phát triển cũng như ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, hình thức tập trung kinh tế đầu tiên xuất hiện là các Tổng công ty 90, 91; sau đó việc sáp nhập, hợp nhất các loại hình doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn; rồi gần đây xuất hiện hình thức công ty mẹ - công ty con, mô hình tập đoàn. Một cách khái quát, tập trung kinh tế xuất hiện khi các doanh nghiệp tham gia muốn nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường, muốn dành được lợi thế hơn so với các chủ thể khác. Tập trung kinh tế có thể về vốn, kỹ thuật, công nghệ,… nhằm mục đích khai thác lợi thế về quy mô, giảm chi phí. Trong các giai đoạn của thị trường, tập trung kinh tế luôn xuất hiện từ những cơ sở kinh tế cơ bản sau: 1 Ts.Tăng Văn Nghĩa, Tài liệu học tập môn Pháp luật cạnh tranh, Trường Đại học Ngoại Thương - Khoa Quản trị kinh doanh, Hà Nội 2008, tr. 82. 5
- Một là, do sức ép của cạnh tranh trong đời sống kinh doanh. Có hai mức độ tập trung có thể xảy ra là: các nhà kinh doanh tìm mọi cách với thời gian ngắn nhất để có được vị trí cạnh tranh tối ưu trên thị trường, và các doanh nghiệp đang yếu thế cần tập hợp thành liên minh hoặc đơn vị lớn hơn nhằm tìm kiếm cơ hội tồn tại trước đối thủ lớn hơn đang chèn ép họ. Cả hai trường hợp nói trên đều dẫn đến kết quả là các doanh nghiệp đang từ đối đầu trở thành những đơn vị liên kết và không còn cạnh tranh với nhau nữa. Bởi vậy, tập trung kinh tế bắt nguồn ở cạnh tranh nhưng kết quả của nó lại có tác động tiêu cực đến cạnh tranh. Hai là, do sức ép của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Lịch sử đã chứng minh rằng, mỗi khi thị trường xảy ra khủng hoảng thì một trong những giải pháp hiệu quả mà các doanh nghiệp thường sử dụng là tập trung lại để nương tựa vào nhau nhằm tìm kiếm cơ hội tồn tại. Ba là, do nhu cầu phát triển năng lực kinh doanh của thị trường. Dưới góc độ pháp lý, tập trung kinh tế được các doanh nghiệp thực hiện dựa trên những nguyên tắc căn bản mà pháp luật đã thừa nhận. Đó là: quyền tự do kinh doanh mà hiến pháp và các văn bản pháp luật thừa nhận đã tạo ra chủ quyền cho doanh nghiệp trước nhà nước và pháp luật. Trong đó, doanh nghiệp có quyền tự do liên kết trong kinh doanh, theo đó, quyền tự do khế ước bao gồm sự tự chủ trong việc liên kết đầu tư để mua doanh nghiệp khác hoặc liên minh góp vốn thành lập các chủ thể kinh doanh mới. Đồng thời, pháp luật về doanh nghiệp của tất cả các quốc gia đều đã trao cho doanh nhân (trong đó có các doanh nghiệp) quyền được thay đổi quy mô theo nhu cầu kinh doanh. Trên cơ sở đó, các biện pháp tổ chức lại như sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức kinh doanh… được ghi nhận như là các biện pháp căn bản để doanh nghiệp chủ động thích ứng với các biến động thị trường, phù hợp với năng lực kinh doanh của mình. Trên thực tế, người ta có thể đưa ra một số phương pháp đo lường mức độ tập trung kinh tế trên thị trường. Theo đó, mức độ tập trung kinh tế lệ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường và sự phân bổ thị trường của những doanh nghiệp đó. 6
- 2. Mục đích của tập trung kinh tế Tập trung kinh tế ngày càng trở nên thường xuyên và có quy mô ngày càng lớn. Thực tế này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu vì tập trung kinh tế luôn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Những mục đích chính của tập trung kinh tế, đó là: - Tập trung kinh tế giúp cho doanh nghiệp tạo ra mô hình kinh doanh lớn nhằm tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô. - Tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác mà doanh nghiệp không mong muốn. - Tập hợp các doanh nghiệp phân phối hoặc khách hàng vào một mối để đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng hoặc khả năng tiêu thụ sản phẩm (economics of distribution). - Triển khai các chiến lược tập trung vào một số hoạt động hoặc đa dạng hoá hoạt động. - Đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài chiếm được chỗ đứng trên thị trường. - Tạo ra cơ hội xâm nhập vào các thị trường mới. II. Khái niệm và các hình thức tập trung kinh tế 1. Khái niệm tập trung kinh tế Trong kinh tế học và khoa học pháp lý, khái niệm tập trung kinh tế tại Việt Nam được xem xét với ba cách tiếp cận cơ bản. Một là, với tính chất là quá trình gắn liền với việc hình thành và thay đổi của cấu trúc thị trường, tập trung kinh tế trên thị trường được hiểu là quá trình mà số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất2. Cách nhìn nhận này đã làm rõ 2 Lê Viết Thái, Chuyên đề về hành vi tập trung kinh tế, Đề tài nghiên cứu về thể chế cạnh tranh trong điều kiện phát triển thị trường tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Thương mại, 2005 7
- nguyên nhân và hậu quả của tập trung kinh tế đối với cấu trúc thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, dường như quan điểm trên đã coi hiện tượng tích tụ tư bản là một phần khái niệm tập trung kinh tế. Hai là, với tính chất là hành vi của các doanh nghiệp, tập trung kinh tế (còn gọi là tập trung tư bản) được hiểu là tăng thêm tư bản do hợp nhất nhiều tư bản lại. Tư bản được hiểu là các giá trị kinh tế trên thị trường được sử dụng để tìm kiếm giá trị thặng dư như vốn, công nghệ, trình độ quản lý..) hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác3. Khái niệm này đã không đưa ra các biểu hiện cụ thể của tập trung kinh tế, nhưng lại cho thấy bản chất và phương thức của hiện tượng. Ba là, dưới góc độ pháp luật, Luật Cạnh tranh năm 2004 không quy định thế nào là tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. Theo đó, khoản 3 Điều 3 khẳng định tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh; Điều 16 quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: (i) Sáp nhập doanh nghiệp; (ii) Hợp nhất doanh nghiệp; (iii) Mua lại doanh nghiệp; (iv) Liên doanh giữa các doanh nghiệp; (v) Các hành vi tập trung khác theo quy định của pháp luật. Sự liệt kê này đã xác định rõ các hình thức tập trung kinh tế. Tại Pháp, theo quy định của Bộ luật thương mại Pháp và Pháp lệnh 86-1243 ngày 1/12/1986 thì “tập trung kinh tế là kết quả của bất cứ hành vi nào, bất kể hình thức, nhằm chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng toàn bộ hoặc một phần tài sản, các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp hoặc hành vi nhằm cho phép một doanh nghiệp hoặc một tập đoàn kinh doanh bằng cách trực tiếp hay gián tiếp tạo được ảnh hưởng nhất định đối với một hoặc nhiều doanh nghiệp khác.” Theo quy định này thì tập trung kinh tế phải là kết quả của một hành vi pháp lý giữa hai doanh nghiệp độc lập. Hành vi này được thực hiện nhằm chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp cho một doanh nghiệp khác bằng cách hợp nhất, sáp nhập; cho phép một doanh nghiệp có quyền kiểm soát đối với một hoặc nhiều doanh nghiệp khác, tức là có quyền tác động đến hoạt động của doanh nghiệp đó bằng cách mua cổ phần…Còn theo luật pháp châu Âu, “tập trung kinh tế xuất hiện quyền kiểm soát và sự thay đổi này bắt nguồn từ: (i) việc sáp 3 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 870 8
- nhập của từ hai doanh nghiệp trở lên; hoặc (ii) việc mua bán quyền kiểm soát hay quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần của một hoặc nhiều doanh nghiệp, việc mua bán này được thực hiện bởi một hoặc nhiều người/ một hoặc nhiều doanh nghiệp dưới hình thức mua lại tài sản hoặc cổ phiiêú, thông qua hợp đồng hoặc thoả thuận dạng khác. Tập trung kinh tế cũng xuất hiện khi thành lập một liên doanh4.” Như vậy, cho dù được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau và diễn tả bằng những ngôn ngữ pháp lý khác nhau thì tập trung kinh tế được hiểu một cách chung nhất là khái niệm dùng để chỉ những cách thức tích tụ, tập trung của doanh nghiệp trên thị trường nhằm hình thành doanh nghiệp lớn hơn hoặc liên kết các doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững và phát triển vị thế của mình trên thương trường. 2. Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế Có thể thấy tập trung kinh tế luôn là chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đạt được vị trí hoặc sức mạnh thị trường nhất định. Các biểu hiện của nó chủ yếu như sáp nhập, hợp nhất, liên doanh, mua cổ phần, góp vốn nhằm mục đích thay đổi chủ sở hữu hoàn toàn hoặc một phần đủ để kiểm soát và cuối cùng là quyết định được hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp khác. Tập trung kinh tế có những đặc điểm pháp lý sau đây: - Thứ nhất, chủ thể của tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Như vậy, chỉ có các doanh nghiệp mới có thể là chủ thể của tập trung kinh tế. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng hoặc không cùng thị trường liên quan. - Thứ hai, về mục đích của tập trung kinh tế: có thể thấy tập trung kinh tế thường nhằm khai thác lợi ích kinh tế theo quy mô, qua đó tạp ra lợi thế cạnh tranh của chủ mới sau khi tập trung kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng có thể thực hiện tập trung kinh tế nhằm mục đích sở hữu toàn bộ một doanh nghiệp khác 4 Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương, Kiểm soát tập trung kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội-2007, tr.121 9
- hoặc một phần đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó. Điều này cũng làm cho doanh nghiệp có được lợi thế mới trong cạnh tranh trên thị trường. - Thứ ba, về giá trị tài sản: giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế phải đạt đến một mức độ nhất định thì chúng mới bị coi là đối tượng xem xét của cơ quan quản lý cạnh tranh. - Thứ tư, về con đường hình thành: tập trung kinh tế có thể được tiến hành thông qua những con đường như sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đã chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ thuật, năng lực quản lý, tổ chức kinh doanh…mà chúng đang nắm giữ riêng lẻ để hình thành một khối thống nhất hoặc phối hợp hình thành các nhóm doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế. Dấu hiệu này giúp khoa học pháp lý phân biệt tập trung kinh tế với việc tích tụ tư bản trong kinh tế học. Tích tụ tư bản là tăng thêm tư bản dựa vào tích luỹ giá trị thặng dư, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Một doanh nghiệp có thể tích tụ tư bản để có được vị trí đáng kể trên thị trường, song để điều đó xảy ra đòi hỏi một khoảng thời gian khá dài vì tích tụ tư bản là quá trình phát triển nội sinh của doanh nghiệp theo thời gian bằng kết quả kinh doanh. Trong khi đó tập trung kinh tế cũng có dấu hiệu của sự tích tụ nhưng không từ kết quả kinh doanh mà từ hành vi của doanh nghiệp. - Thứ năm, tập trung kinh tế hình thành nên doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tổng hợp hoặc liên kết thành nhóm doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, từ đó làm thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh hiện có trên thị trường. Điều này có thể gây ra cả mặt tích cực cũng như mặt hạn chế. 3. Các hình thức tập trung kinh tế Do sự phát triển đa dạng và phức tạp của các quan hệ trong thương mại và công nghiệp hiện nay, tập trung kinh tế diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Dựa vào mức độ liên kết, hành vi tập trung kinh tế được chia thành hai loại là tập trung kinh tế chặt chẽ (tổ hợp) và tập trung kinh tế không chặt chẽ. Dựa vào vị trí của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong các cấp độ kinh doanh của ngành kinh tế - kỹ thuật, tập trung kinh tế thường được phân chia 10
- thành tập trung theo chiều ngang, tập trung theo chiều dọc hoặc tập trung theo khối (còn gọi là tập trung theo đường chéo, hỗn hợp, hay tập đoàn – conglomerate). Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh của các doanh nghiệp trong một thị trường liên quan (sản phẩm và không gian). Theo lý thuyết cạnh tranh thì sự gia tăng tập trung theo chiều ngang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp và từ đó dẫn đến hạn chế cạnh tranh theo giá. Như vậy, đặc điểm nổi bật của tập trung kinh tế là có sự hạn chế cạnh tranh về giá cả của sản phẩm trong một thị trường liên quan. Ở đây thị trường liên quan được hiểu là liên quan đến giác độ vật chất (thị trường sản phẩm); giác độ về địa lý và giác độ thời gian. Về giác độ vật chất bao gồm những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Về giác độ địa lý tức là đề cập đến thị trường địa lý: là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế được cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận5. Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của công ty trên chuỗi giá trị đó. Các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế theo chiều dọc thường có mối quan hệ cung ứng – tiêu thụ. Tập trung kinh tế theo chiều dọc đem lại cho công ty lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh... Tập trung kinh tế dạng khối (conglomerate), là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại hoặc liên doanh của các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên một thị trường sản phẩm hoặc không có mối quan hệ khách hàng với nhau. Mục tiêu của việc hợp nhất này thường là phân bổ rủi ro vào những thị trường khác nhau hoặc từ những lý do chiến lược thị trường của các doanh nghiệp này. 5 Điều 3 khoản I Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 11
- Song, dưới giác độ của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh, để thuận lợi cho việc kiểm soát tập trung kinh tế, pháp luật quy định những hình thức tập trung cơ bản và phổ biến nhất xuất hiện trong nền kinh tế. Cụ thể là Luật cạnh tranh Việt Nam quy định các hành vi được coi là tập trung kinh tế, tức là việc tập trung kinh tế được thực hiện thông qua những hình thức bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hình thức tập trung kinh tế khác nhằm kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của doanh nghiệp khác. Điều 17 Luật Cạnh tranh của Việt Nam đưa ra định nghĩa cho từng hành vi tập trung kinh tế như sau: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Theo tinh thần đó, doanh nghiệp sau khi sáp nhập sẽ tồn tại trên cơ sở tiếp nhận mọi tài sản cũng như các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của doanh nghiệp bị sáp nhập trong khi doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại và bị xoá tên trong sổ đăng kí kinh doanh. Giả sử A là doanh nghiệp sáp nhập và B là doanh nghiệp bị sáp nhập thì hình thức sáp nhập có thể minh hoạ bằng sơ đồ sau: A+B=A Sau khi bị sáp nhập, doanh nghiệp B sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình trên thị trường và tiếp tục hoạt động cùng với doanh nghiệp A. Về cơ bản, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh đều quy định sáp nhập là hành vi hạn chế cạnh tranh và đưa ra các biện pháp để kiểm soát nhóm hành vi này. Luật cạnh tranh năm 2004 cũng quy định về sáp nhập doanh nghiệp dựa trên nền tảng của pháp luật dân sự cũng như pháp luật doanh nghiệp. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Dưới giác độ của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh, việc hợp nhất doanh nghiệp khá tương đồng với sáp nhập vì chúng đều là kết quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp để hình thành một chủ thể mới có sức mạnh thị trường lớn hơn dựa trên thế mạnh 12
- của các doanh nghiệp tham gia. Nhưng khác với trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp lại dẫn tới việc hình thành một doanh nghiệp mới (C) được hưởng tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp bị hợp nhất trong khi các doanh nghiệp bị hợp nhất (A,B) sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình. A+B=C Song hành với tiến trình này, cổ phiếu cũ của hai doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại mà doanh nghiệp mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu mới thay thế. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp mua lại) mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát , chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Như vậy mua lại doanh nghiệp gồm hai trường hợp là mua lại toàn bộ và mua lại một phần doanh nghiệp. Tuy nhiên, mua lại toàn bộ doanh nghiệp thì về bản chất chính là hình thức sáp nhập doanh nghiệp. Bởi vì khi mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như tài sản doanh nghiệp, được hưởng các quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đó. Duy có một điểm khác biệt giữa hai thức này, đó là việc doanh nghiệp bị mua lại có chấm dứt tồn tại hay không. Tuỳ thuộc vào ý chỉ chủ quan của doanh nghiệp mua, nếu doanh nghiệp bị mua chấm dứt tồn tại thì đó chính là sáp nhập, còn nếu nó tiếp tục hoạt động như một chủ thể kinh doanh độc lập thì sẽ trở thành công ty con trong một tập đoàn kinh tế. Bên cạnh đó cần chú ý các hình thức mua lại không bị coi là tập trung kinh tế bao gồm: “Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là một năm; doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc doanh nghệp thực hiện quyền kiểm soát, chi phối nhưng chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại6.” Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là hai hình thức tập trung kinh tế phổ biến hiện nay, và thường được nhắc đến như một hình thức đại diện của hiện tượng 6 Điều 35 Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. 13
- tập trung kinh tế. Sự mua bán sáp nhập giữa hai hay nhiều công ty với nhau thường được gọi với cái tên M&A, viết tắt của hai từ tiếng Anh: Merger and Acquisition. Mục tiêu cuối cùng của tất cả các thương vụ mua bán sáp nhập là tạo ra sự cộng hưởng và nâng cao giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị của từng bên riêng lẻ. Thành công của mua bán hay sáp nhập phụ thuộc vào việc có đạt được sự cộng hưởng hay không. Trong M&A, một nguyên tắc chung là “1+1>2”. Công thức này không được logic về mặt toán học nhưng nếu xét về ý nghĩa kinh tế, chúng nói lên “năng lực chuyển hóa” đặc biệt từ sự kết hợp của hai tổ chức để hình thành một tổ chức có giá trị lớn hơn khi đứng riêng lẻ. Nghĩa là hai công ty sáp nhập cùng nhau sẽ có giá trị lớn hơn hai công ty đang hoạt động riêng lẻ. Đây cũng chính là lý do dẫn đến các hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các công ty. Nguyên lý này đặc biệt hữu ích khi các công ty rơi vào những thời kỳ khó khăn do cạnh tranh, tác động thị trường hay bất kỳ yếu tố nào khác. Một hành vi tập trung kinh tế khác đó là liên doanh. Điều 17 khoản 4 Luật cạnh tranh 2004 định nghĩa: liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Việc góp thêm vốn vào doanh nghiệp đang hoạt động không được coi là hình thức tập trung kinh tế. Chỉ khi nào góp vốn để thành lập một doanh nghiệp thì khi đó nó mới trở thành hành vi tập trung kinh tế dưới hình thức liên doanh. Điều này đã nhấn mạnh tới một mục đích của các bên liên doanh là thành lập một doanh nghiệp mới. Sự tồn tại của doanh nghiệp mới tạo nên mối liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia. Điều này có khác ít nhiều so với cách hiểu về liên doanh nói chung trên thế giới, theo đó liên doanh được thành lập nhằm đáp ứng được mục đích của các bên tham gia mà khi các bên tham gia riêng lẻ tự mình xét về khả năng sẽ không đáp ứng được, nghĩa là hai hay nhiều hãng liên doanh với nhau để thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh tế mà mỗi bên đạt được mục đích của mình trong đó. Ngày nay có thể thấy rất nhiều các liên doanh được thành lập nhằm đạt được mục đích kinh tế của các bên tham gia, chẳng hạn Sony Ericsson là liên doanh giữa Sony và Ericsson, công ty LG.Philips Components là liên doanh được thành lập giữa LG 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty TNHH một thành viên ICD Tân Cảng - Sóng Thần
66 p | 410 | 61
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần tập đoàn Đông Thiên Phú
83 p | 411 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học chương Oxi - lưu huỳnh lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình - yếu
156 p | 190 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông qua giải một số bài tập Đại số - Giải tích bằng nhiều cách
57 p | 182 | 36
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Thị Quỳnh Trang
124 p | 294 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
80 p | 151 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn Hóa học lớp 11 Chương trình cơ bản
163 p | 162 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam
103 p | 209 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần Phản ứng hóa hữu cơ chương trình Trung học phổ thông chuyên
228 p | 132 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu Nano NiFe2O4
53 p | 135 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 30 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Bảo hộ sáng chế về dược phẩm tại Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
65 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng dendrophtoe pentandra (l.) miq., họ chùm gửi (loranthceae) ký sinh trên cây xoài mangifera indica, họ đào lộn hột (anacardiaceae)
90 p | 45 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lô Lô Chải, Hà Giang
81 p | 8 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo pháp luật Việt Nam
87 p | 13 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta
95 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn