intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức cần biết khi trẻ bị ho

Chia sẻ: Nguyen Minh Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

122
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở trẻ sơ sinh, khi bị đau bé không thể tự nói được, cha mẹ phải biết cách phân biệt các chứng bệnh để biết cách mà điều trị cho bé. Trong đó căn bệnh ho cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số kiến thức về căn bệnh ho ở trẻ sơ sinh,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức cần biết khi trẻ bị ho

  1. Trẻ sơ sinh bị ho – kiến thức cần biết Ở trẻ sơ sinh, khi bị đau bé không thể tự nói được, cha mẹ phải biết cách phân biệt các chứng bệnh để biết cách mà điều trị cho bé. Trong đó căn bệnh ho cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số kiến thức về căn bệnh ho ở trẻ sơ sinh, mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo. Ho là cách cơ thể làm thông đường hô hấp, tống đờm dãi hoặc thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng. Và theo giải thích của Howard Balbi Giám đốc trung tâm các bệnh truyền nhiễm ở trẻ Nassau County ( Mỹ ) ho thực chất là một cách tự vệ của cơ thể tự vệ. Ho có 2 kiểu:  Ho khan: Kiểu ho này giúp dọn sạch dịch mũi và sự khó chịu từ cổ họng sưng, xảy ra khi bé bị lạnh hoặc dị ứng.  Ho sâu: Ho thường đi kèm theo đờm hoặc dịch mũi (chứa cả tế bào bạch huyết chống khuẩn hình thành trong đường thở của trẻ), bắt nguồn từ một bệnh hô hấp nào đó kèm với sự nhiễm khuẩn. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì chuyện ho ít đáng báo động vì nguyên nhân chủ yếu là do lạnh. Nhưng còn đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi ho nhiều là vấn đề đáng báo động, vì thường vào mùa đông trẻ sẽ ho rất nhiều nguyên nhân có thể là do virus hô hấp hợp bào (RSV) nguy hiểm. Sau đây là các kiểu ho giúp bạn có thể phân biệt kiểu nào là theo dõi kiểu nào là xử lý khẩn cấp 1. Cúm hay chỉ cảm lạnh thường Nghẹt và chảy nước mũi Sưng họng (Âm thanh nghe khô khan)
  2. - Các triệu chứng khác: tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh, trẻ có thể có: Nước nhầy rớt, sốt nhẹ về đêm. - Cách trị: cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Có thể dùng máy làm ẩm khí để giúp bé dễ thở hơn. Cho dù bạn nóng lòng muốn trẻ bớt ho, nên hỏi bác sĩ trước khi dùng. Trẻ có thể bị cúm nếu thân nhiệt của trẻ trên 37o C và có vẻ trông mệt mỏi, khi đó phải gọi ngay bác sĩ. Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi khi bị sốt nhẹ cũng nghiêm trọng vì thế cần gọi ngay bác sĩ khi trẻ bị sốt. 2. Bệnh bạch cầu thanh quản Đặc điểm của bệnh này là bé thức dậy nửa đêm, ho sâu và khó thở. Bé dưới 5 tuổi thường bị ảnh hưởng bệnh này, và triệu chứng của bệnh là cảm lạnh và sổ mũi vào sáng sớm. - Âm thanh giống như ho sâu Bệnh bạch cầu thanh quản thường là do nhiễm virus làm cho niêm mạc khí quản sưng lên và nghẹt đường thở. Đây là nguyên nhân khiến trẻ khó thở. Khi trẻ hít vào (không phải lúc thở ra) bạn sẽ nghe thấy tiếng ho của trẻ bị đặc kín. Cách trị: - Cần cho bé bình tâm - Mở vòi hoa sen, đóng cửa nhà tắm và cho bé thở trong không khí đầy hơi nước. - Nếu là nửa đêm, đưa bé ra ngoài, không khí ẩm sẽ làm cho con dễ thở hơn. - Cho trẻ thở không khí từ máy làm ẩm khí Bệnh bạch cầu thanh quản sẽ hết trong khoảng 3-4 ngày, nếu không đỡ thì cần gọi bác sĩ. 3. Bệnh viêm phổi Bệnh xảy ra khi phổi bị nhiễm khuẩn thường nguy hiểm hơn và thủ phạm thường là khuẩn strep pneumonae, hoặc virus do một số bệnh mang lại, kể cả cảm lạnh thường. - Tiếng ho nghe sâu và có đờm
  3. - Các triệu chứng khác: trẻ rất mệt và dễ ho, nhìn mọi thứ đều có sắc xanh và vàng. Nếu bé bị sốt cần gọi ngay bác sĩ. Khi trẻ bị ho cha mẹ nên làm gì? Trẻ bị ho luôn là nỗi bất an của các bậc cha mẹ. Và nếu kèm theo sổ mũi, chảy nước mũi thì nỗi lo lắng này lại càng tăng. Gặp phải vấn đề “đau đầu” này, cha mẹ nên làm gì? Nhận biết đúng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp Ho ở trẻ có nhiều nguyên nhân và nhiều dạng ho khác nhau, các bác sỹ thường nhận biết dấu hiệu bệnh ở trẻ khi biết đặc tính của cơn ho hoặc trực tiếp nghe trẻ ho. Tuy nhiên, không phải cứ khi trẻ ho là cha mẹ lại ngay lập tức đi bệnh viện chụp, chiếu để chẩn bệnh. Ho không phải là một bệnh, mà đó là một triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau tùy theo từng cơ thể bé và tùy vào từng cơn ho của bé. Khi trẻ bị ho khan Là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Tuy nhiên, trẻ cũng dễ bị ho khan khi hít phải khói thuốc lá, khói bụi, dị ứng phấn hoa… Khi trẻ ho sẽ khiến cho trẻ bị nôn, trớ, dễ làm cho bé mệt mỏi, chán ăn sau mỗi lần ho. Thấy trẻ bị ho có đờm Là khi trẻ ho thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Cha mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở. Trẻ bị ho sù sụ
  4. Đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên. Trẻ dưới 3 tuổi thường mắc bệnh này do khí quản của bé khá hẹp. Bệnh thường hay phát về đêm và dễ nhận thấy khi nghe tiếng thở của bé khò khè, thở lớn.Thường do nhiễm trùng hay do sưng phần trên của đường hô hấp. Đa số các trường hợp ho này là do bệnh bạch hầu thanh quản, một dạng bệnh nhiễm trùng thanh quản và khí quản. Trẻ bị ho lâu ngày Trẻ bị ho lâu ngày là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa. Do đó cha mẹ nên lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh này cho trẻ, có thể tiêm chung với các vắc xin bạch hầu, uốn ván và thường được tiêm 5 lần trước khi trẻ được 6 ngày tuổi. Cha mẹ nên hỏi kỹ bác sỹ về việc tiêm này. Ho lâu ngày là chứng bệnh dễ lây lan. Vi khuẩn có thể lây từ người bệnh qua chất dịch văng vào không khí lúc người bệnh ho hay hắt hơi. Trẻ bị ho khò khè Trẻ bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Chứng bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi. Trẻ bị ho kèm sốt Trẻ bị ho kèm theo sốt nhẹ hoặc chảy nước mũi, có thể là do trẻ bị cảm lạnh thông thường. Nhưng nếu trẻ bị ho kèm sốt cao trên 380C thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm (nếu cần thiết), để được điều trị thích hợp. Trẻ bị ho kèm nôn mửa
  5. Thường trẻ ho quá nhiều sẽ dẫn đến nôn mửa. Trong trường hợp này, không cần lo lắng quá trừ khi trẻ nôn mửa kéo dài. Cũng vậy, nếu trẻ ho kèm với cảm hay lên cơn hen suyễn, trẻ có thể nôn mửa nếu có quá nhiều chất nhầy trong bao tử và gây nôn. Trẻ bị ho cấp tính Trẻ bị ho cấp tính là một dạng ho trong thời gian ngắn, khoảng dưới 2 tuần. Bệnh thường gặp ở trẻ khi ho cấp tính là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm mũi, viêm họng, viêm thanh phí quản, viêm phổi… Nguyên nhân gây bệnh là do trẻ có hệ miễn dịch yếu, dễ nhiễm các loại virus gây bệnh trên đường hô hấp. Những virus này có khả năng lây lan dễ dàng trong không khí, có nguy cơ phát triển thành dịch bệnh và tái mắc nhiễm cao ở trẻ em. Trẻ bị ho kéo dài Ho kéo dài ở trẻ là hiện tượng trẻ bị ho liên tục từ 4 tuần trở lên do nhiều nguyên nhân gây nên và có thể còn tùy thuộc vào từng độ tuổi của bệnh nhân. Trẻ ho kéo dài có thể do bệnh lý từ phổi hoặc bệnh lý của tai mũi họng, tim mạch, hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc gây nên. Cha mẹ nên đưa con đi khám bác sỹ khi trẻ nhận thấy trẻ ho dai dẳng không giảm, không ngừng. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị ho kéo dài do nguyên nhân nào để điều trị phù hợp. Nếu trẻ ho có đờm, ho sau khi vận động có thể do dị ứng hoặc do hen. Nếu trẻ ho từng cơn, mỗi cơn ho làm mặt đỏ tía tai thì có thể là trẻ bị ho gà hoặc do có dị vật đường thở. Nếu trẻ bị ho ban ngày hoặc khi tập trung thì có thể là ho do tâm lý… Có thể căn cứ vào mỗi dấu hiệu ho của trẻ để tìm đến bác sỹ chuyên khoa phù hợp. Điều trị và chăm sóc trẻ bị ho Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều khih trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi.
  6. Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay. Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, phải cần đưa bé đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất. Nên khám bệnh ngay khi trẻ có các triệu chứng nóng, sốt cao, ho kèm khó thở để có phác đồ điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài và tái nhiễm bệnh sẽ làm trẻ mất sức. Do có nhiều dạng ho khác nhau nên cũng sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây điều trị ho khác nhau, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc ho điều trị cho trẻ, nhất là không dùng thuốc ho của người lớn cho trẻ em. Khi sử dụng thuốc tây cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tránh sử dụng các thuốc có chứa chất an thần, chất á phiện, chất kháng histamine, corticoid gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, phổi và tim mạch của trẻ. Bên cạnh đó, có một số liệu pháp trị ho dân gian thường được ông bà ta hay sử dụng hoặc trong các bài thuốc đông y. Một số loại thảo dược và thành phần tự nhiên có tác dụng giảm ho cho trẻ như: lá húng chanh, cây kim ngân, mật ong, gừng, đường phèn, quất xanh, cam thảo, bạc hà… Tuy nhiên, điều trị cho trẻ bị ho bằng các loại thảo dược, đông y thì đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, nhưng thay vào đó lại an toàn cho trẻ khi sử dụng. Ngày nay, việc tìm các loại cây thuốc chữa ho không còn dễ dàng cho người dân như khi xưa nữa. Nắm bắt được điều này, một số Công ty Dược đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược dành cho trẻ em, dễ dàng và thuận tiện hơn cho cha mẹ khi muốn chữa ho cho con bằng đông y. Thực phẩm cần kiêng cho bé bị ho Tuy không phải là chứng bệnh nghiêm trọng, song ho gây phiền phức khá nhiều cho cả bé và bố mẹ, nhất là khi bệnh kéo dài và nặng dần lên.
  7. Để bé nhanh khỏi và tránh các biến chứng, bố mẹ cần chú ý đến những cấm kỵ trong ăn uống dưới đây: Thực phẩm lạnh Khi trẻ bị ho không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại đồ uống đông lạnh. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm. Trẻ bị ho không nên uống nước lạnh. (ảnh minh họa). Thực phẩm ngọt, vị đậm Theo Đông y, ho phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hàng ngày nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng ho nặng hơn.
  8. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng ăn quýt có thể chữa ho, long đờm. Tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Thực phẩm chiên, rán Khi trẻ em ho chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sinh nhiều đờm làm tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng. Cá, tôm, cua Nếu cho bé ăn các thực phẩm này khi đang bị ho, bệnh sẽ càng nặng hơn. Việc này có liên quan đến tính kích thích của vị tanh với hệ hô hấp và do trẻ bị dị ứng với chất protein trong tôm cá. Đậu phộng, hạt dưa, sô cô la Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi trẻ bị ho. Thực phẩm bồi bổ Không ít bậc phụ huynh cho các bé cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên khi trẻ bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn. Phương pháp cho trẻ ăn Trẻ ho nhiều có thể ói ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài muỗng nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớp không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt ói. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều. Nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần.
  9. Lúc bình thường, trẻ có thể ăn 6 lần/ngày (kể cả bữa bột và bữa sữa) nhưng lúc trẻ ho có thể tăng từ 8-10 lần/ngày, mỗi lần ăn một ít, đo đó có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn 1 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0