intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh doanh nhượng quyền, cơ hội đang đến

Chia sẻ: Thanh Dat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

122
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, kinh doanh nhượng quyền được xem là “kinh tế lót bạc” bởi đây là phương thức đơn giản hóa những mối lo ngại trong kinh doanh thông thường. Tại Mỹ, hiện có hơn 550.000 Franchises (cửa hàng nhượng quyền), chiếm 40% lợi nhuận tại đây. Theo báo cáo, có đến 90% công ty sử dụng hình thức Franchising tiếp tục hoạt động sau 10 năm, trong khi đó khoảng 82% công ty độc lập phải đóng cửa. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh doanh nhượng quyền, cơ hội đang đến

  1. Kinh doanh nhượng quyền, cơ hội đang đến Trước thời cơ đón dòng đầu tư lớn từ Mỹ, ngày 27/6 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo & Triển lãm về nhượng quyền thương mại (Franchising). Đây là hội thảo Franchising đầu tiên tại VN do VinaCapital cùng nhóm các DN G18 phía Nam tổ chức. Mặc dù chi phí tham dự khá cao (1 triệu đồng/khách) nhưng hội thảo đã thu hút đông đảo các DN đến tìm hiểu Franchising. Với họ, đây chính là cơ hội tiếp cận thông tin “nóng” và hữu dụng nhất trong lĩnh vực này. Còn theo một chuyên gia kinh tế, Franchising là bước đánh dấu quan trọng trong việc chuyển hóa VN thành một thương trường đầy thách thức và tham vọng. Franchising: xu thế toàn cầu Ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, kinh doanh nhượng quyền được xem là “kinh tế lót bạc” bởi đây là phương thức đơn giản hóa những mối lo ngại trong kinh doanh thông thường. Tại Mỹ, hiện có hơn 550.000 Franchises (cửa hàng nhượng quyền), chiếm 40% lợi nhuận tại đây. Theo báo cáo, có đến 90% công ty sử dụng hình thức Franchising tiếp tục hoạt động sau 10 năm, trong khi đó khoảng 82% công ty độc lập phải đóng cửa. Franchising: tức là nhượng quyền thương mại. Theo đó, DN Franchising trao cho bên nhận quyền kinh doanh sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình trên thương hiệu của mình. Đổi lại DN mở Franchise (DN nhận quyền kinh doanh) phải trả cho DN Franchising một khoản phí sử dụng bản quyền hay chiết khấu % doanh thu trong thời gian do 2 bên thỏa thuận. Thông thường, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực... do bên mở Franchise đảm nhiệm, DN Franchising chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá... Ví dụ, vừa qua Công ty Thực phẩm Kinh Đô đã áp dụng hình thức Franchising tại VN. Cụ thể, đối tác của Kinh Đô đã bỏ vốn đầu tư mở bakery dưới sự hỗ trợ và kiểm duyệt của Kinh Đô, bakery này được Kinh Đô chuyển giao mô hình kinh doanh chuẩn, công nghệ sản xuất bánh tại cửa hàng, truyền cả “bí quyết” kinh doanh… và khách hàng của bakery này cũng được hưởng đầy đủ các dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi từ Công ty Kinh Đô. Tại Trung Quốc, cách đây 4 năm nhiều DN không hề biết Franchising là gì, thế nhưng hiện nay Trung Quốc là một trong những thị trường Franchising “nóng bỏng” nhất thế giới với sự có mặt của hầu hết các thương hiệu nổi tiếng. Theo ông Albert Kong, Chủ tịch Công ty Asiawide Franchise Consultant, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn Franchising tại châu Á, hiệu quả của việc nhượng quyền kinh doanh là rất lớn như xây dựng hệ thống nhanh, hoạt động có bản quyền và qui mô kinh tế… Nhưng đây cũng là cơn ác mộng nếu việc Franchising không có kế hoạch và thực hiện kế hoạch không chính xác. Một nhà đầu tư dự báo, Franchising sẽ là hình thức kinh doanh phát triển mạnh tại VN. Đây sẽ là điểm đến ưu tiên đầu tiên vì VN an toàn, không có xung đột về tôn giáo, chính trị… Ông Robert Bannerman, Tùy viên Thương mại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ (Thương vụ Hoa Kỳ, TP.HCM) cho rằng, Franchising là công thức thành công lý tưởng cho doanh nhân. VN đang đứng trước cơ hội kinh doanh lớn từ các ngành hàng tiêu dùng, dịch vụ và bán lẻ.
  2. Muốn mở Franchise cần bao nhiêu tiền? Trên thị trường VN, hiện có chỉ có vài DN tiên phong trong lĩnh vực này như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Highlands Coffee và Kinh Đô… hầu hết kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Như vậy cánh cửa Franchising tại VN đang dang rộng để đón các nhà đầu tư. Tại Franchising 2005 lần này có khá nhiều lĩnh vực kinh doanh để DN VN tham khảo. Tập đoàn giáo dục Crestra giới thiệu việc nhượng quyền kinh doanh hệ thống trường mẫu giáo trong khu vực, Tập đoàn Da Vinci Group - nhãn hiệu kinh doanh đồ nội thất, đồ trang sức và thời trang, Tập đoàn Pasta Fresca Da Salvatore chuyên kinh doanh thực phẩm truyền thống Ý và Sign A Rama chuyên kinh doanh bảng hiệu… Lý giải vì sao đến VN để tìm đối tác nhượng quyền kinh doanh, ông Eric Wong, Tổng giám đốc Pasta Fresca cho hay, với dân số gần 84 triệu người và GDP tăng 7%/năm, thị trường VN sẽ là chiếc bánh ngọt đáng chú ý. Theo tính toán, để mở một Franchise DN cần khoảng 200.000 USD (giá trung bình), trong đó, chi phí khởi sự khoảng từ 10 - 25.000 USD. Thông thường các công ty Franchising có sẵn một khoản vay lợi tức thấp cho DN mở Franchise (các khoản trả chậm và hỗ trợ tài chính). Chẳng hạn thương hiệu bán lẻ 7-Eleven’s có chương trình “Tự mình làm chủ” hỗ trợ DN. Nếu chỉ mở Franchise là một cửa hàng nhỏ hoặc một ki-os thì giá trung bình là 3.000 - 5.000 USD.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2