Kinh nghiệm học và thi lái xe ô tô bằng B2
lượt xem 44
download
Thi bằng lái xe ô tô với số điểm tốt là điều không phải ai cũng có thể làm được, để có thể thi lái xe đạt kết quả cao. Tài liệu Kinh nghiệm học và thi lái xe ô tô sau đây sẽ giúp những ai đang chuẩn bị thi lấy bằng lái xe ô tô nắm chắc lý thuyết để đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm học và thi lái xe ô tô bằng B2
- Kinh nghiệm học và thi lái xe Thi lý thuyết lái xe Ô tô tổ chức theo hình thức trắc nghiệm có nhiều lựa chọn ( có từ 1 đến 2 đáp án đúng ) , đề thi có 30 câu rút ngẫu nhiên trong 450 câu hỏi . Hạng B : Đúng 26 / 30 là đạt Hạng C,D,E,Fc : Đúng 28 /30 câu là đạt . Trong 30 câu có 12 câu lý thuyết chung ( 1-12), 9 câu hỏi về ý nghĩa các loại biển báo (13-21) và 9 câu về giải sa hình (22-30). Bạn có thể học từng câu trong phần Ôn tập trong chương trình tải về hay dĩa học do trường phát . Khi gỏ số đáp án trả lời , nhấn phím Enter thì bạn sẽ biết kết quả luôn . Tốt nhất làm tuần tự cho đến hết và ghi lại câu sai , sau đó bạn chỉ học lại các câu sai một lượt là mau thuộc .Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau: 1- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất. 2- Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì xe cứu hoả có ưu tiên cao hơn xe quân sự, xe công an, xe cứu thương. 3- Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước ( Xem biển báo hoặc tín hiệu đèn ) 4- Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái. 5- Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải -> xe đi thẳng -> xe rẽ trái. B- THI LÁI XE TRONG SA HÌNH – thời gian thi 15 phút ( Hệ thống cảm biến điện tử trên sân sát hạch tại Trung tâm sát hạch sẽ thực hiện chấm điểm tự động , nếu không bị lỗi thì điểm tối đa là 100 điểm , Điểm đậu : là từ 80đ trở lên ). Có 10 bài thi chính: 1. Xuất phát 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ 3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề-pa lên dốc) 4. Đi xe qua hàng đinh 5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z) 6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S) 7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi nhà xe) 8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt 9. Tăng tốc, tăng số 10. Kết thúc Ngoài ra còn có những bài thi phụ là Dừng xe nguy hiểm và Cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Khi lái xe trong sa hình bạn cần phải là đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng (khi qua chữ Z, chữ S, lùi vào ga ra), có thời gian căn chỉnh bánh xe khi đi vào hàng đinh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt. Các xe thi thường để ga-răng-ti cao nên vào số 1, không đặt vào chân ga thì xe đi cũng đã khá nhanh. Vì vậy muốn xe đi chậm thì phải đỡ được côn, tức là chân trái ấn côn vào sâu gần hết (không ấn hết côn) và giữ nguyên ở mức đó cho đến khi xe đi chậm như mình mong muốn. Đỡ được côn và rà phanh sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe được theo ý mình.
- Bài 1. Xuất phát Trước lúc xuất phát, khi mới lên xe, bạn cần : Kiểm tra lại ghế ngồi xem có phù hợp với người không, nếu cần thiết thì chỉnh xa vành tay lái hoặc gần lại để đạp hết được côn, phanh, ga. Kiểm tra hai gương sao cho nhìn thấy được điểm bánh xe sau tiếp xúc với mặt đường. Cài dây an toàn , để máy nổ và chờ lệnh xuất phát . Khi có lệnh xuất phát ( Đèn màu xanh của trong xe bật sáng , Loa phát lệnh “ Xe số …Xuất Phát” ) , bạn thực hiện như sau : - Bật đèn xi–nhan trái - Vào số 1, nhả côn từ từ để xe đi. - Khi đèn xanh trong xe tắt hoặc khi qua vạch xuất phát khoảng 5 m thì tắt đèn xi-nhan. - Khi xe đã đi, bạn có thể nhả hết côn ra cho xe tự bò, không cần đặt chân vào bàn đạp ga. Và đi đến bài số 2. Các lỗi : Lỗi nhẹ : ( mỗi lỗi trừ 5 điểm ) o Không thắt dây an toàn o Không bật đèn xi nhan trái khi xuất phát o Không tắt đèn xi nhan sau khi xe qua vạch xuất phát 5 m o Quá 20 giây sau khi có lệnh xuất phát ( đèn xanh sáng ) mà xe chưa đi qua vạch xuất phát . o Xe chết máy khi đã có lệnh XP . o Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng /phút ( Đạp ga quá lớn ) Lỗi nặng : ( Bị loại ) o Quá 30 giây mà xe chưa qua được vạch xuất phát . o Gây tai nạn . Bài 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ Yêu cầu của bài này là dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường vằn dành cho người đi bộ. ( cản xe phía trước cách vạch dừng không quá 0,5m ) Đỗ già quá (chạm vào vạch trắng ) hoặc non quá (quá xa vạch trắng) đều bị trừ 5 điểm . Các sân thi thường "giúp" học viên bằng cách đánh dấu sẵn bằng vạch trên cọc biển báo hiệu . Nếu khi vai người lái xe ( hoặc Nút chốt cửa ) đến ngang cọc đó thì phải dừng . Sau khi xuất phát, bạn để xe đi chậm . Khi xe vừa tới vị trí thì đạp côn và ấn nhẹ phanh là xe dừng . Dừng xe xong, bạn lại nhả côn cho xe đi tiếp luôn. Dừng lâu quá 30 giây sẽ bị trừ điểm. Các lỗi : Lỗi nhẹ : ( mỗi lỗi trừ 5 điểm ) o Dừng xa vạch ( quá 0,5 m ) o Dừng quá vạch . o Xe chết máy o Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng /phút ( Đạp ga quá lớn )
- Lỗi nặng : ( Bị loại ) o Quá 30 giây mà xe chưa qua được vạch xuất phát . o Gây tai nạn . Bài 3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên Yêu cầu của bài này là xe không vượt quá vạch quy định , không bị tuột dốc quá 50 cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30 giây ( nếu bị các lổi này sẽ bị loại ). Không được tăng ga quá lớn (số vòng quay động cơ trên quá 3 hoặc 4 nghìn vòng/phút). Chính vì nếu vượt quá vạch quy định là bị loại ngay nên nhiều người đành phải đỗ non khi chưa đến đúng vị trí, chấp nhận mất 5 điểm cho chắc ăn. Sau khi qua bài 2, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài này giống bài 2 ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên bạn không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại vì nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về chân dốc. Vì thế, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ (qua vạch đỏ trên ta-luy hoặc mặt đường) để đạp côn, phanh đúng lúc. Nếu như ở bài 2, sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài 3 thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2. Có hai cách: - Cách 1: Là cách dạy chính thống trong trường. Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên. - Cách 2: Là cách các lái già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay. Sau khi canh cho núm cửa gần tới ngang cọc biển báo vạch xe dừng thì bạn đạp côn , thắng dừng xe . Sau đó bạn nhả côn từ từ ( thật chậm ) , đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung rung thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng . Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. ( Chú ý nếu nhả côn nhanh quá xe có thể bị tắt máy ( bị trừ điểm ) . Bạn phải nhanh chóng đề xe lại và tiếp tục bài ) Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc. Nhiều người mới học lại thấy cách làm này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga). Bài 4. Đi xe qua hàng đinh Yêu cầu của bài này là hai bánh xe bên phải phải đi lọt qua một đoạn đường có bề rộng khoảng 30-35 cm ( dấu B) . Mỗi lần bánh xe chạm vạch là bị trừ 5 điểm ( Mỗi 2 giây ). Khi rẽ vào đường đi hàng đinh, bạn nên đánh lái muộn một chút để xe áp sát lề đường bên phải xe. Đi thật chậm và nhìn gương phải để quan sát bánh xe phía sau. Các sân thi thường kẻ sẵn vạch để giúp học viên căn đường. Vạch này bằng với mép ngoài của hàng đinh. Vì vậy, nếu bánh xe cách vạch đỏ khoảng 10-15 cm thì nhiều khả năng xe sẽ đi qua hàng đinh mà không chạm mép hai bên.
- Ngoài việc nhìn gương phải, bạn cũng phải căn và bám vào một điểm mốc ở phía trước, thường là một vạch đánh dấu trên lề đường trước mặt . Vì có khi lúc đầu xe đi đúng khoảng cách với vạch căn bên phải , nhưng sau đó do giữ lái không tốt nên xe bị chệch hướng . Chú ý : Nếu bánh xe bên phải đi ngoài hàng đinh thì sẽ bị loại 5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z) Yêu cầu của bài này là khi cho xe đi không bị chạm vạch ở gần vỉa hè hai bên đường, nếu chạm vạch trừ 5 điểm. Bạn phải đi thật chậm khi vào vuông góc ( bằng cách ép côn một phần (Vê côn ) để đánh tay lái kịp thời . Sau khi đi qua hàng đinh, bạn thấy gương chiếu hậu ngang với góc bên trái thì đánh hết lái sang trái đồng thời quan sát gương chiếu hậu và trả lái phù hợp để thành xe song song với vạch giới hạn và cách 30-40cm khi song song thì trả thẳng lái tiến đến góc vuông thứ 2 . Qua sát khi thấy gương chiếu hậu bên phải ngang với góc thứ 2 bên phải thì đánh hết lái sang phải đồng thời quan sát gương chiếu hậu và trả lái phù hợp để thành xe song song với vạch giới hạn và cách 30-40cm khi song song thì trả thẳng lái tiến ra khỏi hình . Để có thể đánh hết lái và trả lái cho nhanh, trong quá trình học bạn nên tập cho thuần thục động tác xoay vô-lăng. Phương pháp hiện nay là khi rẽ bên phải thì tay trái sẽ là tay chính, không rời khỏi vô-lăng trong suốt lúc xoay, còn tay phải chỉ dùng để kéo vành lái phía bên phải nhằm hỗ trợ khi tay trái di chuyển xuống điểm dưới của vô-lăng (lúc đó lực xoay của tay trái không được mạnh). Đối với rẽ trái thì quá trình ngược lại, tay phải là tay xoay chính, tay trái hỗ trợ. Khi trả lái cũng tương tự. Bài 6 . Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S) Yêu cầu của bài này giống bài 5 ( mỗi lần bánh xe chạm vạch trừ 5 điểm ) . Khác với bài 5, do chữ S là đường cong liên tục nên bạn phải điều chỉnh tay lái theo đường cong. Các lái xe có câu "Tiến bám lưng, lùi bám bụng", có nghĩa là khi xe vào đường cua (ôm cua) nên căn theo phía đường cong dài hơn. Như vậy, khi vào đường chữ S, bạn cho xe bám sát về bên phải, đánh lái sang trái cho xe đi nửa vòng cua đầu tiên, sau đó lại bám sang lề đường bên trái, trả lái và đánh lái sang phải cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại. Bài 7. Ghép xe vào nơi đỗ ( lùi vào nhà xe ) Yêu cầu của bài này là trong vòng 2 phút bạn phải cho xe lùi được vào nơi đỗ ( nhà xe ), không chạm vạch và tiến ra khỏi nhà xe . Các lỗi : - Mỗi lần bánh xe chạm vạch trừ 5 điểm ( mỗi 2 giây ) - Quá thời gian 2 phút trừ 5 điểm ( Mỗi 2 phút trừ 5 điểm ) - Bánh xe không chạm được vạch kiểm tra cuối nhà xe bị loại ( Máy không báo ) - Không hạng xe bị loại ( nhầm nhà xe hạng xe khác ) Khi bắt đầu rẽ vào khu vực nhà xe, bám sát lề đường bên trái cách khoảng (30 cm – 50cm ) . Đi chậm( Số 1) khi (vai người lái) đi ngang qua cửa nhà xe thì đánh hết lái về bên phải , tiếp tục cho xe tiến lên khi thấy thân xe có góc khoảng 40-45 độ so với đường ngang cửa nhà xe thì trả thẳng lái và dừng lại trước vạch giới hạn . Sau đó nhìn kiếng chiếu hậu bên trái quan sát phía sau ( bánh xe , thân xe và góc nhà xe ) - xem thế xe rồi vào số lùi , tùy theo thế xe “lơi “ hay “dốc “ mà ta đánh tay lái sang trái nhiều hay ít , điều chỉnh sau cho bánh xe sau khi lùi vào cách góc nhà xe khoảng 10-15 cm – khi bánh xe sắp đến góc nhà xe thì đánh nhiều lái sang trái cho xe lùi vào bên trong nhà xe – quan sát thấy thành xe , bánh xe song song với nhà xe và cách vạch giới hạn 20cm -30 cm thì trả
- thẳng lái và lùi vào cho đến khi bánh xe sau đè lên vạch kiểm tra và nghe máy báo “ Đã kiểm tra “ thì dừng lại . Cài số 1 và tiến ra khỏi nhà xe .Lưu ý khi tiến ra, người phải ra khỏi cửa nhà xe hoặc hơn một chút nữa bạn hãy đánh lái rẽ sang phải để tránh trường hợp bánh sau chưa ra khỏi cửa nhà xe mà đã rẽ sẽ bị chèn vạch, trừ điểm. Nếu lỡ lùi chưa chính xác, đuôi xe cách xa cửa nhà xe, có thể chèn lên vạch hoặc vỉa ba- toa, bạn cứ bình tĩnh về lại số 1, tiến lên phía trước, đánh lái sao cho xe ở vào vị trí thẳng trước cửa nhà xe, sau đó vào số lùi để làm lại việc lùi vào nhà xe. (Gọi là lùi xe 2 đỏ ) Bài 8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt Yêu cầu và thực hành của bài này giống bài 2. Bài 9. Tăng tốc, tăng số Yêu cầu của bài này là phải lên được số 2 và đạt tốc độ trên 20 km/h trước biển báo 20 màu xanh (biển báo tốc độ tối thiểu phải đạt 20 km/h), sau đó lại phải về số 1 và giảm tốc độ xuống dưới 20 km/h trước biển báo 20 màu trắng (biển báo tốc độ tối đa không quá 20 km/h). Sau khi qua nơi giao nhau với đường sắt, bạn rẽ sang đường chuẩn bị tăng tốc. Chỉnh lái cho xe thẳng, giữ chắc tay lái, nhả hết côn, phanh. Nhấn ga để xe tăng tốc. Qua biển "Tăng số, tăng tốc", bạn đạp côn, vào số 2. Xong nhả côn ra, lại nhấn ga tiếp. Qua biển 20 màu xanh, đạp cả côn và phanh cho xe đi chậm lại, thậm chí dừng hẳn, về số 1. Nhả phanh, rồi nhả côn từ từ để xe đi qua biển 20 màu trắng. Chú ý là bạn không thể cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng, vì yêu cầu ở đây là bạn phải đi qua biển này khi xe có gài số. Vì thế nếu bạn cắt côn làm bánh răng số không quay thì sẽ bị trừ 5 điểm. Bài 10. Kết thúc Yêu cầu của bài này là đi thẳng qua vạch kết thúc, trước đó phải bật đèn xi-nhan phải (với ý nghĩa là xe tấp vào lề đường bên phải, chuẩn bị dừng hoặc đỗ xe). Sau khi vòng qua ngã tư lần cuối cùng, bạn chỉnh xe cho thẳng và để xe đi từ từ về vạch xuất phát. Bật xi-nhan bên phải. Chú ý sau khi đã bật xi-nhan thì giữ thẳng tay lái, không đánh lái sang trái sẽ làm tắt đèn xi-nhan, mất điểm. Để cho chắc ăn, bạn có thể dùng ngón giữa tay trái giữ cần xi-nhan để không cho cần này bật xuống, hoặc hơi đánh lái sang phải một chút.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Robocon
70 p | 1328 | 866
-
Giáo trình hướng dẫn vế kỹ thuật part 3
16 p | 1018 | 370
-
KINH NGHIỆM LÀM ROBOCON
25 p | 377 | 143
-
Đồ án điện tử công suất - Vũ Thị Bích - 1
11 p | 178 | 37
-
Architecture - Hoàn Thiện Công Trình Phần 9
44 p | 104 | 31
-
Những nguyên tắc cần biết trong việc thiết kế sân vườn
4 p | 139 | 28
-
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG - CÔNG TRÌNH CẦU - TS. LÊ BÁ KHÁNH - 4
18 p | 104 | 24
-
Giới thiệu về bộ môn Điện tử viễn thông
2 p | 160 | 15
-
Đồ án điện tử công suất - Vũ Thị Bích - 4
11 p | 113 | 13
-
GIÁO TRÌNH KIẾN TRÚC MÁY TÍNH - KS. PHẠM HỮU TÀI - 5
16 p | 90 | 8
-
Quản lý rủi ro cấp nước đô thị bảo đảm cấp nước an toàn - Kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới
4 p | 10 | 5
-
Nguy cơ “biến dạng” đô thị ven biển - Bài học từ thành phố biển Nha Trang, Khánh Hòa
4 p | 35 | 3
-
Thông tin Xây dựng cơ bản và khoa học công nghệ xây dựng – Số 4/2015
48 p | 18 | 2
-
Bài học kinh nghiệm về công tác hoàn thiện giếng tại bể Cửu Long
8 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn